Top 10 # Soạn Bài Địa 8 Bài 17 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Trả Lời Câu Hỏi Địa Lí 8 Bài 17

Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

(trang 58 sgk Địa Lí 8): – Quan sát hình 17.1, cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam Á, những nước nào tham gia sau Việt Nam?

Trả lời:

– Năm nước đầu tiên tham gia hiệp hội các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-go-po, Phi-líp-pin.

– Những nước tham gia sau Việt Nam: Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia.

(trang 59 sgk Địa Lí 8): – Em hãy cho biết các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?

Trả lời:

– Vị trí gần gnhau, đường giao thông về cơ bản là thuận lợi.

– Truyền thống văn hóa, sản xuất nhiều nét tương đồng.

– Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ hợp tác với nhau.

(trang 60 sgk Địa Lí 8): – Từ đoạn văn trên em hãy cho biết những lợi ích của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các ASEAN la gì? Hãy liên hệ với thực tế đất nước, nêu thêm một vài ví dụ về sự hợp tác này.

Trả lời:

* Lợi ích của Việt Nam:

– Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh, xuất khẩu lúa gạo và nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên liệu sản xuất.

– Phát triển hành lang Đông-Tây xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển.

* Liên hệ thực tế:

– Tạo điều kiện phát triển kinh tế đa quốc gia, nhiều tập đoàn có cơ hội phát triển.

– Thu hút nguồn vốn đầu tư kinh tế, các quỹ khuyến học, phát triển con người,…

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

hiep-hoi-cac-nuoc-dong-nam-a-asean.jsp

Soạn Địa 8 Bài 17 Ngắn Nhất: Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (Asean)

Mục tiêu bài học

– Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các nước ASEAN

– Mục tiêu hoạt động và thành tích đạt được trong kinh tế do sự hợp tác của các nước.

– Thuận lợi và khó khăn đối với VN khi gia nhập hiệp hội các nước ASEAN

Tổng hợp lý thuyết Địa 8 Bài 17 ngắn gọn

1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á

– Năm 1967, 5 nước: Thái Lan, In-đo-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

– Số lượng thành viên của ASEAN ngày càng tăng.

– Mục tiêu chung là giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một công đồng hòa hợp, cùng nhau phát triển kinh tế – xã hội.

– Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tác tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên.

– Sự hợp tác kinh tế – xã hội còn biểu hiển:

+ Nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên.

+ Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.

+ Xây dựng các tuyến đường giao thông.

+ Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

– Khi trở thành thành viên của ASEAN, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.

– Tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế – xã hội nhưng cũng có nhiều thách thức cần vượt qua.

Hướng dẫn Soạn Địa 8 Bài 17 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 17 trang 58

Quan sát hình 17.1, cho biết 5 nước đầu tiên tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á, những nước nào tham gia sau Việt Nam.

– 5 nước đầu tiên tham gia vào ASEAN: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a.

– Những nước tham gia sau Việt Nam: Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 17 trang 59

Em hãy cho biết các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?

– Vị trí địa lý thuận lợi, gần đường hàng hải hàng không quốc tế.

– Có nhiều tài nguyên thiên nhiên.

– Truyền thống lịch sử, văn hóa, sản xuất có nét tương đồng, chung nền văn hóa lúa nước.

– Trong lịch đấu tranh, xây dựng đất nước con người giúp đỡ lẫn nhau.

Giải bài tập Địa Lí 8 Bài 17 trang 60

Từ đoạn văn trên hãy cho biết những lợi ích của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các nước ASEAN là gì?

Hãy liên hệ với thực tế đất nước, nêu thêm một vài ví dụ về sự hợp tác này.

– Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng các mặt hàng xuất khẩu và thị trường tiêu thụ.

– Phát triển hành lang Đông Tây để khai thác và đưa lợi ích cho nhân dân miền Trung nước ta.

– Liên hệ thực tế:

+ Tạo điều kiện phát triển kinh tế đa quốc gia, nhiều tập đoàn có cơ hội phát triển.

+ Thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế, phát triển con người,…

Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào?

– Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức với mục đích hợp tác quân sự.

– Đầu những năm 80, Hiệp hội hợp tác thêm về kinh tế.

– Đến năm 1988, đặt ra mục tiêu “Đoàn kết hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.

– Các nước đều hợp tác tự nguyện, bình đẳng và hướng đến hòa bình ổn định.

Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN.

