Top 10 # Phương Pháp Học Văn Bản Hiệu Quả Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Phương Pháp Học Văn Hiệu Quả

1. Chọn thầy học, chọn sách đọc Chỉ những người có năng lực đặc biệt xuất sắc mới có khả năng tự học và đạt hiệu quả như mong muốn. Hầu hết thí sinh dự thi đại học và cao đẳng không có được năng lực ấy.

Vì vậy, các em cần sự hướng dẫn của những cuốn sách tốt, những thầy cô giỏi, có trách nhiệm và giàu kinh nghiệm. Hiện nay, tài liệu tham khảo và luyện thi tràn ngập thị trường. Để mua được sách tốt, các em nên nhờ thầy cô có uy tín giới thiệu. Khi đọc tài liệu tham khảo, các em nên ghi chép, suy nghĩ, tán thành, hoặc phản đối, bởi không phải mọi kiến thức trong sách vở đều đúng. Những thắc mắc, nghi ngờ, nên ghi lại để hỏi cho rõ. Tất nhiên, việc đọc tài liệu tham khảo là cần thiết, nhưng không thể thay thế được việc nghe giảng trên lớp. Nếu được thầy cô giỏi, tâm huyết giảng dạy và hướng dẫn, các em sẽ thấy văn học hấp dẫn và thú vị hơn, hiểu vấn đề sâu sắc hơn… Nếu học ở các trung tâm luyện thi, các em nên tìm học những người có khả năng trang bị một hệ thống phương pháp, kĩ năng, chứ không nên quá thiên về chi tiết bài giảng.

2. Tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm Các em nên tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm chính thức và dự bị những năm trước của Bộ GD&ĐT. Nó sẽ giúp học sinh có một định hướng rõ ràng hơn trong việc ôn tập và làm bài thi. Khi đọc những tài liệu này, cần lưu ý đến điểm số dành cho từng ý; tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; cũng như trình tự sắp xếp các ý, phạm vi dẫn chứng… Các em cũng nên học hỏi cách làm bài, kiến thức, cách mở bài, kết bài, triển khai ý, cách chuyển ý, trình bày, diễn đạt… qua những bài văn đạt điểm cao trong các kì thi đại học trước đó, đồng thời so sánh các bài viết này với đáp án và biểu điểm của Bộ, xem bài làm thiếu ý nào, có ý nào mới hơn, tại sao lại được điểm cao như thế… Các em có thể tìm thấy các tài liệu này tại địa chỉ sau: http://ts.edu.net.vn của Bộ GD ĐT.

3. Không học tủ, nhưng cần có trọng tâm Có thí sinh cho rằng năm trước, đề thi đã ra vào bài này, phần này, nên năm sau sẽ không rơi vào bài đó nữa. Nhận thức như vậy là chủ quan, vừa sai lầm, vừa thiển cận. Nhiều em ngại khó, nên thường bỏ qua các bài khó hoặc ít hấp dẫn như Người lái đò sông Đà, Các vị La Hán chùa Tây phương…Nhưng đề thi vẫn có thể rơi vào các bài đó, mà khi đề đã ra, thì dù không thích cũng phải làm. Đề thi môn Văn thường kiểm tra toàn diện kiến thức văn học sử (về giai đoạn văn học 1945 – 1975 và 5 tác giả), cũng như tác phẩm văn học cả trước và sau Cách mạng, cả thơ và văn, thậm chí cả kịch (như chương trình phân ban), đồng thời kiểm tra toàn diện các kĩ năng tóm tắt, bình giảng, phân tích, so sánh, giải thích, chứng minh… Trước đây, dung lượng kiến thức văn học lãng mạn và văn học hiện thực trước Cách mạng chỉ chiếm khoảng 30% (câu 3 điểm), nhưng trong đề thi của khối D, M các năm 2002 và 2007 đã chiếm tới 50% (câu 5 điểm). Vì vậy, các em nên cố gắng ôn tập đều ở tất cả các phần, các bài trong chương trình thi, không nên học tủ. Với cách ra đề phân thành nhiều câu, nhiều phần như chủ trương của Bộ, thì học tủ là rất nguy hiểm. Tuy vậy, các em vẫn nên ôn tập có trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh ôn tập kiến thức, cần rèn luyện kĩ năng làm các kiểu bài tóm tắt về tác giả, tác phẩm và giai đoạn văn học; kĩ năng phân tích văn xuôi và bình giảng thơ; kĩ năng phân tích đề, tìm ý, triển khai ý, mở bài, kết bài, chuyển đoạn, trình bày, diễn đạt… Cần bám sát chương trình của Bộ và sách giáo khoa, vì đó là văn bản pháp quy của nhà nước, mà đề thi không được nằm ngoài. Lưu ý rằng tất cả những gì có trong sách giáo khoa đều có thể thi.

