Top 6 # Gói Tự Học Tiếng Trung Lạc Lạc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Mạch Lạc Trong Văn Bản

MẠCH LẠC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN 1. Mạch lạc trong văn bản

a) Mạch lạc trong văn bản là:

– Tuần tự đi khắp các phần, các đoạn trong văn bản;

– Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.

2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc:

a.)Toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh những sự việc chính: sự chia tay và những con búp bê. Hai anh em Thành và Thủy là 2 nhân vật chính.

b) Các từ ngữ biểu thị ý không muốn phân chia chính là vấn đề chủ yếu liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất. Đó được xem là mạch lạc của văn bản.

c) Các đoạn được nối với nhau theo mối liên hệ:

– Hiện tại – quá khứ: mối liên hệ tâm lí.

– Việc ở nhà – ở trường: mối liên hệ không gian.

– Kể chuyện hôm qua – sáng nay: mối liên hệ thời gian.

– Kể về tâm trạng của anh em với cảnh vật thiên nhiên: mối liên hệ tương phản.

– Cảnh chia đồ chơi: mối liên hệ tương đồng.

⟹ Những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự nhiên và và hợp lí.

Phần II LUYỆN TẬP Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 32, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Tính mạch lạc của:

a) Văn bản ” Mẹ tôi “

– Chủ đề xuyên suốt: ca ngợi lòng yêu thương, đức hi sinh của mẹ dành cho con.

+ bố đau lòng vì con thiếu lễ độ với mẹ.

+ bố nói về mẹ.

+ bố khuyên con xin lỗi mẹ một cách thành khẩn.

b)

(1) Lão nông và các con

– Chủ đề chính: ca ngợi lao động là vàng.

– Bố cục ba phần nhất quán, rõ ràng:

+ Mở bài (2 câu đầu ): giá trị của lao động.

+ Thân bài (Tiếp … đến “bội thu”): hành trình lao động.

+ Kết bài (Còn lại): kho vàng có được là nhờ sức lao động của con người.

(2)

– Chủ đề xuyên suốt: Sắc vàng trù phú ở làng quê.

– Bố cục ba phần:

+ Mở bài (Câu 1): giới thiệu về màu vàng khác nhau của làng quê.

+ Thân bài (Tiếp … đến ” vàng mới “): thể hiện phong phú của màu vàng ở các sự vật.

+ Kết bài (2 câu còn lại): cảm nhận và nhận xét về sắc vàng đó.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 33, SGK Ngữ văn 7, tập 1):

Trong truyện ” Cuộc chia tay của những con búp bê “, tác giả đã không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của người lớn. Theo em, như vậy câu chuyện không thiếu mạch lạc vì:

– Vấn đề xuyên suốt tác phẩm là sự chia tay của anh em Thành Thủy và những con búp bê.

Soạn Bài: Mạch Lạc Trong Văn Bản (Ngắn Nhất)

Soạn văn lớp 7: Mạch lạc trong văn bản

I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản.

1. Mạch lạc trong văn bản

a. Mạch lạc là sự thông suốt, liên tục, không đứt quãng.

b. Em tán thành với ý kiến đó vì mạch lạc làm cho đoạn văn bản rõ ý, nội dung chủ đề được thống nhất, giúp người đọc dễ hiểu.

2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc

a. Toàn bộ sự kiện trong văn bản xoay quanh việc anh em Thành và Thủy phải chia tay nhau vì bố mẹ ly hôn. “Sự chia tay” và

“những con búp bê” là sự kiện chính trong chuyện. Hai anh em Thành và Thủy là nhân vât chính trong truyện.

b. Đó là các từ xoay quanh một chủ đề thống nhất và là chủ đề của văn bản. Đó có thể coi là mạch lạc trong văn bản.

c. Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, các đoạn văn được nối với nhau bằng nhiều mối quan hệ:

– Đoạn kể về quá khứ với đoạn kể về hiện tại là liên hệ tâm lí.

– Đoạn kể về việc ở nhà với đoạn kể về việc ở trường là liên hệ không gian.

– Đoạn kể chuyện hôm qua với đoạn kể về chuyện sáng nay là liên hệ thời gian.

– Đoạn kể về tâm trạng của hai an hem với đoạn kể về cảnh vật bên ngoài là liên hệ tương phản.

– Cảnh chia đồ chơi với cảnh chia tay của hai anh em là liên hệ tương đồng.

Nhận xét: Những mối liên hệ giữa đoạn là tự nhiên hợp lí, bảo đảm tính mạch lạc và góp phần truyền đạt nội dung câu chuyện.

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Tính mạch lạc của văn bản “Mẹ tôi” của A-mi-xi.

– Lý do bố Enrico viết thư cho Enrico

– Nội dung của bức thư:

+ Nỗi buồn của bố khi En-ri-cô vô lễ với mẹ.

+ Người bố gợi lại sự quan tâm chăm sóc của mẹ dành cho En-ri-cô.

+ Sự hi sinh và vai trò to lớn của người mẹ.

