Top 7 # Học Cách Làm Các Loại Bánh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Học Làm Các Loại Bánh Việt Truyền Thống

Sự phong phú của bánh Việt thể hiện qua cách chế biến khác biệt theo từng vùng miền và mỗi loại bánh đều có bí quyết, cách làm riêng. Bánh Việt không cầu kì về kiểu dáng, nhưng luôn tạo được ấn tượng với người thưởng thức bởi hương vị tinh tế và màu sắc nhẹ nhàng. Yếu tố làm nên hương vị đặc biệt của Bánh Việt nằm trong cách làm bánh Việt truyền thống, mang đậm văn hóa ẩm thực dân tộc.

Khóa học Bánh Việt được thiết kế dựa trên cơ sở truyền đạt bí quyết làm các món Bánh Việt, đặc trưng cho từng vùng miền từ các chuyên gia Bánh Việt hàng đầu. Theo đó, lớp dạy làm bánh tập trung hướng dẫn học viên phương pháp làm các loại bánh truyền thống và sự kết hợp nguyên liệu để tạo nên hương vị tinh tế của Bánh Việt.

Đây sẽ là cẩm nang giá trị cho những ai định hướng kinh doanh tiệm bánh truyền thống hoặc mong muốn trở thành thợ làm Bánh Việt chuyên nghiệp trong các nhà hàng, khách sạn cao cấp để mang những loại bánh truyền thống đến với nhiều người hơn.

CHƯƠNG TRÌNH LÀM BÁNH VIỆT

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

Cô Hồ Thị Việt Mỹ

BTBB tại Khách Sạn 5 sao New World SG

Thầy Nguyễn Minh Vũ

Hơn 14 năm kinh nghiệm tại Công Ty Interflour Việt Nam

Cô Đỗ Thị Huệ

Bếp Trưởng Bếp Bánh tại Khách Sạn Continental

ƯU ĐIỂM KHÓA HỌC

– Khóa học bánh Việt cung cấp trọn bộ kiến thức tổng quan, nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa của các loại bánh theo đặc trưng vùng miền. Trang bị cho học viên lượng kiến thức nền tảng, kỹ thuật, phương pháp chế biến từ căn bản đến nâng cao.

– Học viên nắm vững kiến thức về phương pháp sơ chế nguyên liệu, pha trộn bột, gói nhân, tạo hình bánh, cắt sợi… cho từng loại bánh đặc trưng.

– Kỹ thuật chế biến nhân, sên – phối trộn nhân cho hài hòa, đậm vị.

– Kỹ thuật tạo màu cho bánh, tạo lớp, tạo hình đẹp mắt.

– Phương pháp chế biến bì, nước chấm, nước xốt, nước cốt dừa ăn kèm.

– Kỹ thuật chiên – hấp – nướng bánh đạt chuẩn, căn chỉnh nhiệt độ.

– Kiến thức về men, cách sử dụng men cho các loại bánh.

– Phương pháp bảo quản, trình bày thành phẩm ấn tượng, đẹp mắt.

THỜI GIAN HỌC

HỌC PHÍ

Dao động từ 1 – 2 triệu đồng/Module hoặc từ 5 – 6 triệu đồng/trọn khóa. (Học phí đã bao gồm nguyên vật liệu, đồng phục, giáo trình, cấp chứng chỉ).

CƠ SỞ VẬT CHẤT

Phòng học hiện đại, được thiết kế tiệm cận với phòng bếp bánh của các Nhà hàng, khách sạn 5 sao, được trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, máy móc và đầy đủ nguyên vật liệu trong suốt quá trình học tập.

CHỨNG CHỈ

– Chứng chỉ: Kỹ thuật làm bánh Việt Nam truyền thống, tên tiếng Anh: Vietnam Patisserie Program.

– Chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc. Học viên có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí việc làm tại Nhà hàng – Khách sạn, tiệm bánh nhiều quy mô trên toàn quốc.

CƠ HỘI VIỆC LÀM

– Tùy vào tay nghề bạn có thể ứng tuyển nhiều vị trí việc làm Bếp Bánh Việt tại hệ thống Khách sạn, nhà hàng, tiệm bánh.

– Kiếm thêm thu nhập nghề tay trái qua làm việc Part-time, bán bánh online hoặc mở tiệm kinh doanh.

– Tự làm bánh chiêu đãi cả nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, trổ tài làm các món bánh truyền thống trong các dịp lễ tết hoặc làm mới thực đơn để kinh doanh thu lợi nhuận.