– Lợi thế:

+ Mở rộng quan hệ hợp tác, thị trường tiêu thụ.

+ Giao lưu văn hóa, giáo dục, y tế và nguồn nhân lực.

+ Thu hút vốn đầu tư, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.

+ Khai thác tốt tài nguyên trong nước.

– Khó khăn:

+ Sự khác biệt về chế độ chính trị, bất đồng ngôn ngữ.

+ Chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia.

Biểu đồ thể hiện GDP/người của các nước ASEAN năm 2001.

+ GDP/người của các nước ASEAN có sự chênh lệch lớn.

+ Các nước có GDP/người cao: Bru-nây, Xin-ga-po.

+ Các nước có GDP/người thấp: Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam.

Thu thập thông tin về sự hợp tác của Việt Nam với các nước Đông Nam Á.

– Tham gia vào gia tăng tốc độ mậu dịch.

– Xuất khẩu gạo ra các nước ASEAN.

– Nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu từ ASEAN.

– Giúp đỡ các nước bạn khi gặp khó khăn.

– Tham gia dự án hành lang Đông-Tây xóa đói giảm nghèo.

– Giao lưu với các nước ASEAN về văn hóa, y tế, giáo dục, nghệ thuật.

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 8 Bài 17 hay nhất

Câu 1. Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?

Mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định, bởi vì: – Mỗi nước trong khu vực, ở mức độ khác nhau và tùy từng thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau đều đã chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định mà nguyên nhân là do vấn đề sắc tộc, tôn giáo hoặc do các thế lực thù địch nước ngoài gây ra nên đều đã nhận thức đầy đủ, thống nhất cao về sự cần thiết phải ổn định để phát triển. – Trong các vấn đề về biên giới, về đảo, về vùng biển đặc quyền kinh tế, do nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử để lại nên giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á còn tranh chấp phức tạp, đòi hỏi cần phải ổn định để đối thoại, đàm phán giải quyết một cách hòa bình. – Tại thời điểm hiện nay, sự ổn định của khu vực sẽ không tạo ra cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

Câu 2. Cho biết các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?

– Vị trí gần gũi, đường giao thông về cơ bản là thuận lợi. – Truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng. – Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ hợp tác với nhau.

Câu 3. Nêu các biểu hiện về sự hợp tác để phát triển kinh tế- xã hội của các nước ASEAN.

– Ba nước Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế Xi-Giô-Ri từ năm 1989. Sau hơn 10 năm, tại vùng kém phát triển của Ma-lai-xi-a (tình Giô-ho) và In-đô-nê-xi-a (quần đảo Ri-au) đã xuất hiện các khu công nghiệp lớn. – Nước phát triển hơn đã giúp đỡ cho các nước thành viên chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu. – Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước. – Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po; từ Mi-an-ma qua Lào tới Việt Nam. – Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

Câu 4. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của nước ta trong quan hệ với các nước ASEAN.

a) Thuận lợi Quan hệ với các nước ASEAN, chúng ta có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, cụ thể như: – về quan hệ mậu dịch: + Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng 26,8%/năm (gần 30%). + Tỉ trọng hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam. + Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a. + Mặt hàng nhập khẩu chính là: nguyên liệu sản xuất như: xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử. – Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông – Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói nghèo.

– Do chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế nên năng suất lao động của nước ta còn thấp, chất lượng hàng hóa sản xuất chưa cao, giá bán hàng cao khó cạnh tranh với hàng các nước khác sản xuất. – Các nước Đông Nam Á có nhiều mặt hàng giống nhau càng dễ xảy ra cạnh tranh trong xuất khẩu. b) Khó khăn – Sự khác biệt trong thể chế chính trị dẫn đến cách giải quyết các mối quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau nhiều khi gây khó khăn không cần thiết như: chúng ta có nhiều thủ tục hành chính khi giải quyết các hợp đồng, các giấy cấp phép hoạt động. – Việc không cùng chung ngôn ngữ cũng gây những khó khăn lớn khi Việt Nam mở rộng giao lưu với các nước,…

Trắc nghiệm Địa 8 Bài 17 tuyển chọn

Câu 1: Lá cờ của ASEAN lấy biểu trưng là loại cây trồng nào của khu vực?

A. Cây cao su

B. Cây cà phê

C. Cây lúa

D. Cây ngô

Câu 2: Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập vào năm nào?

