Top 6 # Soạn Bài 8 Môn Sinh Lớp 10 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Bài Soạn Môn Sinh Học Lớp 8

Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên

Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học

2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết các bộ phận cấu tạo trên cơ thể người

3/ Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn .

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh : H1.1, H1.2, H1.3

Tiết :1 Ngày : BÀI 1 : BÀI MỞ ĐẦU I/ MỤC TIÊU: 1/Kiến thức: Nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên Nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học 2/ Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết các bộ phận cấu tạo trên cơ thể người 3/ Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn . II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 2 / Giáo viên: Tranh : H1.1, H1.2, H1.3 Bảng phụ 3 / Học sinh : III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số công việc chuẩn bị của hs 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Mở bài : Trong chương trìng Sinh học lớp 7, các em đã học các ngành động vật nào? Lớp động vật nào trong ngành Động vật có xương sống có vị trí tiến hoá nhất? 4/Hoạt độngdạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi Hoạt động 1: Vị trí của con người trong tự nhiên Mục tiêu: HS xác định được.vị trí của con người trong tự nhiên Cách tiến hành: GV cho HS đọc thông tin Treo bảng phụ phần ( GV nhận xét, kết luận Kết luận:Các đặc điểm phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói và chữ viết Hoạt động 2: Xác định mục đích nhiệm vụ của phần cơ thể người và vệ sinh Mục tiêu : Hs biết được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học Cách tiến hành: GV cho HS đọc thông tin trong SGK Có mấy nhiệm vụ? Nhiệm vụ nào là quan trọng hơn? Vì sao phải nghiên cứu cơ thể về cả 3 mặt: cấu tạo, chức năng và vệ sinh? GV lấy ví dụ giải thích câu "Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ". Khi cười, tâm lí căng thẳng được giải toả, bộ não trở nên trở nên hưng phấn hơn, các cơ hô hấp hoạt động mạnh, làm tăng khả năng lưu thông máu, các tuyến nội tiết tăng cường hoạt động. Mọi cơ quan trong cơ thể đều trở nên hoạt động tích cực hơn, làm tăng cường quá trình trao đổi chất. Vì vậy, người luôn có cuộc sống vui tươi là người khoẻ mạnh, có tuổi thọ kéo dài GV cho hoạt động nhóm trả lời ( và nêu một số thành công của giới y học trong thời gian gần đây Kết luận: Sinh học 8 cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện cơ thể Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp học tập bộ môn Mục đích: HS nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học Cách tiến hành: GV cho HS đọc thông tin Nêu lại một số phương pháp để học tập bộ môn Kết luận: Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là kết hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tến cuộc sống Đọc thông tin SGK Các nhóm lần lượt trình bày, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung HS đọc thông tin SGK 2 nhiệm vụ. Vì khi hiểu rõ đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể, chúng ta mới thấy được loài người có nguồn gốc động vật nhưng đã vượt lên vị trí tiến hoá nhất nhờ có lao động HS hoạt động nhóm trả lời ( và nêu một số thành tựu của ngành y học Các nhóm khác nhận xét - bổ sung HS đọc thông tin SGK Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi I/ Vị trí của con người trong tự nhiên Các đặc điểm phân biệt người với động vật là người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy, tiếng nói và chữ viết II/ Nhiệm vụ của phần cơ thể người và vệ sinh Sinh học 8 cung cấp những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và rèn luyện

