Top 7 # Soạn Bài Đạo Đức Lớp 5 Tôn Trọng Phụ Nữ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Giáo Án Đạo Đức Lớp 5 Bài 7: Tôn Trọng Phụ Nữ

– Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Vì sao phải kính già, yêu trẻ?

– Nhận xét

3. Bài mới: a) Giới thiệu bài:

– GV nêu mục tiêu tiết học.

– Ghi tên bài lên bảng.

HĐ 1: Tìm hiểu thông tin (SGK- Tr 22)

* Mục tiêu: HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội.

* Cách tiến hành:

– Y/c HS làm việc theo nhóm.

– GV kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, … đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao, kinh tế.

+ Hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.

+ Tại sao những người phụ nữ là những người đáng kính trọng?

HĐ2: Làm bài tập 1 – SGK.

* Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và em gái.

* Cách tiến hành:

– Y/c HS làm việc cá nhân.

– Y/c HS lên trình bày ý kiến của mình cho cả lớp cùng nghe.

– GV kết luận:

+ Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là: a, b.

+ Các việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là: c, d.

HĐ 3: Bày tỏ thái độ (BT2- SGK)

* Mục tiêu: HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lí do vì sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó.

* Cách tiến hành:

– Gv hướng dẫn HS cách thực hiện.

– Gv lần lượt nêu từng ý kiến.- GV kết luận:

+ Tán thành với các ý kiến a, d.

+ Không tán thành với các ý kiến b, c, đ vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ.

4. Củng cố – dặn dò:

– Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.

– Nhận xét

– Yêu cầu vài HS nhận xét tiết học

– Nhận xét tiết học

– Báo cáo sĩ số

– Hát vui.

– 2 HS trả lời.

– Vài HS nhận xét.

– Cả lớp nhận xét bổ sung.

– Lắng nghe.

– Nhiều HS nhắc lại tên bài, đồng thanh.

– HS làm việc theo nhóm 6, mỗi nhóm chuẩn bị giới thiệu nội dung một tranh.

– Đại diện từng nhóm trình bày.

– Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

– 1 số HS trình bày ý kiến, cả lớp bổ sung.

– 2- 3 HS đọc ghi nhớ.

– Một số HS trình bày ý kiến.

– 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

– HS lần lượt bày tỏ thái độ theo quy ước.

– Một số Hs giải thích lí do, cả lớp lắng nghe, bổ sung.

– Nêu nội dung bài học

– 2, 3 em nhận xét; cả lớp nhận xét.

Giải Bài Tập Sgk Đạo Đức 5 Bài 7: Tôn Trọng Phụ Nữ

Giải bài tập môn Đạo đức lớp 5

Giải bài tập SGK Đạo đức 5 bài 7

Giải bài tập SGK Đạo đức 5 bài 7: Tôn trọng phụ nữ có lời giải đầy đủ các phần SGK Đạo đức trang 23, 24 cho các em học sinh tham khảo, củng cố các kiến thức Đạo đức lớp 5. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Hướng dẫn trả lời phần Câu hỏi SGK Đạo đức 5 trang 23

Câu 1 trang 23 Đạo Đức 5: Em hãy kể những công việc của người phụ nữ trong gia đình, xã hội mà em biết

Trả lời:

– Trong gia đình: người phụ nữ thường chăm sóc gia đình nhiều hơn là đàn ông từ việc dọn dẹp, nấu nướng, chăm sóc, chăm lo cho con cái.

– Xã hội: người phụ nữ giờ có thể gánh vác được hết hầu hết công việc từ việc nặng nhọc đến công việc trí thức hay là lãnh đạo đất nước.

Câu 2 trang 23 Đạo Đức 5: Tại sao phụ nữ là những người đáng được tôn trọng?

Trả lời:

Bởi họ có vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội.

Hướng dẫn trả lời phần Bài tập SGK Đạo đức 5 trang 24

a) Khi lên xe ô tô, luôn nhường các bạn nữ lên xe trước.

b) Chúc mừng các bạn nữ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ.

c) Không thích làm chung với các bạn nữ trong công việc tập thể.

d) Không thích ngồi cạnh các bạn nữ.

Trả lời:

Việc làm thể hiện tôn trọng các bạn nữ: a và b.

Bài 2 trang 24 Đạo Đức 5: Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến sau?

a) Trẻ em trai và trẻ em gái có quyền được đối xử bình đẳng.

b) Con trai bao giờ cũng giỏi hơn con gái.

c) Nữ giới phải phục tùng nam giới.

d) Làm việc nhà không chỉ là trách nhiệm của mẹ và chị, em gái.

đ) Chỉ nên cho con trai đi học, còn con gái phải ở nhà lao động giúp đỡ gia đình.

Trả lời:

a) Tán thành.

Tất cả mọi người đều được quyền đối xử bình đẳng dù là trai hay gái.

b) Không tán thành.

