Top 12 # Ngữ Văn 7 Soạn Văn Bài Từ Trái Nghĩa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Bài Từ Trái Nghĩa Sbt Ngữ Văn 7 Tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 88, 89 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Đối chiếu từ ở cột A với cột B. Ghi lại những cặp từ trái nghĩa

Bài tập 1. Bài tập 1, trang 129, SGK. 2. Bài tập 2, trang 129, SGK. 3. Bài tập 3, trang 129, SGK. 4. Bài tập 4, trang 129, SGK. 5. Đối chiếu từ ở cột A với cột B. Ghi lại những cặp từ trái nghĩa A B tán thành dốt nát buồn rầu phản đối siêng năng vui sướng thông minh tối tăm sáng sủa lười biếng giàu sang rụt rè công khai nghèo hèn mạnh dạn bí mật ác độc lạchậu tiến bộ hiền lành 6. (1) Tìm cặp từ trái nghĩa trong các cặp từ sau đây : a) cha mẹ – con cái (2) Tìm cặp từ không trái nghĩa trong các cặp từ sau đây : 7. Sưu tầm một đoạn văn hoặc thơ có cách sử dụng từ trái nghĩa mà em cho là hay. Phân tích cái hay của việc sử dụng từ trái nghĩa trong đoạn văn, thơ đó. Gợi ý làm bài

1. Các từ trái nghĩa thường là tính từ, động từ. Các danh từ như ngày và đêm có thể xem là từ trái nghĩa (vì không phải là ngày, tức là đêm), quần và áo không phải là từ trái nghĩa.

2. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc các cặp từ trái nghĩa khác nhau. Ví dụ : tươi trong cá tươi khác nghĩa với tươi trong hoa tươi; vì vậy tươi trong mỗi trường hợp có từ trái nghĩa riêng.

Mẫu : cá tươi – cá ươn

hoa tươi – hoa héo

3. Mẫu : chân cứng đá mềm

4. Viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương. Chú ý sử dụng từ trái nghĩa để tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, khiến cho câu văn thêm sinh động.

5. Lần lượt xuất phát từ các từ ở nhóm A tìm từ trái nghĩa ở nhóm B.

Mẫu : tán thành -phản đối

6. (1) Trong bốn cặp từ này chỉ có một cặp từ trái nghĩa.

(2) Trong bốn cặp từ này chỉ có một cặp từ không phải từ trái nghĩa.

7. Có thể tìm thấy các cặp từ trái nghĩạ trong các văn bản sau đây ở SGK Ngữ văn 7, tập một.

– Bài Sau phút chia li, trang 91.

– Bài Bánh trôi nước, trang 94.

Ngoài những bài này ra, có thể tìm đọc những văn bản khác, cần ghi cả câu có sử dụng từ trái nghĩa và gạch dưới các từ trái nghĩa. Có thể trình bày kết quả sưu tầm ở cuộc họp tổ.

chúng tôi

Bài tiếp theo

Soạn Bài Từ Trái Nghĩa Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.

a) Tìm trong bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Tương Như và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Trần Trọng San các cặp từ trái nghĩa.

Gợi ý: Các cặp từ trái nghĩa: ngẩng – cúi ( Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh); trẻ – già, đi – trở lại ( Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê).

b) Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già.

Gợi ý: trẻ – già trái nghĩa với nhau về tuổi tác; trong trường hợp rau già, cau già, trái nghĩa với già là non( rau non, cau non)

2. Sử dụng từ trái nghĩa

a) Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ trên.

Gợi ý: Về cặp từ trái nghĩa ngẩng – cúi trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, hãy đọc đoạn văn sau:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.

Tất cả diễn ra trong thoáng chốc ( ngỡ – ngẩng đầu – cúi đầu) mà sao thấy một nỗi niềm khôn nguôi. Người lữ thứ cô đơn ngẩng đầu nhìn lên nơi mà ánh trăng đến, trăng vẫn sáng hoà điệu cùng những nỗi niềm. Người cúi đầu như sợ phải đối diện với trăng nhưng làm sao ra ngoài được nỗi nhớ. Lời thơ dứt mà mở ra mênh mang hoài cảm.

Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Cái tự do của hình thức thể hiện (so với Đường luật thì cổ thể không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc) tỏ ra rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tắc cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ ( cử đầu / đê đầu, vọng / tư), tính từ / tính từ ( mình / cố), danh từ / danh từ ( nguyệt / hương). Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi…

( Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 7, NXB ĐHQG HCM, 2004)

Về cặp từ trẻ – già, đi – trở lại, hãy tham khảo đoạn văn sau:

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối:

Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi

(Trẻ đi, già trở lại nhà)

Hương âm vô cải, mấn mao tồi

(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)

Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời; thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh ( thiếu tiểu: còn nhỏ; lão: về già; vô cải: không thay đổi; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu và lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải và tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.

( Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh lớp 7, NXB ĐHQG HCM, 2004)

b) Hãy tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu thành ngữ sau và cho biết tác dụng biểu đạt của chúng.

– Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay

Gợi ý: Các từ trái nghĩa chủ yếu được sử dụng nhằm tạo mối liên hệ tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau:

(1) Chị em như chuối nhiều tàu

Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời

(2) Số cô chẳng giàu thì nghèo,

Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà.

(3) Ba năm được một chuyến sai,

Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

(4) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Gợi ý: Tấm lành – tấm rách, giàu – nghèo, ngắn – dài, đêm – ngày, sáng – tối.

2. Tìm các từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ sau:

Gợi ý: Không phải bất kì từ nào trái nghĩa với các từ tươi, yếu, xấu cũng có thể ghép với các tiếng cá, hoa, ăn, học lực, chữ, đất để tạo thành các từ trái nghĩa với cá tươi, hoa tươi, ăn yếu, học lực yếu, chữ xấu, đất xấu, chẳng hạn: không thể nói học lực khoẻ mặc dù khoẻ trái nghĩa với yếu. Các từ có thể tìm được là: cá ươn, hoa héo, ăn khoẻ, học lực giỏi, chữ đẹp, đất tốt.

3. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:

Gợi ý: (1) – cứng; (2) – lại; (3) – nhà; (4) – mở; (5) – ngửa; (6) – phạt; (7) – trọng; (8) – đực; (9) – cao; (10) – ráo.

4. Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa.

Tham khảo đoạn văn:

Đối với người, ai làm gì lợi cho nhân dân cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kì ai làm gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi cho Tổ quốc cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù.

(Hồ Chí Minh)

– Các từ trái nghĩa: lợi – hại, bạn – kẻ thù.

– Sự sóng đôi của các từ trái nghĩa có tác dụng gây ấn tượng tương phản cho hình tượng, nêu bật được bản chất của cái được nói đến, giúp cho lời văn nhịp nhàng, tăng sức liên kết,…

chúng tôi

Hướng Dẫn Soạn Bài Từ Trái Nghĩa Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Hướng dẫn Soạn Bài 10 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập một. Nội dung bài Soạn bài Từ trái nghĩa sgk Ngữ văn 7 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 7 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 7.

I – Thế nào là từ trái nghĩa

– Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau trong mối quan hệ tương liên.

– Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic.

– Từ trái nghĩa, có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau

– Sự đối lập về nghĩa phải đặt trên một cơ sở chung nào đó.

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 128 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Đọc lại bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Tương Như và bản dịch thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê của Trần Trọng San. Dựa vào các kiến thức đã học ở Tiểu học, tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ đó.

Trả lời:

Các cặp từ trái nghĩa:

– Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: cử (ngẩng) – đê (cúi).

– Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê: thiếu (trẻ) – lão (già), tiểu – đại, li (ra) – hồi (quay về).

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 128 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già.

Trả lời:

Trẻ – già trái nghĩa với nhau về tuổi tác; trong trường hợp rau già, cau già thì trái nghĩa với già là non ( rau non, cau non).

II – Sử dụng từ trái nghĩa

– Dùng từ trái nghĩa trong thế đối.

– Tạo sự tương phản.

– Thành ngữ: Tạo sự cân đối, làm cho lời nói thêm sinh động.

Lưu ý: Cần sử dụng từ ái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 128 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng các từ trái nghĩa có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng tạo ra các cặp tiểu đối (đối trong một câu).

– Ngẩng đầu – cúi đầu: thể hiện sự trăn trở suy tư trong tâm hồn nhà thơ.

– Trẻ – già, ra đi – quay về: hai hình ảnh, hai hành động thể hiện sự thay đổi ở 2 thời điểm của cuộc đời.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 128 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy.