+ Thái độ nghiêm khắc của bố yêu cầu En-ri-cô phải xin lỗi mẹ và sửa chữa lỗi lầm.

b. Đoạn văn (2):

– Chủ đề xuyên suốt đoạn văn là: sắc vàng của làng quê vào giữa ngày mùa

– Các sự vật được miêu tả theo trình tự không gian từ xa tới gần từ khái quát đến chi tiết, theo trình tự thời gian từ tối tới sáng. Đây là trình tự rất hợp lý góp phần thể hiện chủ đề của đoạn văn là sắc vàng ở làng quê, cho thấy sắc vàng len lỏi trong mọi vật ở mọi thời điểm.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trong truyện ” cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của người lớn nhưng không làm cho tác phẩm thiếu sự mạch lạc bởi nội dung chính của câu chuyện là sự chia tay của 2 anh em,

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất)

Đại Cương Về Kinh Lạc ( Phần 1)

Mười hai kinh mạch

Mười hai kinh mạch cũng gọi là chính kinh. Vì trong cơ thể có tâm, can, tỳ, phế, thận, tâm bào là 6 tạng; có đảm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu là 6 phủ, cộng 12 tạng phủ. Mỗi một tạng phủ đều có một kinh phụ thuộc nó, cộng có 12 kinh nên gọi là chính kinh. Tên gọi của chính kinh đều lấy tên tạng phủ của nó mà đặt như tâm kinh, đảm kinh, vị kinh v.v…

Theo “Học thuyết âm dương” trong Đông y mà nói thì 6 tạng đều thuộc âm: Phế và tỳ là thái âm, tâm và thận là thiếu âm, can và tâm bào là quyết âm; sáu phủ đều thuộc dương. Tiểu trường và bàng quang là thái dương, đảm và tam tiêu là thiếu dương, vị và đại trường là dương minh.

Sáu tạng và đường tuần hành của âm kinh thuộc về nó đều ở mặt âm của tứ chi (mặt trong của chi). Sáu phủ và đường tuần hành của dương kinh thuộc về nó đều ở mặt dương của chi (mặt ngoài của chi). Mức độ âm dương nhiều ít của tên đường kinh là do vị trí đường kinh trên chi thể có mức độ nhiều ít của mặt dương, âm mà định. Độ lớn dần của âm dương theo chiều hướng vận động chung của vũ trụ, bên trái lớn dần theo chiều ngược kim đồng hồ, bên phải lớn dần theo chiều thuận kim đồng hồ. Ở mặt dương từ dương minh, qua thiếu dương tới thái dương, ở mặt âm từ thiếu âm, qua quyết âm tới thái âm. Đồng thời, do kinh mạch âm dương phân bố ở tứ chi cho nên đường tuần hành ở chi trên gọi là thủ kinh, tất cả là thủ tam âm kinh, thủ tam dương kinh; đường tuần hành ở chi dưới gọi là túc kinh, tất cả là túc tam âm kinh, túc tam dương kinh, gộp chung cả lại là 12 kinh, cho nên thường gọi là 12 kinh mạch chính.

A. Đường tuần hành của 12 kinh mạch

Đường tuần hành của 12 kinh mạch có thể chia ra làm 4 loại:

– Thủ tam âm kinh là thủ thái âm phế kinh, thủ quyết âm tâm bào kinh, thủ thiếu âm tâm kinh, cả ba kinh mạch này đều đi từ ngực ra theo mặt âm của chi trên đến đầu chót các ngón tay.

– Thủ tam dương kinh là thủ dương minh đại trường kinh, thủ thiếu dương tam tiêu kinh, thủ thái dương tiểu trường kinh. Cả ba kinh mạch này đều từ đầu chót ngón tay đi ven theo mặt dương của chi trên lên đến đầu.

– Túc tam dương kinh là túc dương minh vị kinh, túc thiếu dương đảm kinh, túc thái dương bàng quang kinh. Cả ba kinh mạch này đều từ đầu đi qua lưng trên, ven theo mặt trước mặt bên và mặt sau của cạnh ngoài chi dưới, xuống đến gót chân.

– Túc tam âm kinh là túc thái âm tỳ kinh, túc quyết âm can kinh, túc thiếu âm thận kinh.

Cả ba kinh mạch này đều từ đầu ngón chân, ven theo mặt trước, mặt trong và mặt sau của cạnh trong chi dưới đi lên đến bụng.

B. Thứ tự nối tiếp của các đường kinh và giờ tuần hành kinh khí

Hoạt động kinh khí phụ thuộc vào hoạt động công năng của tạng phủ, hoạt động công năng của tạng phủ lại tuân theo một chu trình thời gian trong ngày, người ta đã ghi nhận được chu trình hoạt động đó thành bài ca như sau: Phế dần, đại mão, vị thìn cung. Tỳ tỵ, tâm ngọ, tiểu mùi trung. Thân bàng, dậu thận, tâm bào tuất. Hợi tam, tý đảm, sửu can thông.