ĐỊA ĐIỂM HỌC

Bạn có thể dễ đàng đăng ký khóa học Quản lý Bếp Bánh tại tất cả các chi nhánh của HNAAu tại chúng tôi Hà Nội, Nha Trang, Cần Thơ, Bình Dương, Biên Hòa, Đà Nẵng, Kiên Giang, Buôn Ma Thuột,…

– CN quận 03: 259B Hai Bà Trưng, P.6, Q.3, TP.HCM

– CN quận 10: 473 Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, TP.HCM

– CN Tân Bình: 145 Xuân Hồng, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM

– CN Phan Xích Long: 94 Phan Xích Long, P.3, Q.Bình Thạnh, chúng tôi (số cũ S54 – S55 Phan Xích Long, gần cuối đường Phan Xích Long giao với Vạn Kiếp)

– CN Quận 01: 235 Nguyễn Văn Cừ, P.Nguyễn Cư Chinh, Q.1, chúng tôi (Lầu 4 – Trung Tâm Thương Mại Nowzone)

– CN Chu Văn An: 02 Khu Biệt Thự Chu Văn An, Đường Số 1, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

– CN Biên Hòa: O13 – O14 Đồng Khởi, Phường Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai

– CN Tây Nguyên: 55 Trần Quang Khải, Phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột.

– CN Nha Trang: 49-51, Đường A4, Khu đô thị VCN Phước Hải, Phường Phước Hải, Thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.

– CN Hội An: 59 Lý Thường Kiệt, Phường Cẩm Châu, Thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam.

– CN Cần Thơ: 57 Nguyễn Việt Hồng, Phường An Lạc, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ

CAM KẾT & HỖ TRỢ

– Bạn sẽ tự tin chế biến các loại bánh thơm ngon dựa trên công thức và phương pháp chế biến được cung cấp trong lớp học.

– Giới thiệu nơi bán nguyên vật liệu, dụng cụ làm bánh, hỗ trợ tư vấn set up mô hình cho học viên có nhu cầu kinh doanh.

– Hỗ trợ giới thiệu việc làm cho học viên trong quá trình học hoặc sau khi hoàn thành khóa học.

– Cấp chứng chỉ song ngữ có giá trị toàn quốc.

HÌNH ẢNH HỌC VIÊN

CẢM NHẬN HỌC VIÊN

Học viên khóa bánh Việt

“Tham gia khóa học này em đã biết cách làm rất nhiều loại bánh Việt truyền thống thơm ngon để chiêu đãi cả nhà. Ngoài ra, em còn có dự định mở quán bánh khọt – bánh xèo sau khi hoàn thành khóa học này “.

Học viên khóa học bánh Việt

“Em rất thích hương vị của các loại bánh Việt Nam và tham gia lớp học này để khi đi định cư nước ngoài vẫn có thể tự tay làm bánh chiêu đãi cả nhà về hương vị quê hương. Cảm ơn Cô đã giúp em có được những bài học hay như vậy!”

{{#video}} {{/video}} {{^video}} {{/video}}

{{#video}} {{/video}} {{^video}} {{/video}}

Các Loại Đui Và Các Cách Vẽ Hoa Cho Bánh

Nếu làm cốt bánh là khâu quan trọng quyết định độ ngon của bánh thì trang trí bánh lại là khâu quan trọng quyết định thẩm mỹ của những chiếc bánh do chúng ta làm ra.

Nguyên liệu để trang trí bánh có vô số kể lun nha: socola sệt, Socola Chip, cốm màu, bột cacao, sốt hoa quả…. nhưng nhân vật chính vẫn là Kem Tươi.

Một trong những dụng cụ cơ bản để trang trí bánh đó là đui trang trí. Các đui trang trí bánh này chủ yếu được làm bằng kim loại, tuy nhiên cũng có những đui được làm bằng nhựa có tác dụng định hình kem tươi thành những bông hoa, nét vẽ cho những sản phẩm của chúng ta.

chỉ cần vài loại đui thông dụng, bạn có thể trang trí chiếc bánh của bạn trở nên sinh động hơn rất nhiều.

Đui có thể sử dụng theo 2 cách, một cách là cho thẳng đui vào túi bắt bông kem, cách kia là dùng đầu nhựa gắn đui

+++ ĐUI TRÒN:

Dùng đui tròn để tạo các chấm tròn, đường thẳng, hoa nhỏ, và viết chữ. .

+++ĐUI SAO

Loại đui này thường được dùng làm đường viền trên và viền chân bánh. Ngoài ra, đui này cũng được dùng để tạo ngôi sao, hoa xoắn, sò các loại và thậm chí là cả lá nữa. Đui sao nhỏ cũng có thể viết chữ.

Đui sao mở:

Đui sao khép:

+++ĐUI HOA

Loại đui này tất nhiên là để tạo ra các loại hoa như hoa hồng, păng -sê, cúc…. Đui hoa này cũng để tạo ra các đường viền, ribbons, nơ…

+++ ĐUI ĐAN GIỎ:

Để đan giỏ thì chúng ta phải dùng đui này. Đui này cũng có thể dùng làm đường viền cho bánh.

+++ ĐUI LÁ: +++ ĐUI CHỮ U

Dùng đui này tạo ra các đóa cúc đại đóa, đường viền v.v…

+++ĐUI HOA ĐƠN GIẢN

Với đui này, không cần kỹ thuật gì, chỉ cần giữ đui thẳng góc 90° là có thể tạo ra các ngôi sao hay bông hoa nhỏ.

đui lẻ: 10k/ c

Bộ 6 chiếc: 45k/ bộ

Bộ 24 chiếc: 150k

call cho add để rinh về cho mình những bộ đui đáng yêu nha; 01659028668

Thân !!!

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

5 Loại Bánh Với Cách Làm Bánh Dể Dàng Nhất Quả Đất Bạn Gái Cần Bỏ Túi

1/ Cách làm bánh đậu xanh ướt

Cách làm bánh đậu xanh ngon

Ngâm đậu xanh trong nước từ 4 giờ đồng hồ trở lên. Cho đậu vào nồi cơm điện, thêm nước vào xâm xấp đậu, đun đến khi đậu nở mềm. Sau đó bạn mở nắp nhưng vẫn để đậu trong nồi thêm 20 phút nữa.

2/ Cách làm bánh tiêu sài gòn nhanh mà thơm lừng

Nguyên liệu để làm bánh tiêu:

400g bột mì 7g men nở 1 thìa cà phê bột nở – baking powder 20g đường 15g vừng (mè) 240ml nước ấm 40 độ C

Cách làm bánh tiêu ngon thực hiện như sau:

Hòa men nở với 240ml nước ấm, sau đó chia bột làm 4 phần lấy 1 trộn với nước men. Dùng màng thực phẩm phin lại đặt vào nơi kín, ví dụ trong lò vi sóng khoảng 30 phút. Trộn phần bột mì còn lại với bột nở, đường.

Sau 15 phút, đổ hỗn hợp bột khô ở trên vào phần bột cái, nhào thật kỹ. Tiếp tục đặt bột vào chỗ kín để ủ thêm 15 phút nữa. Sau khoảng thời gian trên, lấy ra đập bẹp khối bột, nhào cho mịn. Chia bột thành những viên tròn nhỏ, tiếp tục để bột nghỉ thêm 15 phút.

Sau thời gian ủ bột, dùng cán bột cán tròn từng viên, nhớ rắc vừng lên trước khi cán để vừng bám vào từng chiếc bánh tiêu. Đổ dầu vào chảo sâu lòng, đun sôi, thả từng chiếc bánh tiêu vào, dùng đũa ấn cho bánh ngập trong dầu, khi bánh nở nổi lên thì lại ấn xuống để bánh phồng hoàn toàn.

Lật đều 2 mặt, khi bánh có màu cánh gián thì vớt ra. Đặt lên trên giấy thấm dầu. Bánh lấy ra dùng nóng, để nguội ăn sẽ nhanh ngán. Yêu cầu thành phẩm là bánh nở phồng, rỗng ở giữa.

3/ Cách làm bánh giò nhân thịt ngon tuyệt buổi sáng.

Nguyên liệu làm bánh giò:

Vỏ bánh: 150 g gạo tẻ; 300 g bột năng; 2 lít nước xương hầm (có thể thay bằng nước lã). Nếu làm bằng bột bánh giò bán sẵn ở các cửa hàng siêu thị thì pha bột theo công thức hướng dẫn trên bao bì.

Nhân bánh: 500 g thịt nạc vai băm nhuyễn, 80-100 g mộc nhĩ – ngâm nở băm nhỏ. Một củ hành tây bằm nhỏ, 3 củ hành tím bằm nhỏ. 15 quả trứng cút (bánh giò ở miền Nam thường có trứng cút, còn ở miền Bắc thì không). Tiêu mắm vừa đủ. Lá chuối, lạt, khuôn bánh (không có cũng không sao).

Công thức làm bánh giò nhân thịt

Vỏ bánh: Nếu dùng nước xương hầm, trước hết phải hầm xương, lấy nước để nguội. Sau đó, đổ bột vào nước (nước xương đã bỏ xương – hoặc nước lã) hòa tan. Đun bột trên lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều để tránh bị vón cục. Đến khi bột sánh đặc, trắng đục là được.

Nhân: Luộc trứng cút, bóc vỏ. Phi hành tây với chút dầu cho thơm. Đổ thịt và hành tím vào xào tiếp. Xào chừng 10 phút thì thịt chín. Đổ mộc nhĩ vào đảo thêm 2 phút. Trước khi bắc xuống, nêm mắm, mì chính vừa miệng, rắc thêm chút tiêu vào nhân cho thơm.