A. 1965

B. 1966

C. 1967

D. 1968

Câu 3: Mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta sang ASEAN là

A. Gạo

B. Cà phê

C. Cao su

D. Thủy sản

Câu 4: Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam gặp phải những khó khăn nào?

A. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội.

B. Khác biệt về thể chế chính trị.

C. Bất đồng về ngôn ngữ.

D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Việt Nam tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á vào năm

A. 1995

B. 1996

C. 1997

D. 1998

Câu 6: Nước nào chưa tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á?

A. Mi-an-ma

B. Cam-pu-chia

C. Lào

D. Đông Ti-mo

Câu 7: Hiệp hội các nước Đông Nam Á có bao nhiêu thành viên?

A. 9

B. 10

C. 11

D. 12

Câu 8: Dự án hành lang Đông-Tây tại lưu vực sông Mê Công gồm

A. Việt Nam

B. Lào, Cam-pu-chia

C. Đông bắc Thái Lan

D. Tất cả đều đúng

Câu 9: Những lợi thế về kinh tế của miền nào ở nước ta sẽ được khai thác khi dự án phát triển hành lang Đông-Tây được thực hiện?

A. Miền Bắc

B. Miền Trung

C. Miền Nam

D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Những năm đầu các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam hợp tác về lĩnh vực

A. Kinh tế

B. Giáo dục

C. Văn hóa

D. Quân sự

Câu 11: Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-G1Ô-RI được lập từ năm nào?

A. 1985

B. 1987

C. 1989

D. 1991

Câu 12: Các nước nào đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế?

A. Ma-lai-xi-a – In-đô-nê-xi-a – Xin-ga-po

B. Ma-lai-xi-a – Việt Nam – Xin-ga-po

C. Ma-lai-xi-a – Thái Lan – Xin-ga-po

D. Ma-lai-xi-a – Mi-an-ma – Xin-ga-po

Câu 13: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?

A. 1967

B. 1984

C. 1995

D. 1997

Câu 14: Mục tiêu chung của ASEAN là

A. Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực.

B. Xây dựng một công đồng hòa hợp.

C. Cùng nhau phát triển kinh tế -xã hội.

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 15: Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI là hợp tác của 3 quốc gia nào?

A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

B. Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a

C. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a

D. Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan

Câu 16: Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN biểu hiện qua

A. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực

B. Hình thành một thị trường chung

C. Cùng hợp tác để sản xuất ra sản phẩm

D. Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 17. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong SGK Địa lí 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Bài Giảng Địa Lí 8

Trình bày đặc điểm dân cư của châu Á? Quan sát hình 6.1, hãy nhận xét sự phân bố dân cư của châu Á? 1. Phân bố dân cư châu Á: Tiết 6 Bài 6: THỰC HÀNH: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á Nhóm 1,2: Dựa vào bản đồ hoặc H 6.1/ 20, cho biết khu vực có mật độ dân số: dưới 1 người/km2 , trên 100 người/km2 và giải thích nguyên nhân? Nhóm 3,4: Từ bảng 6.1 và lược đồ H 6.1, hãy xác định trên bản đồ các thành phố lớn của châu Á ? Các thành phố lớn của châu Á thường tập trung ở khu vực nào? Vì sao? Nhóm 1, 2: Dựa vào bản đồ hoặc H 6.1/ 20, cho biết khu vực có mật độ dân số: dưới 1 người/km2 , trên 100 người/km2 và giải thích nguyên nhân? VÙNG CỰC BẮC GIÁ LẠNH PHÍA TÂY TRUNG QUỐC SƠN NGUYÊN TÂY TẠNG BỒN ĐỊA TÂN CƯƠNG BÃO CÁT TỪ SA MẠC GÔ BI TRUNG Á TÂY NAM Á VÙNG ĐỒNG BẰNG 1. Phân bố dân cư châu Á: Tiết 6 Bài 6: THỰC HÀNH: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á 2. Các thành phố lớn ở châu Á: Nhóm 3,4: Từ bảng 6.1 và lược đồ H 6.1, hãy xác định trên bản đồ các thành phố lớn của châu Á ? Các thành phố này thường tập trung ở khu vực nào? Vì sao? TÔ-KI-Ôâ MUM-BAI THƯỢNG HẢI TÊ-HÊ-RAN NIU-ĐÊ-LI GIA-CÁC-TA BẮC KINH CA-RA-SI CÔN-CA-TA XƠ-UN ÑAÉC CA MA-NI-LA BÁT-ĐA BĂNG CỐC TP HỒ CHÍ MINH THÀNH PHỐ TÔ-KY-Ô MUN BAI THƯỢNG HẢI BẮC KINH TÔ-KY-Ô THƯỢNG HẢI MUN BAI BẮC KINH THIÊN TÂN TÊ-HÊ-RAN ( I-RAN) 1. Phân bố dân cư châu Á: Tiết 6 Bài 6: THỰC HÀNH: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á 2. Các thành phố lớn ở châu Á: Gồm Tô-ki-ô, Mum-bai, Thượng Hải, Tê- hê-ran,.... - Thường phân bố tập trung ở vùng ven biển, vùng ven sông. Vì có vị trí thuận lợi cho việc phát triển giao thông và buôn bán. Đặc điểm phân bố dân cư ở châu Á là: a. Phân bố không đều. b. Phân bố tương đối đều. c. Phân bố không đều, phần lớn còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. d. Chỉ tập trung đông ở các đồng bằng châu thổ. Các thành phố có số dân từ 15 triệu người trở lên ở châu Á là: a. Tô-ki-ô, Mum-bai, Bắc Kinh. b. Tô-ki-ô, Mum-bai, Thượng Hải. c. Tô-ki-ô, Mum-bai, Niu-đê-li. d. Tô-ki-ô, Mum-bai, Tê-hê-ran. Học bài: dựa vào hình 6.1, xác định được các khu vực phân bố dân cư của châu Á và giải thích được nguyên nhân. Tiết sau ôn tập, ôn lại từ bài 1-6, xem lại các bài tập và các bảng số liệu đã nhận xét. Đem theo máy tính để làm bài tập. BÀI HỌC KẾT THÚC, TẠM BIỆT CÁC EM

