Top 13 # Cách Vẽ Truyện Doremon Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Cách Vẽ Người Trong Truyện Tranh

Hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn cơ bản nhất về cách vẽ người trong truyện tranh đơn giản: từ tỉ lệ đến cấu trúc cơ thể người.

1. Cách vẽ người trong truyện tranh với tỉ lệ chuẩn.

Sử dụng hình mô tả sau dây, bạn có thể lấy các phần chính của cơ thể. Với bộ khung tiêu chuẩn bạn sẽ có được một cấu trúc cơ thể người cơ bản. Từ bộ khung này bạn có thể vẽ thêm chi tiết một cách chính xác, mà không sợ bị sai tỉ lệ cơ thể người.

Khi vẽ một nhân vật truyện tranh, tỷ lệ đúng là rất quan trọng. Cơ thể cao bằng khoảng 7,5 đầu. Khi vẽ các nhân vật hoạt hình Anh hùng, các nghệ sĩ có xu hướng kéo dài hơn, ít nhất là 8 đầu, thường thì cao hơn. Cái đầu tương đối nhỏ làm tăng hiệu ứng kịch tính . Điều này thuộc về phong cách sáng tạo nhân vật hoạt hình mà bạn yêu thích.

Mặt khác, tỷ lệ cơ thể là khá nhiều tiêu chuẩn: chiều dài vai đến khuỷu tay có chiều dài gần bằng với khuỷu tay cổ tay. Hông đến đầu gối = đầu gối đến mắt cá chân.

Sử dụng cấu trúc tỉ lệ cơ bản để vẽ người trong truyện tranh.

Chúng ta sẽ bắt đầu vẽ một nhân vật bằng cách sử dụng bộ khung đơn giản. Trong ví dụ này, chúng tôi sẽ sử dụng tư thế đứng cơ bản để bạn có thể thấy phương pháp như thế nào.

Thêm hình tròn và hình bầu dục giữa các khớp. Tuỳ vào nhân vật mà bạn tưởng tượng; ốm, cơ bắp, hay mập ú, mà bạn có thể vẽ các hình tròn to như thế nào. Hãy nhớ rằng bạn vẫn muốn thực hành tất cả các loại dáng khác nhau để cải thiện phong cách nghệ thuật và các nhân vật hoạt hình khác nhau. Nếu có thời gian hơn, hãy nghiên cứu các cấu trúc cơ cơ bản của bắp tay, bắp chân, cơ ngực nếu bạn muốn thể hiện một nhân vật cơ bắp kiểu phương tây.

Vẽ đường viền Outline cho nhân vật

Tiếp theo vẽ phác thảo đường cong liên tục xác định nhân vật. Các đường này là rất quan trọng giúp định hình cơ bản rõ nét cơ thể. Dùng các đường cong để làm cho các khớp cơ mềm mại hơn.

Hoàn chỉnh dáng.

Cách Làm Bánh Rán Doremon Đơn Giản Mà Ngon

Chắc hẳn bộ truyện tranh Doraemon (Đô-rê-mon) đã đồng hành cùng tuổi thơ của không ít chúng ta, trong đó bánh rán Doraemon là tên quen thuộc mà mọi người vẫn gọi cho loại bánh rán mà mèo máy Doraemon rất yêu thích.

Nguyên liệu:

– Trứng: 2 quả

– Mật ong: 15ml

– Đường: 40g

– Muối: 1/8tsp

– Bột mì: 130g

– Bột ngô: 70g

– Bột sữa: 50g

– Bột nở: 1tsp

Bột nở + 15ml nước trộn đều (1)

Trứng + mật ong + đường + muối trộn đều bằng máy đánh trứng. Đánh kỹ (2)

Trộn đều hỗn hợp (1) và (2) được hỗn hợp (3)

Rây bột mì + bột ngô + bột sữa vào (3) + 30ml nước và trộn đều

Để bột nghỉ 30 phút

Làm nhân bánh:

Nhân ngọt: sữa tươi + Mayonaire + đường nước trộn theo tỉ lệ: 1-2-1/2

Nhân đậu đỏ:

– 100 g đậu đỏ (loại hạt nhỏ)

– 80g đường

Bước 1: Ngâm đậu đỏ với nước khoảng 8 tiếng.