Gói bánh: Cuộn lá chuối thành hình phễu, nếu có khuôn bánh thì gói sẽ dễ hơn. Đổ một lớp bột làm vỏ vào trước, tiếp tục đổ thịt và một quả trứng cút vào giữa. Đổ tiếp lên trên một lớp bột. Cuối cùng gói lại rồi dùng lạt buộc chặt.

Thuyết Minh Về Cách Làm Bánh Chưng

Đề bài: Thuyết minh về cách làm bánh chưng – Bài tập làm văn số 4 lớp 8

Cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán về, người dân cả nước ta lại nô nức sắm sửa, trang trí nhà cửa. Trong dịp lễ cổ truyền ấy không bao giờ có thể thiếu được bánh chưng. Bánh chưng được đặt trên ban thờ để cúng tổ tiên, được bày trong những mâm cỗ ngày tết để tượng trưng cho sự đoàn viên. Tục lệ ấy vẫn lưu truyền trên cả nước ta ở khắp các miền Bắc, Trung, Nam.

Theo như sự tích bánh chưng bánh dày thì bánh chưng có từ thời vua Hùng Vương thứ 6. Bánh chưng là biểu tượng cho sự tròn đầy của trời đất, biểu tượng cho sự sum vầy của cả gia đình sau một năm trời bôn ba khắp nơi và là biểu tượng của tình mẫu tử. Chính vì vậy mà cứ Tết đến, người dân lại ngồi gói bánh chưng như một cách để tưởng nhớ tổ tiên của mình.

Để làm được một chiếc bánh chưng cũng không phải quá cầu kỳ. Bánh chưng được làm từ những nguyên liệu quen thuộc đối với chúng ta đó chính là gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh. Ngoài ra một nguyên liệu nữa không thể không có đó chính là lá dong.

Lá dong dùng để gói bánh nên là lá bánh tẻ tức không non quá mà cũng không già quá. Lá phải có màu xanh đậm và còn lành lặn, không bị rách, không bị héo. Sau khi đã lựa được những chiếc lá dong ưng ý rồi, chúng ta em rửa sạch lá dong với nước. Khi rửa nên dùng giẻ lau sạch hai mặt của lá tránh làm lá bị rách. Rửa xong thì đem phơi khô cho ráo nước.

Gạo nếp để gói bánh nên là gạo nếp nương. Gạo nếp càng ngon thì gói bánh càng ngon. Đem ngâm gạo nếp trong nước nóng 8 tiếng đồng hồ trước khi gói thì gạo mới nở mềm. Thịt lợn ngon nhất là phần ba chỉ của con lợn vừa mới được mổ. Đậu xanh thì được đồ chín và đánh nhuyễn.

Sau khi đã chuẩn bị được đầy đủ các nguyên liệu thì đến khâu rất quan trọng đó chính là gói bánh. Không phải ai cũng gói được bánh chưng nhưng nếu học thì ai cũng có thể gói được. Nếu muốn gói bánh chưng đẹp thì đòi hỏi người gói phải sự tỉ mỉ, khéo léo. Mỗi chiếc bánh chưng sẽ cần có 4 chiếc lá dong, một bát con gạo nếp, 1 nắm đỗ và vài miếng thịt. Thịt đã được trộn với chút gia vị từ trước đó. Có người gói bánh chưng bằng khuôn nhưng cũng có người chỉ gói bằng tay. Thường những chiếc bánh gói bằng khuôn sẽ đều và đẹp hơn những chiếc bánh gói bằng tay. Bánh gói xong phải được quấn lạt bên ngoài cho thật chặt.

Sau khi bánh đã nấu xong, người gói sẽ xiên bánh với nhau thành từng cặp rồi cho vào nồi, đổ nước ngập mặt bánh và đem luộc trong khoảng 10 tiếng. Bánh chưng phải được luộc trên lửa vừa và lửa phải cháy đều thì bánh mới ngon. Vì vậy mà lúc nào cũng có có người ngồi bên cạnh để trông nồi bánh chưng. Nếu nước đun cạn thì đổ thêm một ấm nước sôi vào. Vậy nên chúng ta thường thấy bên cạnh nồi luộc bánh chưng bao giờ cũng có thêm một ấm nước. Bánh chưng phải luộc lâu là để đảm bảo nhân bánh được chín đều.

Bánh chưng sau khi chín được vớt ra và thả vào một chậu nước lạnh. Làm như vậy để bánh được săn chắc lại. Rồi bánh được đặt lên bàn thờ để cúng tổ tiên. Có nhà thì dùng bánh chưng làm quà biếu.

Có thể thấy gói bánh chưng là một tục lệ đẹp và đáng được coi trọng và gìn giữ.

Nhã Đan