Nay đem diễn giải thành bảng theo giờ thông dụng như sau:

Giờ Dần (từ 3-5 giờ sáng)

– Thủ thái âm phế kinh tuần hành

Giờ Mão (từ 5-7 giờ sáng)

– Thủ dương minh đại trường kinh tuần hành

Giờ Thìn (từ 7-9 giờ sáng)

– Túc dương minh vị kinh tuần hành

Giờ Tỵ (từ 9-11 giờ sáng)

– Túc thái âm tỳ kinh tuần hành

Giờ Ngọ (từ 11-13 giờ trưa)

– Thủ thiếu âm tâm kinh tuần hành

Giờ Mùi (từ 13-15 giờ trưa)

– Thủ thái dương tiểu trường kinh tuần hành

Giờ Thân (từ 15-17 giờ chiều)

– Túc thái dương bàng quang kinh tuần hành

Giờ Dậu (từ 17-19 giờ tối)

– Túc thiếu âm thận kinh tuần hành

Giờ Tuất (từ 19-21 giờ tối)

 - Thủ quyết âm tâm bào kinh tuần hành

Giờ Hợi (từ 21-23 giờ đêm)

– Thủ thiếu dương tam tiêu kinh tuần hành

Giờ Tý (từ 23-01 giờ đêm)

– Túc thiếu dương đảm kinh tuần hành

Giờ Sửu (từ 01-03 giờ sáng)

– Túc quyết âm can kinh tuần hành

C. Biểu lý tương phối của 12 kinh mạch

Trong 12 kinh mạch thì cứ một âm kinh phối hợp với một dương kinh, như vậy gọi là biểu lý tương phối (cũng gọi là âm dương tương phối). Kinh mạch tương phối khi tuần hành ở ngón tay, ngón chân thì nối tiếp nhau, vì nội tạng mà nó sở thuộc cũng cùng quan hệ tương hỗ ảnh hưởng. Trên lâm sàng, huyệt vị ở bản kinh còn có thể dùng để trị bệnh ở một kinh khác cùng tương phối với nó. Như thủ dương minh đại trường kinh và thủ thái âm phế kinh cùng biểu lý, lấy huyệt Xích trạch ở phế kinh để chữa ho hắng, lại cũng trị được bệnh lỵ. Lại như túc thái âm tỳ kinh và túc dương minh vị kinh cùng biểu lý, lấy huyệt Túc tam lý ở vị kinh có thể chữa được đau dạ dày, lại cũng chữa được ỉa chảy. Những ví dụ trên đã nói lên rằng âm kinh và dương kinh có quan hệ biểu lý tương phối rất mật thiết.

Bảng tương phối của 12 kinh mạch

Thủ thái âm phế kinh

tương phối với

Thủ dương minh đại trường kinh

Thủ thiếu âm tâm kinh

tương phối với

Thủ thái dương tiểu trường kinh

Thủ quyết âm tâm bào kinh

tương phối với

Thủ thiếu dương tam tiêu kinh

Túc thái dương tỳ kinh

tương phối với

Túc dương minh vị kinh

Túc thiếu âm thận kinh

tương phối với

Túc thái dương bàng quang kinh

Túc quyết âm can kinh

tương phối với

Túc thiếu dương đảm kinh

D. Đầu, cuối của 12 kinh mạch và chủ trị

Như trên đã nói qua, 12 kinh mạch có đường tuần hành nhất định và các kinh đều phản ánh bệnh tật ở bản tạng hoặc bản phủ, phần này nói đến đường đi cụ thể và chủ trị một số bệnh tật.

1. Thủ thái âm phế kinh 

a. Cấu trúc: Gồm có 11 huyệt, cả hai bên là 22 huyệt. Kinh mạch bắt đầu từ trung tiêu (dạ dày, Trung quản) hướng xuống đại trường có một đường lạc nối, rồi lại từ đại trường đi trở lại một đường nông ngoài đi lên trên cổ dạ dày, ven theo cổ dạ dày xuyên lên quan cơ hoành cách, vào phế tạng, lại từ phế tạng lên đến cạnh hầu, lại đi ngang ra đến phía dưới hố đòn, ven theo cạnh trong cánh tay trên đi xuống qua hốc khuỷu tay, ven theo cạnh trong phía trước xương quay, đến cổ tay ở thốn khẩu, từ thốn khẩu đi đến mô cái, ven theo mô cái đi đến cạnh đầu ngón cái (Thiếu thương).

Mạch nhánh, từ sau cổ tay (Liệt khuyết) phân ra hướng theo phía mu bàn tay đi thẳng đến đầu ngón trỏ ở cạnh trong là huyệt Thương dương.

b. Quan hệ tạng phủ: Kinh này từ ngực ra tay, thuộc phế (bản kinh thuộc phế tạng), đường lạc sang đại trường (kinh này và kinh đại trường cùng nối tiếp nhau), đi qua hoành cách, có quan hệ với thận và vị.

c. Chủ trị: Ho hắng hen suyễn, hụt hơi, khái huyết, hầu họng sưng đau, trúng gió, tức ngực, hố trên xương đòn và cạnh trong phía trước cánh tay đau, tê, bả vai buốt lạnh.

