Top 9 # Soạn Bài Đầu Tiên Ngữ Văn Lớp 12 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 12: Sóng

Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Sóng của tác giả Xuân Quỳnh.

B/ Tác phẩm: Sóng Sóng là một bài thơ xuất sắc, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh về tình yêu, được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi vùng biển Diêm Điền. Bài thơ rút từ tập Hoa dọc chiến hào, 1968.

Trước khi tìm hiểu bài thơ, rất cần đọc bài thơ nhiều lần: đọc khe khẽ và lắng nghe âm điệu, nhịp điệu của bài thơ, từ đó có thể có cảm nhận chung về tác phẩm đó nhịp điệu riêng của bài thơ mang lại.

1. Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ Sóng đến với người đọc, trước tiên, có lẽ chưa phải là hình tượng mà là âm điệu, nhịp điệu. Cái hấp dẫn, truyền cảm đầu tiên của tác phẩm cũng là nhạc điệu bài thơ. Đó là nhạc điệu của sóng biển trên đại dương, cũng là nhạc điệu của sóng tình trong lòng người phụ nữ đang yêu. Đứng trước biển, trái tim phụ nữ Xuân Quỳnh tuôn chảy thành những sóng – thơ – tình yêu và những đợt “sóng tình” ấy cứ dập dềnh suốt bài thơ, khi thì “dịu êm lặng lẽ”, lúc lại “ồn ào dữ dội” trong “khát vọng bồi hồi” và da diết khắc khoải trong nỗi “nhớ bờ không ngủ được”. Cái nhạc điệu êm êm, đều đều ấy ru ta, đưa ta về với vương quốc của tình yêu trước khi ta đến với ẩn dụ toàn bài: hình tượng sóng. Sóng không được miêu tả bằng màu sắc, đường nét mà được vẽ lên bằng âm điệu, nhạc điệu của tình yêu. Cái tài của Xuân Quỳnh là chỉ bằng nhạc điệu đã vẽ lên đúng hình ảnh của sóng biển, và càng đúng hơn, là sóng tình trong lòng người phụ nữ trẻ đang khao khát yêu đương. Nhạc điệu của bài thơ, tự nó, đã có giá trị truyền cảm mạnh mẽ.

Xuân Quỳnh đã chọn được thể thơ phù hợp với cảm xúc của lòng mình khi đứng trước biển trong tâm trạng dào dạt, khao khát yêu đương: thể thơ năm chữ thích hợp với việc diễn tả những cảm xúc êm êm, nhẹ nhàng, thiết tha và sâu lắng như tình yêu. Nhà thơ đã vận dụng rất sáng tạo, linh hoạt và biến hóa thể thơ này để phát huy nhạc điệu vốn có của nó trong việc miêu tả sóng biển và sóng tình của bài thơ.

Có lúc bồi hồi trong khát vọng:

Có khi nghĩ suy trong tình yêu:

Để rồi nhớ nhung da diết khắc khoải:

Khổ thơ này dài đến 6 câu, gieo vần trắc là để diễn tả sự da diết, khắc khoải của nỗi nhớ nhung trong tình yêu (qua nỗi nhớ của con sóng nhớ bờ).

2. Hình tượng “sóng” trong bài thơ (cho cả câu 2 và câu 3 trong SGK) Bài thơ có nhan đề Sóng và hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ cũng chính là “sóng”. “Sóng” là một ẩn dụ toàn bài, vừa là thi tứ, vừa là hình tượng – nó là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của thi phẩm, xuất phát từ trái tim nồng nàn khao khát yêu đương của nhà thơ. Đứng trước biển, đối diện với “sóng”, Xuân Quỳnh thấy rất rõ tình yêu đang trào dâng trong trái tim phụ nữ của mình thật dạt dào, mãnh liệt. Và rất tự nhiên, nhà thơ đã bắt gặp “sóng” như gặp chính mình, đã tìm ra trong hình ảnh “sóng” những âm vang của nhịp điệu trái tim mình. Tất cả đã làm nên hình tượng “sóng” trong bài thơ.