Bài Soạn Môn Sinh Học 8

Ngµy gi¶ng: 27/4(8A, 8B) TiÕt 64 – Bµi : 61 CƠ QUAN SINH DỤC NỮ I. Mơc tiªu: 1. KiÕn thøc: – HS kể tên và xác định được trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ – Nêu được chức năng cơ bản của từng bộ phận – Nêu rõ đặc điểm của trứng 2. Kü n¨ng sèng : – Kĩ năng giao tiếp: tự tin nói với các bạn trong nhóm, lớp tên gọi các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ và chức năng của chúng. – Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và chức năng của các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ. – Kĩ năng lắng nghe tích cực. 3. Th¸i ®é: – Cã ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ cơ quan sinh dục II.§å dïng d¹y häc: 1. Gi¸o viªn: – Tranh phóng to hình 61.1,61.2 – Tranh quá trình sinh sản ra trứng, phôtô bài tập tr.192 III.Ph­¬ng Ph¸p: – Vấn đáp tìm tòi, thuyÕt tr×nh, d¹y häc nhãm. IV. Tỉ chøc giê häc: 1. ỉn ®Þnh tỉ chøc: 2. Khëi ®éng: ( 05 phĩt) – KiĨm tra bµi cị: ? Nêu cấu tạo và chức năng từng bộ phận của cơ quan sinh dục nam? 3. Bµi míi: Ho¹t ®éng 1: Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ và chức năng của từng bộ phận: (20 phĩt) Mơc tiªu: – HS kể tên và xác định được trên tranh các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ – Nêu được chức năng cơ bản của từng bộ phận §å dïng: Tranh phóng to hình 61.1. C¸ch tiÕn hµnh: Ho¹t ®éng cđa GV vµ HS Néi dung B­íc 1: – GV nêu câu hỏi: ? Cơ quan sinh dục nữ gồm những bộ phận nào?Chức năng của từng bộ phận? – Hoàn thành bài tập tr.190 B­íc 2: – HS tự nghiên cứu thông tin ghi nhớ kiến thức ” trao đổi nhóm thống nhất ý kiến – Đại diện nhóm trình bày “nhóm khác bổ sung B­íc 3: – GV đánh giá phần kết quả của các nhóm – GV giáo dục ý thức giữ vệ sinh ở nữ ” tránh viêm nhiễm ảnh hưởng tới chức năng. I. Các bộ phận của cơ quan sinh dục nữ và chức năng của từng bộ phận: *. Cơ quan sinh dục nữ gồm: – Buồng trứng : nơi sản sinh trứng – èng dẫn, phiểu: thu và dẫn trứng – Tử cung: đón nhân và nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh – ¢m đạo: thông với tử cung – Tuyến tiền đình: tiết dịch nhên ®Ĩ b«i tr¬n ©m ®¹o Ho¹t ®éng 2: Sự sinh trứng và đặc điểm sống của trứng: (12 phĩt) Mơc tiªu: – Nêu rõ đặc điểm của trứng. §å dïng: – Tranh phóng to hình 61.2 C¸ch tiÕn hµnh: B­íc 1: – GV nêu vấn đề: ? Trứng đựơc sinh ra khi nào? Từ đâu ? như thế nào? ? Trứng có đặc điểm gì về cấu tạo và hoạt động sống? B­íc 2: – HS tự nghiên cứu thông tin và tranh ảnh. – GV đánh giá kết quả các nhóm B­íc 3: – GV giảng giải thêm về quá trình giảm phân hình thành trứng + Trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh + Hiện tượng kinh nguyệt đánh dấu giai đoạn dậy thì ở nữ ? Tại sao nói trứng di chuiyển trong ống dẫn? ? Tại sao trứng chỉ có 1 loại mang X còn tinh trùng có hai loại X và Y ? ? Trứng rụng làm thế nào vào được ống dẫn trứng? II. Sự sinh trứng và đặc điểm sống của trứng: – Trứng được sinh ra ở buồng trứng bắt đầu từ tuổi dậy thì – Trứng lớn hơn tinh trùng, chứa nhiều chất dinh dưỡng và không di chuyển – Trứng có 1 loại mang X – Trứng sống được 2-3 ngày và nếu đựơc thụ tinh sẽ phát triển thành thai 4. Củng cố: (5 phút) – Yêu cầu HS hoàn thành bài tập sgk 5.Hướng dẫn học ở nhà:(2 phút) – Đọc mục “ em có biết” – Đọc trước bài 62.

Soạn Bài Môn Văn Lớp 10 Bài Uy

1. Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về mẫu 1

1.1. Tìm hiểu chung

Việc tìm hiểu chung giúp chúng ta hiểu rõ về nội dung, ý nghĩa của bài, và trả lời câu hỏi cuối bài.

Nội dung chính:

Đoạn trích kể về cảnh gặp gỡ của hai vợ chồng Uy – lít – xơ sau hai mươi năm xa cách. Trong cảnh ấy các nhân vật đã thử thách lẫn nhau để tìm về hạnh phúc. Câu chuyện ngợi ca vẻ đẹp trí tuệ và khát vọng hạnh phúc của người Hi Lạp. Nó nhắc nhở ta tình cảm gia đình bao giờ cũng rất cao quý, thiêng liêng.

