Top 8 # Soạn Bài Công Nghệ 8 Trang 52 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Bài Giảng Công Nghệ 8

– Biểu diễn hình dạng bên ngoài: mặt chính có lan can, (mặt bên).

– Là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng (mặt phẳng chiếu cạnh).

TRƯỜNG THCS CÙ CHÍNH LAN MOÂN HOÏC: COÂNG NGHEÄ 8 GIÁO VIÊN: NGUYỄN HỮU TUẤN Kiểm tra bài cũ Em hãy nêu nội dung và trình tự đọc bản vẽ lắp? - Trình tự đọc bản vẽ lắp: 1. Khung tên 2. Bảng kê 3. Hình biểu diễn. 4. Kích thước. 5. Phân tích chi tiết. 6. Tổng hợp. - Nội dung bản vẽ lắp: + Hình biểu diễn + Kích thước + Bảng kê + Khung tên. H14.1 Bản vẽ lắp bộ ròng rọc HÌNH CHIẾU PHỐI CẢNH MỘT SỐ NGÔI NHÀ Biết được nội dung và công dung của bản vẽ nhà. Biết được một số kí hiệu bằng hình vẽ của một số bộ phận dùng trên bản vẽ nhà. Biết cách đọc bản vẽ nhà đơn giản. Mục tiêu bài học TIẾT 14 - BÀI 15: B¶n vÏ nhµ TIẾT 14 - BÀI 15: B¶n vÏ nhµ I. Néi dung b¶n vÏ nhµ: HÌNH 15.1 BẢN VẼ NHÀ MỘT TẦNG - Công dụng: dùng trong thiết kế, thi công xây dựng ngôi nhà. - B¶n vÏ nhµ TIẾT 14 - BÀI 15: B¶n vÏ nhµ a.Mặt bằng: I. Néi dung b¶n vÏ nhµ: - Là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà. - Diễn tả vị trí, kích thước, tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các phòng... Là hình biểu diễn quan trọng nhất của bản vẽ nhà. TIẾT 14 - BÀI 15: B¶n vÏ nhµ a.Mặt bằng: I. Néi dung b¶n vÏ nhµ: b. Mặt đứng: - Là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài của ngôi nhà lên mặt phẳng chiếu đứng (cạnh). - Biểu diễn hình dạng bên ngoài: mặt chính có lan can. TIẾT 14 - BÀI 15: B¶n vÏ nhµ a.Mặt bằng: I. Néi dung b¶n vÏ nhµ: b. Mặt đứng: - Là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài của ngôi nhà lên mặt phẳng chiếu đứng (cạnh). - Biểu diễn hình dạng bên ngoài: mặt chính có lan can, (mặt bên). c. Mặt cắt: - Là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng (mặt phẳng chiếu cạnh). II. Kí hiệu qui ước một số bộ phận của ngôi nhà: TIẾT 14 - BÀI 15: B¶n vÏ nhµ I. Néi dung b¶n vÏ nhµ: II. Kí hiệu qui ước một số bộ phận của ngôi nhà: TIẾT 14 - BÀI 15: B¶n vÏ nhµ I. Néi dung b¶n vÏ nhµ: -Nhaø một tầng -1:100 -Mặt ñứng -Mặt cắt A-A, mặt bằng II. Kí hieäu quy öôùc moät soá boä phaän cuûa ngoâi nhaø I. Noäi dung baûn veõ nhaø III.