Cứ thế, “sóng” và “em” xoắn xuýt sóng đôi, cộng hưởng với nhau trong suốt bài thơ, qua nhiều cung bậc của tình yêu, để rồi cuối cùng nhập vào nhau, hòa tan với nhau ở khổ thơ kết thúc:

Đó chính là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ qua hình tượng “sóng” của Xuân Quỳnh.

– Trước hết, đó là sự chân thành, tha thiết, nồng nàn, mãnh liệt trong tình yêu. Tình yêu là một mặt không thể thiếu trong đời sống của con người, là một biểu hiện tự nhiên mà ai cũng có, vì vậy khi đã yêu thì họ yêu hết mình, không có gì ngăn trở được. Ai cũng vậy, người phụ nữ lại càng như vậy.

– Tình yêu của người phụ nữ rất phong phú, với nhiều cung bậc của tình yêu: khát vọng, suy tư, nhớ nhung, chung thủy,… Qua những biểu hiện của các cung bậc này, ta thấy được những phẩm chất cao đẹp của họ trong tình yêu: khát vọng mãnh liệt, nhớ nhung da diết và đặc biệt là niềm chung thủy sắt son, bền vững trong tình yêu (đây là những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ).

– Xuân Quỳnh còn nói đến những điều có thể xem là “mới mẻ” trong tình yêu của người phụ nữ mới ngày nay có giá trị như là những “phát hiện”: tình yêu của họ rất đời thường, từ cực này sang cực khác (Dữ dội và dịu êm – Ồn ào và lặng lẽ) ước vọng của họ cũng rất khiêm nhường, chỉ mong được làm “con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu để ngàn năm còn vỗ”, nhưng đó không phải là thứ tình yêu chật hẹp, tầm thường mà luôn vươn tới một tình yêu rộng lớn, cao đẹp hơn: khi “sóng không hiểu nổi mình” thì dứt khoát “sóng tìm ra tận bể”. Có thể xem đây là một tư duy mới trong thơ tình vêu của Xuân Quỳnh?

Cuối cùng, đọc kĩ phần Ghi nhớ trong SGK để nắm vững bài học.

II. LUYỆN TẬP Có thể tìm dẫn liệu trong thơ của Xuân Diệu, Hữu Thỉnh, Trần Nhương,…

Soạn Văn Lớp 12, Soạn Ngữ Văn 12, Văn Mẫu Lớp 12, Học Tốt Văn 12 Đầy Đ

Tài liệu soạn văn lớp 12 ngắn gọn và đầy đủ, đây được coi là một trong số những tài liệu hữu ích hỗ trợ cho quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức và chuẩn bị bài ở nhà dành cho các em học sinh lớp 12 dễ dàng và hiệu quả hơn. Với tài liệu Soạn văn lớp 12 chi tiết dễ hiểu này chắc chắn các em có thể ứng dụng và soạn các bài học theo đúng chương trình giảng dạy và đạt được kết quả học tập tốt hơn.

Soạn văn lớp 12 hay bao gồm đầy đủ những nội dung bài soạn ngữ văn 12 tập 1 đến tập 2, với đầy đủ những nội dung bài học theo đúng với chương trình sách giáo khoa ngữ văn 12. Các bài soạn văn 12 được cập nhật chi tiết với những nội dung bài học có trong sách giáo khoa và trả lời những câu hỏi trong sách bài tập. Chính vì thế việc soạn bài và nắm vững kiến thức cốt lõi bài học của các em học sih lớp 12 trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Tài liệu soạn văn lớp 12, văn mẫu lớp 12 hay

Tài liệu soạn văn lớp 12 hay có những bài soạn ngữ văn từ văn bản đến tiếng việt cùng với các bài tập làm văn hay và hiệu quả nhất. Bài soạn ngữ văn 12 Việt Bắc, Cadasa, soạn văn 12 Tuyên ngôn độc lập, soạn văn 12 việt bắc hay soạn văn 12 bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí các bạn học sinh hoàn toàn có thể tham khảo và tiến hành soạn bài theo đúng với nội dung bài học mà sách giáo khoa ngữ văn 12 đưa ra. Trong tài liệu soạn văn lớp 12 còn có cụ thể từng hướng dẫn và những bài văn mẫu khá hay, các bạn có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo để bài văn của mình hay và đạt kết quả tốt hơn.