2. Thủ dương minh đại trường kinh 

a. Cấu trúc: Gồm có 20 huyệt, hai bên là 40 huyệt. Kinh mạch tuần hành bắt đầu từ (huyệt Thương dương) ở cạnh trong đầu ngón tay trỏ, đi theo cạnh ngón vào khe xương bàn 1-2 (Hợp cốc) rồi đi lên qua cạnh trước cẳng tay, qua cạnh ngoài khuỷu tay, cạnh ngoài cánh tay trên, đến mỏm quạ, đi lên phía sau vai giao hội vào huyệt Đại chùy ở đốc mạch, lại gặp ngược lại hướng về phía lõm ức xuống phổi, rồi xuyên qua cơ hoành, tới đại trường.

Mạch nhánh, từ lõm ức lên đến cạnh cổ (sau kinh vị) thông qua mặt sau (sau Đại nghinh) tiến vào trong hàm dưới, lại chuyển ngược ra ngoài lên rãnh môi trên, thông qua huyệt Địa thương ở kinh vị, hai bên giao hội lại ở huyệt Nhân trung (chính giữa rãnh Nhân trung), kinh mạch bên trái đi về phía bên phải, kinh mạch bên phải đi về phía bên trái, riêng rẽ đi lên đến cạnh cánh mũi (là huyệt Nginh hương) thì dứt.

b. Quan hệ tạng phủ: Bản kinh từ tay lên đến đầu, thuộc đại trường, đường lạc sang phế, lại có quan hệ trực tiếp với vị.

c. Chủ trị: Đau bụng, sôi bụng, ỉa chảy, lỵ, hầu họng sưng đau, răng đau, mũi chảy nước trong, chảy máu mũi, đau trước vai, đau ngón tay trỏ, sốt nóng hoặc rét run.

3. Túc dương minh vị kinh 

a. Cấu trúc: Gồm 45 huyệt, cả hai bên là 90 huyệt. Kinh mạch tuần hành bắt đầu từ rãnh môi mũi ở cạnh mũi (Nghinh hương), từ cạnh mũi đi lên đến khóe mắt phía trong, đi ngược lại qua chính giữa phía dưới ổ mắt đi xuống qua cạnh ngoài của cánh mũi tiến vào đến lợi trên, rồi chuyển về qua vòng môi, xuống dưới giáo hội với điểm giữa môi dưới (Thừa tương) chuyển lùi qua ven cạnh sau phía dưới xương hàm dưới, đi đến phía dưới trước góc hàm (Giáp xã), hướng đi lên tản ra trước tại, đi qua cũng gò má ở trước tai, ven theo bờ tóc lên đến góc trán (Đầu duy), cuối cùng ở trước trán giáo hội với đốc mạch ở huyệt ThầnMạch nhánh ở trên mặt, từ giữa hàm dưới (Đại nghinh) hướng xuống cổ cạnh hầu (Nhân nghinh), ven theo cạnh hầu tiến vào lõm ức; đi xuống phía trong qua cơ hoành tới vị và liên hệ với tỳ tạng.

Mạch ở lõm ức đi thẳng từ chỗ lõm của xương đòn xuống cạnh trong của đầu vú, đi thẳng xuống cạnh ngoài rốn 2 thốn, đến phía trên xương mu ở rãnh háng, chỗ huyệt Khí xung.

Mạch nhánh miệng dưới của dạ dày đi sâu trong ổ bụng, hướng xuống huyệt Khí xung rồi cùng gặp nhau đi xuống, thẳng đến phía trên đùi ở mặt trước (là huyệt Bễ quan), đi tiếp ven theo mặt cao của cơ tứ đầu đùi, xuống qua xương bánh chè, ven theo cạnh ngoài của mặt trước xương chày, phía dưới phân bố xuống mu bàn chân, đến cạnh ngoài đầu ngón chân thứ hai.

Mạch nhánh ở xương chày, từ chỗ dưới xương bánh chè 3 thốn (Túc tam lý) phân ra một nhánh cạnh đi xuống đến cạnh ngoài ngón giữa, chỗ khe nối hai ngón chân.

Mạch nhánh ở bàn chân, từ mu bàn chân (Xung dương) phân ra đi xuống đến cạnh trong đầu ngón cái (Ẩn bạch).

b, Quan hệ tạng phủ: Kinh này từ đầu xuống chân, thuộc vị, đường lạc sang tỳ, có quan hệ trực tiếp với tâm, đại trường và tiểu trường.

c. Chủ trị: Sôi bụng, trướng bụng, đau dạ dày, nôn mửa, chảy máu mũi, liệt mặt, hầu họng sưng đau, đau ngực bụng, đau ở những nơi có đường kinh đi qua, sốt cao.

Huyệt vị ở kinh này ngoài tác dụng chữa cục bộ và xung quanh, cái chính yếu là chữa bệnh ở dạ dày và ruột. Phàm thân thể suy nhược, vị khí kém, đều có thể châm huyệt của túc dương minh vị kinh. Dương minh là kinh nhiều khí, nhiều huyết, chủ làm “tươi mát” các gân, vì vậy huyệt vị ở kinh có thể chữa các chứng tê bại, gân co rút.