Ñoïc baûn veõ nhaø -Tên gọi ngôi nhà -Tỉ lệ bản vẽ -Tên gọi hình chiếu -Tên gọi mặt cắt -Kích thước chung -Kích thước từng bộ phận TIẾT 14 - BÀI 15: B¶n vÏ nhµ Kích thöôùc chung: Phoøng sinh hoaït chung: Phoøng nguû : Hieân roäng : Neàn cao Töôøng cao Maùi cao 6300, 4800,4800 (4800 x 2400)+(2400 x 600) 2400 x 2400 2400 x 1500 -Nhaø một tầng -1:100 -Mặt đñứng -Mặt cắt A-A, mặt bằng -6300, 4800, 4800 -Phoøng sinh hoạt chung: (4800 x 2400) + (2400 x 600) - Phoøng ngủ: 2400 x 2400 - Hiên rộng: 1500 x 2400 -Nền cao: 600 -Tường cao: 2700 -Maùi cao: 1500 II. Kí hieäu quy öôùc moät soá boä phaän cuûa ngoâi nhaø I. Noäi dung baûn veõ nhaø III.Ñoïc baûn veõ nhaø 4. Các bộ phận TIẾT 14 - BÀI 15: B¶n vÏ nhµ -Số phòng: 3 phòng: 1 phòng sinh hoạt chung 2 phòng ngủ - Sè cöa ®i vµ cöa sæ: - Một cửa đi hai cánh - 6 cửa sổ đơn - C¸c bé phËn kh¸c: 1 hiªn cã lan can -Nhaø một tầng -1:100 -Mặt đứng -Mặt cắt A-A, mặt bằng -6300, 4800, 4800 -Phoøng sinh hoạt chung: (4800 x 2400) + (2400 x 600) -Phoøng ngủ: 2400 x 2400 -Hieâên rộng: 1500 x 2400 -Nền cao: 600 -Tường cao: 2700 -Maùi cao: 1500 II. Kí hieäu quy öôùc moät soá boä phaän cuûa ngoâi nhaø I. Noäi dung baûn veõ nhaø III.Ñoïc baûn veõ nhaø 4. Các bộ phận 3 phoøng- 1 cöûa ñi hai caùnh, 6 cöûa soå ñôn- 1 hieân coù lan can TIẾT 14 - BÀI 15: B¶n vÏ nhµ Ả N V Ẽ N Đây là tên một loại bản vẽ xây dựng. À H Ô CHỮ BÍ MẬT B Ặ T Đ Ứ N Đây là tên hình biểu diễn mặt chính ngôi nhà. G Ô CHỮ BÍ MẬT M Ặ T C Ắ T Đây là tên hình biểu diễn chiều cao ngôi nhà. Ô CHỮ BÍ MẬT M Ặ T B Ằ N Đây là tên hình biểu diễn vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, của sổ, các phòng...của ngôi nhà. G Ô CHỮ BÍ MẬT M Bản vẽ nhà có những hình biểu diễn: Ô CHỮ BÍ MẬT Ặ T B Ằ N G M Ặ T Đ Ứ N G M Ặ T C Ắ T M Câu 1: Em hãy chọn cặp đôi ký hiệu đúng ? Câu 2: Em hãy chọn cặp đôi ký hiệu đúng ? 3. C¸c b­íc ®äc b¶n vÏ nhµ: 1. Néi dung b¶n vÏ nhµ: Tãm t¾t bµi häc 1. Đäc khung tªn 2. Đäc hình biÓu diÔn 3. Đäc kÝch th­íc 4. Đäc c¸c bé phËn 2. Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà: CÁC HÌNH BiỂU DIỄN NGÔI NHÀ 2 TẦNG MẶT ĐỨNG MẶT BẰNG TẦNG 1 MẶT BẰNG TẦNG 2 MẶT CẮT A-A HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Học bài 15 và trả lời câu hỏi cuối bài. Đọc bản vẽ bài 16 SGK. Ôn Lại toàn bộ kiến thức phần I vẽ kĩ thuật.