Không chỉ hỗ trợ cho việc học tập của các em học sinh soạn văn lớp 12 hay còn là tài liệu giúp các thầy cô giáo dễ dàng hơn cho việc soạn giáo án ngữ văn 12 theo từng bài cũng như đưa ra những phương pháp giảng dạy hợp lý nhất. Thông qua tài liệu này chắc chắc các em học sinh sẽ có kiến thức cơ bản về môn ngữ văn cũng như học tốt văn lớp 12 không còn là vấn đề khó khăn.

Đặc biệt để học tốt ngữ văn 12 các bạn cần chuẩn bị cho bản thân những suy nghĩ tích cực, tinh thần hứng khởi và sự thoải mái nhất đối với môn học. Đặc biệt trong những bài viết văn các em học sinh cần có sự sáng tạo, có ý kiến riêng của mình để bài văn sinh động và hấp dẫn hơn. Đặc biệt không nên quá phụ thuộc vào tài liệu tham khảo, hãy sử dụng chúng theo đúng với nghĩa tham khảo để có kết quả học tập tốt nhất.

Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 12: Luật Thơ

Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Luật thơ

I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƠ1. Luật thơ của một thể thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,… được khái quát theo một kiểu mẫu nhất định. Ví dụ: Luật của các thể lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn,…

Nói chung, ta có thể phân chia các thể thơ Việt Nam thành 3 nhóm chính:

a) Các thể thơ dân tộc gồm: thể lục bát, song thất lục bát và hát nói. b) Các thể thơ luật Đường gồm: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú). c) Các thể thơ hiện đại gồm: thể năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, thể hỗn hợp, thể tự do, thơ – văn xuôi,…2. Sự hình thành các luật thơ cũng như sự vay mượn, mô phỏng và cách tân các thể thơ đều phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, trong đó tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng, số tiếng và các đặc điểm của tiếng và cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp,… là các nhân tố cấu thành luật thơ (xem trong SGK).

– Số tiếng: Mỗi cặp lục bát gồm hai dòng: dòng lục (6 tiếng), dòng bát (8 tiếng). Bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các cặp như thế.

– Vần: Vần lưng hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

– Nhịp: Nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đối (tức các tiếng 2, 4, 6): 2/2/2.

– Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ và đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát.

2. Thể song thất lục bát (còn gọi là thể gián thất hay song thất) Ví dụ:Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,Đường bèn cầu cỏ mọc còn non.Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền. (Đoàn Thị Điểm (?), Chinh phụ ngâm)

– Số tiếng: Cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6-8 tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.

– Vần: Gieo vần lưng ở mỗi cặp (lọc – mọc, buồn – khôn); cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền (non – buồn).

– Nhịp: 3/4 ở hai câu thất và 2/2/2 ở cặp lục bát.

– Hài thanh: Cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng (câu thất – bằng) hoặc trắc (câu thất – trắc) nhưng không bắt buộc.

Ví dụ:Cùng trông lại mà cùng chẳng thấyThấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. (Đoàn Thị Điểm (?), Chinh phụ ngâm)

Còn cặp lục bát thì sự đối xứng bằng – trắc chặt chẽ hơn (giống như ở thể lục bát).

3. Các thể ngũ ngôn luật Đường Gồm 2 thể chính: ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng 4 dòng) và ngũ ngôn bát cú (5 tiếng 8 dòng). Thể ngũ ngôn bát cú có kết cấu 4 phần: đề, thực, luận, kết.

Ví dụ một bài thơ ngũ ngôn bát cú:

– Số tiếng: 5 tiếng; số dòng: 8 dòng (thơ tứ tuyệt chỉ có 4 dòng). – Vần: 1 vần (độc vận), gieo cần cách (bên, đen, lên, hèn). – Nhịp lẻ: 2/3. – Hài thanh: có sự luân phiên B -T hoặc niêm B – B, T – T ở tiếng thứ 2 và thứ 4.

