Top 9 # Soạn Bài Danh Từ Lớp 6 Ngữ Văn Tập 1 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài Danh Từ Sbt Ngữ Văn 6 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 44 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 5. Tìm các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ) có thể kết hợp với mỗi danh từ sau : đá, thuyền, vải. Hãy cho biết sự khác nhau giữa các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên đó.

Bài tập

1. Bài tập 1, trang 87, SGK.

2. Bài tập 2, trang 87-, SGK.

3. Bài tâp 3, trang 87, SGK.

4. Bài tập 5, trang 87, SGK.

5. Tìm các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ) có thể kết hợp với mỗi danh từ sau : đá, thuyền, vải. Hãy cho biết sự khác nhau giữa các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên đó.

Mẫu:

Hòn

Phiến

Mẩu Đá

Tảng

Viên

6. Hãy tìm những danh từ khác nhau có thể kết hợp với mỗi đanh từ chỉ đơn vị tự nhiên sau : bức, tờ, dải.

Mẫu:

Giấy

Lịch Tờ

Báo

7. Trong hai trường hợp sau đây, trường hơp nào có thể điền danh từ chỉ đơn vị tự nhiên vào chỗ trống ?

a) … mèo nhà hàng xóm tha mất miếng thịt

b) … mèo là động vật ăn thịt

Gợi ý làm bài

1. HS quan sát các sự vật xung quanh và tự tìm các danh từ theo yêu cầu của bài tập. Đặt câu với một trong các danh từ đó, ví dụ :

2. Loại từ :

a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người : ngài viên,…

b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật : quyển, trái, quả,…

3. Danh từ :

a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác : yến,…

b) Chỉ đơn vị quy ước ước chừng : bó,…

4. Một số danh từ trong bài chính tả :

– Chỉ đơn vị : que,…

– Chỉ sự vật : cha mẹ,…

5. Một danh từ có thể kết hợp với nhiều danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (xem mẫu trong bài tập).

– Sự khác nhau trong các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên nằm ở nghĩa của chính những danh từ đó.

Ví dụ :

+ hòn : chỉ những vật nhỏ hình khối gọn thường tròn (gần tròn) : hòn đá, hòn bi,…

+ mẩu : chỉ phần rất nhỏ còn lại hoặc bị tách rời ra khỏi một chỉnh thể : mẩu đá, mẩu gỗ,…

– HS dựa vào mẫu đã cho để tìm những danh từ chỉ đơn vị tự nhiên khác nhau cùng có khả năng kết hợp với các danh từ đã cho. Tốt nhất nên kết hợp với các từ chỉ số lượng như : một viên đá, một hòn đá, một phiến đá để tìm các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên cho dễ.

6. Bài tập này ngược lại với bài tập 5, tức là cho trước danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, yêu cầu HS tìm các danh từ khác nhau có thể kết hợp với chúng.

Qua hai bài tập, HS cần rút ra kết luận : Có thể có nhiều đanh từ chỉ đơn vị tự nhiên khác nhau kết hợp với một danh từ, ngược lại một danh từ chỉ đơn vị tự nhiên cũng có thể kết hợp với nhiều danh từ khác nhau.

7. Trường hợp a có thể điền danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ). Trường hợp b giới thiệu một khái niệm, không hàm chỉ số lượng nên không có danh từ chỉ đơn vị đi kèm.

Soạn Bài Cụm Danh Từ Sbt Ngữ Văn 6 Tập 1

1. Bài tập 1, trang 118, SGK.

2. Bài tập 2, trang 118, SGK.

3. Bài tập 3, trang 118, SGK.

4. Theo em, trong đoạn văn sau, có thể bỏ các từ ngữ in đậm được không ? Vì sao ?

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu (1). Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng (2).

(Theo Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

5. Tìm những từ có thể thay cho từ người trong câu Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái… Theo em dùng từ nào là đúng nhất ? Vì sao ?

6. Trong những trường hợp in đậm sau, trường hợp nào là cụm danh từ, trường hợp nào là từ ghép ? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa các tiếng trong cụm danh từ và trong từ ghép ?

Gợi ý làm bài

a)

b) Chúng tôi coi nhau như anh em.

1. Cụm danh từ là một loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành.

Muốn tìm cụm danh từ trong những câu đã cho, trước hết hãy tìm các danh từ, sau đó xem những danh từ nào có phụ ngữ đi kèm.

Ví dụ, câu a có các danh từ sau : vua cha, Mị Nương, con, chồng. Trong đó, chỉ có danh từ chồng có phụ ngữ đi kèm, cho nên, một người chồng thật xứng đáng là cụm danh từ.