* Các mối liên hệ bên trong: Mỗi tác phẩm văn chương thường có hai phần nổi bật: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Hai phần này thường thống nhất với nhau. Tìm hiểu nội dung là nhằm chỉ ra tư tưởng và quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống, tìm hiểu hình thức là để chỉ ra tài năng nghệ thuật của nhà văn, cũng như sự thống nhất và phù hợp của hình thức với nội dung. Rất ít khi đề thi yêu cầu trực tiếp là làm rõ hai mặt này. Tuy nhiên, trên thực tế, để giải quyết vấn đề nào đó của đề thi, trong quá trình đi vào nội dung nhất thiết phải trình bày nội dung đó được biểu đạt bằng những phương tiện nghệ thuật nào, tìm sự hài hoà giữa nội dung và hình thức, giữa ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật. Nên từ hình thức tìm ra nội dung và tránh diễn xuôi tác phẩm, văn thơ. Để diễn tả những cung bậc của một tình yêu trong xa xôi cách trở với nỗi nhớ mong “cả trong mơ còn thức”, với niềm lo nghĩ, với tình cảm thủy chung, tha thiết, chân thành và cả niềm tin mãnh liệt vào sức mình trong việc vượt qua những xa xôi, cách trở, mất còn… để đến với người mình yêu, Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh sóng xa bờ, nhớ bờ, đồng thời sử dụng thể thơ 5 chữ với lối ngắt nhịp cân đối, âm điệu hài hòa. Nhịp điệu của bài thơ chính là nhịp điệu của một cõi lòng đang bị con sóng tình yêu khuấy động. Thế giới nghệ thuật của tác phẩm là thế giới hình tượng do nhà văn sáng tạo ra, có quy luật riêng, thang bậc giá trị riêng, thời gian và không gian nghệ thuật riêng. Vì vậy khi tìm hiểu tác phẩm, không được đồng nhất nó với thế giới thực tại ngoài đời, ngay cả khi nhân vật được xây dựng từ một nguyên mẫu có thật như Hoàng đế An nam trong “Vi hành”, Hoàng trong “Đôi mắt”, Đào trong “Mùa lạc”, Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”… “Mọi chân lí sẽ trở nên sai lầm, nếu chúng ta cứ xét đoán nó trên cơ sở của những kinh nghiệm hàng ngày” (Ph. Ăngghen). Chân lí nghệ thuật trong tác phẩm văn học cũng vậy. Thế giới hình tượng trong tác phẩm được xây dựng nên từ các chi tiết nghệ thuật. Tìm hiểu tác phẩm phải luôn xuất phát từ chi tiết. Mỗi chi tiêt trong tác phẩm là một ô cửa mở ra cả một thế giới, là những “chi tiết mang thai” (Hêghen), bởi nó có khả năng sinh nở ra những ý nghĩa mới. Tài năng của một nhà văn lớn bao giờ cũng được làm nên từ những chi tiết nhỏ. Vì vậy, về văn xuôi, các em nhất định phải nắm được diễn biến câu chuyện, cách kể và giọng điệu của nhà văn, nhân vật trung tâm và những chi tiết, sự kiện xoay quanh nhân vật trung tâm đó. Về thơ, phải nắm được cảm hứng chủ đạo của nhà thơ, kết cấu cảm hứng của bài thơ, đoạn thơ, những chi tiết, hình ảnh mà nhà thơ sử dụng để bộc lộ cảm xúc. Về kịch, phải nắm được những mâu thuẫn, xung đột, các lời thoại quan trong…Từ các chi tiết nghệ thuật ấy, tìm ra tư tưởng và tình cảm mà nhà văn gửi gắm cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn. Chẳng hạn, “Đào đã đứng tựa cột bương, cả thân người trên bị mái gianh che tối” là một chi tiết thể hiện cái nhìn tinh tế và nhân ái của nhà văn. Nguyễn Khải đã dùng bóng tối của mái gianh để che đi cái xấu xí, thua thiệt trong ngoại hình của Đào, đồng thời làm nổi bật hơn vẻ đẹp của niềm khát khao hạnh phúc. Không nên bỏ qua các chi tiết quan trọng, cũng không nên quá sa đà vào phân tích chi tiết, để tránh tình trạng chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Thực hiện phương châm tăng cường chất văn trong việc dạy và học văn, cũng cần bám sát văn bản ngôn từ và thế giới hình tượng của tác phẩm, chú ý giọng điệu, kết cấu tác phẩm. Chẳng hạn bài thơ “Đây thôn Vĩ dạ” của Hàn Mặc Tử được kết cấu toàn bằng những lời ướm hỏi, ba khổ thơ là ba câu hỏi liên tiếp, nên bài thơ sẽ chủ yếu thể hiện niềm băn khoăn day dứt của con người, khát vọng chủ quan của nhà thơ chứ không chỉ là vấn đề “vịnh cảnh hay tỏ tình”.