Do từ ngày xưa địa vị của phụ nữ bị hạ thấp, họ không được tham gia vào nhiều công việc trong xã hội nên bị nhầm tưởng rằng con trai giỏi hơn con gái. Thực chất cho thấy rất nhiều công việc con gái đều giỏi hơn con trai và cần thiết họ hơn.

c) Không tán thành.

Mỗi người đều có quyền bình đẳng như nhau và không ai có quyền ép ai phải phục tùng ai cả.

d) Tán thành.

Làm việc nhà là trách nhiệm của tất cả thành viên trong gia đình dù là trai hay gái.

đ) Không tán thành.

Tại sao không phải là cho con gái đi học và cho con trai nghỉ ở nhà lao động phụ giúp gia đình. Dù là con gì thì mọi người đều có cơ hội như nhau.

Bài 3 trang 24 Đạo Đức 5: Xử lí các tình huống sau:

a) Khi bỏ phiếu bầu trưởng nhóm phụ trách Sao, các bạn nam bàn nhau chỉ bỏ phiếu cho Tiến vì bạn ấy là con trai.

b) Trong cuộc họp bàn về kế hoạch gây quỹ lớp, khi các bạn nữ phát biểu ý kiến, Tuấn nhún vai “Ôi dào, bọn con gái biết gì mà phát biểu kia chứ!”.

Em sẽ làm gì nếu chứng kiến thái độ của Tuấn?

Trả lời:

a) Hỏi các bạn nam vì sao lại chỉ bỏ phiếu cho Tiến vì là con trai? Giải thích cho các bạn hiểu rằng giới tính không quan trọng, quan trọng là ai làm trưởng nhóm sẽ làm nhóm tốt hơn. Phân tích từng ưu điểm của các bạn để chọn ra bạn tốt nhất.

a) Ngày 8 tháng 3

b) Ngày 20 tháng 10

c) Ngày 2 tháng 9

d) Hội phụ nữ

đ) Câu lạc bộ các nữ doanh nhân

e) Hội sinh viên

Trả lời:

Ngày và tổ chức dành riêng cho phụ nữ: a, b, d và đ.

Bài 5 trang 24 Đạo Đức 5: Hãy giới thiệu với các bạn trong lớp về một người phụ nữ (bà, mẹ, cô giáo, bạn gái, …) mà em yêu mến, kính trọng.

Trả lời:

Người phụ nữ mà em kính trọng nhất đó là Mẹ của em. Không chỉ sinh ra mà mẹ còn nuôi dưỡng em khôn lớn với tình yêu thiết tha vô bờ bến. Thực sự thì để nói về tình yêu của mẹ thì đối với hầu hết mỗi người đều to lớn vô cùng và không thể nói hết. Với em, đó không chỉ là người tần tảo sớm chiều nuôi dưỡng em ăn học, sẵn sàng hi sinh tất cả mọi thứ vì em và chị. Mặc dù thế nhưng em lại là đứa con hư luôn cãi và không nghe lời mẹ. Thực sự, em chỉ muốn nói những lời mà có thể sẽ không nói ra được với mẹ “Con yêu mẹ nhất trên đời này đây. Cảm ơn mẹ”.

Giáo Án Đạo Đức Lớp 5

– Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.

– Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

* Biết được ý nghĩa của hòa bình.

* Biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng.

– GV : Tranh ảnh và thông tin ở sgk.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

Tuần 27 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ hai, ngày 08 tháng 3 năm 2010 Môn : Đạo đức Em yêu hoà bình (tiết 2) KTKN : 85 SGK : 37 A. MỤC TIÊU - Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em. - Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày. - Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. * Biết được ý nghĩa của hòa bình. * Biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng. B. CHUẨN BỊ : - GV : Tranh ảnh và thông tin ở sgk. C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Bài cũ : - Chiến tranh gây ra những hậu quả gì ? - Chúng ta cần làm gì để thế giới này không còn chiến tranh ? - Làm bài tập số 2. Nhận xét - tuyên dương. - 3HS 2. Bài mới : Hoạt động 1 : Giới thiệu tư liệu đã sưu tầm * Mục tiêu : HS biết được các tư liệu đã sưu tầm(BT4) * Cách tiến hành : -GV nxét, gthiệu thêm một số tranh và KL: + Thiếu nhi và nhân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hòa bình + Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường, địa phương tổ chức. -HS gthiệu các tranh, ảnh, bài báo ... về các hđ bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. Hoạt động 2 : Vẽ "cây hòa bình" * Mục tiêu : Cùng cố lại nhận thức về giá trị của hòa bình và những việc làm để bảo vệ hòa bình cho HS. * Cách tiến hành : -GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ "cây hòa bình" ra giấy khổ to. Kết luận : Hòa bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Để có hòa bình, mỗi người cần phải thể hiện tinh thần hòa bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh. - Các nhóm vẽ tranh. - Đại diện nhóm giới thiệu về tranh của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét. * Mục tiêu : Củng cố bài * Cách tiến hành : -GV nhận xét và nhắc nhở HS tích cực tham gia các hđ vì hòa bình. D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ - HS đọc lại ghi nhớ - Chuẩn bị : Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc. - Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