Trả lời:

Một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa:

– Bên trọng bên khinh. – Buổi đực buổi cái – Bước thấp bước cao – Có đi có lại – Gần nhà xa ngõ – Mắt nhắm mắt mở – Ba chìm bảy nổi – Trống đánh xuôi kèn thổi ngược – Đầu xuôi đuôi lọt

Các từ trái nghĩa chủ yếu được sử dụng nhằm tạo mối liên hệ tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

III – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 129 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Tìm những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ sau đây:

– Chị em như chuối nhiều tàu, Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nhiều lời. – Số cô chẳng giàu thì nghèo Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà. – Ba năm được một chuyến sai, Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê. – Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Trả lời:

Những từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ đã cho là:

Tấm lành – tấm rách, giàu – nghèo, ngắn – dài, đêm – ngày, sáng – tối.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 129 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Tìm các từ trái nghĩa với những từ in đậm trong các cụm từ sau đây:

Trả lời:

3. Trả lời câu hỏi 3 trang 129 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau:

– Chân cứng đá … – Gần nhà … ngõ – Mắt nhắm mắt … – Chạy sấp chạy … – Vô thưởng vô … – Bên … bên khinh – Buổi … buổi cái – Bước thấp bước … – Chân ướt chân … Trả lời:

– Chân cứng đá mềm

– Vô thưởng vô phạt

– Có đi có lại

– Bên trọng bên khinh

– Gần nhà xa ngõ

– Buổi đực buổi cái

– Mắt nhắm mắt mở

– Bước thấp bước cao

– Chạy sấp chạy ngửa

– Chân ướt chân ráo

4. Trả lời câu hỏi 4 trang 129 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa.

Trả lời:

Tham khảo đoạn văn sau:

Quê ngoại em ở dưới chân núi Bạch Mã. Rặng núi lô nhô lúc cao lúc thấp chạy dài ăn ra tới phá Tam Giang. Buổi sáng trời trong đứng ở cây số ba có thể nhìn thấy hình dáng chú ngựa trắng đang bay trên phiến đá khổng lồ lưng chừng núi. Buổi tối trăng lên, gió nồm nam thổi đưa những đám mây trắng tràn qua đỉnh núi giống như một thác nước khổng lồ đang chảy. Nếu có dịp trèo lên tới đỉnh Bạch Mã bạn sẽ thấy vô cùng tuyệt vời. Phía trước là biển cả mênh mông, phía sau là núi non trùng điệp chất chồng lên nhau, trên đầu là trời cao xanh thẳm và phía dưới là làng mạc bình yên ẩn mình dưới những lũy tre xanh. Em yêu vô cùng quê ngoại tươi đẹp!

Ai sinh ra mà chẳng có một quê hương. Khi xa quê ai mà chẳng nhớ. Tôi cũng vậy. Khi xa, tôi nhớ hết thảy những gì thuộc về quê. Nhưng có lẽ tôi nhớ nhất là con sông quê. Tôi nhớ nó trong những ngày nắng ấm áp nước sông lấp lánh như dát bạc, nhớ cả những ngày mưa nước ào ạt xô bờ. Nhớ cả con nước khi vơi, khi đầy. Nhớ những con thuyền khi xuôi khi ngược. Tôi nhớ tất cả những gì gắn bó với dòng sông.”

Mỗi lần nhớ về kí ức tuổi thơ là biết bao kỉ niệm buồn vui gắn bó với quê hương trong em lại hiện lên. Nơi đó có ngôi nhà nhỏ của em với cánh đồng lúa rộng, bằng phẳng luôn thơm ngát hương lúa – hương vị của đồng quê. Xa xa, là những rặng núi cao nhấp nhô được phủ lên màu xanh của núi rừng. Khi dịp nghỉ hè đến, em cùng các anh chị thường ra thả diều bên bờ sông. Dòng sông bên lở bên bồi, đã gắn bó ngàn đời với quê hương em, mang dòng nước ngọt lành làm tưới mát những ruộng lúa, nương dâu. Khác với thành phố là những tuyến đường tấp nập người qua lại, quê em là những con đường làng vắng vẻ, thấp thoáng mái nhà ngói đỏ xen với những khu vườn tươi xanh, ngập tràn bóng mát. Giờ đây, khi đã đi xa quê hương, em luôn háo hức được trở về nơi chôn rau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng em khôn lớn trưởng thành.

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com”

Soạn Văn Lớp 7 Bài Từ Đồng Nghĩa Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1

Chia li là chỉ chia tay lâu dài, thậm chí là không gặp lại, vĩnh biệt vì kẻ đi là người ra trận còn chia tay chỉ có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại.

I. Thế nào là đồng nghĩa? 1. Từ đồng nghĩa của rọi, trông:

– Rọi: soi, tỏa, chiếu…

– Trông: nhìn, ngó, dòm…

2. Các nhóm từ đồng nghĩa:

a. Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn: trông coi, chăm sóc, …

b. Mong: trông mong, mong đợi, hi vọng…

II. Các loại từ đồng nghĩa:

1. So sánh nghĩa của từ “quả” và “trái”:

2. Nghĩa của hai từ “bỏ mạng” và “hi sinh”:

Giống: đều chỉ cái chết.

Khác:

– Bỏ mạng: thường chỉ cái chết của những kẻ xấu xa.

– Hi sinh: chỉ cái chết đáng tôn trọng.

III. Sử dụng từ đồng nghĩa:

1. Thay thế được “quả” với “trái” cho nhau vì nghĩa của chúng không thay đổi.

Còn “bỏ mạng” và “hi sinh” không thay được cho nhau vì sắc thái ý nghĩa của bỏ mạng là giễu cợt, sắc của hi sinh là kính trọng.

2. Chia li là chỉ chia tay lâu dài, thậm chí là không gặp lại, vĩnh biệt vì kẻ đi là người ra trận còn chia tay chỉ có tính chất tạm thời, thường là sẽ gặp lại.

IV. LUYỆN TẬP:

1. Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa:

– Gan dạ: can đảm, can trường

– Nhà thơ: thi nhân, thi sĩ.

– Mổ xẻ: phẫu thuật, giải phẫu

– Của cải: tài sản.

– Nước ngoài: ngoại quốc

– chó biển: hải cẩu

– đòi hỏi: yêu cầu, nhu cầu

– năm học: niên khóa

– loài người: nhân loại

– thay mặt: đại diện.

2. Tìm từ gốc Ấn -Âu:

Máy thu thanh: ra-đi-ô

Xe hơi: ô tô

Sinh tố: vi – ta- min

Dương cầm: pi- a – nô.

3. Một số từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân:

Bao diêm – hộp quẹt

Cha – tía – ba

Quả dứa – trái thơm

Bà ấy – bả

4. Tìm từ đồng nghĩa thay thế:

– ăn, xơi, chén:

+, ăn: chỉ sắc thái bình thường

+, xơi: chỉ sắc thái trang trọng, lịch sự

+, chén: chỉ sắc thái thân mật, suồng sã

– cho, tặng, biếu:

+, cho: chỉ quan hệ trên dưới hoặc có khi là ngang bằng.

+, tặng: không phân biệt ngôi thứ trên dưới.

+, Biếu: sự kính trọng của người dưới với người trên.

– yếu đuối, yếu ớt:

+, yếu đuối: nghiêng về sự thiếu hụt của tinh thần.

+, yếu ớt: nghiêng về thể trạng, thể chất.

– xinh, đẹp:

+, xinh: cái đẹp nghiêng về hình thức của sự vật nói chung, thường được cảm giác bằng thị giác (dành cho người trẻ)

+, đẹp: cái đẹp của xinh cộng với sự thẩm định của người khác (cho người kiểu trung niên).

– tu, nhấp , nốc:

+, tu: uống nhiều, liền mạch, không lịch sự.

+, nhấp: uống một ít bằng đầu môi, chủ yếu là nếm vị.

+, nốc: uống nhiều, nhanh và thô tục.

6. Chọn từ thích hợp:

a. thành quả, thành tích:

-thành quả

-thành tích.

b. ngoan cường, ngoan cố:

– ngoan cố

– ngoan cường

c. nhiệm vụ, nghĩa vụ:

– nghĩa vụ

– nhiệm vụ

d. giữ gìn, bảo vệ

– giữ gìn

– bảo vệ

7.

a. đối xử, đối đãi.

– đối xử/ đối đãi

– đối xử

b. trọng đại, to lớn.

– trọng đại/ to lớn

– to lớn

8. Đặt câu:

– Bác Hồ là một con người bình thường nhưng vĩ đại.

– Tớ không nghĩ cậu lại làm cái việc tầm thường ấy.

– Kết quả học tập tốt là phần thưởng dành cho những bạn chăm chỉ.

– Hậu quả của việc nói dối là không ai tin mình nữa.

9.Chữa các từ dùng sai:

– hưởng lạc thay bằng hưởng thụ.

– bao che thay bằng che chở

– giảng dạy thay bằng nhắc nhở

– trình bày thay bằng trưng bày.