Top 8 # Soạn Bài Danh Từ Vietjack Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài : Danh Từ

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con …

– Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.

b) Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?

– Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ “ba” (một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ “ấy” (phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).

c) Tìm các danh từ khác trong câu đã dẫn.

Gợi ý: có thể tìm và sắp xếp các danh từ theo nhóm chỉ người và chỉ vật.

– Danh từ chỉ người như: vua.

– Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo, trâu.

d) Từ những ví dụ trên, có thể rút ra kết luận, danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,…

e) Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.

Ví dụ: + Nhà vua trực tiếp ban thưởng cho những tướng lĩnh có công.

+ Ngôi làng nằm sát mép bờ sông.

2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

Xem xét ví dụ sau để nắm được đặc điểm của danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật:

a) Có thể chia các danh từ đứng cạnh nhau thành hai nhóm: nhóm danh từ đứng trước chỉ đơn vị và nhóm danh từ đứng sau chỉ sự vật.

b) Hãy thay các từ con, viên, thúng, tạ trong ví dụ trên bằng các từ khác tương tự, rồi nhận xét về ý nghĩa tính đếm, đo lường của các cụm danh từ. Trường hợp nào ý nghĩa tính đếm, đo lường thay đổi, trường hợp nào không?

– Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thócbằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.

– Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông – không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ – được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến – có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường – được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.

c) Hai câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?

(1) Nhà có ba thúng gạo rất đầy.

(2) Nhà có sáu tạ thóc rất nặng.

– Câu (1) đúng, câu (2) sai.

– Câu (2) sai, vì: “tạ” là đơn vị cân đong quy ước, chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá ( rất nặng) được. Còn “thúng” là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá ( đầy) được.

d) Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Khi sử dụng danh từ chỉ đơn vị cần lưu ý điều gì?

– Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm: danh chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước.

– Khi sử dụng danh từ chỉ đơn vị quy ước cần chú ý phân biệt danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ đơn vị ước chừng. Danh từ chỉ đơn vị tính đếm, đo lường chính xác thì không dùng với ý nghĩa đánh giá.

1. Hãy liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy. Ví dụ: xe máy, sách, bút, bàn, bảng,…

(Quyển sách này rất hay.)

2. Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và đặt câu với một trong các danh từ ấy:

a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô, …

b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật, ví dụ: cái, bức, tấm, …

– Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,… (Năm nay bé An nhà tôi lên ba tuổi.)

– Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,… (Chiếc bút máy của em viết rất tốt.)

3. Liệt kê các danh từ theo yêu cầu sau và đặt câu với một trong các danh từ ấy:

a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác, ví dụ: mét, lít, ki-lô-gam, …

b) Chỉ đơn vị quy ước ước chừng, ví dụ: nắm, mớ, đàn, …

– Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,… (Nhà tôi cách trường hai ki-lô-mét.)

– Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: vốc, nhúm, khoảnh,… (Bà tôi trồng rau cải ở khoảnh vườn sau nhà.)

4. Tìm các danh từ và phân loại thành nhóm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau:

– Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức,…

– Các danh từ chỉ sự vật: Mã Lương, cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông,…

Soạn Bài : Cụm Danh Từ

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.

a) Các từ đứng trước các danh từ như hai ( hai vợ chồng), một ( một túp lều), có ý nghĩa như thế nào đối với danh từ đứng sau nó?

: Các từ này làm rõ nghĩa về số lượng, bổ sung ý nghĩa cho danh từ trung tâm đứng sau nó.

b) Các từ đứng sau các danh từ như xưa (ngày xưa), ông lão đánh cá (vợ chồng ông lão đánh cá), nát trên bờ biển (túp lều nát trên bờ biển), có ý nghĩa như thế nào đối với danh từ trung tâm đứng trước nó?

: Các từ này cụ thể hoá ý nghĩa cho danh từ trung tâm đứng trước nó.

c) Ta có: Ngày xưa; hai vợ chồng ông lão đánh cá; một túp lều nát trên bờ biển là các cụm danh từ. Vậy cụm danh từ là gì?

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc (đứng trước và đứng sau) nó tạo thành.

d) So sánh ý nghĩa của danh từ và cụm danh từ đã được mở rộng sau:

– Từ một danh từ, người ta thêm vào các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và sau nó để mở rộng ý nghĩa.

– Càng mở rộng, ý nghĩa của danh từ càng cụ thể hơn.

: Thêm vào các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau các danh từ đã cho để mở rộng thành cụm danh từ rồi đặt câu với cụm danh từ ấy, chẳng hạn:

học sinh / các học sinh / các học sinh giỏi / các học sinh giỏi của trường THCS Lê Hồng Phong / Các học sinh giỏi của trường THCS Lê Hồng Phong được đi tham quan.

Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

a) Xác định các cụm danh từ;

b) Chỉ ra các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trung tâm trong các cụm ấy;

c) Sắp xếp các từ ngữ phụ thuộc vừa liệt kê được thành từng loại;

– Các từ in nghiêng là phần trung tâm của cụm, các từ đứng trước chúng là phần phụ thuộc đứng trước, các từ đứng sau là phần phụ thuộc đứng sau.

– Phân loại các từ phụ thuộc trước và sau:

+ Có thể dựa vào đặc điểm từ loại để phân loại các từ ngữ phụ trước và phụ sau của cụm danh từ.

+ Phần phụ trước có hai loại: chỉ đơn vị ước chừng ( cả,…) và chỉ đơn vị chính xác ( ba, chín,…).

+ Phần phụ sau có hai loại: nêu lên đặc điểm của sự vật (nếp, đực, sau,…) và xác định vị trí của sự vật tong không gian hay thời gian (ấy,…)

– Phần trung tâm của cụm thường gồm hai từ:

+ T1 là trung tâm chỉ đơn vị tính toán hoặc chủng loại khái quát.

+ T2 là trung tâm chỉ đối tượng được đem ra tính toán, đối tượng cụ thể.

: Mô hình ở mục (d) là cấu tạo dạng đầy đủ của cụm danh từ. Cũng có thể cụm danh từ chỉ có phần phụ trước + trung tâm (ví dụ: cả làng, chín con) hay trung tâm + phần phụ sau (ví dụ: làng ấy, năm sau). Phần trung tâm có thể đầy đủ hoặc không, ví dụ: cả làng (chỉ có T1), gạo nếp làng ta (chỉ có T2).

1. Tìm cụm danh từ trong các câu sau:

: Các cụm danh từ: một người chồng thật xứng đáng; một lưỡi búa của người cha để lại; một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. Các từ in đậm là trung tâm của cụm.

2. Xếp các cụm danh từ vừa tìm được vào mô hình cụm danh từ.

3. Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong phần trích sau:

Khi kéo lưới lên, thấy nằng nặng, Lê Thận chắc mẩm được mẻ cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, chàng chỉ thấy có một thanh sắt. Chàng vứt luôn thanh sắt… xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt … lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném nó xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt … mắc vào lưới.

Soạn Bài Danh Từ Lớp 6

Soạn bài Danh từ lớp 6 được biên soạn từ quý thầy, cô giáo bộ môn ngữ văn uy tín trên cả nước, đảm bảo chính xác, ngắn gọn, súc tích giúp các em dễ hiểu, dễ soạn bài Danh từ lớp 6 trang 86 . Các bài soạn văn 6 hay nhất được cập nhật đầy đủ chi tiết tại chúng tôi .

Soạn bài Danh từ lớp 6 thuộc: Bài 8 SGK Ngữ Văn 6

I. Đặc điểm của danh từ:

– Danh từ: con trâu hoặc trâu.

Trả lời câu 2 (trang 86 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Xung quanh danh từ trong cụm danh từ trên có: ba, ấy, (con).

Trả lời câu 3 (trang 86 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn:

Vua, làng, thúng, gạo, nếp,…

Trả lời câu 4 (trang 86 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Danh từ là những từ chỉ người, vật, sự vật. Danh từ có thể kết hợp với các từ đứng sau: “ấy, này, nọ…” và kết hợp với các từ đứng trước “những, ba, vài…”

Trả lời câu 5 (trang 86 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Đặt câu với các danh từ em vừa tìm được:

– Vua Hùng là người cha yêu thương con hết mực.

– Làng tôi nằm sau lũy tre xanh.

– Sáng sớm, mẹ mang ba thúng gạo ra chợ bán.

– Gạo nếp dùng để gói bánh chưng, bánh giầy.

II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật:

Nghĩa của các từ in đậm là để chỉ loại, chỉ đơn vị. Còn các danh từ đứng sau là chỉ người, vật, sự vật.

Trả lời câu 2 (trang 86 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Thử thay các danh từ in đậm nói trên bằng các từ khác rồi rút ra nhận xét:

– Thay “con” bằng “chú”, thay “viên” bằng “ông”

⟹ Đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi vì các từ đó không chỉ số đo, số đếm.

– Thay “thúng” bằng “rổ”, thay “tạ” bằng “tấn”

⟹ Đơn vị tính đếm, đo lường sẽ thay đổi vì đó là những từ chỉ số đo, số đếm.

Trả lời câu 3 (trang 86 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Vì sao có thể nói Nhà có ba thúng gạo rất đầy nhưng không thể nói Nhà có sáu tạ thóc rất nặng?

Có thể nói Nhà có ba thúng gạo rất đầy vì danh từ thúng chỉ số lượng ước phỏng, không chính xác (to, nhỏ, đầy, vơi…) nê có thể thêm các từ bổ sung về lượng.

