Ngôn ngữ được thực hiện và nắm bắt với các thành phần sau: phonology (âm của ngôn ngữ), vocabulary (vốn từ vựng), grammar (ngữ pháp, cái cách các từ được sắp đặt và xếp vào với nhau), discourse (cách các câu được ghép lại với nhau); và pragmatics (các luật lệ sử dụng ngôn ngữ).
Ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ được sử dụng trong môi trường học tập, làm việc và sinh sống bình thường như ngôn ngữ mẹ đẻ. Tiếp nhận ngôn ngữ thông qua quá trình vô thức, không bị ràng buộc bởi các khái niệm ngữ pháp – đúng – sai, thường thì sẽ được người học tiếp nhận song song cùng ngôn ngữ mẹ đẻ. Việc sử dụng ngôn ngữ thành hai dần trở thành phản xạ tự nhiên.
Ngoại ngữ là ngôn ngữ sử dụng chủ yếu trong lớp học, trường học theo một thời khóa biểu nhất định. Học ngoại ngữ là quá trình tiếp thu có ý thức, chủ động của người học thông qua các bài học (lessons), tập trung vào các nội dung đã được định hướng từ ban đầu. Hiệu quả giao tiếp đạt được sau nhiều năm học không đồng đều, sự thành công hay thất bại trong việc học ít ảnh hưởng đến đời sống của người học.
Song ngữ là học hai ngôn ngữ cùng một lúc. Chương trình song ngữ là chương trình giáo dục có hơn một ngôn ngữ được sử dụng, chủ yếu là dành cho trẻ em.
Hiện nay có rất nhiều trường mầm non áp dụng chương trình song ngữ Việt – Anh trong giảng dạy. Ở trường, bé vừa được củng cố và phát triển tiếng mẹ đẻ, vừa được làm quen với tiếng Anh. Việc học song ngữ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ em như phát triển khả năng ngôn ngữ, xây dựng được vốn từ vựng phong phú, ngoài ra còn giúp trẻ tự tin và nâng tầm tư duy.
Những quan niệm sai lầm của cha mẹ về học song ngữ
Song ngữ khiến trẻ chậm nói
Khoa học đã chứng minh rằng, việc học song ngữ không hề ảnh hưởng đến quá trình học nói, học tiếng mẹ đẻ của trẻ em. Từ 0 đến 6 tuổi, ngôn ngữ (bao gồm âm thanh, mặt chữ và ngữ nghĩa) chỉ là một điều mới lạ cần được khám phá. Cái gì gây ấn tượng mạnh sẽ làm bé tích cực tiếp nhận và ghi nhớ, đặc biệt là âm thanh. Khi ở trường hay ở nhà tiếng Anh được sử dụng nhiều, thì trí nhớ của bé sự tự nhiên ghi lại và bật ra khi bé muốn một cách tự nhiên.
Song ngữ khiến trẻ dễ nhầm lẫn
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, bé chưa nói sõi tiếng Việt thì không thể học tiếng Anh và sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt ngôn ngữ. Nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Trí não của bé sau 6 tháng tuổi đã có thể tiếp nhận cùng một lúc nhiều ngôn ngữ khác nhau. Bắt đầu bằng việc ghi nhớ hình ảnh và âm thanh, sau đó sẽ đến phát âm. Việc cho bé tiếp nhận 2 ngôn ngữ khác nhau sẽ khiến não bộ của bé phát triển vượt trội hơn.
Quá sớm hoặc quá muộn để học tại trường mầm non song ngữ
Không có thời điểm nào là quá sớm hoặc quá muộn để học ngoại ngữ, nhất là đối với bé. Từ 0 đến 6 tuổi là thời điểm vàng để bé làm quen và học ngôn ngữ. Từ 5-10 là giai đoạn bé ham học hỏi nên học ngoại ngữ cũng khá dễ dàng.
Cho bé học tiếng Anh từ lúc bé bắt đầu học nói sẽ khiến cho bé hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ như nhau.
