Top 11 # Soạn Bài Đa Dạng Sinh Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Sinh Học 7 Bài 57 Đa Dạng Sinh Học

Soạn Sinh học 7 Bài 57 Đa dạng sinh học thuộc: CHƯƠNG VIII: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Lý thuyết:

Ở gần địa cực khí hậu lạnh, băng đóng gần như quanh năm. Mùa hạ rất ngắn. là mùa hoạt động của mọi loài sinh vật. Cây cối thưa thớt, thấp lùn.

I – ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT Ở MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH

Ở gần địa cực khí hậu lạnh, băng đóng gần như quanh năm. Mùa hạ rất ngắn. là mùa hoạt động của mọi loài sinh vật. Cây cối thưa thớt, thấp lùn. Do khí hậu vô cùng khắc nghiệt nên chi có một số ít loài tồn tại, vi có những thích nghi đặc trưng như có bộ lông rậm và lớp mờ dưới da rất dày để giữ nhiệt cho cơ thể và dự trừ năng lượng chống rét (gấu trắng, hải cẩu, cá voi, chim cánh cụt…). Nhiều loài chim, thú có tập tính di cư tránh rét. một sô ngủ suốt mùa đông (gấu trắng) để tiết kiệm nâng lượng. Nhiều loài (chồn, cáo, cú trắng) về mùa đông có bộ lông màu trắng dề lần với tuyết, che mắt kẻ thù ; về mùa hè bộ lông chuyên sang màu nâu hay xám (hình 57.1).

* Khí hậu môi trường hoang mạc đới nóng rất nóng và khô. Các vực nước rất hiếm gặp, phân bố rải rác và rất xa nhau. Thực vật thấp nhỏ, xơ xác. Động vật gồm ít loài và có những thích nghi rất đặc trưng đối với khí hậu khô và nóng. Ví dụ, chuột nhảy có chân dài, mảnh nên cơ thể nằm cao so với cát nóng, mỗi bước nhảy rất xa trên hoang mạc ; lạc đà có chân cao, mỏng rộng, không bị lún trong cát, có đệm thịt dày chống nóng. Bướu trên lưng lạc đà chứa mỡ. khi cần. mỡ trong bướu có thế chuyến đổi thành nước (nước trao đổi chất) cho hoạt động của cơ thế. Nhiều loài có bộ lông màu nhạt giống với màu cát để không bắt nắng và dề lẩn trốn kẻ thù (hình 57.2).

Câu hỏi cuối bài:

1. Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng. Giải thích?

Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng đều rất khắc nghiệt, rất ít các loài động vật có thể sống được trong những điều kiện này.

* Khí hậu môi trường hoang mạc đới nóng có các đặc điểm:

– Nhiệt độ cao, không khí khô.

– Các vực nước rất hiếm gặp, phân bố rải rác và rất xa nhau.

– Thực vật thấp nhỏ, xơ xác. Động vật gồm ít loài và có những thích nghi rất đặc trưng đối với khí hậu khô nóng.

– Môi trường không có nơi trốn tránh kẻ thù.

→ Để thích nghi được với môi trường này, động vật thường sẽ có kích thước nhỏ, hoạt động chủ yếu vào ban đêm, ban ngày lẩn trốn trong hang cát, phát triển các đặc điểm cơ thể chống lại nhiệt cao và sự mất nước.

* Khí hậu đới lạnh:

– Nhiệt độ quá thấp.

– Thực vật rất kém phát triển.

– Tầng nước mặt hầu hết bị đóng băng.

– Mỗi năm chỉ có một thời gian ngắn khí hậu thuận lợi.

→ Để thích nghi với điều kiện đới lạnh, các loài động vật thường có kích thước lớn, diện tích bề mặt nhỏ để hạn chế mất nhiệt, chúng thường hoạt động ban ngày để tranh thủ lượng nhiệt, màu cơ thể thường giống với màu tuyết để lẩn tránh kẻ thù, cơ thể phát triển các đặc điểm ngăn cản sự mất nhiệt.