Mở bài Uy-Lít-Xơ trở về

Kết bài Uy-Lít-Xơ trở về

Ý nghĩa văn bản:

– Ca ngợi tình vợ chồng son sắt, thủy chung.

– Ca ngợi trí tuệ và đạo đức con người.

1.2. Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Bố cục: 2 phần

– Phần 1 (từ đầu…người kém gan dạ): Cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật, Pê – nê – lốp chưa chịu nhận chồng.

– Phần 2 (còn lại): Vượt qua thử thách, Uy – lít – xơ được đoàn tụ cùng gia đình.

1.3. Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

– Tâm trạng của Uy – lít – xơ khi gặp lại vợ và gia đình:

+ Vui vẻ, mừng rỡ, vui sướng.

+ Bình tĩnh, sáng suốt.

+ Nhẫn nại mỉm cười với con trai.

– Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất:

+ Cao quý: yêu thương vợ con, quê hương.

+ Nhẫn nại: bị Pê – nê – lốp dửng dung, thử thách mà không hề tức giận.

+ Khôn ngoan: hiểu được tấm lòng của Pê – nê – lốp, lo liệu trước mọi chuyện để đối phó với những kẻ cầu hôn vừa bị giết.

1.4. Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

– Pê – nê – lốp “lòng vẫn rất đỗi phân vân” vì Uy – lít – xơ xuất hiện với bộ dạng của người hành khất, quần áo rách mướp…Nàng không muốn nhận nhầm chồng vì đó là điều tối kị của người Hi Lạp.

– Pê – nê – lốp đặt ra thử thách “bí mật của chiếc giường” cho thấy nàng là con người trí tuệ sắc sảo, thận trọng, bình tĩnh, tự tin và giàu lòng yêu thương.

1.5. Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

– Cách kể của Hô – me – rơ qua đoạn trích thể hiện đặc trưng phong cách sử thi: chậm rãi, tỉ mỉ, trang trọng.

– Tác giả dùng cụm danh – tính từ để gọi nhân vật, khắc họa bản chất của nhân vật.

– Ở đoạn cuối, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh mở rộng và so sánh có đuôi dài.

1.6. Luyện tập

Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Tổ chức diễn kịch cảnh “cảnh nhận mặt bằng phép thử bí mật của chiếc giường”.

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Kể lại đoạn trích Uy-lít-xơ trở về trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp theo nhân vật Uy-lít-xơ

Nhập vai kể lại cảnh:

Sau khi tiêu diệt hết bọn cầu hôn và cùng với con trai Tê – lê – mác trừng phạt lũ đầy tớ, ta hồi hộp đợi mong thời khắc, Pê – nê – lốp nhận ra ta. Thế nhưng hôm ấy, ta ngồi đợi rất lâu nàng yên lặng bước vào và lặng thing không nói. Trong lúc đang băn khoăn thì Tê – lê – mác lên lời trách mẹ. Nàng khẳng định với con trai nếu ta đúng là chồng nàng thật thì hẳn sẽ có những dấu hiệu riêng để nhận ra nhau. Ta trở về ngồi đối diện vớ Pê – nê – lốp trên chiếc ghé bành rồi nhắc nhũ mẫu Ơ – ri – clê chuẩn bị kê riêng cho mình một chiếc giường để ngủ. Nghe Pê – nê – lốp nói, ta bỗng nhắc lại tất cả bí mật về quá trình chế tác chiếc giường xưa. Vừa mới nói dứt lời, ta thấy Pê – nê – lốp chạy đến ôm chầm lấy cổ ta và nói lời yêu thương nghẹn ngào trong nước mắt. Ta ôm chặt nàng, người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời thủy chung sau bao nhiêu năm xa cách.