2. – Theo cách làm như ở bài tập 1, HS tách rời các danh từ đã tìm được trong cụm danh từ ra ; các phụ ngữ trong cụm, theo vị trí so với danh từ, được chia thành phụ ngữ đứng trước và phụ ngữ đứng sau.

Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước.

3. Phụ ngữ có tác dụng nêu lên đặc điểm riêng của sự vật do danh từ biểu thị hoặc định vị sự vật đó, tuỳ theo hoàn cảnh sử dụng và ý định của ngựời nói (viết).

HS xác định xem phụ ngữ trong đoạn văn đó cần phải có tác dụng gì (ở mỗi chỗ trống), từ đó mới tìm các từ ngữ thích hợp. Ví dụ :

Sau khi hoàn thành bài tập, HS cần rút ra kết luận về việc sử dụng phụ ngữ khi viết câu văn, đoạn văn : Việc sử dụng phụ ngữ bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong câu, trong đoạn. Không thể sử dụng phụ ngữ một cách tuỳ tiện : thích thì dùng không thích thì bỏ.

5. – Trong cụm danh từ : một người con gái, từ người là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên làm thành phần t 1. Như đã nói ở bài trước, một danh từ có thể kết hợp với nhiều danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Tìm từ có thể thay cho từ người, theo yêu cầu của bài tập là tìm các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên có khả năng kết hợp với danh từ con gái.

– Trong ngôn ngữ có những từ có nghĩa gần nhau, có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên, mỗi cách dùng có một ý nghĩa, sắc thái tình cảm khác nhau. Tuỳ từng hoàn cảnh, người viết phải lựa chọn trong số những từ có nghĩa gần nhau đó một từ thích hợp nhất.

6. – Hai tiếng “ghép” với nhau, nếu có thể thêm vào giữa chúng một tiếng khác, thì hai tiếng đó là hai từ đơn kết hợp với nhau tạo thành cụm từ.

chúng tôi

Ví dụ : anh em là hai từ đơn, nếu ta có thể thêm vào giữa chúng một tiếng khác, chẳng hạn : anh (của) em (trường hợp a), thì đó là cụm danh từ .

– Hai tiếng “ghép” với nhau, nếu không thêm được vào giữa chúng một tiếng nào khác thì hai tiếng đó tạo thành từ ghép. Trong câu : Chúng tôi coi nhau như anh em (trường hợp b), anh em là một từ ghép vì sự kết hợp giữa hai tiếng rất chặt, không thể thêm tiếng nào vào giữa chúng.

Soạn Bài Danh Từ Trang 86 Sgk Ngữ Văn 6 Tập 1

Nội dung soạn bài Danh từ lớp 6 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn ngay sau đây gồm có phần kiến thức lí thuyết cơ bản và hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập về danh từ trang 86, 87 SGK. Hi vọng, bài soạn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các em trước giờ lên lớp với bài học Danh từ.

Cùng tham khảo…

Hướng dẫn soạn bài Danh từ chi tiết

I. Đặc điểm của danh từ

Câu 1 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con […].

(Em bé thông minh)

Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.

Câu 2 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?

Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ “ba” (một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ “ấy” (phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).

Câu 3 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn.

Các danh từ khác trong câu đã dẫn:

– Danh từ chỉ người như: vua.

– Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.

Câu 4 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Danh từ biểu thị những gì?

Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,… Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó.

Câu 5 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Đặt câu với các danh từ em mới tìm được.

Làng em có mái đình cổ kính.

Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.

Con cóc là cậu ông trời.

Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.

Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.

II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

Câu 1 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

– ba con trâu (in đậm từ con)

– ba thúng gạo (in đậm từ thúng)

– sáu tạ thóc (in đậm từ tạ)

Nghĩa của các danh từ in đậm là chỉ đơn vị, nên tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

Câu 2 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Thử thay thế các danh từ in đậm nói trên bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét: Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi? Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi? Vì sao?

Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.

Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông – không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ – được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến – có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường – được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.

Câu 3 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Vì sao có thể nói Nhà có ba thúng gạo rất đầy, nhưng không thể nói nhà có sáu tạ thóc rất nặng?

Câu (1) đúng, câu (2) sai.

Câu (2) sai, vì: “tạ” là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn “thúng” là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.

III. Soạn bài Danh từ phần Luyện tập

Câu 1 trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy.

Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: xe máy, sách, bút, bàn học,…

Đặt câu:

– Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam

– Sách là người bạn của con người.

– Mẹ mua cho em một cây bút mới.

– Bàn học của em luôn luôn ngăn nắp.

Câu 2 trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Liệt kê các loại từ:

a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô,…

b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật, ví dụ: cái, bức tấm,…

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,… ( Bé An đang chơi với bà ngoại ở trong nhà.)

Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,… ( Chiếc thuyền chao đảo vì sóng lớn.)