4. Túc thái âm tỳ kinh 

a. Cấu trúc: Gồm có 21 huyệt, cả hai bên là 42 huyệt. Kinh mạch tuần hành bắt đầu từ cạnh trong đầu ngón chân cái (Ẩn bạch), ven theo đó đi lên qua bờ trước mắt cá trong, phân bố đến phía sau cẳng chân, men theo cạnh sau xương chày, chéo qua mặt trước của túc quyết âm can kinh, đi lên qua cạnh trong khớp gối đến phía trước cạnh trong xương đùi, đi lên cạnh ngoài bụng (cách đường trục giữa bụng là 4 thốn) vào tỳ tạng, có liên lạc thêm sang vị, lại hướng đi lên qua cơ hành, lồng ngực, qua hai bên hầu họng, đến cuống lưỡi, tản vào phía dưới lưỡi.

Mạch nhánh ở vị, từ dạ dày phân ra đi lên thông qua cơ hoành, mạch khí đi luôn tới trong tâm tạng.

b. Quan hệ tạng phủ: Kinh này đi từ chân lên đến đầu, thuộc tỳ, đường lạc sang vị, có thêm quan hệ trực tiếp với tâm, phế, đại trường và tiểu trường.

c. Chủ trị: Trướng bụng, đau dạ dày, nôn mửa, ỉa chảy, đầy hơi, vàng da, cứng lưỡi, đau tức cạnh trong đầu gối và đùi.

Phàm chữa rối loạn tiêu hóa, phân nát, đau dạ dày, ngoài những huyệt trên kinh vị ra, cần lấy thêm huyệt ở kinh từ mới nâng cao hiệu quả. Ngoài ra cũng còn chủ trị chứng thấp, bệnh phụ nữ.

5. Thủ thiếu âm tâm kinh 

Mạch nhánh của hệ tâm, từ hệ tâm phân ra đi lên cạnh thực quản, lên đến hệ mắt (là mạch có quan hệ tốt tới mắt và não).

Mạch của hệ tâm đi từ tim thẳng đến phế tạng, đi chéo ra mặt dưới hố nách ven theo mặt sau của cạnh trong cánh tay, qua khuỷu tay, qua chỗ khớp cổ tay, chỗ xương trụ và xương đậu cao lên, tiến vào bàn tay ở khe bàn ngón 4-5 rồi ra cạnh trong ngón tay út ở đầu ngón (Thiếu xung).

b. Quan hệ tạng phủ: Kinh này từ ngực ra tay, thuộc tâm, đường lạc sang tiểu trường, có thêm quan hệ trực tiếp với phế và thận.

c. Chủ trị:

Đau tim, miệng khát, mắt vàng, sườn đau hoặc cạnh trong bàn tay đau, lòng bàn tay nóng.

6. Thủ thái dương tiểu trường kinh

a. Cấu trúc: Gồm 19 huyệt, hai bên là 38 huyệt. Kinh mạch tuần hành bắt đầu từ cạnh ngoài đầu ngón tay út (thiếu trạch), ven theo ngoài bàn tay, đến chỗ cổ tay, qua giữa lồi cầu xương trụ lên đến phía sau cẳng tay, qua khuỷu tay ở chỗ giữa mỏm khuỷu tay và mỏm khớp xương cánh tay, đi ven lên cạnh ngoài phía sau cánh tay, đến mặt sau khớp vai, đi cạnh ngoài phía sau cánh tay, đến măt sau khớp vai, đi nông cả phía trên và dưới gờ xương bả vai, giao hội với huyệt Đại chuỳ ở đốc mạch, rồi gập lại phía trước tiến vào hõm vai, đi xuống nối với đường lạc của tâm trạng, ven thực quản đến dạ dày, tới tiểu trường.

Mạch nhánh ở hõm vai, từ hõm vai (sau kinh đai trường) lên má (sau huyêt Giáp xa) đến khoé măt ngoài giao hội với túc thiếu dương đảm kinh ở huyệt Đồng tử liêu, gập lại đến phia trước tai (Thính cung) rồi vào trong tai.

Mạch nhánh ở má, từ góc mắt phân ra hướng về phía dưới ổ mắt tới khoé trong mắt chỗ hốc mũi.

b. Quan hệ tạng phủ: Kinh này từ tay lên đầu, thuộc tiểu trường, đường lạc sang tâm, có thêm quan hệ trực tiếp với vị.

c. Chủ trị:

Tai điếc, mắt vàng, cổ sưng, họng đau, bụng dưới đau, vai và phía sau cánh tay đau.

7

. Túc thái dương bàng quang kinh 

a. Cấu trúc:

Gồm 67 huyệt, hai bên là 134 huyệt. Kinh mạch tuần hành bắt đầu từ khoé mắt trong (Tinh minh) lên thẳng trước trán đến sau đỉnh đầu (Bách hội), lại từ đỉnh đầu đến góc trước tai. Kinh đi thẳng từ đỉnh đầu thông vào não rồi trở lại, hướng ra phía sau chia làm hai nhánh.