Soạn Công Nghệ 8 Vnen Bài 8: Dụng Cụ Cơ Khí

A. Hoạt động khởi động

1. Kể tên những dụng cụ cầm tay dùng trong gia công cơ khí?

2. Kể tên những loại thước đo thường dùng trong gia công cơ khí?

3. Để giữ cố định vật cần gia công, người ta thường sử dụng những dụng cụ nào?

1. Những dụng cụ cầm tay dùng trong gia công cơ khí là: cờlê dẹt, cờlê tròng, mỏ lết, búa, kìm nguội, tua vít dẹt, kìm giữ…

2. Những loại thước đo thường dùng trong gia công cơ khí là: thước lá, thước cặp, thước vuông góc, thước đo góc vạn năng, thước cuộn…

3. Để giữ cố định vật cần gia công, người ta thường sử dụng những dụng cụ là: Êtô hoặc kìm giữ…

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt Trả lời các câu hỏi sau:

1. Trong số các dụng cụ trên hình 8.1, dụng cụ nào thuộc loại tháo, lắp; dụng cụ nào thuộc loại kẹp chặt, dụng cụ nào có thể sử dụng được cả hai chức năng

2. Hãy kể tên loại vật liệu chế tạo các dụng cụ nêu trong hình 8.1

3. Hãy cho biết búa và mũi đột thường dùng để làm gì?

4. Mỏ lết có ưu điểm và hạn chế gì so với cờ lê?

1. Trong các dụng cụ trên hình 8.1 ta thấy:

Dụng cụ thuộc loại tháo, lắp gồm: cờlê dẹt, cờlê tròng, mỏ lết, tua vít dẹt

Dụng cụ thuộc loại kẹp chặt: Kìm giữ và êtô

Dụng cụ có thể dùng được cả hai chức năng là: Búa nguội, cờ lê dẹt + tròng, một số kiểu mũi đột.

2. Loại vật liệu chế tạo các dụng cụ nêu trong hình 8.1 là: sắt, thép, cao su…

3. Búa và mũi đột thường dùng để:

Búa dùng để tạo một lực đóng vào một mặt khác.

Mũi đột dùng để lưu lại các vết đã vạch lên chi tiết bền vững.

4. Mỏ lết có ưu điểm và hạn chế so với cờ lê là:

Ưu điểm: Có thể tháo, lắp được nhiều loại ốc vít có kích cỡ khác nhau

Hạn chế: Nặng hơn, khó khăn trong việc tháo lắp các chi tiết có kích thước quá bé.

2. Dụng cụ đo

Trả lời các câu hỏi sau:

1. Thước cặp có đo được các sản phẩm, chi tiết có kích thước lớn hơn chiều dài của nó hay không?

2. Trong các compa đo trên hình 8.2 – d, compa nào là compa đo trong, compa nào là compa đo ngoài?

3. Tại sao các dụng cụ đo nêu trên hình 8.2 thường làm bằng thép mà không làm bằng nhựa, bằng gỗ?

1. Thước cặp không đo được các sản phẩm, chi tiết có kích thước lớn hơn chiều dài của nó. Theo đó, thước cặp chỉ dùng để đo độ dài, độ rộng của chi tiết hình trụ, đo đường kính trong, đường kính ngoài của các chi tiết dạng lỗ.

2. Trong các compa đo trên hình 8.2 – d, compa đo ngoài là compa thứ nhất và thứ ba, compa đo trong là compa thứ hai.

3. Các dụng cụ đo nêu trên hình 8.2 thường làm bằng thép mà không làm bằng nhựa, bằng gỗ vì làm bằng thép có độ bền chắc chắn, khó gãy, khó bị mục nát hoặc biến đổi do thời tiết, nhiệt độ…

3. Dụng cụ gia công Trả lời các câu hỏi sau:

1. Mô tả cấu tạo của bốn loại dụng cụ gia công nguội thông thường

2. Tại sao răng của lưỡi cưa sắt thường rất nhỏ so với lưỡi cưa gỗ?

3. Tên của các loại dũa được gọi theo cơ sở nào?

1. Cấu tạo của bốn loại dụng cụ gia công nguội thông thường là:

Búa: Cán búa bằng gỗ, đầu búa bằng thép

Cưa: Khung và lưỡi cưa làm bằng thép, tay cầm làm bằng gỗ

Đục: Làm bằng thép, một đầu tròn một đầu dẹt

Dũa: Lưỡi dũa bằng thép taro hai mặt, cán dũa làm bằng gỗ

2. Răng của lưỡi cưa sắt thường rất nhỏ so với lưỡi cưa gỗ vì sắt cứng, nên muốn cưa được sắt cần phải cưa để nó ăn sâu từ từ, điều đó đòi hỏi răng cửa phải nhỏ. Nếu răng cưa lớn và thưa thì khi cưa sắt răng cưa sẽ bị méo mó hoặc gãy.

C. Hoạt động luyện tập

Nêu khái quát nhiệm vụ của ba nhóm dụng cụ: tháo, lắp và kẹp chặt, đo và dụng cụ gia công

Nêu cách sử dụng mỏ lết

Kìm giữ và kìm nguội có điểm gì khác nhau cơ bản.

Khái quát nhiệm vụ của ba nhóm dụng cụ: tháo, lắp và kẹp chặt, đo và dụng cụ gia công:

Dụng cụ tháo, lắp, kẹp chặt có nhiệm vụ tháo, lắp các chi tiết của máy cơ khí, giúp làm chặt các chi tiết thành một khối thống nhất và hoàn chỉnh, không bị rơi rã.

Dụng cụ đo có nhiệm vụ đo các kích thước của máy cơ khí như chiều dài, chiều rộng, đường kính trong, đường kính ngoài để có những thông số chính xác nhất.

Dụng cụ gia công có nhiệm vụ làm cho các chi tiết vừa vặn, nhẵn bóng hơn, đẹp hơn và ăn khớp với các chi tiết khác trong cấu trúc máy…

Cách sử dụng mỏ lết là: Mỏ lết thường với cấu tạo 1 ngàm cố định và 1 ngàm di động sẽ giúp bạn vặn các bu lông, đai ốc với nhiều kích cỡ khác nhau.

Khi sử dụng mỏ lết thường bạn chỉ cần xoay con ốc điều chỉnh cỡ ngàm trên thân mỏ lết để 2 ngàm của mỏ lết tiếp xúc chặt với đai ốc và vặn hoặc siết theo đúng chiều xoay. Nên sử dụng lực kéo về phía cơ thể một cách dễ dàng và an toàn hơn.

Kìm giữ và kìm nguội có điểm khác nhau cơ bản là:

Kìm giữ: dùng để giữ chặt chi tiết để tháo lắp một cách dễ dàng

Kìm nguội: dùng để cắt, tuốt, bấm……

D. Hoạt động vận dụng

Tìm hiểu thực tiễn ở địa phương và trả lời các câu hỏi sau:

Kể tên những loại dụng cụ cơ khí dùng trong sản xuất cơ khí ở gia đình, ở địa phương

Nêu những điểm cần lưu ý để đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gia công cơ khí trong sản xuất, sinh hoạt gia đình?

Những loại dụng cụ cơ khí dùng trong sản xuất cơ khí ở gia đình, địa phương em là: búa, dũa, kìm, mỏ lết cờlê tròng, cưa, thước cuộn, thước cặp, thước lá, tua vít…

Những điểm cần lưu ý để đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gia công cơ khí trong sản xuất, sinh hoạt gia đình là:

Đeo găng tay và các thiết bị bảo hộ cần thiết khi sử dụng dụng cụ gia công cơ khí

Nắm rõ cách sử dụng của dụng cụ trước khi dùng

Trong quá trình làm phải tập trung, tránh hiện tượng các dụng cụ cắt, đập vào tay, chân….

……………………………………..

Soạn Công Nghệ 8 Bài 2 Ngắn Nhất: Hình Chiếu

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT ĐƯỢC:

– Học sinh hiểu thế nào là phép chiếu, hình chiếu vuông góc và vị trí các hình chiếu.

– Biết được sự tương quan giữa các hướng chiếu với các hình chiếu.

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2 ngắn gọn

Khi chiếu một vật thể lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.

– Phép chiếu vuông góc có các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.

– Phép chiếu song song có các tia chiếu song song với nhau.

– Phép chiếu xuyên tâm có các tia chiếu hội tụ ở một điểm.

III. Các hình chiếu vuông góc

1. Các mặt phẳng chiếu

– Mặt chính diện: gọi là mặt phẳng chiếu đứng.

– Mặt nằm ngang: gọi là mặt phẳng chiếu bằng.

– Mặt cạnh bên: gọi là mặt phẳng chiếu cạnh.

2. Các hình chiếu

– Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới.

– Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống.

– Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang.

Hình chiếu đứng ở trên hình chiếu bằng và ở bên trái hình chiếu cạnh.

Hướng dẫn Soạn Công nghệ 8 Bài 2 ngắn nhất

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 2 trang 8: Hãy quan sát các hình 2.2 và nhận xét về đặc điểm của các tia chiếu trong các hình a, b và c.

– Hình b: Các tia chiếu đi qua các điểm của hình và song song với nhau đến mặt phẳng chiếu.

– Hình c: Các tia chiếu đi qua các điểm của hình và vuông góc với mặt phẳng chiếu.