Câu 3 trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Liệt kê các danh từ:

a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác, ví dụ: mét, lít, ki-lo-gam,…

b) Chỉ đơn vị quy ước chừng, ví dụ: nắm, mớ, đàn,…

Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,…

Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Bầy, nhúm, khoảnh, rổ, bó, …

– Đặt câu:

Hà Nội cách Nam Định khoảng 90 ki-lô-mét.

Từng bó lúa đã được xếp cẩn thận để chuyển về nhà.

Câu 4 trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Chính tả (nghe – viết): Cây bút thần (từ đầu đến dày đặc các hình vẽ).

Các em nghe và viết theo lời đọc của thầy cô giáo: Câu truyện cây bút thần (từ đầu đến dày đặc các hình vẽ).

Câu 5 trang 87 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả trên.

– Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, …

– Các danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông, hình vẽ, …

1. Đặc điểm của danh từ

Tóm tắt kiến thức lí thuyết về danh từ

– Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…

– Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó,… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.

– Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ.

2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

– Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.

– Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.

– Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đến, đo lường sự vật. Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,…

– Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm là:

+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ);

Danh từ chỉ đơn vị chính xác;

Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.

+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước:

SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI DANH TỪ

-/-

Phần soạn bài Danh từ bài 8 SGK Ngữ văn 6 tập 1 giúp các em biết thêm kiến thức về thế nào là danh từ và đặc điểm danh từ tiếng Việt. Ngoài ra trong bài 10 tiếp theo cũng ta sẽ tìm hiểu về danh từ riêng, danh từ chung. Mong rằng với những kiến thức được tổng hợp ở trên sẽ giúp các em hoàn thành bài soạn văn tốt nhất và đừng quên tham khảo các bài văn tiếp theo trong phần soan van 6 ngan gon và chi tiết nhất do Đọc Tài Liệu sưu tầm!

Soạn Bài Cụm Danh Từ Trang 116 Sgk Ngữ Văn 6, Tập 1

Soạn bài Cụm danh từ giúp trau dồi cho em những hiểu biết về cách tạo ra một tổ hợp từ bằng danh từ kết hợp với một số từ ngữ phụ thuộc để tạo nên một cụm danh từ, góp phần tăng sức diễn đạt cho câu văn, lời văn.

SOẠN BÀI CỤM DANH TỪ, ngắn 1

– Cách nói đầu chỉ sự vật, nhưng cách nói thứ hai mang nghĩa miêu tả đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng

– Một danh từ mang nghĩa chỉ sự vật khái niệm, hiện tượng

– Một cụm danh từ là tổ hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

– Cụm danh từ: Một chiếc ghế gỗ màu nâu

– Đặt câu: Bố đã mua cho em một chiếc ghế gỗ màu nâu trong phòng ngủ của mình ngày hôm qua

– Trong câu, hoạt động của một danh từ và một cụm danh từ có chức năng tương đương nhau.

II.Cấu tạo của một cụm danh từ

-Cụm danh từ là: Ba thúng gạo nếp; ba con trâu đực; ba con trâu ấy; chín con; năm sau; cả làng

Từ ngữ đứng trước: ba, chín, cả

Phụ ngữ thích hợp trong đoạn văn:

SOẠN BÀI CỤM DANH TỪ, ngắn 2

I- Cụm danh từ là gì ?Trả lời câu hỏi (trang 116, 117 SGK)1. Các từ in đậm xưa bổ sung nghĩa cho từ ngày, ông lão đánh cá bố sung nghĩa cho từ vợ chồng, cũng như từ hai đứng trước, một, nát bổ sung nghĩa cho từ túp lều.2. – Một túp lều cụ thể hơn túp lều.– Một túp lều nát lại cụ thể hơn một túp lều.– Một túp lều nét trên bờ biển tả một túp lều nát cụ thể thêm mức nữa.Nhận xét : Các cụm danh từ có nghĩa cụ thể hơn danh từ. Thí dụ : Túp lều chỉ về một hình thức nhà ở nói chung, nhưng một túp lều chỉ túp lều cụ thể về SỐ lượng, một túp lều nát chỉ một túp lều cụ thể hơn về trạng thái (nát), một túp lều nát trên bờ biển lại chỉ cụ thể hơn về địa điểm trên bờ biển).Như vậy, cụm danh từ cho ta hình dung rõ nét hơn sự vật, do đó có tác dụng trong văn kể và tả.3. Bạn tôi có một cuốn sách văn rất mới và đẹp.Trong câu này, cụm danh từ “một … đẹp” làm nhiệm vụ vị ngữ trong câu như một danh từ (cuốn sách) (Bạn tôi có cuốn sách).II- Cấu tạo của cụm danh từ: Câu hỏi 1: Các cụm danh từ trong câu (trang 117 SGK)Làng ấy, ba thùng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, cả làng, năm sau.