Mạch nhánh thứ nhất đi theo cạnh trong bắp thịt bả vai dựa theo gần sát cột sống, (cách đều cột sống là 1,5 thốn) đi thẳng xuống đến thắt lưng, theo cạnh cột sống thắt lưng mà liên lạc vào thận tạng, vào bàng quang. Từ lưng bụng đi xuống ven theo cột sống 1,5 thốn qua mông, tiến xuống lõm khoeo sau đầu gối.

Mạch nhánh thứ hai từ sau gáy ven theo cột sống cách đều 3 thốn (cạng trong xương bả vai) đi xuống qua mông, ven theo phía sau cạnh ngoài đùi đi thẳng xuống giao hội với nhánh thứ nhất trong hố lõm khoeo, từ đấy lại qua bụng chân, qua phía sau mắt cá ngoài chân, đến chỗ lồi xương bàn số 5, đến cạnh ngoài đầu ngón út chân (Chi âm).

b. Quan hệ tạng phủ: Kinh này từ đầu đến chân, thuộc bàng quang, đường lạc sang thận, còn có thêm quan hệ trực tiếp với não và tâm.

c. Chủ trị: Đau đầu, đau cột sống, đau lưng, đau đùi, đau chân, bắp chân co rút, sốt rét, đau mắt, ra gió chảy nước mắt, tiểu tiện không thông, đái dầm, và bệnh tật ở những nơi đường kinh đi qua ở chi dưới. (Bố du là du huyệt của lục phủ ngũ tạng trên đường kinh bàng quang vùng lưng chủ trị bệnh biến của tạng phủ theo tên nó).

8. Túc thiếu âm thận kinh 

a. Cấu trúc: Gồm 27 huyệt, hai bên là 54 huyệt. Kinh mạch tuần hành bắt đầu từ phía dưới ngón chân út, đi chéo vào giữa chỗ lõm trước lòng bàn chân (Dũng tuyền) qua phía dưới chỗ lõm của xương thuyền, qua phía sau của mắt cá chân đi xuống gót chân, từ đó đi lên theo cạnh trong bắp chân, qua cạnh trong hố khoeo sau khớp gối, lên đến phía sau cạnh trong đùi, tiến vào ổ bụng, ven cột sống, thông vào thận, liền sang bàng quang.

Mạch đi thẳng ở thận tạng, hướng từ thận đi lên qua gan và cơ hoành vào phổi, đi lên hai bên cạnh hầu, phân bố chỗ cuống lưỡi.

Mạch nhánh ở phổi. Từ phế tạng phân ra cùng quan hệ vơi tâm trạng, phân chia ra trong lồng ngực, cùng nối tiếp với thủ quyết âm tâm bào kinh.

b. Quan hệ tạng phủ: Kinh này đi từ chân lên đến ngực, thuộc thận, đường lạc sạng bàng quang. Có thêm quan hệ trực tiếp với can, phế, tâm.

c. Chủ trị: Đái dầm, đái són, di tinh, liệt dương, kinh nguyệt không đều, ho ra máu, hen, lưỡi khô, hầu họng sưng đau, đau lưng, phù thũng, xương sống và phía sau cạnh trong đùi đau, mệt mỏi không có sức, lòng bàn tay nóng. 

9. Thủ quyết âm tâm bào kinh

Mạch nhánh ở ngực, từ trong ngực phân bố ra xương sườn, đến dưới hố nách, đi ra giữa cạnh trong cánh tay, vào giữa khớp khuỷu tay, ra cẳng tay, ở giữa cơ gấp cổ tay, cơ quan và cơ dài tiến vào giữa lòng bàn tay, ven theo cạnh trong ngón giữa ra đầu ngón tay.

Phân nhánh ở giữa long bàn tay, từ huyệt lao cung phân ra ven theo ngón tay đeo nhẫn (ngón 4), ở cạnh ngoài ngón (huyệt Quan xung).

b. Quan hệ tạng phủ: Kinh này đi từ ngực ra, thuộc về tâm bào, đường lạc sang tam tiêu,

c. Chủ trị:

Lòng bàn tay phát nóng, cẳng tay và khớp khuỷu co rút, hố nách sưng, sườn ngực đầy tức, tim đập mạnh, mặt đỏ.

10

. Thủ thiếu dương tam tiêu kinh 

a. Cấu trúc:

Gồm 23 huyệt, hai bên là 46 huyệt. Kinh mạch tuần hành từ đầu cạnh ngón ngoài ngón tay đeo nhẫn (

Quan xung

), đi lên giữa khe xương bàn 4 – 5 trên mu bàn tay, ven theo lên giữa cổ tay, tiếp tục đi lên phía ngoài cẳng tay, giữa xương trụ và xương quay, đi lên qua mỏm khuỷu, lên cạnh ngoài cánh tay đến vai, giao hội với túc thiếu dương đảm kinh ở mặt sau, phía trước tiến vào lõm vai, phân bố xuống giữa hai vú, mạch khí chia ra nối liền với tâm bào, hướng xuống qua cơ hoành, từ ngực đến bụng, vào tới thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu.

Mạch nhánh ở ngực, từ chỗ Chiên trung phân ra, đi lên qua lõm vai, qua cạnh cổ, phân bố đến sau tai, một hướng đi thẳng ra góc trên tai, lại cong xuống má mặt, đến dưới ổ mắt.

Mạch nhánh ở tai, từ sau vành tai tiến vào trong tai, lại đi ra phía trước vành tai giao hội với mạch nhánh ở ngực tai góc má mặt rồi đến cạnh ngoài lông mày, cuối cùng là góc ngoài khoé mắt.

b. Quan hệ tạng phủ: Thuộc tam tiêu, đường lạc sang tâm bào.

c. Chủ trị: Bụng trướng, phù nề, đái dầm, tiểu tiện khó, đau đầu, ù tai, đau đầu họng, đau góc ngoài mắt, cạnh ngoài vai và cánh tay đau.

11. Túc thiếu dương đảm kinh 

a. Cấu trúc: Gồm 44 huyệt, hai bên là 88 huyệt. kinh mạch bắt đầu tuần hành từ khoé mắt bên ngoài, đi ra trước tai, hướng lên đến góc đầu, lại hướng xuống phía sau tai rồi ngược lên cạnh đầu, ven theo đầu cổ đến kinh thủ thiếu dương ở mặt trước, đến tận phía sau mi trên thì lại quay trở lại, giao với thủ thiếu dương kinh ở mặt sau, rồi xuống vào hõm vai.

Mạch đi thẳng ở lõm vai, từ lom vai đi xuống đến trước, hố nách men theo cạnh ngực qua xương sườn 11 xuống dưới nhập vào mạch trước ở mấu chuyển lớn xương đùi, từ đó đi xuống, ven theo cạnh ngoài xương đùi, cạnh ngoài khớp gối, đi xuống mặt trước xương mác, đến đầu dưới xương mác (Tuyệt cốt), đi hướng mặt trước mắt ca ngoài, ven trên mu bàn chân và kết thúc ở cạnh ngoài đầu ngón chân 4 (Túc khiếu âm).

Mạch nhánh ở u bàn chân, từ huyệt Túc lâm khấp trên mu bàn chân tách ra ven theo khe xương cổ chân 1 và 2 đi ra sau góc móng ngón cái (Đại đôn).

b. Quan hệ tạng phủ: Thuộc đảm, đường lạc sang can, có thêm quan hệ trực tiếp với tâm.

c. Chủ trị:

Đau đầu, đau góc ngoài ổ mắt, phát sốt.

12

. Túc quyết âm tam kinh

a. Cấu trúc:

Gồm 14 huyệt, hai bên là 28 huyệt. Kinh mạch tuần hành bắt đầu từ cạnh ngoài góc móng ngón cái đi lên hướng mu bàn chân, qua phía trước mắt cá trong khoảng hơn một thốn, đi lên qua huyệt Tam âm giao đến chỗ cách mắt cá trong 3 thốn thì giao nhau với kinh thúc thái âm tỳ rồi đi theo phía sau kinh thúc thái âm tỳ lên đến cạnh trong đầu gối, ven theo cạnh trong đùi lên đến gồ mu, vòng qua âm, dương vật đến bụng dưới, đi theo cạnh dạ dày, vào tới can tạng và cùng nối liền với đảm, kế tiếp xuyên qua cơ hoành đến xương sườn lên ven khí quản, cạnh sau hầu tiến vào trong mũi, sang hố mắt, hướng lên ra trước trán hợp lại với đốc mạch ở đỉnh đầu.

Mạch nhánh ở hệ mắt, từ hệ mắt đi xuống phía sau của góc hàm vòng phía trong môi. Mạch nhánh ở gan, từ can tạng chia ra, qua cơ hoành, đến phế tạng.

b. Quan hệ phủ tạng: Thuộc can, đường lạc sang đảm, có thêm quan hệ trực tiếp với phế, vị, thận và não.

c. Chủ trị: Đái dầm, tiểu tiện khó, đàn bà đau bụng dưới, đau lưng, ỉa chảy, sán khí, bệnh tinh thần. Kinh này trị bệnh ở âm vật, dương vật là chính: cũng trị các bệnh ở cả mắt và sườn. 

Soạn Bài Mạch Lạc Trong Văn Bản (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I MẠCH LẠC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN Mục 1 1. Mạch lạc trong văn bản a. Mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì? b. Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Trả lời:

a. Hai chữ mạch lạc trong đông y vốn có nghĩa là mạch máu trong thân thể. Trong một văn bản cũng có cái gì như mạch máu làm cho các phần của văn bản thống nhất lại, gọi là mạch lạc. Như vậy mạch lạc trong văn bản có những tính chất sau:

– Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản

– Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.

b. Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo trình tự hợp lí: Vì các câu, các ý ấy thống nhất xoay quanh một ý chung.

– Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê kể về nhiều sự việc chia tay của 2 anh em.

– Trong đó “sự chia tay “và “những con búp bê” là sự kiện chính, còn hai anh em Thành, Thủy là nhân vật chính của truyện.

b.

– Hai anh em Thành Thủy phải chia tay, những con búp bê không chi tay, giống như tình cảm của hai anh em mãi gắn bó, không gì có thể chia cắt được → Đó là mạch lạc của văn bản.

c. Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, các đoạn văn được nối với nhau bằng nhiều mối quan hệ:

– Đoạn kể về quá khứ với đoạn kể về hiện tại ⟶ liên hệ tâm lí.

– Đoạn kể về việc ở nhà với đoạn kể về việc ở trường ⟶ liên hệ không gian.

– Đoạn kể chuyện hôm qua với đoạn kể về chuyện sáng nay ⟶ liên hệ thời gian.

– Đoạn kể về tâm trạng của hai an hem với đoạn kể về cảnh vật bên ngoài ⟶ liên hệ tương phản.

– Cảnh chia đồ chơi với cảnh chia tay của hai an hem ⟶ liên hệ tương đồng.

⟹ Những mối liên hệ giữa đoạn là tự nhiên hợp lí.

Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của: a) Văn bản Mẹ tôi. (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) Trả lời:

Ý tứ chủ đạo của văn bản này là sự ca ngợi lòng yêu thương và sự hi sinh của mẹ đối với con.

Phần nội dung chính của bức thư gồm các phần:

– Đầu tiên là lời giới thiệu của nhân vật “tôi” nói rõ lí do vì sao bố viết thư cho mình.

– Phần tiếp theo là nội dung của bức thư, gồm có những phần sau:

+ Nỗi buồn của bố trước thái độ hỗn láo của En-ri-cô đối với mẹ.

+ Người bố gợi lại những ngày tháng mẹ lo lắng, chăm sóc cho En-ri-cô.

+ Nói về sự hi sinh và vai trò to lớn của người mẹ.

+ Bố giả định ngày mẹ mất và sự vô ích của nỗi hối hận muộn màng.

+ Thái độ nghiêm khắc của bố yêu cầu En-ri-cô phải xin lỗi mẹ và sửa chữa lỗi lầm.

Trình tự các phần xoay quanh và thể hiện được ý tứ chủ đạo một cách liên tục. Vì thế, văn bản Mẹ tôi rất mạch lạc.

b. Một trong 2 văn bản sau: Hãy lao động cần cù gắng sức, Ấy chân lưng sung túc nhất đời. Phú nông gần đất xa trời Họp riêng con lại, nói lời thiết tha Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại Các con đừng khờ dại bán đi. Kho vàng chôn dưới đất kia, Cha không biết chỗ. Kiên trì gắng công Tìm khắc thấy: cuối cùng sẽ thắng. Xốc ruộng lên tháng tám sau mùa, Tay cày, tay cuốc, tay bừa, Xới qua xới lại, chẳng chừa chỗ không.” Bố chết. Các con cùng gắng gổ Lật tung đồng đây đó khắp nơi, Kĩ càng công việc xong xuôi, Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu. Vàng với bạc giấu mô chẳng thấy, Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan, Trước khi từ giã trần gian Lấy câu “lao động là vàng” dạy con.

LÃO NÔNG VÀ CÁC CON

(La Phông-ten, Ngụ ngôn chọn lọc, Tú Mỡ dịch)

Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng, từng đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Tất cả đượm một màu trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Trả lời: Văn bản (1)

(2)

– Chủ đề chính của văn bản là ca ngợi lao động “Lao động là vàng”.

– Văn bản được xây dựng theo bố cục ba phần.

+ Hai dòng đầu là mở bài: lời khuyên hãy cần cù lao động.

+ Mười bốn dòng giữa là thân bài kể chuyện Lão nông để lại kho tàng cho các con.

Văn bản (2)

+ Bốn dòng cuối là kết bài: cách khuyên con lao động rất khôn ngoan của ông bố.

+ Ý tứ chủ đạo của đoạn văn là: cái màu vàng của đồng quê.

+ Câu đầu giới thiệu thời điểm (mùa đông, giữa ngày mùa) và địa điểm (làng quê) khi mùa vàng xuất hiện. Tiếp theo tác giả tả màu vàng qua các sự vật cụ thể. Hai câu cuối nêu cảm xúc về màu vàng của làng quê.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

⟹ Cả hai văn bản trên, ý tứ chủ đạo là đã được thể hiện xuyên suốt, nhất quán qua các phần một cách rõ ràng, hợp lí. Như thế, cả hai văn bản trở nên rất mạch lạc và hấp dẫn.

Lời giải chi tiết:

Trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của hai người lớn. Theo em như vậy có làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc không?

– Sự việc chính của câu chuyện là cuộc chia tay giữa hai anh em Thành, Thuỷ và hai con búp bê. Các sự việc khác đều phải tập trung vào sự việc này.