Nhưng không thể nói Nhà có sáu tạ thóc rất nặng bởi vì các từ sáu, tạ là những từ chỉ số lượng chính xác, cụ thể nên nếu thêm các từ nặng, nhẹ vào sẽ bị thừa.

III. Luyện tập bài Danh từ lớp 6

Trả lời câu 1 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết:

– Bàn, ghế, bảng, cốc, mèo, chó,…

– Đặt câu: Nhà em có nuôi một chú chó.

Trả lời câu 2 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Liệt kê các loại từ:

a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, cô, chú, cháu, bác, vị, viên, ngài…

b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: cái, chiếc, tấm, quyển, bức…

Trả lời câu 3 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Liệt kê các danh từ:

a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét, dặm, ki-lô-gam, héc-ta…

b. Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: nắm, mớ, thúng, vốc, đấu, sải…

Trả lời câu 5 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Lập danh sách:

Danh từ chỉ đơn vị

Danh từ chỉ sự vật

Em, con, bức…

Mã Lương, cha mẹ, củi, cỏ, bút, tôm cá,…

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Soạn Bài Lớp 6: Danh Từ

Soạn bài: Danh từ

Soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 học kì 1: Danh từ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các em học sinh tham khảo hiểu rõ về khái niệm và đặc điểm của danh từ, các loại danh từ thường gặp trong văn bản giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

DANH TỪ

Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con...

(Em bé thông minh)

Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.

b) Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?

Gợi ý:

Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ “ba” (một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ “ấy” (phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).

c) Tìm các danh từ khác trong câu đã dẫn.

Gợi ý: có thể tìm và sắp xếp các danh từ theo nhóm chỉ người và chỉ vật.

Danh từ chỉ người như: vua.

Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo, trâu.

d) Từ những ví dụ trên, có thể rút ra kết luận, danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,…

e) Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.

Ví dụ:

Nhà vua trực tiếp ban thưởng cho những tướng lĩnh có công.

Ngôi làng nằm sát mép bờ sông.

2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

Xem xét ví dụ sau để nắm được đặc điểm của danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật:

a) Có thể chia các danh từ đứng cạnh nhau thành hai nhóm: nhóm danh từ đứng trước chỉ đơn vị và nhóm danh từ đứng sau chỉ sự vật.

b) Hãy thay các từ con, viên, thúng, tạ trong ví dụ trên bằng các từ khác tương tự, rồi nhận xét về ý nghĩa tính đếm, đo lường của các cụm danh từ. Trường hợp nào ý nghĩa tính đếm, đo lường thay đổi, trường hợp nào không?

Gợi ý:

Thay con bằng chú, thay viên bằng ông, thay thúng bằng bơ, thay tạ bằng yến.

Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.

Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông – không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ – được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến – có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường – được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.

c) Hai câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?

(1) Nhà có ba thúng gạo rất đầy. (2) Nhà có sáu tạ thóc rất nặng.

Gợi ý:

Câu (1) đúng, câu (2) sai.

Câu (2) sai, vì: “tạ” là đơn vị cân đong quy ước, chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Còn “thúng” là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.

d) Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Khi sử dụng danh từ chỉ đơn vị cần lưu ý điều gì?

Gợi ý:

Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm: danh chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước.

Khi sử dụng danh từ chỉ đơn vị quy ước cần chú ý phân biệt danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ đơn vị ước chừng. Danh từ chỉ đơn vị tính đếm, đo lường chính xác thì không dùng với ý nghĩa đánh giá.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Hãy liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy. Ví dụ: xe máy, sách, bút, bàn, bảng,…

(Quyển sách này rất hay.)

2. Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và đặt câu với một trong các danh từ ấy:

a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô,…

b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật, ví dụ: cái, bức, tấm,…

Gợi ý:

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,… (Năm nay bé An nhà tôi lên ba tuổi.)

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,… (Chiếc bút máy của em viết rất tốt.)

3. Liệt kê các danh từ theo yêu cầu sau và đặt câu với một trong các danh từ ấy:

a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác, ví dụ: mét, lít, ki-lô-gam,…

b) Chỉ đơn vị quy ước ước chừng, ví dụ: nắm, mớ, đàn,…

Gợi ý:

Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,… (Nhà tôi cách trường hai ki-lô-mét.)

Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: vốc, nhúm, khoảnh,… (Bà tôi trồng rau cải ở khoảnh vườn sau nhà.)

4. Tìm các danh từ và phân loại thành nhóm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau: Người ta kể lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽ từ nhỏ. Cha mẹ em đều mất sớm. Em chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến nỗi không có tiền mua bút. […] Em dốc lòng học vẽ, hằng ngày chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vạch xuống đất, vẽ những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước rồi vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ.

(Cây bút thần)

Gợi ý:

Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức,…

Các danh từ chỉ sự vật: Mã Lương, cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông,…

Theo chúng tôi