Bước 2: Cho đậu vào nồi luộc đến khi nước sôi, xuất hiện bọt trên bề mặt thì tắt bếp. Bạn đổ đậu ra rổ và xả dưới vòi nước cho bớt vị chát. Tiếp đó, lại cho đậu vào luộc với nước mới và lặp lại quy trình này. Sau khi luộc đậu 2 lần, bạn cho vào nồi cơm điện, đổ nước ngập đậu chừng 2cm và nấu như nấu cơm (hoặc cho vào nồi bình thường để nấu trên bếp ga) cho đến khi đậu chín mềm, cạn gần sạch nước là được.

Cách làm:

Đặt chảo chống đinh lên bếp đợi chảo nóng bạn cho 2-3 giọt dầu ăn vào rồi lấy khăn giấy lau đều mặt chảo.

Múc từng muôi canh bột đổ vào mặt chảo sao cho đều vào tròn bánh. Khi thấy bọt khí nổi thì lật mặt bánh xong để 30-40 giây thì xếp bánh ra đĩa (lót đĩa 1-2 tờ giấy ăn mặt to để bánh thoát khí mà không bị ẩm).

Bắc chảo để lên khăn ướt để khoảng 30s rồi mới đổ bột mới lên tiếp (công đoạn này là để bánh không bị cháy mà mặt bánh mịn đẹp và vàng đều) đổ bột vào chảo xong lại cho lên bếp rán bánh tiếp… (Công đoạn này là bí quyết để mặt bánh mịn đẹp và đều màu).

Bây giờ chỉ cần kẹp nhân bánh vào giữa là bạn đã có những chiếc bánh ngon tuyệt rồi đấy!

Cách Vẽ Chân Dung Trong Truyện Tranh

Cách vẽ chân dung trong truyện tranh

* Tỷ lệ chân dung trong truyện tranh:

Tỷ lệ chân dung trong tả thực

Để vẽ chân dung nhân vật trong truyện tranh, không nhất thiết phải dựa vào tỷ lệ thực tế nhưng vẫn cần giữ nguyên cấu trúc thực tế của khuôn mặt người. Tùy vào phong cách mà người vẽ sẽ phải tinh chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp với mục đích tạo hình của mình, miễn sao đạt được tính thẩm mỹ.

– Kiểu tả thực: Phong cách có tính tả thực cao, tỷ lệ rất đúng với thực tế. (Vagabond, Vinland, Saga).

– Kiểu cách điệu: Tỷ lệ chân dung được biến đổi so với thực tế, các bộ phận ngũ quan được cách điệu tương đối nhưng vẫn gần với tả thực. (Death note, Naruto, Wolf Guy).

– Kiểu cách điệu mạnh: Tỷ lệ được biến đổi nhiều, các bộ phận ngũ quan được cách điệu mạnh, đầy tính tượng trưng (One Piece, Tsubasa, 7seeds).

Phong cách càng xa tính tả thực thì các tỷ lệ trong chân dung càng bị thay đổi nhiều. Một phong cách đẹp là có sự hài hòa trong tỷ lệ và phù hợp với nội dung câu chuyện.

* Các bước vẽ chân dung góc chính diện:

Bước 1: Xác định đường bao khuôn mặt và hộp sọ, các đường trục chính và vị trí ngũ quan, đường chân tóc.

Bước 2: Vẽ ngũ quan và đường bao tóc cho nhân vật. Chú ý tương quan giữa đường bao tóc và hộp sọ, đường chân tóc.

Bước 3: Hoàn thiện, đi nét và tô bóng.

– Một vài ví dụ vẽ góc chính diện:

– Những lỗi thường gặp khi vẽ góc chính diện:

Chú ý: Xác định sọ trước rồi mới vẽ tóc, lưu ý vị trí đường chân tóc; Xác định trục của mũi và mắt chính xác. Kiểm tra lại bằng cách lật ngược hình vẽ.

