Soạn văn 9 VNEN Bài 10: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
A. Hoạt động khởi động.
1. Sưu tầm và giới thiệu một bức tranh hoặc một bài thơ về người lính Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Đọc văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
a. Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? Nếu bỏ “bài thơ” thì ý nghĩa nhan đề có thay đổi không?
Nhan đề:” Bài thơ về tiểu đội xe không kính” gây ấn tượng và gợi suy ngẫm cho người đọc:
– Rõ ràng đây là một bài thơ, vậy mà tác giả lại ghi là “Bài thơ”. Việc tác giả thêm vào hai chữ “bài thơ” ở đây là muốn thể hiện chất thơ, cái đẹp xuất phát từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính – tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.
– Nhan dề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính . Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Cái tên gợi cho người đọc tính khốc liệt của chiến tranh. Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đôi lập vói quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp vói Phạm Tiến Duật là từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.
Nếu bỏ hai chữ: “bài thơ” ta sẽ đánh mất đi dụng ý của tác giả khi muốn bộc bạch chất thơ từ chính hiện thực khốc liêt nơi chiến trường. Cụ thể hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính hay là cái khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn nói lên chất thơ của hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt của chiến tranh.
b. Tìm trong bài thơ những từ, hình ảnh miêu tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên và chiến tranh. Theo em, tác giả có dụng ý gì khi tái hiện môi trường thiên nhiên và bom đạn thảm khốc như vậy?
– Thiên nhiên: gió vào xoa mắt đắng, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
– Chiến tranh: bom giật bom rung kính vỡ đi rồi, bụi phun tóc trắng,…
c. Người lính lái xe hiện lên như thế nào trong bài thơ (tư thế, bản lĩnh, ý chí, tâm hồn…)
Hình ảnh những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã cho ta thấy được họ là những con người quả cảm với:
– Bản lĩnh của những người chiến sĩ: kiên cường không sợ hiểm nguy lái những chiếc xe không kính trên khung đường hiểm nguy, chông gai, đầy bom đạn.
– Thể hiện giọng điệu rất ngang tàn, bất chấp của các chiến sĩ
– Tinh thần bất chấp khó khăn, nguy hiểm, dù thế nào họ vẫn vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ
– Tình đồng chí, đồng đội gắn bó kêu sơn
– Dù có khó khăn gian khổ họ vẫn vượt qua để đem lại hòa bình, độc lập cho dân tộc
d. Khổ thơ cuối bài thơ có ý gì đặc biệt về giọng điệu và cách thể hiện?
Ngôn từ, hình ảnh, vần thơ, giọng thơ..đều mang chất lính, thể hiện một hồn thơ trẻ trung phơi phới, tài hoa, anh hùng. Đoạn thơ trên là một tiếng ca của khúc tráng ca Bài thơ tiểu đội xe không kính thể hiện ý chí kiên cường nguyện hi sinh hết mình để bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộ.
Cách thể hiện của đoạn thơ cũng vô cùng đặc biệt: Đoạn thơ là sự đối lập giữa hai phương diện vật chất và tinh thần giữa bên trong và bên ngoài chiếc xe.Trải qua mưa bom, bão đạn, những chiếc xe ban đầu đã không kính giờ thì càng trần trụi hơn: “không đèn, mui; thùng xe xước” kết hợp giữa biện pháp liệt kê và điệp ngữ “không có” được lặp lại ba lần nhằm nhấn mạnh sự thiếu thốn và mức độ ác liệt của chiến tranh. Nhưng điều kì lạ là không gì có thể lay chuyển ý chí quyết tâm của người lính. Mọi thứ của chiếc xe không còn nguyên vẹn, nhưng “chỉ cần trong xe có một trái tim” thì xe vẫn chạy băng băng ra chiến trường. Hình ảnh “trái tim” là một hoán dụ thật đẹp và cũng là một ẩn dụ sâu xa mang nhiều ý nghĩa. Nó hội tụ cái vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người chiến sĩ lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp mà thiêng liêng. Trái tim chứa đựng bản lĩnh hiên ngang, dũng cảm, tinh thần lạc quan và một niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất đất nước. Nó đã trở thành nhãn tự của bài thơ, cô đúc ý của toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính và để lại ấn tượng sâu lắng trong lòng người đọc. Những người lính là tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đầy oanh liệt của dân tộc
3. Nghị luận đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
(1) Một đàn ếch đi ngang qua khu rừng và hai con ếch bị rơi xuống một cái hố….
(2) Thấy lão nằn nì mãi tôi đành phải chất nhận vậy. Lúc lão ra về tôi còn hỏi:….