2. Soạn bài Uy-Lít-Xơ trở về mẫu 2

2.1. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Tóm tắt đoạn trích

Sau khi hạ được thành Tơ-roa, Uy-lít-xơ “hồi quân” trở về quê hương. Chàng phải lênh đênh góc biển chân trời mười năm đằng đẵng mà vẫn chưa về tới quê nhà. Chàng bị nữ thần Ca-líp-xô, vì yêu chàng nên cầm giữ. Cảm thương số phận Uy-lít-xơ, thần Dớt sai Héc-mét đến lệnh cho Ca-líp-xô phải để chàng đi. Bị bão đánh chìm bè, chàng dạt vào xứ Phê-a-ki, được công chúa Nô-xi-ca yêu và nhà vua tiếp đãi tử tế. Theo ý nhà vua, Uy-lít-xơ kể lại những chuyện li kì, mạo hiểm trên bước đường gian truân phiêu bạt của mình cùng đồng đội: chuyện thoát khỏi xứ sở những tên khổng lồ một mắt, chuyện thoát khỏi tiếng hát đầy quyến rũ của các nàng tiên cá Xi-ren nguy hiểm,… Cảm phục, nhà vua cho thuyền đưa chàng về quê hương I-tác. Về đến nhà, chàng giả dạng người hành khất nên Pê-nê-lốp, vợ chàng, không nhận ra. Để trả lời sự thúc ép của bọn cầu hôn, Pê-nê-lốp thách ai giương được chiếc cung của Uy-lít-xơ và bắn một phát xuyên qua mười hai chiếc vòng rìu thì sẽ lấy người đó. Tất cả bọn cầu hôn đều thất bại, Uy-lít-xơ xin được bắn và chàng đã thắng. Nhân cơ hội đó, cha con chàng trừng trị bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội.

Đoạn trích là cảnh gặp gỡ của hai vợ chồng sau hai mươi năm xa cách nhưng nó diễn ra không bình thường mà trở thành một cảnh nhận mặt. Trong cảnh ấy các nhân vật đã thử thách lẫn nhau để tìm về hạnh phúc. Câu chuyện là bài ca về vẻ đẹp trí tuệ và khát vọng hạnh phúc của người Hi Lạp. Nó nhắc nhở ta tình cảm gia đình bao giờ cũng rất cao quý, thiêng liêng.

2.2. RÈN KĨ NĂNG

1. Cảnh này có thể chia thành hai phần: Phần một từ đầu đến “…người kém gan dạ” và phần hai là đoạn còn lại.

Đoạn 1 (từ đầu đến… xác chết của bọn cầu hôn và người giết chúng.), Ơ-ri-clê và Pê-nê-lốp: Ơ-ri-clê báo tin và thuyết phục Pê-nê-lốp.

Đoạn 2 (từ Nói xong, nàng bước xuống lầu cho đến chúng tôi cũng không phải là người kém gan dạ), Tê-lê-mác, Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp: Thái độ của Tê-lê-mác đối với việc mẹ không chịu thừa nhận cha.

Đoạn 3 (phần còn lại), Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ: Pê-nê-lốp thử thách Uy-lít-xơ, vợ chồng đoàn tụ.

2. Đối thoại của các nhân vật trong các đoạn ấy thể hiện những sắc thái tình cảm riêng: đối thoại của nhũ mẫu Ơ-ri-clê cho thấy niềm vui sướng của người đầy tớ trung thành gắn bó với gia đình, đối thoại của Pê-nê-lốp với nhũ mẫu cho thấy sự thanh thản, với con trai lại cho thấy sự phân vân v.v…

3. Pê-nê-lốp “lòng vẫn rất đỗi phân vân” vì nếu những vị hành khất là chồng nàng thực thì tại sao trong lần gặp trước lại không nói ra. Hơn nữa, nếu Pê-nê-lốp vội vã mà nhận lầm thì danh dự của nàng sẽ bị tổn thương rất lớn (điều tối kỵ của người Hi Lạp).

4. Pê-nê-lốp có nhiều phẩm chất cao đẹp, đặc biệt là trí tuệ sắc sảo, sự bình tĩnh tự tin và luôn thận trọng trong mọi tình huống. Khi nàng nhấn mạnh “cha và mẹ… không ai biết hết” chính là lúc nàng cố ý tạo ra một hoàn cảnh thử thách đối với Uy-lít-xơ. Nó là gợi ý về dấu hiệu nhận ra nhau của vợ chồng nàng. Câu nói ấy vừa thể hiện sự thận trọng, vừa thể hiện sự thông minh sắc sảo của Pê-nê-lốp.