* Các bước vẽ chân dung góc ½:

Bước 1: Xác định đường bao khuôn mặt và hộp sọ, các đường trục chính và vị trí ngũ quan, đường chân tóc.

Bước 2: Vẽ ngũ quan và đường bao tóc cho nhân vật. Chú ý tương quan giữa đường bao tóc và hộp sọ, đường chân tóc.

Bước 3: Hoàn thiện, đi nét và tô bóng.

– Những lỗi thường gặp khi vẽ góc 1/2:

Chú ý: Xác định khối sọ trước rồi mới vẽ tóc; Lưu ý tương quan độ nhô ra của mũi so với miệng, trán và so với diện mặt.

* Các bước vẽ chân dung góc ¾:

Bước 1: Xác định đường bao khuôn mặt và hộp sọ, các đường trục chính và vị trí ngũ quan, đương chân tóc.

Bước 2: Vẽ ngũ quan và đường bao tóc cho nhân vật. Chú ý tương quan giữa đường bao tóc và hộp sọ, đường chân tóc.

Bước 3: Hoàn thiện đi nét và tô bóng.

– Những lỗi thường gặp khi vẽ góc 3/4:

Chú ý: Chú ý hình dạng của mũi và miệng ở góc này.

* Một số góc vẽ chân dung khó:

– Góc nghiêng 2/3: Chú ý mũi và môi. Góc này khá cơ bản, thường xuất hiện.

– Góc từ dưới lên: Một trong các góc khó, có nhiều biến thể: từ dưới lên góc 2/3, từ dưới lên góc chính diện…

Cần chú ý ở góc này là khối gầm cằm.

Giống như góc từ dưới lên, do hướng nhìn khiến một số tỷ lệ bộ phận như sống mũi, khoảng cách từ lông mày đến mắt… bị ngắn đi. Lưu ý kĩ đến vị trí của tai, môi dưới (phần môi nhận ánh sáng) khi vẽ góc này.

– Góc từ đằng sau và các biến thể:

Lưu ý sự biến đổi của tai và phần nhìn thấy của các ngũ quan.

Những góc kết hợp như thế này cần nghiên cứu kỹ lưỡng về diện khối trên cơ thể đòng thời luyện tập thật nhiều mới có thể nắm vững.

* Khác biệt giữa chân dung nam và nữ:

Do chưa nắm rõ được những điểm khác biệt trong chân dung giữa nam và nữ, người vẽ thường lúng túng khi vẽ chân dung: có thể vẽ nam rất đẹp nhưng vẽ nữ thì kém, hoặc ngược lại. Việc nhận biết được các đặc điểm đó sẽ rất có ích trong khâu tạo hình nhân vật. Tất nhiên, các đặc điểm này chỉ mang tính tương đối, đòi hỏi người vẽ phải biết chọn lọc và điều tiết hợp lý, không cứ vẽ nam là phải có các đặc điểm của nam và ngược lại.

Nam tính: Đường nét thô, cằm vuông, chân mày rậm, kiểu tóc, lông mi ngắn, mắt thường không long lanh như nữ, miệng thô.

Nữ tính: Đường nét mềm mại, cằm thon, chân mày thanh mảnh, lông mi dài và cong, mắt to, môi mọng và đỏ.

* Các chi tiết đặc biệt khi vẽ chân dung:

– Kính: Coi kính như một hình hộp chữ nhật áp vào mắt. Lưu ý khi vẽ các góc nghiêng như 3/4, phải thể hiện được khoảng cách giữa mắt và kính.

– Mũ: Cũng như tóc, mũ phải ôm theo đường sọ của đầu, nếu tóc nhân vật dày thì mũ còn phải ôm cả khối tóc quanh đầu.

– Vết xăm, vẽ mặt, sẹo: Chú ý độ cong của diện mặt để biến đổi hình vẽ/sẹo cho đúng. Đối với các vết sẹo lớn còn phải thể hiện khối lồi lõm của nó.

* Đặc trưng các chủng người khi vẽ chân dung:

Để dễ phân biệt đặc trưng sinh học của các chủng người, bạn hãy chú ý góc 1/2.

