Top 8 # Giải Sách Ngữ Văn Lớp 6 Soạn Bài Thánh Gióng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Soạn Văn Lớp 6 Thánh Gióng

1. Kiến thức: Giúp HS:

– Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sức mạnh phi thường quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc cứu nước.

– Nắm được nghệ thuật kể chuyện, cách kể chuyện, xây dựng nhân vật chính bằng các chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo và giàu ý nghĩa.

2. Kỹ năng: Luyện kĩ năng đọc- kể diễn cảm truyện, kĩ năng phân tích chi tiết, nhân vật, kết cấu truyền thuyết

3. Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, tự hào về người anh hùng trong buổi bình minh của lịch sử

Tóm tắt: Thánh Gióng

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi xứ giả loan tin tìm người đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,…

Bố cục:

– Phần 1 (Từ đầu … nằm đấy): Sự ra đời của Gióng.

– Phần 2 (tiếp … cứu nước): Gióng đòi đi đánh giặc, sự lớn bổng kì lạ.

– Phần 3 (tiếp … lên trời): Gióng đánh giặc và bay về trời.

Trả lời câu 1 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó.

Lời giải chi tiết:Trong truyện Thánh Gióng có các nhân vật: Thánh Gióng, mẹ Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng, giặc Ân. Nhân vật chính trong truyện là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, đó là:

12 tháng sau mới sinh ra Gióng

– Bà mẹ giẫm lên vết chân to, lạ ngoài đồng và thụ thai.

– Lên ba tuổi, Gióng không biết nói, cười, đặt đâu nằm đấy.

– Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

+ Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười

+ Khi nghe tin từ sứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc

+ Khi có vũ khí bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ mình cao hơn trượng.

– Một mình cưỡi ngựa ra trận đánh giặc, roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh tan giặc Ân, sau đó bay về trời.

Trả lời câu 2 (trang 22 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Các chi tiết nêu ra trong SGK, tr.22, 23 có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải chi tiết:Ý nghĩa của các chi tiết:

a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc:

– Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng; ý thức đối với đất nước được đặt lên đầu tiên.

– Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường, thần kì.

– Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm, lặng lẽ cũng như Gióng ba năm không nói, chẳng cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến, thì họ đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng như Gióng, vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước.

b) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đi đánh giặc:

Để thắng giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm, cà lại phải đưa cả thành tựu văn hóa, kĩ thuật là vũ khí (ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt) vào cuộc chiến đấu.

c) Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.

– Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ cái bình thường, giản dị.

– Nhân dân ta yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.

– Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh của toàn dân.

Soạn bài: Từ và cấu tạo của từ tiếng việt – Trang 13 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1

Soạn Bài Bánh Chưng bánh Giầy

Soạn văn bài Con Rồng Cháu Tiên

Soạn văn lớp 6: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.

Gióng lớn nhanh như thổi để đáp ứng được nhiệm vụ cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy. Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.

đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:

Gióng đánh giặc không chỉ bằng vũ khí, mà bằng cả cỏ cây của đất nước, bằng những gì có thể giết giặc được. Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre – loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.

e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời:

– Gióng ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muôn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về với cõi vô biên bất tử. Bay lên trời. Gióng là non nước, đất trời, là biểu tượng của người dân Văn Lang. Gióng sống mãi.

– Đánh giặc xong Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược

Trả lời câu 3 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng. Lời giải chi tiết:

– Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước.

Biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cộng đồng

– Đại diện tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc

– Hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.

– Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước: sức mạnh của tổ tiên thần thánh (sự ra đời thần kì); sức mạnh của tập thể cộng đồng (bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng); sức mạnh của thiên nhiên, văn hóa, kĩ thuật (ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, tre).

– Hình tượng khổng lồ, đẹp và khái quát như Thánh Gióng đã nói lên được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Trả lời câu 4 (trang 23 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

– Thời Hùng Vương, dân tộc ta luôn phải chống giặc phương Bắc để bảo vệ đất nước.

– Nhân dân ta luôn tạo ra bước đột phá trong việc chế tạo vũ khí tân tiến chống giặc

– Đã ý thức được việc tạo ra sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng để tiêu giệt giặc thù.