Gồm 2 thể chính: thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. Mỗi thể lại chia ra thất ngôn luật bằng (thể bằng) và thất ngôn luật trắc (thể trắc). Đây là hai thể thơ có kết cấu, niêm luật chặt chẽ, được nhiều người ưa thích và đến nay vẫn được nhiều người sử dụng để sáng tác.

a) Thất ngôn tứ tuyệt (còn gọi là thể tứ tuyệt hay tuyệt cú) Ví dụ một bài thơ tứ tuyệt thể trắc:

ÔNG PHỖNG ĐÁÔng đứng làm chi đó hỡi ông? Trơ trơ như đá, vững như đồng. Đêm ngày gìn giữ cho ai đó? Non nước đầy vơi có biết không? (Nguyễn Khuyến)

– Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 4 dòng. – Vần: 1 vần. Cách hiệp vần: vần chân, gieo vần cách (đồng – không). – Nhịp: 4/3. – Hài thanh theo mô hình sau:

b) Thất ngôn bát cú Ví dụ một bài thất ngôn bát cú thể trắc:

– Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 8 dòng (chia thành 4 phần: Đề, thực, luận, kết).

– Vần: Gieo vần chân, độc vận (hoa, nhà, gia, ta và tà ở dòng thơ thứ nhất).

– Nhịp: 4/3.

– Hài thanh theo mô hình sau:

Luật thơ thất ngôn bát cú rất chặt chẽ: một mặt là luật hài thanh, đối xứng giữa các tiếng 2, 4, 6 (có thể theo thể trắc hoặc theo thể bằng); mặt khác, đòi hỏi phải niêm (dính) giữa các dòng 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7 và 1 – 8. Về kết cấu, bài thơ chia thành 4 cặp: 2 dòng đầu là đề (phá đề và thừa đề) để vào bài; 2 dòng tiếp theo là thực để giải thích rõ đề, 2 dòng luận để bàn luận và hai dòng kết để kết bài.

Như vậy, thơ luật Đường hết sức chặt chẽ, nhưng rất gò bó và khó diễn đạt được những cảm xúc phóng khoáng, nhịp điệu rộng mở.

III. CÁC THỂ THƠ HIỆN ĐẠI Thành tựu lớn của phong trào Thơ mới (1932 – 1945) là đã đổi mới và sáng tạo nhiều thể thơ mới.

Thơ Việt Nam hiện đại có đủ các thể: từ thơ hai, ba, bốn đến năm, sáu, bảy, tám tiếng; thơ tự do và cả thơ văn xuôi.

Các nhà thơ trong phong trào Thơ mới đã tiếp nhận ảnh hưởng của thơ Pháp và đổi mới luật thơ cũ, “phong trào Thơ mới đã vứt đi nhiều khuôn phép xưa, song cũng nhiều khuôn phép nhân đó sẽ thêm bền vững”. (Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2003).

Cuối cùng, đọc kĩ phần Ghi nhớ trong SGK để nắm được bài học.

LUYỆN TẬP Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai câu thơ bảy tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn luật Đường qua các ví dụ sau:

Gợi ý: a) Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt,Khói Cam Tuyển mờ mịt thức mây,

– Cách gieo vần: gieo vần lưng: nguyệt, mịt. – Ngắt nhịp: nhịp 3/4:

Trống Tràng Thành / lung lay bóng nguyệt Khói Cam Tuyền / mờ mịt thức mây

– Hài thanh: cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc trắc. Ở đây là thanh bằng:

Trống Tràng Thành (B) Khói Cam Tuyền (B)

b) Tiếng suối trong như tiếng hát xa,Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

– Cách gieo vần: 1 vần, vần chân ở cuối câu thơ thứ 1, 2, 4: xa, hoa, nhà.

– Ngắt nhịp: nhịp 4/3.

– Hài thanh: theo mô hình sau:

Soạn Bài Ngữ Văn Lớp 12: Dọn Về Làng

* Tác giả Nông Quốc Chấn (1923 – 2002) là nhà thơ dân tộc Tày có nhiều đóng góp cho văn học các dân tộc thiểu số cũng như nền văn học Việt Nam hiện đại, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 2000). Nhà thơ từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong công tác văn hóa, văn nghệ ở nước ta. (Xem Tiểu dẫn về tác giả trong SGK).

