Top 12 # Cách Vẽ Tranh Chân Dung Lớp 6 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Vẽ Chân Dung Đẹp, Cách Vẽ Tranh Chân Dung Đẹp Nhất

Vẽ tranh chân dung có lẽ là bài học thú vị và khó khăn nhất đối với những người học vẽ. Tranh chân dung khó ở chỗ phải làm sao thể hiện được thần thái, diện mạo của mẫu. Vẽ chân dung khó, vẽ chân dung đẹp còn khó hơn…

Vẽ tranh chân dung có lẽ là bài học thú vị và khó khăn nhất đối với những người học vẽ. Tranh chân dung khó ở chỗ phải làm sao thể hiện được thần thái, diện mạo của mẫu. Vẽ chân dung khó, còn khó hơn. Không những chỉ tập trung vào việc phác họa hình dáng mà còn phải biết cách lột tả và thể hiện được trọn vẹn những sắc thái, biểu cảm của một người nào đó. Bài viết ngày hôm nay, ARC Hà Nội sẽ cùng các bạn tìm hiểu những kĩ thuật vẽ tranh chân dung cơ bản dành cho người mới bắt đầu . Các bạn đừng vội, nắm được những kĩ thuật này, việc vẽ chân dung đẹp sẽ không còn là trở ngại nữa.

Đầu tiên phái hiểu tranh chân dung là gì?

Tranh chân dung là một tác phẩm thể hiện đúng diện mạo, thần sắc, hình dáng của một người nào đó. Có bức chân dung vẽ một người, có bức chân dung đôi, có bức chân dung tập thể. Có bức chân dung bán thân trong phòng, có bức chân dung cả người trong khung cảnh thiên nhiên… Tuy khác nhau về đối tượng, về không gian, về cách thể hiện nhưng những bức chân dung này đều mô tả hình dáng bên ngoài cũng như trạng thái tâm lý của nhân vật. Đặc biệt khi thể hiện tác phẩm, người họa sĩ và người mẫu như có sự giao thoa, vì vậy khi tiếp xúc với những tác phẩm này, người xem như được giao lưu, đối thoại với nhân vật trong tranh.

Chia đường cong , cách chia này sẽ tạo ra các phân đoạn nhỏ, nó có thể là nửa đường cong, một đoạn thẳng hay một gấp khúc vô cùng dễ vẽ. Cũng nhờ đó mà bạn có được khung định hình theo tỉ lệ tốt nhất, chính xác nhất. Khi đã làm được điều đó thì bạn nối chúng thành đường cong sẽ không còn gì khó khăn nữa, mọi nét vẽ trở nên cân đối, mềm mại. Đây là một mẹo hay mà các họa sĩ chia sẻ với các bạn khi mới chập chững bước vào nghề. Lưu ý rằng, ở bước 1 chúng ta chỉ nên vẽ nhẹ tay thôi vì ở bước thứ hai khi chúng ta vẽ sẽ đè lên các nét vẽ ở bước thứ nhất. Nếu bạn vẽ bước thứ nhất quá đậm sẽ gây ra khó khăn và khi tẩy xóa sẽ rất mất công. Chỉ cần khi vẽ bạn đừng ấn mút quá mạnh thì nét vẽ chì sẽ trở nên mờ hơn, đồng thời sử dụng đầu bút hơi nghiêng trên mặt giấy của mình. Muốn vẽ tranh chân dung hay bất cứ loại bức tranh nào được đẹp thì bạn đừng quên để cho đầu óc được thư thái, có chút phiêu phiêu trong tác phẩm của mình. Các khớp cổ tay, cổ, khớp vai, khủy tay thả lỏng để nét vẽ được mềm mại tự nhiên. Hạn chế tối đa việc vẽ sai và tẩy giấy vẽ vì nó làm cho bức tranh của bạn trở nên thô, màu sắc kém đẹp đi rất nhiều.