Thực ra Pê-nê-lốp không phải là người “bao giờ lòng dạ cũng rắn hơn cả đá”, có “một trái tim sắt đá hơn ai hết”. Hai mươi năm phải làm chủ gia đình, lại phải đối diện với bao thử thách, nàng đã phải tạo cho mình cái vỏ bọc cứng rắn. Có như vậy nàng mới chờ được đến ngày người chồng trở về để được ùa vào lòng chàng mà bật lên bao nhiêu cảm xúc dồn nén mấy chục năm.

5. Pê-nê-lốp phải dùng đến cách thử bí mật của chiếc giường trong màn nhận mặt nàng vì bí mật ấy giúp giải tỏa được nhiều mối nghi ngờ. Trước hết, để Pê-nê-lốp biết đó không phải là Uy-lít-xơ giả. Sau nữa, nó còn là minh chứng cho lòng chung thủy của nàng. Nếu chiếc giường đã bị chuyển đi hoặc đã không còn là bí mật của riêng hai vợ chồng nữa thì cũng có nghĩa là phẩm giá của Pê-nê-lốp cũng không còn nguyên vẹn. Phép thử ấy không những chỉ nói lên phẩm chất kiên trinh của Pê-nê-lốp mà còn khắc sâu sự bền vững của tình cảm gia đình, tình cảm vợ chồng cha con.

Qua hành động của Pê-nê-lốp (một sự cẩn trọng gần như thái quá) chúng ta có thể thấy được tính chất phức tạp của thời đại – nơi mà những hiểm nguy luôn rình rập, đe dọa con người.

Sau khi nghe Pê-nê-lốp nói với Tê-lê-mác, Uy-lít-xơ vẫn nhẫn nại mỉm cười nói với con trai: “Tê-lê-mác, con! Đừng làm rầy mẹ, mẹ còn muốn thử thách cha ở tại nhà này. Thế nào rồi mẹ con cũng sẽ nhận ra, chắc chắn như vậy…”; thì còn là nói với chính Pê-nê-lốp. Như vậy, khi nói những lời này, Uy-lít-xơ đã nhận ra ý định thử thách của Pê-nê-lốp và mặc dù chưa biết sự thử thách đó là gì nhưng chàng vẫn sẵn sàng chấp nhận. Có thể nói, Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ đã ngầm đối thoại với nhau. Cái “mỉm cười” của Uy-lít-xơ cho thấy chàng là người hết sức bản lĩnh, biết kìm chế tình cảm để có được sự sáng suốt, chín chắn. Đó là cái “mỉm cười” của người hiểu rõ khả năng của mình, tin vào mình, cũng là cái cười thấu hiểu và độ lượng đối với vợ và con trai mình.

7. Cách kể của Hô-me qua màn gặp mặt là một lối kể mang đậm phong cách kể chuyện của sử thi: chậm rãi, tỉ mỉ và trang trọng. Lối kể ấy làm các sự việc như được kéo dài ra và hồi hộp hơn. Sử thi thường được kể (diễn xướng) trong những khoảng thời gian dài. Vì thế phong cách kể ấy làm cho những đêm nghe kể sử thi hứng khởi và hấp dẫn hơn. Phẩm chất của các nhân vật thường được nhà văn miêu tả qua đối thoại – những đối thoại đầy trí tuệ, có chiều sâu và thường đa nghĩa. Bên cạnh đó biện pháp phân tích diễn biến nội tâm của nhân vật cũng tham gia tích cực vào việc xây dựng nên hình tượng các nhân vật trong đoạn trích này.

Trong khổ cuối (“Dịu hiền… buông rời”), Hô-me đã sử dụng biện pháp so sánh mở rộng, kiểu câu tầng bậc và lối lặp đi lặp lại các định ngữ chỉ phẩm chất của nhân vật. Các biện pháp nghệ thuật ấy đã cho thấy vẻ đẹp, phẩm chất đặc biệt là niềm vui mừng khôn xiết của Pê-nê-lốp khi nhận ra người chồng yêu quý của mình.

Để khắc hoạ nổi bật hình tượng nhân vật, Hô-me-rơ đã sử dụng một nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc. Trong đoạn trích, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sử thi được thể hiện rất rõ trong đoạn từ “Nói xong, nàng bước xuống lầu” cho đến “dưới bộ quần áo rách mướp.”. Nếu như trong tiểu thuyết hiện đại, tâm lí nhân vật thường được diễn tả trực tiếp, với cái nhìn từ bên trong thì ở đây, bút pháp sử thi lại diễn tả tâm lí nhân vật thông qua hành động, cách ứng xử, thái độ từ những biểu hiện bên ngoài, với cái nhìn từ bên ngoài. Tâm trạng phân vân, đầy nghi hoặc của Pê-nê-lốp được diễn tả bằng những chi tiết như :

… nàng không biết nên đứng xa xa hỏi chuyện người chồng yêu quý của mình hay nên lại gần, ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn?

Khi vào đến nhà, bước qua ngưỡng cửa bằng đá, nàng đến ngồi trước mặt Uy-lít-xơ, dưới ánh lửa hồng, dựa vào bức tường đối diện…

…nàng vẫn ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướp.

8. Có thể so sánh giữa cách miêu tả tâm lí nhân vật giữa sử thi Đam Săn của Việt Nam và sử thi cổ điển Ô-đi-xê của Hi Lạp qua hai đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây và đoạn trích Uy-lít-xơ trở về để thấy được sự giống nhau và khác nhau về bút pháp sử thi giữa hai tác phẩm, hai truyền thống văn học, qua đó nắm được những đặc điểm tiêu biểu của bút pháp sử thi:

Giống nhau:

Dùng cái bên ngoài hay trực tiếp diễn tả từ bên trong tâm lí nhân vật? Ví dụ?

Có sử dụng lối miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết không? Những đặc điểm miêu tả được lí tưởng hoá như thế nào? Ví dụ?

Khác nhau:

Những chi tiết dùng để diễn tả tâm lí nhân vật trong trích đoạn sử thi Đam Săn có gì khác so với những chi tiết dùng để diễn tả tâm lí nhân vật trong trích đoạn sử thi Ô-đi-xê?

Chất dân gian trong sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ ở trích đoạn Đam Săn khác như thế nào cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ trau chuốt, trang trọng, cao nhã trong trích đoạn Ô-đi-xê?

9. Dựa theo đoạn trích, có thể tự biểu diễn cảnh Uy-lít-xơ trở về. Để tổ chức được một buổi biểu diễn, mỗi lớp cần chọn ra một số bạn có năng khiếu kịch, tổ chức phân vai, học lời thoại… Để tập luyện và biểu diễn được dễ dàng cần có sự cố vấn của thày cô, cũng cần rút bớt những phần rườm rà trong lời thoại có như vậy, mục đích của buổi biểu diễn mới thành công.

Sau khi tiêu diệt hết bọn cầu hôn và cùng với con trai Tê-lê-mác yêu quý trừng phạt những lũ đầy tớ vong ân phản chủ, ta hồi hộp đợi mong thời khắc, Pê-nê-lốp nhận mình. Thế nhưng hôm ấy, sau khi đã ngồi đợi rất lâu, ta mới thấy nang yên lặng bước vào. Nàng ngồi đối diện vơi ta nhưng lặng thinh không nói. Có lúc ta thấy nàng đăm đăm âu yếm nhìn ta nhưng có lúc lại thấy nàng thờ ơ lạnh nhạt. Trong lúc đang băn khoăn quá đỗi thì Tê-lê-mác lên lời. Ta chờ đợi sự phản ứng của nàng sau những lời con trai trách mẹ nhưng nàng vẫn không vồ vập. Nàng khẳng định với con trai nếu ta đúng là chồng nàng thật thì hẳn sẽ có những dấu hiệu riêng để nhận ra nhau. Nghe nàng nói vậy ta đã hiểu nàng muốn nói điều gì. Ta bèn vừa an ủi vừa nhắc nhở con trai Tê- lê-mác hãy đề phòng sự trả thù của bọn cầu hôn, nhắc nhở mọi người mặc quần áo đẹp ca múa làm người ngoài lầm tưởng trong nhà đang làm lễ cưới, rồi ta cũng đi tắm rửa.

