Top 9 # Soạn Bài Địa 8 Bài 10 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Trả Lời Câu Hỏi Địa Lí 8 Bài 10

Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á

(trang 34 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 10.2, em hãy:

– Nêu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á.

– Kể các miền địa hình từ bắc xuống nam.

Trả lời:

– Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á: là bộ phận nằm giữa ở rìa phía nam của lục địa. Phía tây giáp biển A-rap, phía đông giáp vịnh Ben-gan, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.

– Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:

+ Phía Bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bác – đông nam dài gần 2600km, bề rộng trung bình từ 320 – 400 km.

+ Nằm giữa: đồng bằng Ấn – Hằng rộng bằng phẳng, chạy từ bở biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.

+ Phía nam: sơn nguyên Đê- can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

(trang 34 sgk Địa Lí 8): – Quán sát hình 10.2 kết hợp với kiến thức đã học, em hãy cho biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào?

Trả lời:

Khu vực Nam Á chủ yếu trong đới khí hậu nhiệt đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

(trang 34 sgk Địa Lí 8): – Dựa vào hình 10.2, em có nhận xét gì về sự phân bố mưa bố mưa ở khu vực Nam Á?

Trả lời:

Sự phân bố lượng mưa ở khu vực Nam Á không đều:

– Nơi mưa nhiều nhất:sườn đông nam Hi-ma-lay-a, vùng châu thổ sông Hằng và ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ, đặc biệt ở Se-ra-pun-di vùng đông Bắc Ấn Độ có lượng mưa từ 11000-12000mm/năm.

– Những vùng mưa ít: vùng nội địa thuộc sơn nguyên Đê-can, vùng Tây Bắc bán đảo Ấn Độ, vùng hạ lưu sông Ấn.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

dieu-kien-tu-nhien-khu-vuc-nam-a.jsp

Soạn Địa 8 Bài 10 Ngắn Nhất: Điều Kiện Tự Nhiên Khu Vực Nam Á

Mục tiêu bài học

– Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Nam Á.

– Phân tích ảnh địa lí, đọc lược đồ tự nhiên, lược đồ phân bố mưa ở khu vực Nam Á.

– Ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật

Tổng hợp lý thuyết Địa 8 Bài 10 ngắn gọn

1. Vị trí địa lí và địa hình

a) Vị trí địa lí

– Tiếp giáp:

+ khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Á, khu vực Tây Nam Á.

+ tiếp giáp với vịnh Ben-gan, biển A-rap, Ấn Độ Dương.

b) Địa hình

Nam Á có 3 miền địa hình:

– Phía bắc là hệ thống dãy Hi-ma-lay-a cao và đồ sộ dạy theo hướng tây bắc- đông nam.

– Nằm giữa là đồng bằng Ấn-Hằng.

2. Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên

– Khí hậu: đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên có sự phân hóa đa dạng:

+ Đồng bằng và sơn nguyên thấp khí hậu thay đổi theo mùa: mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm.

+ Các vùng núi cao phân hóa phức tạp theo độ cao.

+ Vùng tây bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan có khí hậu nhiệt đới khô.

– Sông ngòi: dày đặc có các hệ thống sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

Hướng dẫn Soạn Địa 8 Bài 10 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 10 trang 34

Dựa vào hình 10.1, em hãy:

– Nêu đặc điểm vị trí địa lý của khu vực Nam Á.

– Kể các miền địa hình chính từ bắc xuống nam.

– Nằm ở rìa phía nam lục địa Á – Âu.

– Phía Tây giáp biển A-rap, phía Đông giáp vịnh Ben-gan, phía Nam giáp Ấn Độ Dương và phía Bắc giáp khu vực Trung Á.

– Các miền địa hình chính: Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ, ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn và phía nam là sơn nguyên Đê-can.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 10 trang 34

Quan sát hình 10.2 kết hợp với kiến thức đã học, em hãy cho biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào?

Khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 10 trang 34

Dựa vào hình 10.2, em có nhận xét gì về sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á?

– Lượng mưa ở khu vực Nam Á phân bố không đều.

– Những vùng có mưa lớn trên 1000m ở sườn đông nam Hi-ma-lay-a, vùng châu thổ sông Hằng và ven biển phía tây nam Ấn Độ.