Soạn Văn 8 Vnen Bài 29: Chương Trình Địa Phương

Soạn văn 8 VNEN Bài 29: Chương trình địa phương

A. Hoạt động khởi động

Trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi sau: Theo em, thế nào là hài kịch?

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. (trang 88, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Tìm hiểu các vấn đề của địa phương

a) Trong chương trình Ngữ văn lớp 8, các em đã học những văn bản nhật dụng nào? Các văn bản ấy đặt ra những vấn đề gì?

b) Những vấn đề ấy có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hiện nay?

c) Theo em, trong số các vấn đề đặt ra ở những văn bản nhật dụng đã học, vấn đề nào là cấp thiết nhất đối với địa phương em? Vì sao?

d) Ngoài các vấn đề đã nêu trong các văn bản nhật dụng đã học, còn những vấn đề nào khác đang diễn ra ở địa phương em? Hãy chọn một trong những vấn đề ấy để trình bày theo gợi ý sau:

– Nêu vấn đề

– Nêu thực trạng của vấn đề

– Chỉ ra nguyên nhân của vấn đề

– Dự đoán những hậu quả của vấn đề

– Đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề

Trả lời:

a. Văn bản “Thông tin về Trái Đất năm 2000” đặt ra vấn đề về môi trường, kêu gọi cộng đồng ý thức được tác hại của bao bì ni lông, từ đó có những hành động thiết thực để giảm thiểu nhu cầu dùng bao bì ni lông.

Văn bản “Ôn dịch thuốc lá” đặt ra vấn đề tệ nạn ma túy, thuốc lá. Từ những dẫn chứng đầy thuyết phục, tác giả đã gián tiếp đặt ra vấn đề đáng để xã hội suy ngẫm, phải làm sao để đẩy lùi căn bệnh “ôn dịch” này.

Văn bản “Bài toán dân số” đặt ra vấn đề về dân số và tương lai loài người. Tình hình dân số thế giới ngày một gia tăng, văn bản đặt ra những tiếng chuông báo động về nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số, đặc biệt là ở những dân tộc chậm phát triển.

b. Trong cuộc sống hiện nay, đây đều là những vấn đề nóng hỏi, bức thiết, ảnh hưởng đến đời sống và cần sựu quan tâm của toàn xã hội.

c. Theo em, trong những vấn đề đã được đăt ra ở các văn bản nhật dụng trên, vấn đề về môi trường là cấp thiết nhất tại địa phương em, bởi môi trường hiện nay ngày càng trở nên ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của con người, đòi hỏi phải có sự giải quyết, thay đổi cấp bách.

d. – Ngoài các vấn đề nêu trên, còn một số vấn đề khác ở địa phương cần phải lưu ý:

+ Tình trạng không chấp hành luật lệ an toàn giao thông của người dân.

+ Tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buôn bán.

+ Tệ nạn rượu chè vô độ.

+ …

– Ví dụ về vấn đề: Không chấp hành luật lệ an toàn giao thông

– Thực trạng của vấn đề: Người dân khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm;; uống rượu bia nhưng vẫn lái xe; khi tắc đường thì đi chèn lên vỉa hè của người đi bộ; …

– Nguyên nhân của vấn đề:

+ Ý thức tôn trọng luật An toàn giao thông của người dân chưa cao.

+ Các cơ quan chức năng thiếu nghiêm khắc trong việc xử lí.

+ Mức xử phạt cho các trường hợp vi phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

– Hậu quả:

+ Nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra, khiến nhiều người thương vong, …

+ …

– Đề xuất giải pháp:

+ Tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông.

+ Cơ quan chức năng cần có biện pháp để kiểm tra thường xuyên và xử phạt khi có sai phạm xảy ra.

+ Mức xử phạt cần cứng rắn và nghiêm khắc hơn để đủ sức răn đe

+ …

2. (trang 88, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Từ ngữ xưng hô địa phương

a) Từ ngữ xưng hô là gì? Liệt kê một số từ ngữ xưng hô ở địa phương em theo gợi ý sau :

– Từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc :…….

– Đại từ nhân xưng :…….

– Từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp

b) Tìm những từ ngữ xưng hô riêng ở địa phương nơi em sinh sống (nếu có) và một số từ ngữ xưng hô ở địa phương khác mà em biết.

c) Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :

(1) Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo : – U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ ? Có mua được gạo hay không ? Sao u lại về không thế ?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

(2) Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm… Bầm ơi có rét không bầm Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bần lại thương con mấy lần

(Tố Hữu, Bầm ơi)

(3) Con nhớ mế! Lửa sông Hồng soi tóc bạc Năm con đau mế thức một mùa dài. Con với mế không phải hòn máu cắt Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

(Chế Lan Viên)

– Chỉ ra từ ngữ xưng hô trong các đoạn trích trên và cho biết từ nào là từ ngữ toàn dân, từ nào là từ ngữ địa phương?

– Việc sử dụng từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích trên có tác dụng gì?

Trả lời:

a. Từ ngữ xưng hô gồm các loại: đại từ dùng để xưng hô, danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô, danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp.

Một số từ ngữ xưng hô (chú ý liệt kê phù hợp theo địa phương mình sinh sống).

VD:

– Từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc :mày, con, cháu, bạn, cậu, …

– Đại từ nhân xưng : tao, ta, mình, tớ, cháu,…

– Từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp: thầy, cô, sếp, …

b. Một số từ ngữ xưng hô của người miền nam: ba, má, tui, tía, thày, o, dượng, …

c. – Các từ ngữ xưng hô trong những đoạn trích trên: mẹ, thằng, u, ta, bầm, con, mế.

+ Từ ngữ toàn dân: mẹ, thằng, ta, con

+ Từ ngữ địa phương: u, bầm, mế

– Việc sử dụng từ ngữ địa phương trong các đoạn trích trên mang đến cho mỗi đoạn trích một sắc thái, đặc trưng riêng, một màu sắc riêng cho nhân vật người mẹ, rất độc đáo và thú vị.

C. Hoạt động luyện tập

1. (trang 89, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Đọc phần hướng dẫn sau và thực hiện yêu cầu:

Muốn tìm hiểu một vấn đề ở địa phương, cần thực hiện các bước sau:

– Phát hiện và nêu vấn đề

– Bằng quan sát, liệt kê, thống kê, phỏng vấn,… mô tả được vấn đề, chỉ ra được thực trạng của vấn đề.

– Tìm ra nguyên nhân phát sinh vấn đề.

– Dựa trên những tài liệu có được, sự báo hệ quả của vấn đề.

– Xác định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề.

– Đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề.

– Tìm phương tiện, cách thức đề xuất ( viết kiến nghị, viết báo, đề xuất trực tiếp,…)

a) Để tìm hiểu một vấn đề của địa phương, trong các bước trên, bước nào khó nhất? Vì sao? Có thể khắc phục bằng cách nào?

b) Ngoài các bước trên, có cần bổ sung thêm bước nào nữa không? Vì sao?