Ta trở về chỗ cũ ngồi đối diện với Pê-nê-lốp trên chiếc ghế bành rồi nhắc nhũ mẫu Ơ- ri-clê chuẩn bị kê riêng cho mình một chiếc giường để ngủ. Không ngờ ngay lúc ấy người cũng bạo dạn nói với u già: Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ đã kê nó ngày xưa. Nghe Pê-nê-lốp nói vậy, ta bỗng giật nẩy mình bởi ta nghĩ rằng bí mật về chiếc giường xưa không còn nữa. Buột miệng ta đã nhắc lại tất cả bí mật về quá trình chế tác chiếc giường. Nhưng vừa mới nói dứt lời song bỗng dưng ta thấy Pê-nê-lốp chạy đến ôm chầm lấy cỏ ta và nói bao lời yêu thương nghẹn ngào trong nước mắt. Lúc ấy ta mới chợt hiểu ra sự thông minh và sắc sảo của vợ mình. Ta ôm chặt lấy nàng, người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời thuỷ chung sau bao nhiêu năm xa cách.

………………………………………………………………………………………..

Giáo Án Môn Sinh Học Lớp 8 Bài 17

GV yêu cầu HS quan sát H.17.1 SGK: Mô tả cấu tạo ngoài của tim?

GV tiếp tục yêu cầu HS hoàn thành bảng 17.1.

+ Hãy dự đoán xem ngăn tim nào dày nhất và ngăn tim nào mỏng nhất?

+ Giữa các ngăn tim và trong mạch máu có cấu tạo như thế nào để máu chỉ chảy theo một chiều?

GV hướng dẫn HS tháo rời mô hình tim, quan sát, so sánh với dự đoán của mình và rút ra kết luận đúng.

GV chữa bảng 17.1. Yêu cầu HS trình bày cấu tạo trong của tim?

HS quan sát H.17.2 SGK: Chỉ ra sự khác nhau giữa các loại mạch máu? Vì sao có sự khác nhau đó?

Cấu tạo từng loại mạch máu có phù hợp với chức năng của chúng hay không?

Nhịp tim của các em lúc bình thường là bao nhiêu lần/phút?

GV: yêu cầu HS quan sát H 17-3 hoàn thành bài tập lệnh trang 55 – 56 SGK.

HS quan sát tranh, hoàn thành bài tập, trình bày, HS khác bổ sung, tự rút ra kết luận.

GV mở rộng: Một chu kỳ tim kéo dài trong bao lâu? Hãy tính xem trong một phút có bao nhiêu chu kỳ tim (Bao nhiêu nhịp đập/phút)?

– Màng tim bao bọc bên ngoài.

– Tâm thất lớn tạo thành đỉnh tim.

– Đỉnh tim hướng xuống dưới, đáy hướng lên trên

– Tim nằm giữa hai lá phổi, hơi lệch về bên trái.

– Tim có 4 ngăn, thành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ, nửa bên trái dày hơn nửa bên phải.

– Giữa TN với TT và giữa TT với các mạch máu có các van tim cho phép máu chỉ chảy theo một chiều.

– ĐM: gồm mô liên kết, cơ trơn và biểu bì, thành dày, lòng trong hẹp.

– TM: cũng gồm các thành phần như ĐM nhưng có thành mỏng và lòng trong rộng.

– MM: chỉ gồm một lớp tế bào biểu bì mỏng, lòng trong hẹp nhất, phân nhánh nhiều.

+ ĐM: Đẩy máu từ tim đi đến các cơ quan, có vận tốc và áp lực lớn.

– TM: Dẫn máu từ các cơ quan về tim, có vận tốc và áp lực nhỏ.

– MM: Là nơi trao đổi chất với tế bào, có vận tốc và áp lực nhỏ nhất.

Mỗi chu kỳ tim gồm 3 pha:

– Pha nhĩ co (0,1s): Máu từ TN đổ xuống TT.

– Pha thất co (0,3s): Máu từ TT đổ vào ĐM.

– Pha giãn chung (0,4s): Máu được hút về TN.

Kết luận chung: SGK