– Vùng mưa ít nằm sâu trong nội địa thuộc sơn nguyên Đê-can, vùng tây bắc Ấn Độ, hạ lưu sông Ấn.

Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền.

– Nam Á có ba miền địa hình:

– Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km.

– Ở giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng lớn, bằng phẳng chiều dài hơn 3000km và rộng gần 400km.

– Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng.

Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á.

– Nguyên nhân lượng mưa phân bố không đều là do ảnh hưởng của địa hình:

– Phía bắc có dãy Hi-ma-lay-a chắn gió mùa tây nam, khiến mưa lớn sườn nam, và khô hạn ở sườn bắc.

– Miền đồng Ấn-Hằng nằm giữa dãy Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can tựa như một lòng máng đón gió tây nam gây mưa lớn ở vùng đồng bằng và vùng chân núi tây bắc.

– Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa tây nam nên vùng biển phía Tây Ấn độ mưa lớn hơn vùng sơn nguyên Đê-can.

Hãy cho biết các sông và cảnh quan tự nhiên chính của Nam Á.

– Các sông chính: Sông Ấn, sông Hằng và sông Bra-ma-pút.

– Cảnh quan: Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và núi cao.

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 8 Bài 10 hay nhất

Câu 1. Giải thích tại sao Nam Á có dân số đông, mật độ dân số cao nhất ở châu Á?

Nam Á có dân số đông, mật độ dân số cao nhất ở châu Á là do: – Có các điều kiện tự nhiên thuận lợi: + Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống. + Có các đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn và dải đồng bằng ven biển. Trên cao nguyên Đê-can rộng lớn có thể trồng cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Nam Á có nhiều sông lớn (sông Ân, sông Hằng,…), nguồn nước dồi dào thuận lợi cho cư trú và sản xuất,… – Có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao. – Trình độ phát triển nhanh của lực lượng sản xuất. – Có nền nông nghiệp sớm phát triển, đặc biệt là trồng lúa nước đòi hỏi nhiều lao động; sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. – Có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm, là cái nôi của nền văn minh cổ đại (lưu vực sông Ấn – Hằng), nơi ra đời của các tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo, đạo Phật,…). Tín ngưỡng tôn giáo cùng với quan niệm trọng nam khinh nữ và thích đông con đang tồn tại ở các vùng nông thôn Nam Á cũng là nguyên nhân làm cho khu vực này có dân số đông.

Câu 2. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế khu vực Nam Á.

* Thuận lợi – Có vị trí chiến lược quan trọng: nằm án ngữ đường giao thông quốc tế từ Địa Trung Hải qua Ân Độ Dương sang Thái Bình Dương và ngược lại, lại có nhiều cảng hàng không và cảng biển lớn, Nam Á có nhiều thuận lợi trong việc thông thương và mở rộng hợp tác quốc tế. – Đồng bằng Ấn – Hằng rộng lớn, màu mỡ thuận lợi phát triển nông nghiệp (trồng cây lương thực, cây ăn quả,…). Dọc bờ biển có dải đồng bằng hẹp nhưng tương đối màu mỡ thích hợp với việc trồng các loại cây nhiệt đới. Cao nguyên Đê-can rộng lớn, ít mưa thích hợp với việc trồng các loại cây chịu hạn. – Trên các sơn nguyên, vùng chân núi có các đồng cỏ thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ (trâu, bò, ngựa, dê,…). – Có các hệ thống sông lớn như sông Hằng, sông Ấn,… nguồn nước dồi dào, góp phần cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp, tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải đường sông, nuôi trồng thủy sản, du lịch,… Ngoài nguồn nước mặt, ở Nam Á còn có nguồn nước ngầm phong phú, có giá trị lớn trong việc cung cấp nước tưới vào mùa khô. Các sông bắt nguồn và chảy trong khu vực miền núi có giá trị thủy điện. – Khí hậu đa dạng, phân hóa (theo bắc – nam, độ cao địa hình và theo mùa), nhưng chủ yếu là khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn vào mùa gió mùa Tây Nam, tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng nông sản. – Phía nam Nam Á, đặc biệt là bán đảo Ấn Độ tiếp giáp với biển A-ráp, vịnh Ben-gan, Ân Độ Dương rộng lớn, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển (đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản biển, làm muối, du lịch biển – đảo,…). – Khoáng sản nổi bật ở Nam Á là dầu mỏ, than đá, sắt, mangan,… tạo điều kiện để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. – Trên các vùng núi (Hi-ma-lay-a, Gát Tây, Gát Đông) và sơn nguyên (tây bắc Nam Á, Đê-can) với hệ đất feralit thuận lợi cho cây rừng phát triển, cung cấp gỗ cho xây dựng, công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy, bột xenlulô.. Ngoài gỗ, rừng còn cung cấp các loại lâm sản khác như nguồn thực phẩm (nấm, mật ong,…), dược liệu quý,…

– Thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô, nhất là ở các vùng núi, sơn nguyên. – ở các vùng núi, sơn nguyên, địa hình bị chia cắt mạnh, đất dễ bị xói mòn, rửa trôi khi có mưa lớn, đặc biệt là những nơi lớp phủ thực vật không còn. Việc phát triển giao thông, đi lại, khai thác tài nguyên, tổ chức sản xuất ở vùng núi, sơn nguyên gặp nhiều khó khăn. – Miền núi cũng là nơi thường xảy ra các thiên tai như: lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, rét đậm, rét hại, sương muối về mùa đông,…

Trắc nghiệm Địa 8 Bài 10 tuyển chọn

Câu 1: Quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất ở Nam Á

A. Pa-kis-tan

B. Băng-la-đét

C. Ấn Độ

D. Nê-pan

Câu 2: Khu vực Nam Á nằm trong đới khí hậu nào?

A. Nhiệt đới.

B. Xích đạo.

C. Nhiệt đới gió mùa.

D. Ôn đới.

Câu 3: Khu vực Nam Á có mấy miền địa hình chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4: Nam Á tiếp giáp với đại dương nào?

A. Thái Bình Dương

B. Ấn Độ Dương

C. Bắc Băng Dương

D. Đại Tây Dương.

Câu 5: Ở giữa của Nam Á là miền địa hình

A. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a

B. Sơn nguyên Đê-can

C. Dãy Gát Đông và Gát Tây

D. Đồng bằng Ấn-Hằng

Câu 6: Miền địa hình phía bắc của Nam Á là miền địa hình

A. Hệ thống dãy Hi-ma-lay-a

B. Sơn nguyên Đê-can

C. Dãy Gát Đông và Gát Tây

D. Đồng bằng Ấn-Hằng

Câu 7: Gió mùa mùa đông có hướng

A. Tây Bắc

B. Đông Bắc

C. Tây Nam

D. Đông Nam

Câu 8: Gió mùa mùa hạ có hướng

A. Tây Bắc

B. Đông Bắc

C. Tây Nam

D. Đông Nam

Câu 9: Nhân tố nào ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hóa của khí hậu Nam Á?

A. Vĩ độ

B. Gió mùa

C. Địa hình

D. Kinh độ

Câu 10: Nam Á có các kiểu cảnh quan

A. Rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

B. Rừng lá kim, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

C. Rừng cận nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

D. Rừng rừng lá rộng, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.

Câu 11: Nam Á có các hệ thống sông lớn

A. Sông Ấn, sông Hằng, sông Mê-Công

B. sông Ấn, sông Hằng, sông Ơ-phrát

C. Sông Ấn, sông Hằng, sông Trường Giang

D. Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút.

Câu 12 : Dãy Hi-ma-lay-a có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Nam Á

A. Đón các khối khí lạnh vào mùa đông, chắn các khối khí mùa hạ vào Nam Á.

B. Ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa ảnh hưởng tới Nam Á.

C. Chặn các khối khí vào mùa đông tràn xuống,đón gió mùa hạ gây mưa cho sườn núi phía nam.

D. Gây là hiệu ứng gió phơn khô nóng vào mùa hạ cho Nam Á

Câu 13: Hệ thống núi Hi-ma-lay-a chạy theo hướng nào?

A. Tây bắc – đông nam.

B. Tây nam đông bắc.

C. Tây đông.

D. Tất cả đều sai.

Câu 14: Sơn nguyên Đê-can có địa hình tương đối

A. Thấp và bằng phẳng.

B. Cao và bằng phẳng.

C. Cao và nhiều núi.

D. Nhiều núi, gồ ghề

Câu 15: Nhịp điệu hoạt động gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến

A. Nhịp điệu sản xuất.

B. Sinh hoạt và đời sống của người dân trong khu vực.

C. Tất cả đều đúng.

D. Tất cả đều sai.

Câu 16: Vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan thuộc đới khí hậu

A. Ôn đới lạnh.

B. Nhiệt đới khô.

C. Nhiệt đới gió mùa ẩm.

D. Tất cả đều sai

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 10. Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á trong SGK Địa lí 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Soạn Địa Lý 10 Bài 5 Trang 18 Cực Chất

Bài tập 1: Quan sát hình 5.2 , nhận xét hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh?

Bài tập 2: Vũ trụ là gì? Hệ mặt trời là gì? Em có những hiểu biết gì về Trái đất trong Hệ Mặt Trời?

Bài tập 3: Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?

Bài tập 1: Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh là hình elip và đều chuyển động ngược chiều quay của kim đồng hồ.

Bài tập 2:

– Vũ trụ là khoảng không vô tận chứa các thiên hà. Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể cùng với khí hậu, bụi và bức xạ điện từ.

– Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà, gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng các thiên thể chuyển động xung quanh và các đám bụi khí.

– Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời. Khoảng cách từ Trái Đất lên đến Mặt Trời là 149,6 triệu Km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển.

Bài tập 3: Có 3 hệ quả:

– Thứ nhất, sự luân phiên ngày đêm

– Thứ hai, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

– Thứ ba, sự lệch hướng chyển động của các vật thể

– 24 + 7 = 31h thức là 7h00 ngày 1/1 năm sau.

Bài tập 1: Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh là hình elip và đều chuyển động ngược chiều quay của kim đồng hồ.

Bài tập 2:

1. Vũ trụ là khoảng không vô tận chứa các thiên hà. Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể( như các ngôi sao, hành tinh , vệ tinh..) cùng với khí hậu, bụi và bức xạ điện từ.

2. Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà, gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng các thiên thể chuyển động xung quanh (đó là các hành tinh, vệ tinh, sao chổi ,thiên thạch) và các đám bụi khí.

3. Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời. Khoảng cách từ Trái Đất lên đến Mặt Trời là 149,6 triệu Km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển.

Bài tập 3: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất gồm có 3 hệ quả:

1. Thứ nhất, sự luân phiên ngày đêm: Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm

2. Thứ hai, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:

– Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).

– Giờ múi: Người ta chia bề mặt Trái Đất làm 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi giờ thống nhât một giờ, đó là giờ múi.

– Đường chuyển ngày quốc tế: lấy kinh tuyến 180o làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày

3. Thứ ba, sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, do lực Criôlít nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động.

Bài Soạn Lớp 8: Chương Trình Địa Phương (Phần Văn)

Chú ý: Chỉ thống kê những tác giả có sáng tác được công bố trước năm 1975.

Trả lời:

Trả lời:

Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phản phất hương vị mùi hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được,người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chế biến, những cách thức làm, truyền tự đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy. Tất nhiên là nhiều nơi cũng biết cách thức làm cốm, nhưng không có đâu làm được cốm dẻo, thơm và ngon được ở làng Vòng, gần Hà Nội. Tiếng cốm Vòng đã lan khắp tất cả ba kỳ, và đến mùa cốm, các người ở Hà Nội 36 phố phường vẫn thường ngóng trông cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng …

Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi … Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước nước ngoài: những kẻ mới giàu vô học có biết đâu thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?).

Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve … Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.

Cốm để nguyên chất ăn bao giờ cũng ngon và nhiều vị. Tất cả những cách thức đem nấu khác chỉ làm cho thức quà ấy bớt mùi thơm và chất dẻo đi thôi. Tuy vậy, nhiều người ưa cái thứ cốm xào, thắng đường rất quánh. Thành ra một thứ quà ngọt sắc và dính răng. Như vậy tưởng mua bánh cốm mà ăn lại còn thú vị hơn. Ở Hà Nội, người ta còn làm một thứ chả cốm, nhưng cái thanh đạm của vị lúa không dễ ăn với cái béo tục của thịt, mỡ. Tôi thích hơn thứ chè cốm, nấu vừa đường và không đặc. Ít ra ở đây cốm cũng còn giữ được chút ít vị thơm và chất dẻo, và chè cốm ăn cũng mát và lạnh. Nhưng cũng chắng gì hơn là một lá cốm Vòng tươi sạch trong một chiếc lá sen mới hái về.