– Người Mongoloid: Xu hướng hộp sọ dọc; Cầu mắt hơi lồi; Mũi thấp so với người Caucasoid; Cằm không đưa ra nhiều.

– Người Causasoid: Hộp sọ có hướng phát triển dài ra sau; Mắt dài, ụ mày cao, cầu mắt nằm sâu vào trong; Sống mũi cao và thẳng; Cằm có xu hướng đưa ra nhiều.

– Người Negroid: Hộp sọ khá nhỏ, ngắn, tai nhỏ; Mí mắt dày, lông mi dài, lông mày mỏng; Cánh mũi mỏng, mũi gãy, bè ngang; Môi dày, cằm thụt.

Cách Vẽ Nhân Vật Truyện Tranh Dễ Thương

Truyện tranh được phát triển rộng rãi đối với giới trẻ thời nay, họ đọc truyện để thư giãn, giải trí,… Và chắc hẳn có những nhân vật trong truyện khiến ta ấn tượng muốn vẽ lại để làm kỉ niệm, nhưng vẽ nhiều lần vẫn không giống như bạn mong muốn, thì hôm nay Jolla sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ nhân vật truyện tranh dễ thương.

1.QUAN SÁT ĐỐI TƯỢNG

Đây là bước cơ bản và thiết yếu trước khi bạn muốn vẽ một vật thể hay đối tượng nào đó. Bạn cần xác định nhân vật mà mình muốn vẽ, sau đó dành ra khoảng thời gian ngắn để quan sát nhân vật đó. Quan sát từ khái quát (Dáng người, tỉ lệ của các bộ phận cơ thể,…) đến chi tiết( mắt, mũi, miệng, nét mặt, các nếp áo,…), đến khi bạn cảm nhận rõ ràng các đường nét của nhân vật thì mình bắt tay vào vẽ.

2. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VẼ

Các bước chuẩn bị vẽ nhân vật trong truyện tranh không quá cầu kì. Bạn chỉ cần một tờ giấy trắng, kích thước của giấy tùy theo sở thích của bạn( A5,A4,A3,…), một cây viết chì, một cây bút art line, bút màu( nếu bạn thích vẽ màu) và điều không thể thiếu đó là tư liệu hình ảnh để vẽ á nha.

3. QUÁ TRÌNH VẼ NHÂN VẬT TRUYỆN TRANH

Bước 1: Vẽ phần đầu của nhân vật. Bạn vẽ một hình tròn-biểu tượng cho khuôn mặt, từ viền ngoài của hình tròn bạn tạo hình cho cằm

Bước 2: Gương mặt. Đây là phần gây ấn tượng sâu sắc với người đọc truyện tranh bởi các sắc thái biểu cảm của gương mặt càng chân thật thì người đọc càng thêm hứng thú với câu truyện. Vì vậy bạn cần phải đầu tư cho phần này nhiều hơn. Phải chú ý quan sát kĩ ngũ quan, thần thái của nhân vật để bức vẽ đạt được yêu cầu.

Bước 3: Vẽ tóc. Để nhân vật thêm đẹp trai, xinh gái thì phần tóc cũng rất cần thiết nha. Chú các nếp tóc, phần tối-sáng của nó, chuyển động của tóc,…

Bước 4: Phần cơ thể. Phần này không quá khó bạn dựa vào dáng người của nhân vật để vẽ như cổ, vai, tay, chân,….

Bước 5: Ở bước này bạn chỉ cần thêm các chi tiết như xương cổ, cơ, nếp áo,… và hoàn thiện nhân vật của bạn

JOLLA ART- TRUNG TÂM MỸ THUẬT TẠI TPHCM

Nếu bạn yêu thích nghệ thuật muốn được trải nghiệm các thể loại nghệ thuật khác như: vẽ tranh phong cảnh, vẽ chân dung, vẽ màu nước,… Hãy liên hệ với chúng tôi, Trung tâm Mỹ Thuật Jolla tự hào về kinh nghiệm chuyên môn trong ngành với đội ngũ giảng viên tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng như Đại học Mỹ Thuật, Đại học Kiến Trúc,… Sẽ là nơi lý tưởng cho bạn yên tâm học tập

Liên hệ với chúng tôi: