Top 9 # Soạn Bài Địa 8 Bài 1 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Địa 8 Bài 1 Ngắn Nhất: Vị Trí Địa Lí, Địa Hình Và Khoáng Sản

Mục tiêu bài học

– Biết được vị trí địa lý, giới hạn châu Á trên bản đồ

– Trình bày được đặc điểm về kích thước lãnh thổ châu Á

– Trình bày được đặc điểm về địa hình và khoáng sản châu Á.

Tổng hợp lý thuyết Địa 8 Bài 1 ngắn gọn

1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục

– Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, là một bộ phận cua lục địa Á -Âu.

– Diện tích phần đất liền là 41,5 triệu km 2, nếu tính cả đảo phủ thuộc thì lên tới 44,4 triệu km 2 → Là châu lục rộng lớn nhất thế giới.

– Tiếp giáp:

+ 2 châu lục: Châu Âu và châu Phi

+ 3 đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.

a) Đặc điểm địa hình

– Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới. Địa hình bị chia cắt phức tạp.

– Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

– Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục.

– Các đồng bằng rộng: Ấn -Hằng, Tây Xi- bia, Hoa Băc, Hoa Trung, Lưỡng Hà,…

– Các khoáng sản tiêu biểu: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, kim loại màu,…

Hướng dẫn Soạn Địa 8 Bài 1 ngắn nhất

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 1 trang 4:

Dựa vào hình 1.1, em hãy cho biết:

– Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ địa lý nào?

– Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào?

– Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là bao nhiêu kilomét?

– Điểm cực Bắc nằm ở mũi Cheliuxkin vĩ độ 77 0 44’B.

Điểm cực Nam nằm ở mũi Piai (1 0 16’B)

– Châu Á tiếp giáp với:

+ Các đại dương: Bắc băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

+ Các châu lục: Châu Âu và Châu Phi.

– Chiều dài từ cực Bắc đến cực Nam là 8500km, từ Tây sang Đông dài 9200km.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 1 trang 6:

Dựa vào hình 1.2, em hãy:

– Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn, An-tai… và các sơn nguyên chính: Trung Xi-bia, Tây Tạng, A-ráp, I-ran, Đê-can…

– Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng bậc nhất: Tu-ran, Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Bắc, Hoa Trung,…

– Xác định các hướng núi chính.

– Các hướng núi chính: đông – tây và bắc – nam.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Bài 1 trang 6:

Dựa vào hình 1.2, em hãy cho biết:

– Ở châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào?

– Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở những khu vực nào?

– Các loại khoáng sản chủ yếu: Than, sắt, đồng, khí đốt, than, thiếc, man gan,…

– Dầu mỏ tập trung ở Tây Á, Tây Nam Á và Đông Nam Á.

Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lý, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu.

– Vị trí: Nằm chủ yếu thuộc bán cầu Bắc, kéo dài từ vòng cực Bắc đến xích đạo, nằm hoàn toàn ở bán cầu Đông.

– Kích thước: 44,4 triệu km 2.

– Ý nghĩa: châu lục có đầy đủ các đới khí hậu trên thế giới.

Hãy nêu các đặc điểm của địa hình châu Á.

– Châu Á có nhiều hệ thống núi, cao nguyên cao, đồ sộ tập trung ở vùng trung tâm và nhiều đồng bằng rộng lớn ở xung quanh.

– Các hướng núi chính là tây – đông và bắc – nam.

Câu hỏi củng cố kiến thức Địa 8 Bài 1 hay nhất

Câu 1. Nêu các đặc điểm về vị trí địa lí kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của nó đối với khí hậu. – Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á: + Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương. + Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo). – Ý nghĩa của nó đối với khí hậu: + Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc đến nam. + Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu lục địa khô hạn ở vùng lục địa.

Câu 2. Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á.

a) Đặc điểm địa hình – Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. – Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp. – Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.

b) Khoáng sản – Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. – Các khoáng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,…

Trắc nghiệm Địa 8 Bài 1 tuyển chọn

Câu 1: Châu Á có nhiều dầu mỏ, khí đốt tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đông Nam Á

B. Tây Nam Á

C. Trung Á

D. Nam Á

A. Chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên Trái Đất.

B. Một bộ phận của lục địa Á Âu.

C. Tất cả đều đúng.

D. Tất cả đều sai.

Câu 3: Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng

A. 40 triệu km2.

B. 41,5 triệu km2.

C. 42,5 triệu km2.

D. 43,5 triệu km2.

Câu 4: Châu Á tiếp giáp với châu lục nào?