* Tác phẩm: Dọn về làng (gợi ý tìm hiểu bài thơ)

Dọn về làng được sáng tác năm 1950, là bài thơ viết về quê hương tác giả trong những năm kháng chiến chông thực dân Pháp nhiều đau thương mà anh dũng. Bài thơ được trao giải nhì tại Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Béc-lin, sau đó được dịch đăng trên Tạp chí Châu Âu. Bài thơ viết bằng tiếng Tày, do tác giả dịch sang tiếng Việt.

Dọn về làng là bức tranh hiện thực sinh động của nhân dân Cao Bắc Lạng trong những năm kháng chiến chống Pháp. Bức tranh có hai mảng tối và sáng: tối là cuộc sống cơ cực, bị giặc lùng bắt, cướp của, giết người tàn bạo, dã man; sáng là cuộc sống hồi sinh, vui tươi sau ngày hoàn toàn giải phóng. Tứ thơ “dọn về làng” được khơi nguồn từ cảm hứng hồi sinh đó. Bài thơ có một kết cấu khá hiện đại theo trình tự hiện tại – quá khứ – hiện tại. Nhà thơ đứng ở thời điểm hiện tại để viết bài thơ. Mở đầu là những câu thơ tràn đầy niềm vui chiến thắng khi quê hương hoàn toàn giải phóng, mọi người chuẩn bị “dọn về làng” để khôi phục lại cuộc sống:

Mẹ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóngMấy năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảyMày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn Hôm nay Cao – Bắc – Lạng cười vang,Dọn lán, rời rừng, người xuống làng.Người nói cỏ lay trong rừng rậm,Cuốc đất dọn cỏ mẹ khuyên con Đường cái kêu vang tiếng ô tô,Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ. Bằm xương thịt mày tan mới hả. Chạy hết núi lại khe, cay đắng đủ mùi. Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn Vệ quốc quân chiếm lại các đồn Người đông như kiến, súng dầy như củi Sáng mai về làng sửa nhà phát cỏ Cày ruộng vườn trồng lúa ngô khoai.

Từ niềm vui giải phóng, nhà thơ nhớ lại những năm cơ cực, khổ đau khi quê hương bị kẻ thù xâm lược giày xéo tàn bạo, đồng bào bị bắt giết dã man:

Đoạn hồi ức khá dài này là sự đan xen giữa khổ đau và căm thù mà hình ảnh cái chết đầy uất hận của người cha đã nói rõ. Cái chết đau thương (“Không ván, không người đưa cha đi cất – Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng – Con cởi áo liệm thân cho bố”) đã tố cáo tội ác tày trời của quân cướp nước, và căm thù của tác giả (cũng là của nhân dân) đã thành lời nguyền phẫn nộ:

Rồi từ hồi ức đau thương, cảm hứng thơ lại trở về với niềm vui giải phóng, với công việc “dọn về làng” tấp nập, vui vẻ trong cuộc sống hồi sinh của mọi người:

Đoạn thơ là một bức tranh đẹp của ngày “dọn về làng”. Dọn về làng là trở về với cuộc sống, là chiến thắng quân thù, là niềm vui giải phóng; bởi thế sự trở về với cuộc sống ở đây mang một ý nghĩa mới cao hơn, tốt đẹp hơn: nó có được là nhờ bao chiến đấu hi sinh gian khổ của bộ đội và nhân dân, nó là minh chứng hùng hồn cho mục đích chính nghĩa và sức sống mạnh mẽ của một cuộc kháng chiến của dân tộc. Cuộc sống ấy đẹp lắm, quí lắm, phải giữ lấy nó trong tay. Và người con đã lên đường vì lẽ đó:

Mặt trời lên! Sáng rõ rồi mẹ ạ! Con đi bộ đội, mẹ ở lại nhà, Giặc Pháp, giặc Mĩ còn giết người, cướp của trên đất ta Đuổi hết nó đi, con sẽ về trông mẹ.

Mở đầu bài thơ, tác giả gọi “mẹ” để báo tin Cao – Lạng giải phóng, kết thúc bài thơ lại từ giã “mẹ” để đi bộ đội giữ yên cho niềm vui đó. “Mẹ” ở đây vừa là người mẹ cụ thể, vừa được khái quát thành người mẹ chung, thành quê hương đất nước.