III- Luyện tập (trang 118 SGK)1. Một lưỡi búa của cha để lại.Một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.

3. Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước!Thận không ngờ thanh sắt vừa dứt lại chui vào lưới mình.Lần thứ ba, vẫn thanh sắt lạ lùng ấy mắc vào lưới.Bài tập bổ sung:1. Tìm các danh từ trong câu : Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần theo các thao tác :a) Xác định phụ ngữ của danh từ Hùng Vương ? (thứ mười tám, định ngữ sau danh từ, phụ nghĩa cho danh từ về mặt thứ tự).b) Xác định phụ ngữ của danh từ gái ? (một, người, con : phụ ngữ đứng trước danh từ chỉ loại thể và số lượng ; xinh đẹp tuyệt trần : phụ ngữ đứng sau danh từ chỉ đặc điểm).c) Đưa các cụm danh từ đó vào mô hình :

Phân tích tác dụng của các từ phụ ngữ sau và trướca) Nếu chỉ có danh từ Hùng Vương, không có phụ ngữ thứ mười tám thì ta không biết câu chuyện xảy ra với đời vua nào (vì Hùng Vương có nhiều đời vua).b) Nếu chỉ có danh từ con gái, không có phụ ngữ một người thì ta không biết là Hùng Vương có bao nhiêu con gái đẹp (vì Hùng Vương có thể có nhiều con gái).c) Nếu chỉ có phụ ngữ đứng trước (một người) và danh từ con gái thì ta không biết người con gái của vua Hùng thế nào. (Vì con gái vua Hùng có thể có các đặc điểm khác nhau).So sánh 2 câu :“Hùng Vương có con gái” và “Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần”, ta thấy nhờ có phụ ngữ nên các danh từ trong truyện kể trở nên cụ thể về nhân vật cũng như sự việc, giúp cho truyện kể sinh động, hấp dẫn và có tính lịch sử hơn.2. Xác định danh từ và các phụ ngữ trong cụm danh từ. Đưa cụm danh từ vào mô hình :a) Xác định danh từ trong câu (a) : vua, chồng và phụ ngữ của các danh từ đó (cha : phụ ngữ sau, một người : phụ ngữ trước, thật xứng đáng phụ ngữ sau.Mô hình cụm danh từ (câu a)

b) – Xác định danh từ trong câu (b) : vua, nệp, noi, gà, ngựa và phụ ngữ của các danh từ đó : vua (không có phụ ngữ) ; một trăm (phụ ngữ trước của bán) cơm nếp (phụ ngữ sau của cán) ; một trăm phụ ngữ trước của nệp) bánh chưng (phụ ngữ sau của nệp) ; chín ngà (phụ ngữ sau của voi) ; chín cưa (phụ ngữ sau của gà) ; chín hồng mao (phụ ngữ sau của ngựa).Mô hình cụm danh từ (câu 2)

c) – Xác định danh từ trong câu (c) : thành, biển và phụ ngữ của các danh từ đó : Phong Châu (phụ ngữ sau của thành) ; một (phụ ngữ trước của biển) ; nước (phụ ngữ sau của biển).Mô hình các cụm danh từ (câu 3)

a) Tìm cụm danh từ có phụ ngữ in đậm trong câu (phân biệt với cụm danh từ không in đậm) : Một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.b) Thử bỏ phụ ngữ in đậm đó trong câu :Hùng Vương thứ 18 có một người con gái … là ..c) Phân tích câu đó : câu chưa trọn vẹn ở phần bổ ngữ, ta không hiểu người con gái như thế nào. Vả lại, trong truyện kể, nhân vật bao giờ cũng phải được giới thiệu cụ thể ; chính do đặc điểm của Mị Nương (phụ ngữ : người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu) mới có câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh nhau cầu hôn.3. Tìm các từ có thể thay cho người trong cụm danh từ : Người con gái : nàng con gái, cô con gái, em con gái, đứa con gái, bị con gái, chỉ có 2 từ có thể thay : cô con gái và đứa con gái.Nhưng dùng cô con gái chỉ trong trường hợp giao tiếp thân mật. Vả lại, đó là một từ hiện đại không hợp với văn học dân gian).Dùng đứa con gái thì không phù hợp với việc giới thiệu một vị công chúa con vua. (từ đứa có ý coi thường).Vì vậy, từ người là thích hợp hơn cả vì nó vừa có tính khái quát vừa có tính trang trọng, lại vừa phù hợp với ngôn ngữ truyện kể dân gian.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-cum-danh-tu-38021n.aspx Cập nhật Search Ngay lập tức Trang: