Thực Tiễn Bài Học Quy Trình “vẽ Biểu Cảm” Chủ Đề :chân Dung Biểu Cảm
--- Bài mới hơn ---
THỰC TIỄN BÀI HỌC QUY TRÌNH “VẼ BIỂU CẢM” CHỦ ĐỀ :CHÂN DUNG BIỂU CẢM
Có thể nói trong 7 quy trình dạy nghệ thuật dành cho chương trình tiểu học ,thì đây là một trong những quy trình khiến giáo viên bối rối nhất trong cách tiếp cận.Lý do đầu tiên có lẽ nó nằm ở chính cái tên của quy trình và điều đó đã dẫn đến cách hiểu sai lệch đi bản chất của nó.
Thế nào là “vẽ biểu cảm”? Biểu cảm là sự biểu hiện của các cảm xúc, nhưng bất cứ cách vẽ nào cũng đều là sự biểu hiện của cảm xúc ,vậy thì nó không thể là một cái tên cho một phương thức để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật.
Bài học này được tiến hành tại lớp 3c trường tiểu học Vinh Tân -Thành phố Vinh-Nghệ An.
-Học sinh sẽ học cách quan sát đối tượng. Qua đó nó sẽ đạt những mục tiêu sau:
1.Cải thiện chất lượng của nét vẽ
2.Phối hợp mắt tay và não
3.Tăng khả năng tập trung quan sát và sự phản xạ với đường nét
4.khám phá những biến thể khác nhau bằng cách vẽ không nhìn giấy
5.Giúp học sinh tự tin hơn và rèn sự kiên nhẫn
6.Luyện tập vẽ mù nhiều lần trước khi vẽ theo quan sát
Vẽ biểu cảm (Vẽ mù) là một bài tập vẽ không nhìn vào giấy.Người vẽ buộc phải quan sát chặt chẽ hình dạng và cạnh của đối tượng vẽ bằng đôi mắt của mình.Mục đích của nó không phải là để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật giống thực, mà để tăng cường sự kết nối giữa mắt,tay, não.
Để minh họa cho khái niệm vừa đưa ra tôi tiến hành một thực hành với đối tượng thực và không quên việc giải thích cặn kẽ về nó,việc giải thích rõ ràng trong hoạt động này là rất quan trọng để học sinh thực sự hiểu bản chất của quy trình.
Trong quá trình quan sát giáo viên thực hành ,các con sẽ tự mình rút ra những nguyên tắc mà giáo viên đã thực hiện khi vẽ và cuối cùng chúng tôi sẽ chốt lại 3 nguyên tắc mà chúng tôi phải thực hiện khi vẽ mù:
Tôi hiểu rõ lí do vì sao các bản vẽ của học sinh mình chưa hoàn hảo ,để khắc phục những điều đó tôi đưa ra một số kỹ thuật yêu cầu các con thực hiện trong quá trình thực hành như sau:
-Di chuyển cánh tay linh hoạt
-Thả lỏng tay khi vẽ nhưng không nguệch ngoạc
-Di chuyển bút với tốc độ chậm và ổn định
Thực tế trong quá trình quan sát học sinh thực hành,giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở những kỹ thuật cơ bản này.
Chúng tôi tiến hành luyện tập bằng cách nhìn vào ảnh chân dung của chính mình và thực hành trong 3 đến 5 bài tùy vào năng lực của học sinh.Bài thứ nhất các con sẽ vẽ trong vòng 4 phút và những bài sau giáo viên sẽ tăng lượng thời gian dần lên từ khoảng 1 đến 3 phút.
Thực ra bạn không cần cho học sinh sử dụng ảnh mà có thể cho các con ngồi đối diện nhau hoặc dùng gương ,việc dùng ảnh ở đây mục đích chính là để tiết kiệm thời gian trong khoảng thời gian hạn hẹp và bạn không thể chuẩn bị một số lượng gương lớn và thực ra nhìn vào một hình ảnh cố định cũng dễ dàng quan sát hơn một hình ảnh động,với phương pháp vẽ mù bạn có thể dùng ảnh,gương hay nhìn trực tiếp đều được.Và việc bạn giới hạn thời gian vẽ trong bài đầu tiên sau đó tăng dần lượng thời gian lên sẽ giúp học sinh rèn luyện cách nhìn bao quát tổng thể đến chi tiết cũng như điều đó sẽ giúp học sinh phản xạ nhanh với đường nét và phối hợp tay mắt,việc kéo dãn thời gian ra về sau sẽ giúp các con dò tìm kỹ càng hơn với nhiều đường nét và chi tiết mà vẫn đảm bảo cái tổng thể,sự chuyển động của tay sẽ chậm và ổn định hơn.
-Con có thể nhìn thấy một số bộ phận giác quan mà các bạn đang cố gắng vẽ không?
-Con có thấy phương pháp này hữu ích không?
-Con đang cảm thấy thế nào sau 3 bản vẽ đầu tiên?
-Con có muốn làm lại không?
Với học sinh lớn hơn bạn có thể hỏi thêm :
-Con có nhận thấy được những cảm xúc trong bài vẽ không?
Cuối cùng hãy yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm với những đối tượng khác nhau và làm vào phiếu bài tập mà giáo viên đã chuẩn bị.
Chúng tôi tiếp tục luyện tập với vẽ mù nhưng hoạt động này tôi không giới hạn thời gian mà tùy vào khả năng của học sinh và đối diện nhau để quan sát trực tiếp.Đến hoạt động 2 tôi gần như rất ít khi phải nhắc đến các nguyên tắc và kỹ thuật khi thực hiện trong quá trình quan sát học sinh vẽ mà dành nhiều thời gian hơn để xem phản xạ và kết quả của học sinh,nếu như ở hoạt động một các con vẫn còn gượng ngùng thì sang hoạt động 2 nó diễn ra tự nhiên hơn hết quả trông thấy rõ ràng hơn.Tôi dành khoảng 15 phút yêu cầu các bạn chuyển sang vẽ theo quan sát để theo dõi sự biến chuyển phản ứng trong việc đặt đường nét và chất lượng của nó.Các con có ý thức rõ hơn trong việc thể hiện những đặc điểm cơ bản của đối tượng vẽ .Tất nhiên không phải học sinh nào cũng đạt được mục tiêu mà giáo viên đặt ra mà quan trọng là các con đã được trải nghiệm với một trò chơi ,một phương pháp mới.
Cuối cùng chúng tôi cùng xem lại các bản vẽ của mình và hỏi trẻ con cảm thấy như thế nào sau khi quay lại với vẽ theo quan sát?
Bài học kết thúc như một hoạt động luyện tập thuần túy mà không sử dụng màu sắc để hoàn thiện.
Một số bài vẽ của học sinh:
--- Bài cũ hơn ---