Trả lời:

a. Trong các bước trên, bước đề xuất giải pháp là khó khăn nhất, vì:

+ Rất nhiều vấn đề bức thiết hiện nay đang rơi vào bế tắc, nhiều giải pháp không đạt được hiệu quả, để tìm được cách khắc phục, giải quyết hợp lí là rất khó khăn

+ Nếu giải pháp đưa ra không thực tế, không phù hợp sẽ làm mất thời gian, tiền của nhưng lại không giải quyết được vấn đề; đôi khi lại dẫn đến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy bước đưa ra giải pháp là rất khó khăn và quan trọng.

b. Không cần bổ sung thêm.

2. (trang 89, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Luyện tập về từ ngữ xưng hô địa phương

a) Các câu sau đây có phù hợp với văn bản hành chính không? Vì sao?

(1) Các bậc ba má học sinh cần phối hợp với nhà trường để tạp điều kiện cho con em mình học tập tốt.

(2) Đề nghị Ban tổ chức hướng dẫn các dì, các o thực hiện các quy định của hội diễn văn nghệ.

(3) Với trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng tự quản, tui đã cố gắng hoàn thành công việc chung của lớp.

b) Từ ngữ xưng hô địa phương có thể được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp nào? Vì sao?

Trả lời:

a. Những câu văn trên không phù hợp để sử dụng trong văn bản hành chính.

Vì ngôn ngữ của văn bản hành chính cần đảm bảo tính khuôn mẫu, tính phổ thông đại chúng nên cần phải tránh hết sức việc sử dụng từ địa phương mà chỉ sử dụng từ toàn dân.

b. Từ ngữ địa phương có thể sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp với những người trong cùng địa phương để đảm bảo những người tham gai giao tiếp đều có thể hiểu rõ được nội dung của cuộc hội thoại.

3. (trang 90, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Chữa lỗi diễn đạt trong câu (lỗi lô – gic)

a) Phát hiện và sửa các lỗi lô – gic trong các câu sau:

(1) Chúng em đã giúp các bạn học sinh ở vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng trong học tập khác.

(2) Trong thanh niên nói chung và trong bóng đã nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

b) Phát hiện và sửa các câu mắc lỗi lô – gic trong đoạn văn sau :

Rừng Việt Nam có nhiều loại gỗ quý. Trong đó, có nhiều loại được dùng để làm đồ mĩ nghệ. Số khác được dùng trong những công trình xây dựng để đảm bảo tính kiên cố. Có nhiều loại gỗ quý hiếm được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày, có giá thành rẻ, dễ trồng. Trong số những loại gỗ quý hiếm ấy, có nhiều loại cây cỏ, cây bụi được dùng để làm thuốc, chế biến hương liệu… Trả lời:

a. (1) Chúng em đã giúp các bạn học sinh ở vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng trong học tập khác.

Sửa: Chúng em đã giúp các bạn học sinh ở vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.

hoặc Chúng em đã giúp các bạn học sinh ở vùng bị bão lụt sách vở, giấy bút và nhiều đồ dùng trong học tập khác.

(2) Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

Sửa: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

b. Đoạn văn sau khi đã sửa:

Rừng Việt Nam có nhiều loại gỗ phong phú và đa dạng. Trong đó, có nhiều loại được dùng để làm đồ mĩ nghệ. Số khác được dùng trong những công trình xây dựng để đảm bảo tính kiên cố. Có nhiều loại gỗ được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt hằng ngày, có giá thành rẻ, dễ trồng. Trong đó lại có những loại gỗ quý hiếm được dùng để làm thuốc, chế biến hương liệu…

D. Hoạt động vận dụng

1. a) Hoàn thành bảng thống kê sau

Vấn đề của địa phương em (Nêu cụ thể, ví dụ rác thải công nghiệp, việc sử dụng bao bì ni lông, tình trạng ùn tắc giao thông,…) Biểu hiện cụ thể (Ở đâu, như thế nào, mức độ ra sao) Những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, môi trường xung quanh Cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề (với người có thẩm quyền, với cộng đồng, xã hội)

Vấn đề thứ nhất

Vấn đề thứ hai

Vấn đề thứ ba

b) Sau khi hoàn thành bảng trên, chọn một vấn đề để viết thành một bài văn ( dựa vào bảng để xây dựng hệ thống luận điểm).

Trả lời:

a. Hoàn thành bảng:

Vấn đề của địa phương em Biểu hiện cụ thể (Ở đâu, như thế nào, mức độ ra sao) Những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, môi trường xung quanh Cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề (với người có thẩm quyền, với cộng đồng, xã hội)

Tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh.

Vô số quán cà phê, quán nhậu, quán ăn, bãi giữ xe, hàng rong,… trên địa phương đã lấn chiếm, chiếm dụng phần diện tích vỉa hè, lòng đường thành “tài sản riêng” để phục vụ mục đích kinh doanh, buôn bán.

Gây cản trở giao thông, gây khó khăn cho các phương tiện qua lại và không còn lối đi cho người đi bộ.

-UBND xã/ phường

-Công an xã/ phường

Ô nhiễm môi trường tại địa phương

– Gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng: không khí hôi thối, thiếu nước sạch,… gây ra nhiều bệnh tật, giảm chất lượng sống của con người.

– Gây mất mĩ quan của đường phố, cảnh quan địa phương. – …

Không chấp hành luật lệ giao thông

Người dân khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm; uống rượu bia nhưng vẫn lái xe; khi tắc đường thì đi chèn lên vỉa hè của người đi bộ; …

Nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra, khiến nhiều người thương vong, …

b. Học sinh có thể viết bài về hiện trạng không chấp hành nghiêm túc luật lệ an toàn giao thông của người dân hiện nay.

● Mở bài:

Hiện trạng không chấp hành nghiêm túc luật lệ an toàn giao thông của người dân hiện nay đang là một vấn đề đáng quan tâm.

● Thân bài:

– Thực trạng của vấn đề: Người dân khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm;; uống rượu bia nhưng vẫn lái xe; khi tắc đường thì đi chèn lên vỉa hè của người đi bộ; …

– Nguyên nhân của vấn đề:

+ Ý thức tôn trọng luật An toàn giao thông của người dân chưa cao.

+ Các cơ quan chức năng thiếu nghiêm khắc trong việc xử lí.

+ Mức xử phạt cho các trường hợp vi phạm còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

– Hậu quả:

+ Nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra, khiến nhiều người thương vong, …

+ …

– Đề xuất giải pháp:

+ Tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông.

+ Cơ quan chức năng cần có biện pháp để kiểm tra thường xuyên và xử phạt khi có sai phạm xảy ra.

+ Mức xử phạt cần cứng rắn và nghiêm khắc hơn để đủ sức răn đe

+ …

● Kết bài:

Mỗi chúng ta, cần nghiêm túc chấp hành luật lệ giao thông, vì một cuộc sống an toàn hơn.

2. (trang 91, Ngữ Văn 8 VNEN, Tập 2) Viết bài tập làm văn số 7 – văn nghị luận (làm tại lớp)

Đề 1: Quan niệm về việc học của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học có còn phù hợp với xã hội hiện nay?

Đề 2: Facebook – nên sử dụng thế nào cho hiệu quả?

Đề 3: Viết bài văn bàn về mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa

Đề 4: Viết bài văn với nhan đề: đôi chân và con đường

Đề 5: Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu ước mơ?

Trả lời:

Đề 1: Quan niệm về việc học của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học có còn phù hợp với xã hội hiện nay?

Bài văn mẫu: Bàn luận về phép học

Bài văn mẫu: Cha ông ta có câu học đi đôi với hành

Đề 2: Facebook – nên sử dụng thế nào cho hiệu quả?

Ngày nay, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc sử dụng các mạng xã hội để trao đổi thông tin và giải trí không còn là điều xa lạ với tất cả mọi người, đặc biệt là sử dụng Facebook – một trang mạng xã hội được rất nhiều bạn trẻ sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng facebook đang mang lại những tác động tiêu cực khi mà rất nhiều bạn trẻ hiện nay mắc chứng nghiện, là một việc rất đang quan tâm.

Facebook là một trang mạng xã hội giúp mọi người có thể kết nối tương tác với nhau từ khắp mọi nơi trên thế giới. Ở đó, con người có thể bày tỏ những cảm xúc, chia sẻ những hình ảnh hay quan điểm tới tất cả mọi người. Thế nhưng rất nhiều bạn trẻ hiện nay đang mắc chứng nghiện facebook, tức là các bạn dành quá nhiều thời gian để truy cập facebook, chia sẻ quá nhiều thứ về cuộc sống đời tư cũng như những vấn đề xung quanh lên trang cá nhân.