(1) Phương thức biểu đạt chính của hai đoạn trích trên là gì?
(2) Ngoài ra, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào khác? Phương thức biểu đạt ấy có vai trò gì trong mỗi đoạn trích?
(1) Phương thức biểu đạt chính của hai đoạn trích trên là tự sự.
b. Trong đoạn trích kể về Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) tác giả kể lại cuộc đối thoại giữa Kiều và hoạn thư như sau:
Thoắt trông nàng đã chào thưa
….
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.
(1) Trong đoạn trích trên Hoạn Thư đã đưa ra những luận điểm gì để thuyết phục Kiều?
(2) Kiều đã đáp lại lời của Hoạn Thư bằng những lí lẽ và hành động gì?
(3) Qua cuộc đối đãi trong đoạn trích tính cách Kiều và Hoạn Thư được thể hiện như thế nào?
c. Theo em yếu tố nghị luận có vai trò gì trong văn tự sự? Khi nào cần đưa ra yếu tố nghị luận vào văn tự sự?
Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn tự sự:gửi gắm một ý nghĩ, một tư tưởng, triết lí nào đó khiến câu chuyện có chiều sâu và ý nghĩa hơn, để lại ấn tượng cho người đọc
C. Hoạt động luyện tập.
1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
So sánh những nét chung và riêng trong việc thể hiện hình tượng người lính trong tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu và bài thơ về tiểu đội xe không kinh của Phạm Tiến Duật
2. Ôn tập và kiểm tra về truyện kí trung đại.
a. Hoàn thiện bảng sau vào vở:
b) Bằng những hiểu biết về truyện Kiều của Nguyễn Du và truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình chiểu, hãy chỉ ra những đặc điểm tiêu biểu của truyện thơ
Truyện thơ thường là thơ lục bát, có tính nhạc, vần điệu, truyện thơ có sự việc, đối thoại, miêu tả, tình huống giống với truyện tự sự
d) Em hiểu gì về truyện truyền kì? Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố kì “trong tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương”
(Truyền Kiều- Nguyễn Du)
a. Tại sao trong mỗi ngôn ngữ, vốn từ vựng luôn được mở rộng? Có những cách phát triển từ vựng nào? Cho ví dụ minh họa.
Trong mỗi ngôn ngữ, vốn từ vựng luôn được mở rộng vì xã hội luôn vận động, phát triển không ngừng. Nhận thức của con người về thế giới cũng phát triển thay đổi theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhận thức của con người bản ngữ.
Các cách phát triển của từ vựng:
– Hình thức phát triển bằng phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ: nóng (nước nóng), nóng (nóng ruột), nóng (nôn nóng), nóng (nóng tính)…
– Hình thức phát triển số lượng các từ vựng:
– Cấu tạo từ mới: sách đỏ, sách trắng, lâm tặc, rừng phòng hộ…
– Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: in-tơ-nét, cô ta, (dịch) SARS…
b. Hoàn thiện bảng sau vào vở:
Từ mượn là những từ vay mượn của nước ngoài giúp tạo sự phong phú cho ngôn ngữ.
biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm… mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
Ví dụ: anh hùng, taxi, internet, video, siêu nhân, băng hà…
là từ vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt.
Tạo sắc thái trang trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩ lớn lao của sự vật, sự việc.
An ninh, ẩn sĩ, bảo vệ, bản lĩnh, chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, dân chủ, độc lập, chiến tranh, hoà bình, hạnh phúc v.v…
Tạo sắc thái cổ xưa, tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợ
Là các từ vựng biểu thị các khái niệm trong một số lĩnh vực như khoa học, công nghệ. Thuật ngữ đặc thù riêng và không thể thiếu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.
là sự đánh giá sự phát triển của các lĩnh vực khoa học, sự đi lên của một đất nước và là điều không thể thiếu khi muốn nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ.
Nguyên tố là chất cơ sở có điện tích hạt nhân nguyên tử không thay đổi trong các phản ứng hoá học, tạo nên đơn chất hoặc hợp chất.
Biệt ngữ xã hội
Biệt ngữ là những từ hoặc ngữ biểu thị những sự vật, hiện tượng thuộc phạm vi sinh hoạt của một tập thể xã hội riêng biệt.
Nếu được sử dụng hợp lí sẽ góp phần tô đậm màu sắc một miền quê, làm ưổi bật tính cách xã hội, cách sống, cách giao tiếp của một giai tầng xã hội.
Cớm: mật thám, đội xếp
Thí chủ, bần tăng, bần đạo, phật tử