Phương Pháp Học Môn Văn Hiệu Quả

Về việc học nói chung, ai trong chúng ta cũng biết, điều tiên quyết để thành công đó là đam mê. Và chúng ta đam mê khi chúng ta nhìn ra cái đẹp và cái hay của môn học. Đối với mình môn Văn là một đam mê. Bởi vì, nó tạo một môi trường thuận lợi để mình hiểu và khám phá cuộc sống. Môn Văn gần với cuộc sống lắm, bởi vì nó từ cuộc sống mà ra, vì con người mà lên tiếng. Nó giúp ta hiểu hơn về con người bên trong ta với đủ những điều hay dở, nó giúp ta phát hiện nhiều khía cạnh khác của cuộc sống, nó mở ra những cuộc sống khác, số phận khác…buộc ta phải chiêm nghiệm và qua đó ta có những bài học nhân sinh cho riêng mình. Đến với người đọc bằng cảm xúc và gắn liền với cuộc sống chính là một đặc trưng của văn học, cho nên để học tốt môn Văn ta hãy bắt đầu từ việc tập nhìn và lắng nghe cuộc sống, hãy để mình được tự do rung động.

Văn không phải là một môn dễ học, điều ấy ta đã rõ. Nhưng Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, thiết nghĩ, cũng chẳng có môn học nào lại dễ dàng. Thứ làm ta chưa đến được với văn chương có lẽ là ở cách nghĩ. Như mọi người vẫn bảo: “Những người học Văn thường không bình thường”. Cũng đúng, bởi vì Văn là một môn học khoa học, nhưng đồng thời đó cũng là một môn học nghệ thuật. Nó đánh thức con người nghệ sĩ trong mỗi chúng ta. Nhưng không phải những ai đã thích môn Văn mới có con người nghệ sĩ, mà ẩn sâu trong bất kỳ ai đều có một con người nghệ sĩ khác. Một con người nghệ sĩ biết xúc động trước một bài hát, biết thương tiếc một sự ra đi, biết cảm thông và chia sẻ cho một số phận. Chính vì thế, ai cũng có thể học được và học tốt môn Văn nếu ta chịu nghĩ khác đi, chịu thừa nhận rằng: Ta có thể.

Ta có rất nhiều cách để rèn luyện, nhưng việc mà ta không thể bỏ qua đó là luyện viết. Chỉ có luyện viết mới giúp ta tư duy nhanh chóng và rành mạch trong thời gian ngắn như vậy, cũng giúp ta rèn luyện khả năng diễn đạt thấu đáo vấn đề. Dù điều kiện không cho phép ta trao chuốt mà câu văn vẫn có thể mượt mà, sáng tỏ. Ngại tập viết là rào cản lớn nhất của việc học Văn, nếu ta vượt qua được, thì sớm hay muộn ta cũng tiến bộ.Ta vẫn biết, sách là một kho tàng vô giá của nhân loại.

Phương Pháp Học Tiếng Đức Cơ Bản Hiệu Quả

Cách học tiếng Đức cơ bản hiệu quả bằng phương pháp song song

Việc học tiếng Đức cơ bản tốt sẽ tạo nền gốc giúp các bạn có thể tiến xa hơn trong việc học tiếng Đức, Và có một lợi thế lớn đối với các sinh viên Việt Nam là : bảng chữ cái của Đức giống với bảng chữ cái của Việt Nam điều này sẽ giúp các sinh viên của chúng ta dễ dàng hơn trong việc nhận dạng mặt chữ, một điểm thú vị của phương pháp này là bạn có thể cùng lúc phát triển hai thứ ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Đức , bởi các từ tiếng Đức có cách phát âm gần giống với tiếng Anh. Nếu bạn là một người có kiến thức tiếng Anh sẵn thì điều đó sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều

Rất dễ hiểu, để học tiếng Đức cơ bản hay bất kì ngôn ngữ nào thì muốn đạt được hiệu quả nhất thì tuyệt đối bạn không nên cố dịch nó ra bằng tiếng Việt, bạn cứ ngĩ việc đó sẽ giúp bạn học tiếng Đức cơ bản hiệu quả nhanh hơn, điều đó là hoàn toàn sai lầm , bởi việc dịch ra tiếng Việt sẽ chỉ làm bạn mất thời gian và hiểu sai về ngữ pháp của tiếng Đức thôi.

Mua từ điển là một cách học tiếng Đức cơ bản hiệu quả

Dù cho bạn có tham gia một khóa học tiếng Đức ở bất kì ở đâu hay học nhiều chỗ như thế nào thì các giảng viên cũng không thể dạy cho bạn hết những từ vựng của Đức được, vì vậy cách tốt nhất để việc học tiếng Đức cơ bản hiệu quả là bạn phải trang bị cho mình một quyển từ điển Việt-Đức khoảng 40.000 từ trở lên. Khoảng chừng đó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc học tiếng Đức cơ bản. Tuy nhiên, bạn cũng nên sử dụng từ điển một cách hợp lí bằng cách nên học một từ với nhiều nghĩa khác nhau để có thể sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau

Học nghe nói trước khi học viết để học tiếng Đức cơ bản hiệu quả hơn

Một kỹ năng cơ bản của mỗi con người khi khọc một ngôn ngữ mới là các học nghe nói trước sau đó mới học viết. Cũng giống như việc khi còn là một đứa trẻ bạn phải nghe rất nhiều trước khi nói được từ đầu tiên, điều này giúp việc học tiếng Đức cơ bản của bạn không bị gò ép vào các kỹ năng học thuật nhiều.

Học tiếng Đức cơ bản thường xuyên là một cách hiệu quả nhất

Một cách học hiệu quả nhất có thể áp dụng vào học bất kì điều gì, thứ gì, đó là việc luyện tập nó thường xuyên , học tiếng Đức cũng vậy . Bạn phải thường xuyên sử dụng tiếng Đức cơ bản đã học trong giao tiếp, sinh hoạt, học tập và công việc, Điều đó sẽ giúp bạn không bị lãng quên từ mới và nhớ lâu hơn những từ cũ và quan trọng là nó sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp .

Bạn đang theo dõi bài viết:

Phương Pháp học tiếng Đức cơ bản hiệu quả nhất

Tìm kiếm bài viết với từ khóa:

học tiếng Đức cơ bản

hoc tieng Duc co ban

Phương pháp học tiếng Đức cơ bản hiệu quả nhất

Phương Pháp Tự Học Anh Văn Giao Tiếp Cơ Bản Hàng Ngày Hiệu Quả

Phương pháp tự học anh văn giao tiếp cơ bản

Xác định mục tiêu khi học

Nếu muốn quá trình tự học Anh văn giao tiếp cơ bản của bạn đạt hiệu quả thì trước hết bạn phải đề ra mục tiêu cho mình. Xác định rõ mục đích cụ thể của việc học Anh văn là gì. Nếu bạn không có mục đích rõ ràng thì bạn sẽ không có phương pháp thực hiện mục đích đó, điều đó đồng nghĩa với việc bạn không đạt được kết quả gì sau thời gian học tập dài.

Vì vậy trước hết bạn nên xác định rõ mục đích học, lập ra kế hoạch cụ thể. Bạn đang ở trình độ nào, cần bổ sung những gì và phải đi đường nào để nhanh tới đích. Tất cả nên được vạch rõ và có kế hoạch chi tiết nhất.

Triển khai ý khi giao tiếp Anh văn

Thông thường khi có người hỏi bạn: How do you think about traffic jam? Các bạn thường trả lời ngắn ngủn: “I’m tired”.

Học Anh văn cùng bạn bè

Bạn nên nhớ lại những tình huống tương tự mà trước đây mà mình đã trải qua. Với câu hỏi trên. Bạn phải nghĩ lần đầu tiên bạn kẹt xe nó như thế nào, lần 2, lần 3….. Kẹt xe lúc trời mưa và lúc trời nắng hoàn toàn khác nhau. Kẹt xe không chỉ có mệt mà còn có nhiều cảm giác khác nữa mà nhất thời lúc được hỏi bạn không tài nào nhận ra.

Luyện hàng ngày

Để trình độ Anh văn giao tiếp đạt đến một trình độ nào đó, bạn nên luyện tập hàng ngày. Mỗi ngày bạn cố gắng luyện tập đủ 10 câu, sau đó lặp đi lặp lại để mỗi lần đọc bạn sẽ tưởng tượng ra hành động đó để mô tả. Đọc chậm 1 câu với 13 lần liên tục sau đó nghỉ 3 hoặc 5 phút lặp lại như vậy nữa, khi nào đủ 13 lần thì câu đó chắc chắn sẽ khắc vào trí não của bạn.

Kể từ ngày 01/01/2019, cộng đồng chia sẻ ngữ pháp và từ vựng tiếng Anh 247 phát triển thêm lĩnh vực đào tạo có tính phí. Chúng tôi xây dựng các lớp đào tạo tiếng Anh online 1 kèm 1 với đội ngũ hơn 200+ giáo viên. Chương trình đào tạo tập trung vào: Tiếng Anh giao tiếp cho người lớn và trẻ em, Tiếng Anh thương mại chuyên ngành, Tiếng Anh để đi phỏng vấn xin việc, Luyện Thi IELTS, TOEIC, TOEFL,..