Câu hỏi Công nghệ 8 Bài 2 trang 9: Quan sát các hình 2.3 và hình 2.4, cho biết các hình chiếu đứng, chiếu bằng và chiếu cạnh thuộc các mặt phẳng chiếu nào và có hướng chiếu như thế nào?

– Hình chiếu bằng nằm ở mặt phẳng chiếu bằng, có hướng chiếu từ trên xuống.

– Hiếu chiếu cạnh nằm ở mặt phẳng chiếu cạnh, có hướng chiếu từ trái sang.

Em hãy quan sát hình 2.4 và cho biết vị trí các hình chiếu ở trên bản vẽ được sắp xếp như thế nào?

– Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

– Hình chiếu bằng nằm ở dưới hình chiếu đứng.

Soạn Bài 1 trang 10 ngắn nhất: Thế nào là hình chiếu của một vật thể?

Hình chiếu của một vật thể là hình nhận được trên mặt phẳng của vật thể đó.

Soạn Bài 2 trang 10 ngắn nhất: Có các phép chiếu nào? Mỗi phép chiếu có đặc điểm gì?

– Các phép chiếu: xuyên tâm, song song, vuông góc.

– Phép chiếu vuông góc: vẽ các hình chiếu vuông góc.

– Phép chiếu song song, phép chiếu xuyên tâm: vẽ các hình biểu diễn ba chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật.

Soạn Bài 3 trang 10 ngắn nhất: Tên gọi và vị trí của các hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào.

– Mặt phẳng chiếu bằng được mở xuống dưới cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng nghĩa là hình chiếu bằng ở dưới hình chiều đứng trên bản vẽ.

– Mặt phẳng chiếu cạnh được mở sang bên phải cho trùng với mặt phẳng chiếu đứng nghĩa là hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng trên bản vẽ.

Soạn Bài 4 trang 10 ngắn nhất: Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, C và các hình chiếu 1, 2,3 (h.2.6).

b) Ghi tên gọi các hình chiếu 1, 2, 3 vào bảng 2.2.

Câu 1: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:

A. hình chiếu

B. Vật chiếu

C. Mặt phẳng chiếu

D. Vật thể

Câu 2: Điểm A của vật thể có hình chiếu là điểm A’ trên mặt phẳng. Vậy A A’ gọi là:

A. Đường thẳng chiếu

B. Tia chiếu

C. Đường chiếu

D. Đoạn chiếu

Câu 3: Có những loại phép chiếu nào?

A. Phép chiếu xuyên tâm

B. Phép chiếu song song

C. Phép chiếu vuông góc

D. Cả 3 đáp án trên

Có các loại phép chiếu là xuyên tâm, vuông góc và song song.

Câu 4: Để vẽ các hình chiếu vuông góc, người ta sử dụng phép chiếu:

A. Song song

B. Vuông góc

C. Xuyên tâm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Để vẽ các hình biểu diễn 3 chiều, người ta sử dụng phép chiếu:

A. Vuông góc

B. Vuông góc và song song

C. Song song và xuyên tâm

D. Vuông góc và xuyên tâm

Vì phép chiếu song song và xuyên tâm dùng để vẽ hình biểu diễn ba chiều bổ sung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật

Câu 6: Để diễn tả chính xác hình dạng vật thể, ta chiếu vuông góc vật thể theo:

A. Một hướng

B. Hai hướng

C. Ba hướng

D. Bốn hướng

Câu 7: Có mấy mặt phẳng hình chiếu?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Vì đó là mặt phẳng chiếu đứng, mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh.

Câu 8: Có các hình chiếu vuông góc nào?

A. Hình chiếu đứng

B. Hình chiếu bằng

C. Hình chiếu cạnh

D. Cả 3 đáp án trên

Vì theo ba hướng chiếu sẽ thu được ba hình chiếu tương ứng.

Câu 9: Để thu được hình chiếu đứng, hướng chiếu từ:

A. Trước tới

B. Trên xuống

C. Trái sang

D. Phải sang

Vì hướng chiếu từ trên xuống sẽ thu được hình chiếu bằng, hướng chiếu từ trái sang sẽ thu được hình chiếu cạnh, hướng chiếu từ phải sang sẽ không thu được hình chiếu.