Học ở nhà hơn học ở trường mầm non song ngữ
Gia đình là môi trường không thể thiếu trong sự phát triển của bé, tuy nhiên các bố mẹ đừng nhầm lẫn cho rằng, trẻ em chỉ cần học ở nhà là đủ. Mặc dù hiện nay có nhiều phương tiện hỗ trợ học tập như ti vi, máy tính, điện thoại… nhưng nếu bé được học tập cùng các bạn đồng trang lứa sẽ khiến cho trẻ hứng thú hơn rất nhiều.
Tạo ra môi trường ngoại ngữ ở nhà trường và ở gia đình. Bé cần được sống trong môi trường mà mọi người đều giao tiếp bằng thứ tiếng mà bé đang được học. Nếu bé học tiếng Anh, thì thầy cô và bạn bè trên lớp cũng nói tiếng Anh, bố mẹ anh chị em ở nhà cũng phải nói nhiều tiếng Anh. Nếu cha mẹ không đủ vốn tiếng Anh để dạy con thì có thể cho bé nghe các bài hát tiếng Anh, nghe đĩa học tiếng Anh để bé được làm quen nhiều hơn.
Chú trọng hình ành hơn lý thuyết, học cụ hơn giáo trình. Các bé có khả năng đặc biệt về ghi nhớ hình ảnh nên hãy để bé tiếp xúc với hình ảnh nhiều hơn. Từ ngữ được diễn đạt thông qua hình ảnh, màu sắc sẽ lưu lại lâu hơn.
Để đạt được hiệu quả tối đa, thầy cô hoặc cha mẹ cần phải linh hoạt trong phương pháp, đừng ép con theo bất cứ giáo trình nào hoặc phân định đúng sai rạch ròi khi trẻ đang học. Mục đích của chúng ta là biến việc trẻ nói ngoại ngữ thành phản xạ tự nhiên chứ không phải là buộc trẻ học cho đúng ngữ pháp. Vì thế hãy động viên và khen ngợi trẻ kịp thời, thay đổi cách thức liên tục để tạo hứng thú cho trẻ. Học ngoại ngữ không phải là ngày một ngày hai, hơn nữa, với con trẻ thì càng phải kiên trì.
Chương trình Song ngữ tại trường mầm non Quốc tế Worldkids Gò Vấp (WIS) là sự kết hợp nhịp nhàng giữa chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục Việt Nam và chương trình mầm non của Bộ Giáo dục Singapore. WIS giúp bé phát triển toàn diện về 6 phương diện: tính thẩm mỹ và sáng tạo nghệ thuật, khả năng khám phá thế giới, ngôn ngữ và văn chương, toán học, năng lực nhận thức xã hội và tình cảm, kỹ năng vận động.
Ở Trường Mầm non quốc tế Worldkids, các bé được tạo cơ hội phát triển 6 khía cạnh này trong cả giờ học bằng tiếng Việt do cô giáo có trình độ đại học mầm non và tiếng Anh do cô giáo Philipine có trình độ đại học mầm non trực tiếp giảng dạy. Việc tiếp thu cả hai ngôn ngữ được cẩn thận nuôi dưỡng và hỗ trợ chặt chẽ trong suốt quá trình học.
Sự độc đáo của Chương trình Song ngữ ở trường mầm non quốc tế Worldkids
Học sinh thông thạo tiếng Anh và tiếng Việt.
Chương trình mầm non của Singapore và giáo trình Fingerprint của Nhà xuất bản Macmillan.
Tiêu chuẩn học thuật cao.
Chuẩn mực về đạo đức cao.
Hoạt động ngoại khóa đa dạng.
Tạo điều kiện giúp học sinh phát huy sự say mê ham học hỏi.
Học sinh tự hào về bản thân và môi trường học tập.
Giáo viên Philippine được đào tạo chuẩn.
:
Trường mầm non Worldkids đang là sự lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh – những người thực sự mong muốn con mình thông thạo cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt cũng như thấu hiểu và gìn giữ được ngôn ngữ và văn hóa Việt khi học chương trình Song ngữ. Sự đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và chương trình giảng dạy song ngữ đều nhằm vào mục tiêu xây dựng và khẳng định một mô hình giáo dục mới, tiên tiến tại Việt Nam./.