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Sinh Học 7 Bài 57: Đa Dạng Sinh Học

Tóm tắt lý thuyết

Động vật phân bố rất rộng rãi trên Trái Đất.

Số loài hiện này có khoảng 1.5 triệu loài.

Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài. Sự đa dạng về loài được biểu thị bằng đặc điểm hình thái và tập tính của loài.

Do khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống rất khác nhau trên các môi trường địa của Trái Đất như: các môi trường đới lạnh, đới ôn hòa, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc …

Tuy nhiên, ở những môi trường có khí hậu khắc nghiệt (đới lạnh, hoang mạc) độ đa dạng thấp vì chỉ có những loài thích nghi với điều kiện giá lạnh (môi trường lạnh) hoặc quá khô (hoang mạc) tồn tại.

Môi trường nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, giới Thực vật phát triển phong phú, nên điều kiện sống đa dạng tạo điều kiện cho sự thích nghi đa dạng của nhiều loài, số loài lớn, độ đa dạng.

Điều kiện khí hậu: khắc nghiệt, chủ yếu là mùa đông, thời gian mùa hè ngắn, băng tuyết phủ gần như quanh năm.

Đặc điểm sinh vật:

Thực vật thưa thớt, thấp lùn, chỉ có 1 số loài.

Động vật: chỉ có 1 số ít loài tồn tại, có đặc điểm: lông rậm rạp, lớp mỡ dưới da dày để giữ nhiệt cho cơ thể và dự trữ năng lượng chống rét (gấu trắng, hải cầu, cá voi, chim cánh cụt …).

1 số loài có đặc điểm di cư để tránh rét, 1 số loài ngủ động để tiết kiệm năng lượng.

1 số loài (chồn, cáo, cú trắng) về mùa đông màu trắng dễ lẫn tuyết, che mắt kẻ thù, về mùa hè bộ lông chuyển màu nâu hay xám, hoạt động ban ngày (thời tiết ấm hơn, tận dụng được nguồn nhiệt).

Kết luận: Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh

Cấu tạo

Bộ lông dày: giữ nhiệt cho cơ thể

Mỡ dưới da dày: giữ nhiệt, dự trữ năng lượng chống rét

Lông màu trắng (mùa đông): dễ lẫn vào tuyết, che mắt kẻ thù

Tập tính:

Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét: tiết kiệm năng lượng, tránh rét, tìm nơi ấm áp

Hoạt động về ban ngày, trong mùa hạ: thời tiết

Điều kiện khí hậu: rất nóng và khô, vực nước rất hiểm và phân bố rải rác xa nhau.

Đặc điểm sinh vật:

Thực vật nhỏ, xơ xác.

Động vật: ít loài và có những đặc trưng đối với khí hậu khô và nóng.

Đặc điểm của động vật thích nghi với khí hậu khô nóng (hoang mạc)

Cấu tạo:

Chân dài: hạn chế ảnh hưởng của cát nóng

Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày: không bị lún, đệm thịt chống nóng

Bướu mỡ lạc đà: dự trữ mỡ (nước trao đổi chất)

Màu lông nhạt, giống màu: giống màu môi trường

Tập tính:

Mỗi bước nhảy cao và xa, di chuyển bằng cách quăng thân: hạn chế tiếp xúc với cát nóng.