Hiện nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ cắm mặt vào chiếc điện thoại để lướt facebook. Hễ tới đâu là check in (chụp ảnh) ngay tại đó. Ăn cũng đăng facebook, đi chơi cũng đăng facebook, buồn, vui, hờn, giận gì cũng đăng lên facebook. Thời gian các bạn sống trên thế giới ảo nhiều hơn thời gian các bạn dành cho thực tế. Số tài khoản người dùng facebook đang tăng lên chóng mặt. Thậm chí một người có tới vài tài khoản facebook hoạt động…

Facebook là một phương tiện kết nối con người với nhau, nhưng nghiện facebook thì sẽ mang lại rất nhiều những hậu quả khác nhau. Thứ nhất, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người, đặc biệt là thị giác. Tiếp xúc quá lâu với điện thoại hoặc máy tính sẽ khiến thị giác bị giảm. Sóng điện thoại cũng có tác động xấu tới não bộ và khả năng sinh sản của con người. Bên cạnh đó, nghiện facebook cũng khiến cho mối liên hệ trực tiếp con người bị giảm hẳn và thay vào đó là những liên kết ảo. Những biểu cảm, cảm xúc trong giao tiếp bị mất dần, thậm chí là bị triệt tiêu mà thay vào đó là những biểu tượng vô chi. Việc chia sẻ quá nhiều thứ trên facebook cũng khiến cho những tính bảo mật thông tin cá nhân bị giảm. Một hậu quả nghiêm trọng nữa từ việc nghiện facebook là biến con người trở thành những kẻ vô cảm. Khi mà họ không quan tâm đến mọi thứ xung quang mà chỉ chú tâm tới lượng like (yêu thích) và share (chia sẻ) hư ảo trên mạng xã hội… Chúng ta có lẽ đã quá quen với những hình thông tin về những sự việc sống thờ ơ vô cảm trên facebook. Gặp một vụ tai nạn, một người bị thương thay vì giúp đỡ thì nhiều người lại lấy máy ra để chụp ảnh, quay phim rồi đăng lên trang cá nhân nhằm thu hút sự theo dõi. Hay chúng ta cũng đã quá quen với cụm từ “anh hùng bàn phím” của cư dân mạng, những người sẵn sàng nhảy vào chỉ trích, phán xét về bất cứ cá nhân, bất cứ sự việc nào đó dù không hiểu rõ tường tận mọi thứ…

Sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị công nghệ và internet đã khiến giới trẻ có điều kiện tiếp cận được với các trang mạng xã hội ở mọi nơi, mọi lúc. Giới trẻ bị cuốn theo các trào lưu trên facebook mà quên đi chính cuộc sống thực tại. Bên cạnh nguyên nhân do nhận thức cá nhân thì sự thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh và nhà trường cũng là một trong những nguyên nhân khiến các bạn trẻ ngày càng xa đà vào thế giới ảo facebook…. Chúng ta cần có những giải pháp khắc phục hiện tượng nghiện facebook trong giới trẻ hiện nay. Mỗi cá nhân phải có nhận thức đúng đắn, cách phân chia thời gian lên mạng facebook một cách hợp lý. Tăng cường các hoạt động thực tế hơn để tạo năng lượng tích cực cho cuộc sống. Phụ huynh và nhà trường cũng cần có sự quan tâm cần thiết tới con em, nhất là việc sử dụng điện thoại và mạng xã hội. Có như vậy, chúng ta mới hạn chế được những tác hại của facebook mà tăng cường lợi ích từ trang mạng xã hội này.

Với mục đích là để trao đổi thông tin và giải trí, Facebook đang mang lại cho con người rất nhiều điều. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của nó đối với đời sống xã hội lại ngày càng lớn. vì vậy, người dùng Facebook cần có được cách sử dụng thông minh, hiệu quả để cân bằng cuộc sống và trở thành một người sử dụng mạng xã hội một cách văn minh.

Đề 3: Viết bài văn bàn về mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa

Dàn ý mẫu: Nghị luận về vấn đề trang phục học đường

Bài văn mẫu: Nghị luận về vấn đề trang phục học đường

Đề 4: Viết bài văn với nhan đề: đôi chân và con đường

Bài văn mẫu: đôi chân và con đường

Đề 5: Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu ước mơ?

Bài văn mẫu: Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu ước mơ

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 VNEN ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Ngữ văn 8 Tập 1, Tập 2 chương trình mới.