LUYỆN TẬP Trả lời câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em? Trả lời:Theo em, tại sao hội thi thể thao trong nhà trường phổ thông lại mang tên Hội khỏe Phù Đổng? Trả lời câu 2 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Hội thi thể thao trong nhà trường mang tên Hội khỏe Phù Đổng:

– Là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng

– Giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ.

Soan Bài Thánh Gióng Ngữ Văn Lớp 6

1. Thể loại

– Thánh Gióng thuộc thể loại tiểu thuyết, đây là một phương thức tự sự kể lại quá trình và một nhân vật lịch sử bài Thánh Gióng nhắc tới nhân vật lịch sử hào hùng chống giặc ngoại xâm.

2. Bố cục.

– Từ đầu đến đặt đâu ngồi đấy. – Tiếp đến: những vật chú bé dặn. – Phần 3 còn lại.

3. Tác phẩm. 3.1 Nguồn gốc ra đời của Thánh Gióng.

Trong truyện có các nhân vật: Bố mẹ, dân làng, sứ giả, Thánh Gióng.. truyện có rất nhiều những chi tiết nổi bật như người mẹ ra đồng nhẫm vào vết chân rồi mang thau sinh ra một cậu con trai khác thường, 3 tuổi mà không biết đi biết đứng, nói cười, nhưng lại lớn nhanh như thổi, khi sứ giả đến nhận đánh giặc giúp dân làng, hàng loạt những chi tiết li kì hấp dẫn đã thu hút được người đọc.

Sinh ra từ cha mẹ làm nông dân nên thánh gióng luôn có tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm, truyền thống đó xuất phát từ con người Việt Nam, từ xưa tới nay nhân dân Việt Nam luôn đoàn kết gắn bó với nhau, lương thiện và có tinh thần dũng cảm.

Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng đã trở thành một đặc biệt và ly kì lạ thu hút người đọc bởi những chi tiết rất huyền ảo, khi Thánh Gióng biết nói tiếng đầu tiên là đòi đi đánh giặc, tinh thần chiến đấu ngày càng được nâng cao một vị anh hùng sinh ra trong những hoàn cảnh rất đặc biệt nó đã rở thành một biểu tượng cho lòng chiến đấu và sự quyết tâm đánh thắng giặc ngoại xâm.

2. Khi Thánh Gióng ra trận.

Trang bị cho Thánh Gióng ra trận là những hình ảnh rất quen thuộc của xóm làng, cả những bụi tre làng, khi đi đánh giăc những trang bị cần thiết như roi sắt ngựa sắt roi sắt … toàn những đồ cần thiết cho cuộc chiến đấu, muốn giành thắng lợi trước tiên cần có sự chuẩn bị kì càng, Thánh Gióng là một biểu tượng cho con người biết nhìn xa và hiểu biết về tầm quan trọng của những thiết bị đó, Thánh Gióng là một người lớn nhanh như thổi và ăn thì khỏe nên sức mạnh của Thánh Gióng rất lớn có thể trở thành một tráng sĩ cường tráng.

Thánh gióng là biểu hiện của cả một tập thể gắn bó gần gũi và đoàn kết với nhau để chống giặc ngoại xâm, khi đi đánh giặc ra trận đánh giặc một người tráng sĩ hào hùng được hiện lên, nó làmột con người khỏe mạnh được cả dân làng nuôi nấng lên Thánh Gióng trở thành một sức mạnh cộng đồng to lớn.

Khi ra trận đánh đến đâu thắng đến đấy, khi roi sắt bị gãy thì Gióng đã nhổ tre để đánh giặc hình ảnh tre rất gần gũi với nhân dân Việt Nam, cây tre là biểu tượng cho người anh hùng, giếng nước gốc đa, hay là cây tre anh hùng đứng sừng sững trước những dông bão..

Đánh thắng quân giặc Thánh Gióng đã cởi áo giáp và bay thẳng lên trời, đây được coi là một vị thần đã cứu giúp được đất nước chiến thắng được giặc ngoại, người anh hùng này đã mang lại những chiến thắng vẻ vang cho đất nước…

4. Ý nghĩa của người anh hùng Thánh Gióng.

– Thánh Gióng là sức mạnh to lớn cả một tập thể cộng đồng, khi nuôi Thánh Gióng dân làng đã đồng lòng cùng góp gạo để nuôi Gióng lớn lên đây được coi là biểu tượng của sự đoàn kết và gắn bó với nhau, nhân dân Việt Nam đã gắn bó một lòng để chiến thắng được kẻ thù xâm lược.

– Trong truyện có những yếu tố kì ảo nhưng nó cũng làm nổi bật lên người anh hùng Thánh Gióng một người có tấm lòng yêu nước thương dân luôn lo cho dân cho nước chiến đấu kiên cường để giành được độc lập tự do cho dân chúng.

– Sức mạnh to lớn của Thánh Gióng biểu hiện cho những nguyện vọng khát khao của người dân Việt Nam trong buổi đầu dựng nước và giữ nước luôn mong muốn đất nước được hòa bình ấm no.

Soạn Bài Lớp 6: Thánh Gióng

Soạn bài: Thánh Gióng

Soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 học kì 1: Thánh Gióng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các em học sinh. Soạn văn 6 bài Thánh Gióng này sẽ là tài liệu tham khảo hiểu rõ về nguồn gốc và sự tích Thánh Gióng bảo vệ lãnh thổ quốc gia giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài lớp 6: THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết) I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Con Rồng, cháu Tiên).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả…) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời.

2. Các chi tiết đặc biệt trong truyện thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất. tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.

Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc.

Thứ ba, bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng.

Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi chôn quân giặc.

Thứ năm, Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí.. Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.

3. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.

Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.

Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.

4*. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt:

Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Đã lên ba tuổi, cậu chẳng biết nói cười.

Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Sau khi ăn hết “bảy nong cơm, ba nong cà” do bà con gom góp mang đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.

Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm lập hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.

2. Lời kể:

Khi kể cần chú ý: câu chuyện hầu hết được tái hiện lại qua lời người kể chuyện. Tuy nhiên, lời người kể qua các giai đoạn, các tình tiết cũng có giọng điệu khác nhau.

Đoạn mở đầu kể chậm, rõ (lời dẫn chuyện).

Đoạn tiếp theo (từ “Bấy giờ có giặc Ân” đến “những vật chú bé dặn”): giọng kể nhanh thể hiện tình hình đất nước nguy cấp.

Đoạn thứ ba (“Càng lạ hơn nữa” đến “mong chú giết giặc, cứu nước”): kể bằng giọng ngạc nhiên, về việc chú bé lớn nhanh kì lạ.

Đoạn kể Thánh Gióng đánh giặc, sau đó bay thẳng lên trời: giọng kể nhanh, thể hiện niềm cảm phục.

Đoạn cuối kể bằng lời dẫn chuyện, giọng trầm (chú ý ngữ điệu lặp cấu trúc: “Người ta kể rằng” và “Người ta còn nói” thể hiện niềm tự hào).

3. Nhân vật Thánh Gióng gắn với nhiều hình ảnh đẹp và để lại nhiều ấn tượng. Trong đó có lẽ hình ảnh Gióng “bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ…” để đòi đi đánh giặc và hình ảnh Gióng oai hùng khi xông trận có thể xem là những hình ảnh đẹp và ấn tượng nhất của nhân vật này.

4. Hội thi thể thao của các nhà trường hiện nay sở dĩ được mang tên là Hội khoẻ Phù Đổng là vì những người tổ chức mong muốn thế hệ trẻ hôm nay phát huy được sức mạnh và tinh thần của Thánh Gióng năm xưa.

Soạn bài lớp 6: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

Theo chúng tôi

Soạn Văn 6 Vnen Bài 1: Thánh Gióng

Soạn văn 6 VNEN Bài 1: Thánh Gióng

A. Hoạt động khởi động

Hãy miêu tả hành động của Thánh Gióng trong bức tranh bên. Trao đổi với bạn bè về chi tiết gây ấn tượng nhất với bản thân khi đọc hoặc nghe kể truyền thuyết Thánh Gióng.

Trả lời:

– Bức tranh miêu tả Thánh Gióng oai hùng cưỡi trên ngựa sắt quét giặc Ân khỏi bờ cõi nước Nam với vũ khí duy nhất là cây tre (biểu tượng thôn quê).

– Chi tiết ấn tượng: Từ đỉnh núi, Gióng cùng ngựa bay về trời – hình ảnh đẹp nâng tầm tráng sĩ như hòa vào thiên nhiên đất trời, sự sống bất tử của người anh hùng.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1 (trang 3, 4, 5 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc văn bản sau: THÁNH GIÓNG.

2 (trang 5, 6 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu văn bản.

– Vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sống phúc đức nhưng lại muộn con.

– Đứa bé cất tiếng nói đầu tiên, đòi đi đánh giặc.

– Đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, biết cười cũng không biết đi, đặt đâu nằm đấy.

– Giặc Ân xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh.

– Đứa bé lớn nhanh như thổi. Bà con làng góp gạo nuôi bé, mong chú giết giặc cứu nước.

– Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to, ướm thử, về nhà và thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một đứa bé rất khôi ngô,

– Đứa bé đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc.

– Đánh giặc xong, tráng sĩ cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.

– Đứa bé vươn vai một cái bống biến thành tráng sĩ, phi ngựa đến nơi đánh giặc, giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác.

Trả lời:

Trình tự các chi tiết trong truyện Thánh Gióng:

(1) Vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sống phúc đức nhưng lại muộn con.

(2) Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to, ướm thử, về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một đứa bé rất khôi ngô.

(3) Đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, biết cười cũng không biết đi, đặt đâu nằm đấy.

(4) Giặc Ân xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh.

(5) Đứa bé cất tiếng nói đầu tiên, đòi đi đánh giặc.

(6) Đứa bé đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc.

(7) Đứa bé lớn nhanh như thổi. Bà con làng cóm góp gạo nuôi chú bé, mong chú giết giặc cứu nước.

(8) Đứa bé vươn vai một cái bống biến thành tráng sĩ, phi ngựa đến nơi có giặc, giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác.

(9) Đánh giặc xong, tráng sĩ cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.

b (trang 6 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Theo em, ai là nhân vật chính của câu truyện? Trong truyện, nhân vật chính được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Hãy tìm và liệt kê những chi tiết đó.

Trả lời:

– Truyện Thánh Gióng có các nhân vật: Thánh Gióng, mẹ Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng giặc Ân.

– Nhân vật chính là Thánh Gióng được xây dựng bằng nhiều chi tiết kỳ ảo:

+ Sự ra đời: Bà mẹ giẫm chân lên vết chân to ngoài đồng và mang thai, sau 12 tháng sinh cậu bé Gióng.

+ Quá trình lớn: 3 tuổi không biết nói, cười, đặt đâu nằm đấy; khi nghe sứ giả tìm người đánh giặc thì Gióng cất tiếng. Dân làng góp gạo nuôi, Gióng “lớn nhanh như thổi”.

+ Đánh giặc: Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cao lớn, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt đánh giặc, nhổ tre đánh giặc → Sức mạnh phi thường.

+ Sau khi đánh tan giặc: cùng ngựa bay lên trời → không phải người thường.

c (trang 6 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc kĩ đoạn trích thứ hai của truyện (từ”Bấy giờ” đến” chú bé dặn” ) và cho biết: Trong câu nói đầu tiên, Gióng nói về điều gì? Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì về Thánh Gióng? Những hình ảnh ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cho em biết gì về vũ khí đánh giặc của nhân dân ta lúc bấy giờ?

Trả lời:

– Câu nói đầu tiên Gióng nói với mẹ là mời sứ giả vào.

– Câu nói ấy thể hiện tinh thần sẵn sàng đánh giặc vì đất nước, vì nhân dân.

– ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cho thấy vũ khí đánh giặc của dân ta thời ấy là sắt (theo lịch sử thì sắt xuất hiện khoảng 1000 năm TCN).

d (trang 6 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc kĩ đoạn văn thứ ba trong văn bản (từ “Càng lạ hơn nữa” đến “cứu nước”) và nêu cảm nhận của em về chi tiết: Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi câu bé.

Trả lời:

Chi tiết Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi câu bé là chi tiết có ý nghĩa đặc biệt:

– Trân trọng người anh hùng, người tài giỏi. Tráng sĩ (điều vĩ đại) được nuôi dưỡng từ những điều bình thường nhất.

– Nhân dân ta đồng lòng, đoàn kết, yêu đất nước, chuộng hòa bình, không cam chịu cảnh áp bức bóc lột của ngoại xâm.

e (trang 6 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc kĩ các đoạn văn còn lại và cùng nhau nêu suy nghĩa về ý nghĩa của các chi tiết sau:

– Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.

– Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.

– Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.

Trả lời:

Ý nghĩa các chi tiết:

– Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: ý chí đánh giặc, tinh thần, sức mạnh nhân dân khi có giặc ngoại xâm.

– Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc: chỉ cần tinh thần yêu nước chống ngoại xâm mãnh liệt thì tre làng cũng có thể là vũ khí sắc bén.

Trả lời:

– Sự xâm lược của phương Bắc tới đất nước ta từ thời Hùng Vương.

– Tinh thần chiến đấu đánh giặc mạnh mẽ của nhân dân ta.

– Việc sử dụng đồ vật, vũ khí bằng sắt của người Việt.

h (trang 6 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc truyện, em thấy hành động nào của Thánh Gióng là đẹp nhất? Qua câu chuyện về Thánh Gióng , nhân dân ta muốn gửi gắm những suy nghĩ và ước mơ gì?

Trả lời:

– Hình ảnh đẹp trong truyện: Gióng nhổ tre đánh giặc (tinh thần quật cường của nhân dân); Gióng cởi giáp sắt, cùng ngựa bay về trời.

– Ước mơ được gửi gắm qua truyện: ước mơ về sức mạnh tự cường của dân tộc, chí lớn với non sông đất nước.

3 (trang 6, 7 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

a (trang 6, 7 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Trao đổi để trả lời câu hỏi:

(1) Khi muốn biểu đạt suy nghĩ, nguyện vọng, tình cảm của mình với ai đó hoặc với mọi người (ví dụ: muốn khuyên nhủ người khác một điều gì? Muốn tham gia một hoạt động do nhà trường tổ chức, muốn kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường…) em phải làm gì?

(2) Khi muốn biểu đạt suy nghĩ nguyện vọng, tình cảm của mình một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, em phải làm như thế nào?

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai?

Trả lời:

(1) Khi muốn biểu đạt suy nghĩ, nguyện vọng, tình cảm của mình với ai đó hoặc với mọi người, em phải dùng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ cơ thể.

(2) Khi muốn biểu đạt suy nghĩ nguyện vọng, tình cảm của mình một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, em phải sử dụng ngôn ngữ nói, viết một cách mạch lạc, rõ ràng, cụ thể → tạo lập văn bản.

(3) – Câu ca dao khuyên nhủ con người cần giữ vững ý chí, quan điểm của mình mặc cho hoàn cảnh dễ thay đổi.

– Câu 6 và câu 8 liên kết:

+ Về nội dung: câu trước nêu ý, câu sau khẳng định mạnh mẽ hơn, giải thích nghĩa.

+ Về cách gieo vần: vần chân – lưng (bền – nền)

– Câu ca dao đã biểu đạt một ý trọn vẹn, có thể coi đó là một văn bản.

b (trang 6, 7 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Nối tên mỗi kiểu văn bản, phương thức biểu đạt ở cột bên tráu với mục đích giao tiếp thích hợp ở cột bên phải (theo mẫu)

Kiểu văn bản, phương thực biểu đạt Mục đích giao tiếp

(1)Tự sự

(a) Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

(2) Miêu tả

(b) Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận

(3) Biểu cảm

(c) giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp

(4) Nghị luận

(d) tái hiện trạng thái sự vật, hiện tượng, con người

(5) Thuyết minh

(e) trình bày diễn biến sự việc

(6) Hành chính- công vụ

(d) trình bày ý muốn, quyết định nào đó thể hiện quyền hạn, trách nghiệm giữa người với người.

Trả lời:

1-e

2-d

3-a

4-b

5-c

6-g

(1) Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố.

(2) Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá.

(3) Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu.

(4) giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội

(5) Bày tỏ sự yêu thích môn bóng đá.

(6) Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, gây ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người.

Trả lời:

(1) Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố.

Hành chính- Công vụ

(2) Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá.

Tự sự

(3) Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu.

Miêu tả

(4) Giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội.

Thuyết minh

(5) Bày tỏ sự yêu thích môn bóng đá.

Biểu cảm

(6) Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, gây ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người.

Nghị luận

C. Hoạt động luyện tập

1 (trang 8 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đóng vai một người ở làng Gióng vào đời Hùng Vương thứ sáu kể lại truyện Thánh Gióng.

Trả lời:

Trời nắng như đổ lửa, nước ta lại rộng, tôi thân mang trọng trách sứ giả, biết tìm đâu người tài đánh giặc Ân giúp vua Hùng thứ sáu đây? Đi tới làng Phù Đổng, ở đây nhiều tre quá, tôi nghe như có tiếng gọi:

– Sứ giả ơi…

Tôi quay người, một bà lão vội đi đến, có vẻ là một nông dân lương thiện.

– Có chuyện gì vậy?

– Ông theo tôi về nhà, con trai tôi muốn đánh giặc?

Đang lo chưa tìm được người tài, như chết đuối vớ được cọc, tôi vui mừng đi theo. Thì ra cậu bé ấy mới lên ba, mẹ cậu mang thai 12 tháng mới sinh ra cậu. Mà lạ thay, sau khi ướm vết chân to ngoài ruộng mẹ cậu mới có thai, trước đó chờ mong mãi mà không có con. Còn lạ hơn, lên ba tuổi mà cậu bé chưa biết nói cười, đặt đâu nằm đấy, chỉ khi nghe thấy tiếng tôi rao tìm người đánh giặc thì cậu mới cất tiếng. Đến nhà rồi, cậu bé tên Gióng, trông cậu khôi ngô quá, toát ra vẻ thông minh lanh lợi. Nhìn thấy tôi, cậu nói ngay:

– Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.

Vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, tôi vội về tâu vua lời của cậu. Vua Hùng vội vã tìm thợ làm ngày đêm những thứ mà cậu yêu cầu. Sau hôm đó, nghe ngóng tình hình, tôi biết cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng cùng góp gạo nuôi mà cậu ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã đứt chỉ.

Ngày giặc đến, tôi vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến làng Phù Đổng. Gióng nhận ngựa, roi, áo giáp rồi vùng dậy, vươn vai cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng. Tráng sĩ oai hùng bước lên vỗ vào mông ngựa, ngựa sắt liền hí vang mấy tiếng. Tráng sĩ khoác áo, cầm roi sắt xông thẳng lên chiến trận, giặc Ân xông đến đều bị quật như ngả rạ. Bỗng đâu roi sắt gãy, tráng sĩ liền nhổ những cụm tre ven đường quật vào giặc. Cuối cùng giặc yếu thế thua trận, thi nhau chạy bò về nước.

Bấy giờ tráng sĩ thúc ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi bỏ giáp sắt và cùng ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn, phong chú bé ngày nào là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ tại quê nhà. Dân chúng tôi thường gọi quen thuộc tên Thánh Gióng. Con đường Thánh Gióng đi ngày xưa qua huyện Gia Bình, mỗi cái ao bây giờ là một dấu chân ngựa của Thánh Gióng ngày đó. Tre đằng ngà có màu vàng óng bởi xưa bị ngựa của Thánh Gióng phun lửa mà thành. Làng này vì thế có tên gọi Làng Cháy.

2 (trang 8, 9 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Đọc các đoạn trích sau đây và xác định phương thức biểu đạt của từng đoạn:

TT Đoạn trích văn bản Phương thức biểu đạt

Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thàn một khối tím thẫm uy nghi trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ nhàng vào hai bên bờ cát

b.

Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa đứa nào bắt dc đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt bủi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì. thấy Tấm bắt được đầy giỏ, Cám bảo chị : – Chị Tấm ơi, chị TấmĐầu chị lấmChị hụp cho sâuKẻo về dì mắngTấm tưởng thật, hụp xuống thì Cám trút hết giỏ tôm tép của tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà trước

Trả lời:

TT Đoạn trích văn bản Phương thức biểu đạt

Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thàn một khối tím thẫm uy nghi trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ nhàng vào hai bên bờ cát

Miêu tả

b.

Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa đứa nào bắt dc đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt bủi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì. thấy Tấm bắt được đầy giỏ, Cám bảo chị : – Chị Tấm ơi, chị TấmĐầu chị lấmChị hụp cho sâuKẻo về dì mắngTấm tưởng thật, hụp xuống thì Cám trút hết giỏ tôm tép của tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà trước

Tự sự

3 (trang 9 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu về truyền thuyết.

Trả lời:

Những đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết:

– Là truyện dân gian

– Mục đích: thể hiện sự đánh giá của nhân dân với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

D. Hoạt động vận dụng

1 (trang 9 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Tìm hiểu qua sách báo hoặc trên mạng in-ter-net các thông tin về Hội Gióng và trao đổi với người thân bằng việc trả lời các câu hỏi sau:

– Hội Gióng được tổ chức ở đâu? Vào thời điểm nào?

– Mục đích của Hội Gióng là gì?

– Giá trị nổi bật của Hội Gióng?

Trả lời:

– Địa điểm, thời gian tổ chức Hội Gióng: đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) hằng năm vào các ngày từ mồng 6 đến 8 tháng Giêng Âm lịch.

– Mục đích của Hội Gióng: tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của anh hùng Thánh Gióng có công đánh thắng giặc Ân – cũng là một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

– Gía trị nổi bật của Hội Gióng: giá trị văn hóa tồn tại độc lập và bền vững; giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí, khát vọng tự do chống ngoại xâm.

Trả lời:

– Làng Phù Đổng nay thuộc Gia Lâm – Hà Nội.

– Thời Hùng Vương, người dân đã biết rèn sắt làm vũ khí đánh giặc.

– Cuộc chiến chống giặc Ân của dân ta thời Hùng Vương.

– Truyền thống phát huy sức mạnh toàn dân đánh giặc ngoại xâm.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

2 (trang 11 sgk Ngữ văn 6 tập 1 VNEN). Sưu tầm và kể cho người thân hoặc bạn bè nghe truyền thuyết về một nhân vật lịch sử có gắn liền với các di tích ở địa phương em (nếu có).

Trả lời:

Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy (gắn với giếng ngọc Trọng Thủy – Mỵ Châu – nằm ngay cửa đền An Dương Vương ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội):

– An Dương Vương vua nước Âu Lạc xây thành Cổ Loa, thần Kim Quy cho An Dương Vương mượn cái móng của mình làm nỏ thần giữ thành.

– Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân cướp nước Âu Lạc không thành. Cho con trai là Trọng Thủy sang cầu thân với công chúa Mỵ Châu của nước Âu Lạc, nhưng mục đích là để tìm hiểu lý do quân Triệu Đà không giành được thành Cổ Loa.

– Công chúa Mỵ Châu yêu Trọng Thủy, đem hết bí mật quốc gia kể cho chàng. Trọng Thủy sau khi biết nguyên cớ từ chiếc nỏ thần, bèn đánh tráo nỏ giả rồi đem nỏ thật về cho Triệu Đà. Trước khi đi, Trọng Thủy dặn Mỵ Châu rằng: Ta sắp phải đi, Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, đôi ta phải chia xa không biết bao giờ gặp. Lỡ một ngày có chiến trận, biết đâu tìm nhau? Mỵ Châu nói: Thiếp có chiếc áo lông ngỗng, hễ chạy về hướng nào thì sẽ rắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.

– Về Nam Hải, Triệu Đà nhận được nỏ thần, lập tức cho quân tiến đánh Âu Lạc. An Dương Vương vỡ thế trận vì không có nỏ thần, dẫn con gái lên lưng ngựa chạy trốn. Mỵ Châu rắc lông ngỗng dọc đường.

– Đến bờ biển, An Dương Vương khấn thần Kim Quy giúp đỡ, thần hiện lên trong gió mù mịt, bảo rằng “giặc ở sau lưng nhà vua đấy”. An Dương Vương nhận ra, rút gươm chém Mỵ Châu. Trọng Thủy tìm theo vết lông ngỗng, thấy xác vợ gần bờ biển, òa khóc, đem thi thể về chôn trong thành, rồi đâm đầu chết ở giếng trong thành xưa kia Mỵ Châu thường tắm. Giếng đó sau gọi là giếng Trọng Thủy.

– Tục truyền khi Mỵ Châu bị cha giết, máu chảy xuống biển, trai ăn được nên có ngọc châu. Lấy được ngọc trai ấy đem về rửa ở giếng trong thành thì ngọc sáng vô cùng.

Các em học sinh có thể tìm hiểu thêm truyền thuyết An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 6 VNEN ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Ngữ văn 6 Tập 1, Tập 2 chương trình VNEN mới.