Câu 10: Chọn phát biểu sai về vị trí hình chiếu:

A. Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng

B. Hình chiếu cạnh bên phải hình chiếu đứng

C. Hình chiếu đứng ở dưới hình chiếu bằng

D. Đáp án A và B đúng

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 2: Hình chiếu trong SGK Công nghệ 8. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra để đạt kết quả cao.

Soạn Công Nghệ 8 Bài 13 Ngắn Nhất: Bản Vẽ Lắp

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT ĐƯỢC:

Biết được nội dung và công dung của bản vẽ lắp

Tóm tắt lý thuyết Công nghệ 8 Bài 13 ngắn gọn

Bản vẽ lắp là tài liệu kĩ thuật chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm.

Bản vẽ lắp diễn tả hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết máy của sản phẩm.

Kích thước: Gồm kích thước chung của sản phẩm, kích thước lắp của các chi tiết.

Bảng kê: Gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng,vật liệu …

Khung tên: Tên sản phẩm, tỷ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế …

Đọc bản vẽ lắp là thông qua các nội dung của bản vẽ lắp để biết được hình dạng. Kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm.

Khi đọc thường theo trình tự nhất định.

– Khung tên.

– Bảng kê.

– Hình biểu diễn.

– Kích thước.

– Phân tích chi tiết.

– Tổng hợp.

2. Kích thước chung: kích thước chiều dài, chiều cao và chiều rộng của sản phẩm.

Hướng dẫn Soạn Công nghệ 8 Bài 13 ngắn nhất

Soạn Bài 1 trang 43 ngắn nhất: So sánh nội dung bản vẽ lắp với bản vẽ chi tiết. Bản vẽ lắp dùng để làm gì?

– Hình biểu diễn: hình chiếu, hình cắt diễn tả hình dạng, kết cấu và vị trí các chi tiết máy của bộ vòng đai.

– Hình biểu diễn: gồm hình cắt (ở vị trí hình chiếu đứng) và hình chiếu cạnh, Biểu diễn hình dạng bên trong, bên ngoài của ống lót.

– Kích thước: gồm kích thước đường kính ngoài, đường kính trong và chiều dài. Đơn vị là milimét.

– Yêu cầu kĩ thuật: gồm chỉ dẫn về gia công, xử lí bề mặt…

– Khung tên: gồm tên gọi chi tiết máy, vật liệu, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế (chế tạo).

– Kích thước: gồm kích thước chung của bộ vòng đai, kích thước lắp ráp các chi tiết.

– Bảng kê: gồm số thứ tự, tên gọi chi tiết, số lượng, vật liệu.

– Khung tên: gồm tên sản phẩm, tỉ lệ, kí hiệu bản vẽ, cơ sở thiết kế (sản xuất).

Soạn Bài 2 trang 43 ngắn nhất: Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp

– 1. Khung tên.

– 2. Bảng kê.

– 3. Hình biểu diễn.

– 4. Kích thước.

– 5. Phân tích chi tiết.

– 6. Tổng hợp

Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 13 tuyển chọn

A. Hình dạng sản phẩm

B. Kết cấu sản phẩm

C. Vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Bản vẽ lắp dùng trong:

A. Thiết kế sản phẩm

B. Lắp ráp sản phẩm

C. Sử dụng sản phẩm

D. Cả 3 đáp án trên

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đó là hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên.

A. Hình biểu diễn

B. Kích thước

C. Bảng kê

D. Khung tên

A. Hình biểu diễn

B. Yêu cầu kĩ thuật

C. Kích thước

D. Khung tên

Câu 6: Trình tự đọc bản vẽ lắp gồm mấy bước?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đó là hình biểu diễn, kích thước, bảng kê, khung tên, phân tích chi tiết, tổng hợp.

Câu 7: Trình tự đọc bản vẽ lắp khác trình tự đọc bản vẽ chi tiết ở chỗ có thêm bước:

A. Bảng kê

B. Phân tích chi tiết

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

A. Kích thước chung

B. Kích thước lắp

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

A. Chiều dài sản phẩm

B. Chiều rộng sản phẩm

C. Chiều cao sản phẩm

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Trình tự đọc bản vẽ lắp là:

A. Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp

B. Khung tên, hình biểu diễn, bảng kê, kích thước, phân tích chi tiết, tổng hợp