Hoạt động vào ban đêm: tránh nóng ban ngày

Khả năng đi xa tốt, nhịn khát: tìm nguồn nước

Bài 58. Đa Dạng Sinh Học (Tiếp Theo)

GIÁO ÁN DẠY TỐT THÁNG 4Ngày soạn: 28/3/2016Tiết 61

I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức– Giải thích được ở môi trường nhiệt đới sự đa dạng về loài là cao hơn hẳn ở môi trướng hoang mạc và đới lạnh – Nêu được ý nghĩa của bảo vệ đa dạng sinh học , Nêu được nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học2. Kĩ năng: Phân tích, khái quát hóa, tìm hiểu thông tin, quan sát tranh* Kĩ năng sống– Kĩ năng hợp tác trong nhóm để thực hiện bài tập– Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi làm suy giảm đa dạng sinh học– Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.– Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểusự đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa, những lợi ích của đa dạng sinh học, về nguy cơ suy giảm và nhiệm vụ bảo vệ sự đa dạng sinh học của toàn dân.3. Thái độGiáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh họcII.CHUẨN BỊ:Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài tập củng cố 2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn các lệnh trong SGKIII.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :1.Ổn định tình hình lớp (1 phút) -Điểm danh học sinh trong lớp.-Chuẩn bị kiểm tra bài cũ2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi kiểm traCâu 1/ ĐDSH động vật ở môi trường đới nóng và đới lạnh thể hiện như thế nào? Cho ví dụ để chứng minh ? Dự kiến phương án trả lời của học sinh: Câu 1/ Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đặc biệt rất thấp chỉ tồn tại những loài có cấu tạo và tập tính thích nghi với điều kiện và thời tiết khắc nghiệt Đới lạnh: Gấu trắng có hiện tượng ngủ đông-Đới nóng: Cấu tạo Chân dài và cao Móng rộng, đệm thịt dày Bướu mỡ lạc đà 3.Giảng bài mới:* Giới thiệu bài (1 phút) Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới thể hiện như thế nào? * Tiến trình bài dạy: Thời gianHoạt động của giáo viênHoạt động của học sinhNội dung

12 phút

+ Giải thích vì sao trên đồng có 7 loài rắn cùng sống mà không hề cạnh tranh? +Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nơi lại có thể tăng cao như vậy? + Tương tự hãy cho một ví dụ minh họa ? +So sánh với đới nóng và đới lạnh?GV gọi đại diện nhóm trả lời kết quả GV nhận xét, bổ sungGV bổ sung thêm ví dụ: Nhiều loài cá sống trong ao:+ Loài kiếm ăn ở tầng nước mặt như cá mè+ Tầng đáy: cá trạch, cá quả+ Đáy bùn: lươnHoạt động 1: Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa HS nghiên cứu thông tin mục I/189/SGK, trả lời câu hỏi

→Thời tiết dễ chịu hơn, ấm áp, mưa vào mùa đông khí hậu ôn hòa →Rất cao thể hiện ở số loài nhiều

ĐDSH động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phúSố loài nhiều do chúng thích nghi với điều kiện sống thích hợp

10 phútHoạt động 2: Lợi ích của đa dạng sinh họcGV yêu cầu HS

Giải Sinh Lớp 7 Bài 58: Đa Dạng Sinh Học (Tiếp Theo)

Giải Sinh lớp 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)

Bài 1: Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng.

Lời giải:

Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái đất, là do môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo điều kiện cho các loài động vật ở nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng của môi trường.

Ví dụ, về sự chuyên hóa tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng, ở đồng bằng Bắc Bộ: có những loài chuyên ăn rắn, có những loài chủ yếu ăn chuột, hoặc chủ yếu ăn ếch nhái hay ăn sâu bọ. Có loài bắt chuột về ban ngày (bắt trong hang), có loài về ban đem (bắt ở ngoài hang). Do vậy, trên cùng một nơi có thể có nhiều loài cùng sống bên nhau, tận dụng được nguồn sống của môi trường mà không cạnh tranh với nhau, làm cho số lượng loài động vật ở nơi đó tăng lên rõ rệt.

Bài 2: Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học.

Lời giải:

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:

– Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị làm mất môi trường sống của động vật.

– Sự săn bắt buôn bán động vật hoang dại cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.

Do vậy, để bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp cấm đốt, phá khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.