Tiet 27 Em yeu hoa binh ( tiet 2 ).doc

Soạn Bài: Kể Chuyện Lớp 5: Lý Tự Trọng

Soạn bài: Kể chuyện lớp 5: Lý Tự Trọng

Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 9

Soạn bài: Kể chuyện: Lý Tự Trọng

Soạn bài Kể chuyện lớp 5: Lý Tự Trọng là lời giải phần Kể chuyện SGK Tiếng Việt lớp 5 trang 9 được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập môn Tiếng Việt lớp 5. Mời các em cùng tham khảo.

Tranh 1: Lý Tự Trọng là một thiếu niên rất sáng dạ. Anh được tổ chức cách mạng giác ngộ và gửi ra nước ngoài học tập.

Tranh 2: về nước, anh được cấp trên giao nhiệm vụ chuyển nhận thư từ, tài liệu, trao đổi với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển.

Tranh 3: Lý Tự Trọng rất nhanh trí, gan dạ và bình tĩnh trong công việc. Nhiều lần, anh thoát khỏi sự vây bủa của lũ mật thám Pháp.

Tranh 4: Trong một buổi mít-tinh, anh đã bắn chết tên mật thám để cứu đồng chí nên bị giặc bắt.

Tranh 5: Trước toà án thực dân, anh vẫn hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.

Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca.

Câu 2 (trang 9 sgk Tiếng Việt 5): Kể lại toàn bộ câu chuyện.

1. Lý Tự Trọng quê ở Hà Tĩnh, sống trong mọt gia đình yêu nước. Ông tham gia cách mạng và được cử đi học ở nước ngoài vào năm 1928. Ông nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.

2. Ông về nước vào mùa thu năm 1929, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển. Để công việc được thuận lợi hơn, ông đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.

Có lần ông Trọng mang một bọc truyền đơn, gói vào chiếc màn buộc sau xe. Đi qua phố, một tên đội Tây gọi lại đòi khám, ông nhảy xuống vờ cởi bọc ra, kì thật buộc lại cho chặt hơn. Tên đội sốt ruột, quẳng xe bên lề đường, lúi húi tự mở bọc. Nhanh trí, ông vồ lấy xe của nó, nhảy lên chạy mất. Lần khác, ông chuyển tài liệu từ tàu biển lên, lính giặc giữ lại trực khám, ông nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước, lặn qua gàm tàu trốn thoát.

Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, cán bộ ta đang nói chuyện trước đông đảo đồng bào, tên thanh tra mật thám Lơ – grăng ập tới, định bắt cán bộ. Lý Tự Trọng rút súng lục bắn chết tên mật thám. Không trốn kịp, ông bị giặc bắt.

3. Giặc tra tấn ông rất dã man khiến ông chết đi sống lại nhưng chúng không moi được bí mật gì ở ông.

Trong nhà giam, ông được người cọi ngục rất khâm phục và kiêng nể. Họ gọi thân mật là “Ông Nhỏ”.

Trước tòa án, ông dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho ông nói ông chưa đến tuổi thành niên hành động thiếu suy nghĩ. Ông lập tức đứng dậy nói:

– Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác…

Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử ông vào một ngày cuối năm 1931.

Trước khi chết, ông hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy, ông mới 17 tuổi.

Câu 3 (trang 9 sgk Tiếng Việt 5): Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

a. Gợi ý trao đổi:

+ Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là “Ông Nhỏ”?

(Vì họ khâm phục anh Trọng tuy tuổi nhỏ nhưng chí lớn, có khí phách bất khuất của một người anh hùng.)

+ Anh Trọng đã gạt phắt lời luật sư bào chữa nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên. Bạn hãy nhắc tại lời nói của anh.

(“Tôi hành động có suy nghĩ. Mọi việc tôi làm đều có mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuồi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác…”).

+ Vì sao thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp đã xử bắn anh Trọng dù anh chưa đến tuổi thành niên?

(Vì chúng sợ khí phách anh hùng của anh và muốn khủng bố tinh thần dân chúng.)

+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?

(Người anh hùng nhỏ tuổi Lý Tự Trọng dám quên mình vì đồng đội. / Người thiếu niên anh hùng hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. / Là thanh niên, phải sống có lí tưởng vi dản, vì nước. / Làm người, phải biết yêu đất nước, dám hi sinh vì Tổ quốc.)

b. Ý nghĩa cùa câu chuyện:

(Ca ngợi anh Lý Tự Trọng tuổi nhỏ mà chí lớn, yêu nước, có lí tưởng cách mạng cao đẹp, dũng cảm bảo vệ đổng chí, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.)