Sau đó là bước phân tích hình khối, lúc này người vẽ thể hiện hết những nhận thức của mình về hình thể lên giấy vẽ, chắc chắn nó sẽ khá thô cứng và không được đẹp, rõ nét. Tuy nhiên, đây mới chỉ là phác thảo nên bạn đừng quá lo lắng. Riêng đối với bước này bạn cần lưu ý làm sao để khi bên mảng tối các nét phác thảo có độ xốp và dày hơn, ngược lại với nó là ở bên mảng sáng các nét phác thảo phải thưa, mỏng, nhạt màu hơn một chút. Nhờ vào đó thì chúng ta mới dễ dàng phân chia ranh giới giữa mảng tối sáng với nhau được. Khi đã hoàn thành công việc đó thì bạn chỉ cần ngồi phác họa lại những mảng đậm nhạt theo đúng khung hình đã dựng. Nên nhớ không được thay đổi bố cục ở bước này nữa nếu như không muốn bức tranh chân dung của mình trở nên thảm hại. Một kinh nghiệm vô cùng quý báu từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực vẽ tranh chân dung thì người vẽ nên phân chia mảng sáng tối ở khu vực có phân vùng lớn trước rồi mới bổ sung các phân vùng nhỏ hơn.

Công việc cuối cùng trong cách vẽ tranh chân dung bằng bút chì cơ bản nhất đó là đổ bóng. Đây là bước bạn tô điểm, hoàn thiện cho bức tranh có hồn, có cảm xúc. Công đoạn này giữ vai trò rất quan trọng và đòi hỏi người vẽ phải có sự khéo léo của đôi bàn tay, có khả năng tư duy hình thể tốt, đặc biệt là phải có đức tính tỉ mỉ, cần mẫn. Khi đầu chỉ nên vẽ tranh với hai sắc độ mà thôi, tiếp theo nối các vùng tối lại để phân vùng rõ ràng hơn hai mảng sáng tối. Việc làm này tạo ra sự tương quan của bức tranh để người vẽ dễ dàng hơn trong việc quan sát, kiểm soát bức tranh của mình. Ở vùng tối thêm đậm bằng cách vẽ chồng lên các đường nét bút chì khác, lưu ý tới hướng của khối vẽ tại mảng đó. Muốn có độ chính xác cao hãy nheo mắt khi vẽ, vẽ được một phần nào đó thì nên đứng ở khoảng cách xa hơn để quan sát cho rõ độ tương quan. Quá trình đổ bóng tuyệt đối chúng ta hạn chế việc dùng tẩy, nó làm mất đi đường nét ban đầu và mất hẳn đi thần thái của nhân vật. Đôi khi những đường nét tự nhiên đó lại làm cho bức tranh củ bạn có thêm giá trị, có được sự thoải mái nhất. Vẽ chân dung bạn cần chú ý tới độ tương phản giữa các mảng màu, nếu như có sự chênh lệch quá cao thì điều đó làm cho bức tranh không còn được tự nhiên nữa.

Sau khi hoàn thành tác phẩm của mình bạn có thể có hoặc không tiến hành bước đóng khung cho bức tranh này. Nếu muốn lưu giữ làm kỷ niệm thì bạn nên đóng khung lại, bảo vệ nó khỏi sự hư hỏng. Việc đóng khung đòi hỏi sau khi xong tranh phải phăng, có độ căng vừa phải, khung chắc chắn. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không còn đóng khung tranh một cách thủ công nữa mà tất cả đều nhờ vào dịch vụ đóng khung có sẵn, vừa nhanh chóng, tiện lợi lại không tốn thời gian của bạn.

Như vậy, ARC đã cung cấp cho các bạn những kĩ thuật để có thể . Tuy nhiên, kĩ thuật chỉ là một phần, phần còn lại các bạn phải làm sao tạo ra được cái hồn của bức tranh. có nghĩa là nhìn vào bức tranh, người xem có thể cảm nhận được sự tương tác, liên kết giữa mình và bức tranh. ARC tin rằng, với hơn 10 năm đào tạo luyện thi đại học khối V và khối H, chúng tôi cam kết sẽ giúp các bạn trở thành những họa sĩ tài ba trong tương lai.

Hãy đến với ARC Hà Nội để trải nghiệm không gian học lý tưởng và vui vẻ nhất. Còn chần chờ gì mà không khám phá ngay TẠI ĐÂY.

Cách Vẽ Chân Dung Trong Truyện Tranh

Cách vẽ chân dung trong truyện tranh

* Tỷ lệ chân dung trong truyện tranh:

Tỷ lệ chân dung trong tả thực

Để vẽ chân dung nhân vật trong truyện tranh, không nhất thiết phải dựa vào tỷ lệ thực tế nhưng vẫn cần giữ nguyên cấu trúc thực tế của khuôn mặt người. Tùy vào phong cách mà người vẽ sẽ phải tinh chỉnh tỷ lệ này cho phù hợp với mục đích tạo hình của mình, miễn sao đạt được tính thẩm mỹ.

