Để giỏi Địa lý, các học sinh nên sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình học tập. Hiện nay có 1 số phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy nhanh chóng và hiệu quả.
1. Sơ đồ tư duy có tác dụng gì trong môn Địa lý?
Sơ đồ tư duy là gì?
Sơ đồ tư duy (hay giản đồ ý) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh.
Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu chuyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.
Tác dụng của sơ đồ tư duy trong môn Địa lý Giúp tóm lược ý chính nhanh gọn
Bản chất của sơ đồ tư duy đó chính là tóm gọn những ý chính quan trọng nhất. Nhìn vào sơ đồ, các em có thể nhìn thấy những kiến thức trọng tâm mình cần nhớ, thấy được mối quan hệ giữa các phần nội dung kiến thức, từ đó xâu chuỗi lại để khắc sâu vào trí nhớ tốt nhất.
Trước mỗi bài kiểm tra, kỳ thi, các em chỉ cần lấy sơ đồ tư duy ra đọc là có thể nhanh chóng nắm lại được kiến thức tổng quát nhất trước khi học các chi tiết sâu hơn trong từng phần.
Giúp độc lập trong suy nghĩ
Phần lớn những bài thi địa lý đều cho phép các em học sinh mở tập bản đồ Atlat địa lí Việt Nam để tham khảo. Nhờ vào tập bản đồ này, các em hoàn toàn có thể đọc được những khoáng sản nổi bật, đặc điểm về đất đai, ranh giới tiếp giáp…. của vùng đó. Tuy nhiên, sử dụng sơ đồ tư duy trong phần này giúp các em độc lập hơn về suy nghĩ, không bị phụ thuộc nếu chẳng may “quên” tập bản đồ ở nhà.
Đồng thời, khi học các bài học trong sách giáo khoa kết hợp với vẽ sơ đồ tư duy, các em cũng sẽ độc lập hơn về cách tư duy, cách suy nghĩ và tiếp cận vấn đề.
Ngoài ra, sử dụng sơ đồ tư duy trong môn địa còn giúp các em học sinh tăng khả năng ghi chép trong giờ học, phục vụ rất tốt khi thuyết trình và giúp bộ não ghi nhớ tốt hơn.
2. Cách vẽ sơ đồ tư duy môn địa lý
Bước 1: Đặt trang giấy nằm ngang trước mặt để bắt đầu vẽ sơ đồ tư duy ở giữa trang giấy. Điều này sẽ cho phép các em tự do thể hiện tự do tất cả các ý tưởng của mình.
Bước 2: Vẽ một hình ảnh ở giữa trang giấy để thể hiện mục tiêu của mình. Đừng lo lắng nếu cảm thấy mình không thể vẽ đẹp, đó không phải là vấn đề.
Hãy sử dụng màu sắc để nhấn mạnh, sắp xếp, kết cấu, sáng tạo và thêm một yếu tố vui nhộn đối với suy nghĩ của bản thân . Điều này sẽ kích thích thị giác và củng cố hình ảnh trong đầu. Các em phải dùng ít nhất 3 màu cho toàn bộ sơ đồ tư duy và hãy tạo ra một hệ thống mã màu của riêng mình. VD dùng mã màu để phân cấp: dùng màu đỏ để nhấn mạnh…
Bước 3: Vẽ một loạt liên kết đậm toả ra từ tâm của hình ảnh. Đây là những nhánh chính của sơ đồ tư duy, chúng sẽ giúp các em liên kết các thông tin lại với nhau. Biết được quan hệ “cha con” của các thông tin.
Chú ý: Khi vẽ vạch liên kết nên vẽ đường cong thay vì đường thẳng, bởi chúng hấp dẫn hơn với mắt và dễ ghi nhớ hơn đối với não.
Bước 4: Điền các từ khoá vào ô trung tâm, các từ khoá vào nhánh chính. Các từ khoá càng ngắn gọn súc tích càng tốt vì nó yêu cầu não bộ của các em phải liên tưởng, gợi nhớ hơn là ghi ra sẵn nguyên câu khiến não chỉ việc nhàn nhã đọc qua mà không cố gắng tư duy ghi nhớ. Những từ khóa quan trọng cần thay đổi màu sắc và kích cỡ để tăng sự tập trung.
Bước 5: Thêm các hình vẽ vào nhánh sao cho càng phù hợp với từ khoá càng tốt, lúc này hãy để não phải của mình thỏa sức tư duy và sáng tạo, đảm bảo sau khi nhìn lại sơ đồ tư duy chỉ cần nhìn hình là lập tức nhớ ngay đến từ khoá của nhánh đó.
Bước 6: Vẽ các nhánh phụ cấp hai, cấp ba, theo những nguyên tắc trên để thể hiện các nội dung con của các nhánh trước. Từ đó các em sẽ có được một bản đồ thông tin tổng quát.
Hoàn thành, vậy là các em đã có một sơ đồ tư duy cho riêng mình. Cách vẽ sơ đồ tư duy này không chỉ vận dụng được trong môn Địa lý mà còn có thể áp dụng vào các môn học khác như Toán, Văn, Sử…
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:
3. Top 5 phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy tốt nhất hiện nay
MindMaple
Mặc dù rất nhẹ nhưng MindMaple vẫn trang bị rất nhiều tính năng, đủ giúp học sinh tạo nên một sơ đồ tư duy đúng chuẩn.
Sau khi hoàn thành, các em có thể chuyển sơ đồ vừa tạo sang HTML, TXT, PPT, JPG, DOC, PNG, XLS, BMP, GIF và GIF.
Blumind
Nếu đang cần một công cũ vẽ sơ đồ tư duy Địa lý đơn giản thì Blumind là chắc chắn sẽ sự lựa chọn tốt nhất cho học sinh.
Giao diện của Blumind cực đơn giản với các tính năng như Lưu, dán, tìm kiếm… đặt ở menu. Bên phải là nơi giúp định dạng các yếu tố như màu chữ, màu các nhánh…
Coggle
Coggle được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng bởi các tính năng nổi bật như:
Tạo sơ đồ tư duy với các nút và các nhánh màu sắc
Thêm các chú thích ở đầu các nút
Thêm hình ảnh từ máy tính, không giới hạn hình ảnh
Tương tác với các thành viên trong nhóm
Tải về máy tính với các định dạng như PDF, PND, TEXT hoặc .mm files (tập tin mindmap)
Để sử dụng, học sinh chỉ cần đăng ký một tài khoản và đăng nhập vào là được. Ưu điểm khi sử dụng Coggle là người dùng có thể xem sản phẩm của mình ở mọi nơi. Bên cạnh đó, khả năng tùy biến trong Coggle khá cao, các em có thể định dạng tiêu đề con với các thuộc tính cơ bản như: in đậm, in nghiêng, thêm icon, thêm ảnh, thêm link. Các nhánh con cũng có thể dễ dàng tùy chỉnh màu sắc và đồ dày.
Edraw Mindmap
Edraw Mindmap được xem là một trong những phần mềm vẽ sơ đồ tư duy tốt nhất. Mọi thứ mà ứng dụng này đem lại đều rất trực quan và đầy màu sắc.
Tính năng của Edraw Mind Map thu hút được người dùng đó là:
Thiết kế theo phong cách của MS Word, dễ dàng làm quen trong thời gian ngắn.
Hỗ trợ rất nhiều mẫu sơ đồ, các icon, hình ảnh, hiệu ứng…
Có sẵn hàng trăm biểu đồ mẫu, giúp các em có nhiều sự lựa chọn hơn để trình bày ý tưởng.
Nếu các em học sinh muốn học tốt Địa lý, bên cạnh việc cần có phương pháp học tập sáng tạo thì có thể nhờ đến sự trợ giúp của gia sư. Gia sư tại Gia sư Việt có trình độ chuyên môn cao, cách giảng dạy thu hút sẽ khơi dậy hứng thú học tập ở các em, nhờ vậy kết quả học tập được cải thiện rõ ràng.