A. Châu Âu, châu Phi.

B. Châu Đại Dương.

C. Châu Mĩ.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương.

B. Đại Tây Dương,

C. Thái Bình Dương.

D. Ấn Độ Dương.

Câu 6: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á

A. 200km

B. 8.500km

C. 9.000km

D. 9.500km

Câu 7: Châu Á có diện tích rộng

A. Nhất thế giới.

B. Thứ hai thế giới.

C. Thứ ba thế giới.

D. Thứ tư thế giới.

Câu 8: Sông Trường Giang chảy trên đồng bằng nào?

A. Hoa Bắc

B. Ấn Hằng

C. Hoa Trung

D. Lưỡng Hà

Câu 9: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?

A. Hi-ma-lay-a

B. Côn Luân

C. Thiên Sơn

D. Cap-ca

Câu 10: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Đồng bằng Tây Xi-bia.

B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm.

D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 11: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là

A. 500km

B. 9.000km

C. 9.200km

D. 9.500km

Câu 12: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Trung tâm lục địa

B. Ven biển

C. Ven các đại dương

D. Tất cả đều sai

Câu 13: Hệ thống núi và cao nguyên chạy theo hướng nào?

A. Đông – Tây

B. Bắc – Nam

C. Tất cả đều đúng

D. Tất cả đều sai

Câu 14: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 15: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. Đông – tây hoặc gần đông -tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. Đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. Tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. Bắc – nam và vòng cung.

Câu 16: Ý nào sau đây không phải đặc điểm địa hình của châu Á?

A. Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới.

B. Địa hình bị chia cắt phức tạp.

C. Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục.

D. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 1. Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản trong SGK Địa lí 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Soạn Địa Lí 8 Bài 1 Vị Trí Địa Lí, Địa Hình Và Khoáng Sản Của Châu Á

Soạn địa lí 8 bài 1 Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản của Châu Á là tâm huyết biên soạn của đội ngũ giáo viện dạy giỏi môn địa lí giúp các em nắm được kiến thức cơ bản, soạn đúng, soạn đủ ý địa lí 8 bài 1 Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản của Châu Á.

thuộc: ĐỊA LÝ 8 PHẦN MỘT: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo) và cũng thuộc: Chương XI: Châu Á

Hướng dẫn soạn địa lí 8 bài 1 Ví trí địa lí, địa hình và khoáng sản của Châu Á

Bài 1 (trang 6 sgk Địa Lí 8): Hãy nên các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu. Lời giải:

– Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:

+ Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.

+ Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km 2 (kể cả các đảo).

– Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu:

+ Vị trí kéo dài từ cùng cực Bắc đến vùng Xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phần bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc đến nam.

+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: khí hâu ẩm ở gần biển và khí hậu lục địa khô hạn ở vùng lục địa.

Bài 2 (trang 6 sgk Địa Lí 8): Hãy nêu các đặc điểm của địa hình châu Á. Lời giải:

– Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

– Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam làm cho địa hình chia cắt rất phức tạp.

– Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.

Xem Video bài học trên YouTube

Là một giáo viên Dạy cấp 2 và 3 thích viết lạch và chia sẻ những cách giải bài tập hay và ngắn gọn nhất giúp các học sinh có thể tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất

Bài 1. Vị Trí Địa Lí, Địa Hình Và Khoáng Sản Châu Á (Địa Lý 8)

1.Vị trí địa lý và kích thước của châu lục – Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. – Lãnh thổ châu Á trải rộng phần lớn phía đông của bán cầu Bắc, do đó tự nhiên châu Á phức tạp và đa dạng.

Hinh 1.1. Lược đồ vị trí địa lí châu Á trên Địa Cầu

2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản a. Đặc điểm địa hình: Lãnh thổ có nhiều hệ thống núi , sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm chạy theo hai hướng chính và nhiều đồng bằng rộng nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp. b.Khoáng sản: – Phong phú, có trữ lượng lớn. – Quan trọng nhất là: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, kim loại màu.

Hinh 1.2. Lược đồ địa hình, khoáng sản và sông hồ châu Á

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 4 SGK Địa lý 8) Dựa vào hình 1.1 (trang 4 SGK Địa lý 8), em hãy cho biết: – Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ điạ lý nào? – Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào? – Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á: + Điểm cực Bắc – Mũi Cheliuxkin (77o44’B); + Điểm cực Nam – Mũi Piai (1o16’B). – Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục: + Tiếp giáp với 3 mặt giáp Đại Dương: . Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, . Phía Đông giáp Thái Bình Dương, . Phía Nam giáp Ấn Độ Dương; + Phía Tây giáp 2 châu lục – Âu và Phi.

(trang 5 SGK Địa lý 8) Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là bao nhiêu km? – Chiều dài từ điểm cực Bắc đến cực Nam là 8500 km. – Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông là 9200 km.

– Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Hymalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Antai…và các sơn nguyên chính: Trung Xibia, Tây tạng, Arap, Iran, Đê can… – Tìm và đọc tên các đồng bằng rộng lớn: Tu ran, Lưỡng Hà, Ấn Hằng, Tây Xibia, Hoa Bắc, Hoa Trung… – Xác định các hướng núi chính. Có nhiều dãy núi chạy theo hai hướng chính Đông Tây hoặc gần Đông Tây và Bắc Nam hoặc gần Bắc Nam (Himalaya, Thiên Sơn, Côn Luân,..; Sơn nguyên cao,đồ sộ (Tây Tạng, Iran, Đêcan) tập trung ở trung tâm và nhiều Đồng bằng rộng lớn (Tây Xibia, Hoa Bắc, Ấn Hằng, Lưỡng Hà…)

? (trang 6 SGK Địa lý 8) Dựa vào hình 1.2 (trang 5 SGK Địa lý 8), em hãy cho biết: – Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào? – Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở những khu vực nào? – Phong phú, có trữ lượng lớn, tiêu biểu là: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm, kim loại màu … – Tập trung nhiều nhất: Vịnh Pec-xích, Biển Đông.

? (trang 6 SGK Địa lý 8) Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu. – Đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á : + Vị trí địa lí : Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương. + Kích thước lãnh thổ : là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo). – Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu : + Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ Bắc xuống Nam. + Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

– Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới. – Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông – Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp. – Các dãy núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm.

(trang 6 SGK Địa lý 8) Dựa vào hình 1.2 (trang 5 SGK Địa ly 8), hãy ghi tên các đồng bằng lớn và các con sông chính chảy qua từng đồng bằng vào vở học theo bảng mẫu:

Lý Thuyết Địa Lý Lớp 8 Bài 1: Vị Trí Địa Lí, Địa Hình Và Khoáng Sản

Lý thuyết lớp 8 môn Địa lý

Bài: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản

A. Lý thuyết

1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục.

– Là một bộ phận của lục địa Á – Âu.

– Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới: diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km 2, (44,4 triệu km 2 kể cả các đảo).

– Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn.

+ Phía Bắc: giáp Bắc Băng Dương

+ Phía Nam: giáp Ấn Độ Dương.

+ Phía Đông: giáp Thái Bình Dương.

+ Phía Tây: giáp châu Âu, châu Phi, biển Địa Trung Hải

2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản.

– Châu Á có nhiều hệ thống núi (dãy Hi-ma-lay-a, Côn Luân, An-tai…), sơn nguyên cao, đồ sộ ( sơn nguyên Tây Tạng lớn nhất châu Á , sơn nguyên I-ran…) và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới (Lưỡng Hà, Ấn-Hằng, Tây Xi-bia, Hoa Trung…)..

– Các dãy núi chạy theo hai hướng chính:

+ Đông – tây hoặc gần đông – tây

+ Bắc – nam hoặc gần bắc – nam

– Nhiều núi, sơn nguyên, đồng bằng nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình chia cắt phức tạp.

– Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.

– Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn.

– Các khoảng sản quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt (ở khu vực Tây Nam Á), than, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,…

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Châu Á có diện tích đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á

A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.

C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 3: Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ châu Á mở rộng nhất là bao nhiêu km?

A. 6200 km B. 7200 km C. 8200 km D. 9200 km

Câu 4: Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á là bao nhiêu km?

A. 6500 km B. 7500 km C. 8500 km D. 9500 km

Câu 5: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là

A. đông – tây hoặc gần đông – tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.

B. đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.

C. tây bắc – đông nam và vòng cung.

D. bắc – nam và vòng cung.

Câu 6: Ý nào sau đây không phải đặc điểm địa hình của châu Á

A. Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới.

B. Địa hình bị chia cắt phức tạp.

C. Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục.

D. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ.

Câu 7: Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á

A. Hi-ma-lay-a B. Côn Luân C. Thiên Sơn D. Cap-ca

Câu 8: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á

A. Đồng bằng Tây Xi-bia.

B. Đồng bằng Ấn – Hằng.

C. Đồng bằng Trung tâm.

D. Đồng bằng Hoa Bắc.

Câu 9: Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào

A. Bắc Á B. Nam Á C. Tây Nam Á D. Đông Nam Á

Câu 10: Những khoáng sản quan trọng nhất của châu Á là

A. Dầu mỏ, khí đốt.

B. Than, sắt.

C. Crôm và các kim loại màu như đồng, thiếc.

D. Tất cả các ý trên.