– Kiểu tả thực: Phong cách có tính tả thực cao, tỷ lệ rất đúng với thực tế. (Vagabond, Vinland, Saga).

– Kiểu cách điệu: Tỷ lệ chân dung được biến đổi so với thực tế, các bộ phận ngũ quan được cách điệu tương đối nhưng vẫn gần với tả thực. (Death note, Naruto, Wolf Guy).

– Kiểu cách điệu mạnh: Tỷ lệ được biến đổi nhiều, các bộ phận ngũ quan được cách điệu mạnh, đầy tính tượng trưng (One Piece, Tsubasa, 7seeds).

Phong cách càng xa tính tả thực thì các tỷ lệ trong chân dung càng bị thay đổi nhiều. Một phong cách đẹp là có sự hài hòa trong tỷ lệ và phù hợp với nội dung câu chuyện.

* Các bước vẽ chân dung góc chính diện:

Bước 1: Xác định đường bao khuôn mặt và hộp sọ, các đường trục chính và vị trí ngũ quan, đường chân tóc.

Bước 2: Vẽ ngũ quan và đường bao tóc cho nhân vật. Chú ý tương quan giữa đường bao tóc và hộp sọ, đường chân tóc.

Bước 3: Hoàn thiện, đi nét và tô bóng.

– Một vài ví dụ vẽ góc chính diện:

– Những lỗi thường gặp khi vẽ góc chính diện:

Chú ý: Xác định sọ trước rồi mới vẽ tóc, lưu ý vị trí đường chân tóc; Xác định trục của mũi và mắt chính xác. Kiểm tra lại bằng cách lật ngược hình vẽ.

* Các bước vẽ chân dung góc ½:

Bước 1: Xác định đường bao khuôn mặt và hộp sọ, các đường trục chính và vị trí ngũ quan, đường chân tóc.

Bước 2: Vẽ ngũ quan và đường bao tóc cho nhân vật. Chú ý tương quan giữa đường bao tóc và hộp sọ, đường chân tóc.

Bước 3: Hoàn thiện, đi nét và tô bóng.

– Những lỗi thường gặp khi vẽ góc 1/2:

Chú ý: Xác định khối sọ trước rồi mới vẽ tóc; Lưu ý tương quan độ nhô ra của mũi so với miệng, trán và so với diện mặt.

* Các bước vẽ chân dung góc ¾:

Bước 1: Xác định đường bao khuôn mặt và hộp sọ, các đường trục chính và vị trí ngũ quan, đương chân tóc.

Bước 2: Vẽ ngũ quan và đường bao tóc cho nhân vật. Chú ý tương quan giữa đường bao tóc và hộp sọ, đường chân tóc.

Bước 3: Hoàn thiện đi nét và tô bóng.

– Những lỗi thường gặp khi vẽ góc 3/4:

Chú ý: Chú ý hình dạng của mũi và miệng ở góc này.

* Một số góc vẽ chân dung khó:

– Góc nghiêng 2/3: Chú ý mũi và môi. Góc này khá cơ bản, thường xuất hiện.

– Góc từ dưới lên: Một trong các góc khó, có nhiều biến thể: từ dưới lên góc 2/3, từ dưới lên góc chính diện…

Cần chú ý ở góc này là khối gầm cằm.

Giống như góc từ dưới lên, do hướng nhìn khiến một số tỷ lệ bộ phận như sống mũi, khoảng cách từ lông mày đến mắt… bị ngắn đi. Lưu ý kĩ đến vị trí của tai, môi dưới (phần môi nhận ánh sáng) khi vẽ góc này.

– Góc từ đằng sau và các biến thể:

Lưu ý sự biến đổi của tai và phần nhìn thấy của các ngũ quan.

Những góc kết hợp như thế này cần nghiên cứu kỹ lưỡng về diện khối trên cơ thể đòng thời luyện tập thật nhiều mới có thể nắm vững.

* Khác biệt giữa chân dung nam và nữ:

Do chưa nắm rõ được những điểm khác biệt trong chân dung giữa nam và nữ, người vẽ thường lúng túng khi vẽ chân dung: có thể vẽ nam rất đẹp nhưng vẽ nữ thì kém, hoặc ngược lại. Việc nhận biết được các đặc điểm đó sẽ rất có ích trong khâu tạo hình nhân vật. Tất nhiên, các đặc điểm này chỉ mang tính tương đối, đòi hỏi người vẽ phải biết chọn lọc và điều tiết hợp lý, không cứ vẽ nam là phải có các đặc điểm của nam và ngược lại.

Nam tính: Đường nét thô, cằm vuông, chân mày rậm, kiểu tóc, lông mi ngắn, mắt thường không long lanh như nữ, miệng thô.

Nữ tính: Đường nét mềm mại, cằm thon, chân mày thanh mảnh, lông mi dài và cong, mắt to, môi mọng và đỏ.

* Các chi tiết đặc biệt khi vẽ chân dung:

– Kính: Coi kính như một hình hộp chữ nhật áp vào mắt. Lưu ý khi vẽ các góc nghiêng như 3/4, phải thể hiện được khoảng cách giữa mắt và kính.

– Mũ: Cũng như tóc, mũ phải ôm theo đường sọ của đầu, nếu tóc nhân vật dày thì mũ còn phải ôm cả khối tóc quanh đầu.

– Vết xăm, vẽ mặt, sẹo: Chú ý độ cong của diện mặt để biến đổi hình vẽ/sẹo cho đúng. Đối với các vết sẹo lớn còn phải thể hiện khối lồi lõm của nó.

* Đặc trưng các chủng người khi vẽ chân dung:

Để dễ phân biệt đặc trưng sinh học của các chủng người, bạn hãy chú ý góc 1/2.

– Người Mongoloid: Xu hướng hộp sọ dọc; Cầu mắt hơi lồi; Mũi thấp so với người Caucasoid; Cằm không đưa ra nhiều.

– Người Causasoid: Hộp sọ có hướng phát triển dài ra sau; Mắt dài, ụ mày cao, cầu mắt nằm sâu vào trong; Sống mũi cao và thẳng; Cằm có xu hướng đưa ra nhiều.

– Người Negroid: Hộp sọ khá nhỏ, ngắn, tai nhỏ; Mí mắt dày, lông mi dài, lông mày mỏng; Cánh mũi mỏng, mũi gãy, bè ngang; Môi dày, cằm thụt.

Vẽ Tranh: Vẽ Chân Dung Tự Họa

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚPMôn: Mĩ thuật Lớp: 5A GIÁO VIÊN : Đậu Thị Hoài Thường

Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010. Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2016 Mĩ thuật Mĩ thuật 5Vẽ tranh: Vẽ chân dung tự họa

Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010.Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2016 Mĩ thuật 5Thế nào là tranh chân dung tự họa?Tranh chân dung tự họa vẽ cả người hay nửa người?Vẽ theo những hình thức nào? Bằng những chất liệu gì? Bố cục màu sắc được thể hiện như thế nào trong tranh?Các bộ phận trên khuôn mặt có đối xứng với nhau không

Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010.Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2016 Mĩ thuật 5Ghi nhớTranh chân dung tự họa có thể vẽ theo quan sát qua gương hoặc theo trí nhớ nhằm thể hiện đặc điểm của khuôn mặt và trạng thái cảm xúc của chính người vẽ. Khuôn mặt người bao gồm các bộ phận: Mắt, mũi, miệng, tai nhằm đối xứng với nhau qua trục dọc chính giữa khuôn mặt.Tranh chân dung tự họa vẽ khuôn mặt, nữa người hoặc cả người và thể hiện bằng nhiều hình thức, chất liệu như vẽ màu, xé, cắt dán bằng giấy màu, vải, đất nặn….

Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010.Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2016 Mĩ thuật:Vẽ tranh: Vẽ chân dung tự họaGhi nhớ Mĩ thuật 5Vẽ chân dung tự họa qua gương hoặc qua trí nhớ– Vẽ hình cân đối trong tờ giấy, thể hiện đặc điểm khuôn mặt và cảm xúc của bản thân qua đường nét, màu sắc.Lựa chọn chất liệu theo ý thích, có thể kết Hợp nhiều chất liệu để tạo ra sản phẩm(Len, sợi, vải, giấy màu, giấy báo, đất nặn)

Thứ năm ngày 8 tháng 4 năm 2010.Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2016 Mĩ thuật:Bài 9: Xem tranh phong cảnh Mĩ thuật 5Tham khảo một số tranh của các bạn để có thêm ý tưởng cho bức tranh của mình

Vẽ Tranh Chân Dung Người Chuẩn Xác

Hướng dẫn vẽ tranh chân dung người 

I. Đồ dùng chuẩn bị 

1. Giấy vẽ canson khổ A3, A2, A1 tùy vào bạn muốn vẽ

2. Chì : Tiệp 2B, 5B/ hoặc Chì Đức  2B, 5B (vẽ bằng bút 5B, 6B Steadtler).

3. Băng dính giấy dán khung mét tranh

4. Bảng vẽ theo khổ giấy

5. Bông di chì + Tăm que để tỉa tót nét nhăn (vẽ người già)

6.Tẩy gôm đen 4B bản mỏng

1. Phác họa, chia tỷ lệ trên giấy

Để vẽ một tác phẩm chân dung, ta làm các bước như sau :

Chia bố cục nhân vật trên tờ giấy sao cho phù hợp trên và dưới.

Xác định các trục mặt: Cằm – Mũi – Mày – Đỉnh đầu ( chiều cao ). Khá giống vẽ tượng !

Xác định khoảng cách 2 gò má ( hoặc 2 bên tai để xác định đúng khuôn mặt nhân vật.

Sau đó đo từ ráy tai đến cánh mui thứ nhất theo bên rộng nhất của góc nhìn ( tùy vào độ quay góc của nhân vật )

Xác định trục mặt nhân vật xem nghiên ngã ra rao ( bước này rất quan trọng)

Kết hợp một vài thủ thuật Nhấn – Nhả – Di chì để thể hiện không gian ánh sáng bóng đổ .

2. Vẽ chi tiết nhận vật 

Vẽ chi tiết cần kỷ năng mắt nhìn và cảm nhận độ sâu, hình khối cơ thể mặt, nói cách khác là giải phẩu cơ măt. Làm được điều này thì khuôn mặt tác phẩm sẽ đầy chất cơ, nhìn sẽ săn chắc cơ nếu ta hiểu được đầy đủ cơ mặt. Bước này chỉ những bạn vẽ chân dung khá mới có con mắt nhìn về cơ, những bạn mới thì bước này có thể bỏ qua tương quan là được.

– Vẽ Mắt: Căn chia tỷ lệ cho chuẩn, dóng hình các vị trí đuôi mắt sao cho chính xác theo mẫu, 2 cos mắt cần so sánh với nhau dóng theo chiều ngang ( có vẻ đoạn này bắt đầu khó hiểu ). Phần trên mắt đi dày nét chút tạo khối sâu điểm nhân cho con mắt, nên vẽ đôi mắt đầu tiên và nên vẽ bằng bút 2B, 5B Steadtler vì màu khá tự nhiên và giống màu mắt thật.

Còn lông mày thì nên vẽ phác bằng bút 2B trước sau đấy lấy bút 5B, hoặc 6B tô đè lên. Sau đó bạn tỉa lông mày theo chiều xuôi của sợi lông sao cho giống thật.

– Vẽ môi và mũi cần có phương pháp chung và cách làm riêng tùy vào từng góc , ta cần chú ý mũi gồm đủ các bộ phận : đỉnh mũi , gầm mũi, cánh mũi , sống mũi .

Khi vẽ tóc có thể dùng tẩy để vẽ, nên cắt tẩy thành hình tam giác để vẽ phần bóng của 

CS 1 : Nhà Văn Hóa tổ dân phố 1, Ngõ 22 Phố An Hòa, Mỗ Lao, Hà Đông

CS 2 : Số 107 B8, ngõ 71 đường Nguyễn Chính, Hoàng Mai, Hà Nội

CS 3 : Nhà văn hóa Giếng Chùa, số 192 Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

By : GV/Thạc Sỹ /KTS : Lê Ngọc

Tell : 0987937406 / 0941078389

Các bạn cần thêm thông tin các bài viết về vẽ chân dung người thì truy cập website :

https://mythuatarc.com/

https://archanoi.com/https://vetranhtuonghanoidep.com/