Top 13 # Cách Vẽ Giường Bệnh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

“Họa Sĩ Nhí” Vẽ Tranh Trên Giường Bệnh

(NTD) – Chưa đầy một năm sau khi chào đời, em Nguyễn Quang Khang (SN 2007, quê ở thôn Tráng Long, xã Nhơn Lộc, chúng tôi Nhơn, tỉnh Bình Định) phải nhập viện điều trị căn bệnh teo cơ tủy bẩm sinh. Từ đó đến nay đã hơn 8 năm, Khang chưa một lần về lại nhà. Trên giường bệnh, em bé bất hạnh này lại làm được việc phi thường. Đó là vẽ những bức tranh khiến người xem rơi nước mắt…

Bao la tình mẹ

Chị Lê Thị Trò (SN 1973, mẹ của cháu Khang), năm 21 tuổi sinh đứa con trai đầu lòng, sau đó chị sinh thêm 2 cháu trai. Nhưng không may cho vợ chồng chị, chỉ có đứa con đầu được bình thường, 2 đứa sau đều mắc căn bệnh teo cơ tủy bẩm sinh (SMA Spinal Muscular Atrophy). Thế rồi, niềm đau ập đến khi đứa con thứ 2 ở với cha mẹ không bao lâu thì qua đời. Cháu Khang là con út, chào đời vào tháng 2/2007, chưa đầy một năm sau, cháu phải nhập viện để điều trị căn bệnh quái ác này. Từ đó đến nay đã hơn 8 năm, Khang chưa một lần về lại nhà. Trên giường bệnh, em lớn dần lên trong tình thương của cha mẹ và sự yêu thương, chăm sóc tận tình của nhân viên y tế Khoa Hồi sức – Cấp cứu nhi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.

Nhìn cảnh đời của gia đình chị Trò, ai cũng phải xót xa. Khi đứa con thứ 2 mất, rồi cháu Khang nhập viện, anh Nguyễn Ngọc Hoàng (SN 1969, chồng chị Trò) suy sụp. Và cũng từ đó, bệnh tiểu đường của anh chuyển biến nặng hơn. Chị Trò cũng chẳng hơn gì chồng, những ngày đầu đưa con đến bệnh viện, chị rũ xuống như tàu chuối hơ trên lửa. Nhưng rồi, chị gạt nước mắt, gượng đứng dậy để chăm con.

Khi Khang đến tuổi đi học, chị Trò nảy ra ý định dạy chữ cho con. Thế là Khang học chữ, học làm tính từ mẹ. Từng ngày, từng ngày bên giường bệnh, chị Trò kiên trì, tỉ mẩn chỉ cho con học, cầm tay con tập viết, giúp con làm toán. “Bây giờ, Khang đã có thể ghép vần những từ đơn giản và làm được toán cộng, trừ ba con số. Còn vẽ, không ai chỉ dạy, thấy Khang thích, tôi tìm giấy bút, làm giá vẽ cho con” – chị Trò tâm sự.

Nói rồi, chị Trò bảo: “Khi tôi dạy cho con học chữ, làm tính, cũng có người nói thế này thế kia, kiểu như bệnh vậy thì học để làm gì. Nhưng tôi cứ dạy, cho con và cả cho tôi nữa. Để cháu thấy mình cũng là một người bình thường, hay ít ra cũng là một bệnh nhân bình thường. Còn với tôi, điều đó còn là để gieo một hy vọng, để mẹ con cùng vui với những niềm vui nho nhỏ”.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Văn Dũng, Trưởng Khoa Hồi sức – Cấp cứu nhi, cho biết: “Khang là bệnh nhân đặc biệt của chúng tôi. Hơn 8 năm qua, cháu liên tục phải thở máy, trong đó có 2 lần ngừng tim do viêm đường hô hấp, nhiễm trùng phổi. Nhưng sau khi được hồi sức cấp cứu, Khang đã trở lại bình thường. Đây là một trường hợp hiếm gặp không chỉ trong nước mà cả trên thế giới, bởi lẽ y văn thế giới chưa ghi nhận bệnh nhân nào phải thở máy liên tục mà sống được trong thời gian dài như vậy. Có thể nói, Khang là một người có nghị lực phi thường”.

Những bức tranh lay động lòng người

Từ đầu năm 2014 đến nay, trên giường bệnh, Khang nằm vẽ hàng trăm bức tranh. Lúc đầu nét vẽ còn đơn giản, sơ sài; càng về sau lại càng cứng cáp. Và đến nay, mỗi bức tranh của Khang, dù có chú thích hay không, cũng đều mang đến cho người xem một thông điệp nào đó.

Gắn chặt với giường bệnh cùng máy thở 8 năm ròng, Khang gần như không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Mọi hình dung của em chỉ thông qua những câu chuyện kể của cha mẹ, người thăm nuôi cùng truyện cổ tích, truyện tranh mà gia đình mang vào. Và một “kênh” nữa là chiếc điện thoại mà Khang thường dùng để xem phim hoạt hình.

Hiểu biết về thế giới đầy hạn hẹp thế nhưng những gì hiện lên trong tranh của Khang lại hết sức phong phú, ngộ nghĩnh về ý tưởng, khá sâu sắc về nội dung. Những bức Mục đồng, Tát nước, Ngày mùa… là cách Khang đưa vào tranh những hình dung về quê nhà mình, qua lời kể của mẹ. Những câu chuyện ngụ ngôn, cổ tích như Rùa và Thỏ, Trí khôn của ta đây, Cóc kiện trời… đã được Khang “chuyển thể” thành những bức họa sinh động, vui tươi, ngộ nghĩnh.

Bên cạnh mảng tranh về các nhân vật hoạt hình, cổ tích, muông thú, hoa lá, có nhiều bức tranh khiến người xem rơi nước mắt. Đó là bức tranh Khang vẽ chính mình, một bệnh nhi trên giường bệnh, miệng ngậm ống thở, đang được y tá chăm sóc. Trong bức “Ước mơ em được về nhà”, Khang vẽ ngày xuất viện của mình. “Trước cổng nhà, cha và bà nội đã đứng đón sẵn, mẹ đi cùng con và tay xách nhiều đồ. Con cũng cầm một túi nhỏ, anh hai từ nhà bước ra đón con đầy mừng vui, hai tay chìa về phía con, ý nói để anh xách cho. Bà nội vì quá mừng đến phát khóc nhưng cố kìm lại nên miệng nội trông như mím lại, con cố ý vẽ chi tiết miệng nội như vậy” – Khang chia sẻ.

Xem tranh của Khang, hai họa sĩ Chơn Hiền và Lê Trọng Nghĩa, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bình Định, đều vô cùng xúc động và cảm phục. Họa sĩ Nghĩa nhận xét: “Bên cạnh sự chắc tay về mặt tạo hình, bố cục hài hòa, cảm quan màu sắc tốt, một điểm nổi bật trong tranh của Khang là ánh lên nét hồn nhiên, tươi vui, ngộ nghĩnh. Thế giới hội họa này cho thấy, chủ nhân của nó có một tâm hồn lạc quan, mạnh mẽ”.

Chị Trò kể: “Có một vài nhóm từ thiện, cá nhân hảo tâm đến thăm, gọi Khang là “họa sĩ nhí”. Để động viên cháu vui sống, những mạnh thường quân thường khuyên cháu yên tâm dưỡng bệnh, cố gắng vẽ đẹp để sau này có điều kiện thì tập hợp tranh lại, triển lãm, giới thiệu cho nhiều người biết tới hơn”.

Phố Nhơn

Hướng Dẫn Bảo Trì Giường Bệnh Y Tế

Bảo trì giường bệnh là điều cần thiết và nên làm để duy trì tuổi thọ và thời gian sử dụng sau khi đã mua ,ở bài viết hôm nay vezo sẽ hướng dẫn khách hàng cách để bảo trì kéo dài thời gian niên hạn sử dụng của giường bệnh y tế .

Để việc bảo trì giường bệnh đạt hiệu quả cao nhất khách hàng nên làm theo các mục sau :

Xác định thời điểm cần bảo trì giường bệnh

1 Nên thực hiện kiểm tra bảo trì mỗi năm một lần.

2 Đặc biệt trong trường hợp thường xuyên sử dụng, hãy nhớ kiểm tra bảo trì thường xuyên hơn.

3 Cảm thấy tay quay khi dùng nặng hơn trước rất nhiều, hoặc có tiếng động lạ khi sử dụng tay quay.

Đặt giường ở nơi không bị ẩm ướt, tránh xa ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Chúng tôi ước tính thời hạn 10 năm nếu tay quay được duy trì chính xác. Sau 10 năm vẫn dùng được, nhưng phần khớp nối tay quay vào giường sẽ trở nên lỏng lẻo hơn.

Thay thế phải được thực hiện bởi nhân viên kỹ thuật chuyên ngành giường y tế, sử dụng phụ tùng gốc.

Khử trùng giường y tế

Phần này dành cho những bệnh nhân mắc bệnh có tính lây lan, truyền nhiễm. Nếu không phải loại bệnh tính lây lan thì a/chị có thể bỏ qua bước này.

Làm sạch bề mặt của giường và tay quay với một cái khăn và chất khử trùng cho các bề mặt không phải là chất mài mòn.

Không nhúng tay quay vào chất khử trùng.

Trong quá trình khử trùng, kiểm tra rằng không có dấu hiệu thiệt hại phía bề mặt.

Lau khô bề mặt bằng vải. Đảm bảo rằng tất cả các thành phần khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại.

Trong quá trình khử trùng, nên sử dụng găng tay phù hợp (ví dụ như găng tay sử dụng một lần).

Vệ sinh giường y tế

Làm sạch tất cả các bề mặt của giường bằng cách sử dụng một khăn vải,

Sử dụng nước ấm và xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ, không mài mòn

Nếu cần thiết, để loại bỏ bất kỳ vết bẩn, sử dụng bàn chải hoặc dung môi nhẹ, cẩn thận với các loại dung môi

Lau khô bề mặt bằng vải. Không vệ sinh bằng máy áp lực cao ( như máy xịt nước áp suất lớn, vv).

Trong quá trình làm sạch, nên sử dụng găng tay phù hợp (ví dụ: găng tay sử dụng một lần).

Kiểm tra giường y tế thường xuyên

Để đảm bảo sử dụng tối ưu tay quay, điều quan trọng là để duy trì tất cả các thành phần trong tình trạng tốt, và làm sạch bụi bẩn, mảnh vụn, không để lọt vào bên trong tay quay.

Khi không sử dụng, cả giường và tay quay phải được bảo quản ở nơi khô ráo và phải được kiểm tra ít nhất mỗi tháng một lần.

Nếu dấu hiệu hao mòn hoặc hư hỏng được phát hiện trong kiểm tra, giường y tế nên được đưa vào dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật của chúng tôi.

Bôi trơn khớp động

Làm sạch và khử trùng tay quay trước khi bôi trơn.

Sử dụng chất bôi trơn thích hợp.

Các khớp ở đầu và cuối hệ thống chuyển động nên được bôi trơn khi được lắp ráp.

Trong quá trình sử dụng bình thường có thể cần bôi trơn, nếu cần thiết.

Có thể chọn một trong các loại dầu bôi trơn sau:

Mỡ LITHIUM, mỡ bò: áp dụng một lượng nhỏ mỡ lithium đến các vùng tiếp xúc của khớp. Lau sạch bất kỳ dư thừa nào.

Dầu nước: phun một lượng nhỏ trên các vùng tiếp xúc của khớp. Lau sạch bất kỳ dư thừa nào.

Nếu bôi trơn được áp dụng cho những thành phần không cần được bôi trơn, bụi bẩn có thể tích lũy, có thể gây hư hỏng cho các thành phần này. Chỉ bôi trơn các thành phần được chỉ định.

Các a/chị tham khảo bài viết bản vẽ kỹ thuật tay quay DCN02 để biết thêm cấu trúc của tay quay.

Phun dầu vào toàn bộ các khớp chuyển động, riêng thanh đẩy quan trọng cần được tra dầu thì lại bị ẩn trong khu vực L2. Cho nên các a/chị cần dùng dầu nước tra vào khớp này rồi xoay tay quay. Nếu có thể thì hãy cho dựng đứng tay quay lên càng tốt.

Lưu ý: Sử dụng các sản phẩm có chứa thuốc tẩy, phenol và iốt có thể làm hỏng, bong tróc giường và tay quay. Không sử dụng sản phẩm có chứa các yếu tố này để làm sạch và khử trùng.

Sau khi khử trùng / làm sạch, đảm bảo rằng giường và các thành phần của nó hoàn toàn khô ráo trước khi sử dụng.

Thiết Kế Máy Cơ Cấu Hỗ Trợ Quấn Drap Giường Bệnh

Thông tin chi tiết tại web: LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển rất mạnh trong tất cả các ngành, các lĩnh vực. Đặc biệt là ngành cơ khí chế tạo máy. Ngành cơ khí chế tạo máy là một trong những ngành then chốt thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Muốn đạt được điều đó thì vấn đề đặt ra ở đây phải có trang thiết bị công nghệ và nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về kỹ thuật mới có thể phân tích tổng hợp các yêu cầu kỹ thuật đặt ra của bản vẽ, để từ đó đưa ra đường lối công nghệ hợp lý phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Trong những năm gần đây, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực nói riêng và với các nước trên thế giới nói chung. Chính vì lẽ đó mà cơ sở vật chật, hạ tầng cũng ngày càng phát triển theo. Những quốc lộ, đại lộ, đường cao tốc được hình thành và hoàn thiện hơn để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển và đi lại của người dân. Nhưng bên cạnh đó vấn đề tai nạn giao thông tăng cao là điều khó tránh khỏi. Để đảm bảo cho việc chữa trị cũng như chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất thì Cơ Cấu Hỗ Trợ Quấn Drap Giường Bệnh là một sản phẩm có thể giải quyết phần nào vấn đề mà các y bác sĩ, điều dưỡng đang gặp phải. Là loại máy giúp cho việc thay drap một cách nhanh chóng, giảm sức người và quan trọng hơn hết là không ảnh hưởng đến những bệnh nhân đang điều trị mà gặp khó khăn cũng như chưa thể đi lại, giúp cho khả năng phục hồi nhanh chóng. Máy mang lại hiệu quả chữa trị cao.

MỤC LỤC

Lời nói đầu………………………………………………………………….. Trang 3

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn………………………………….. Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

I. Yêu cầu xã hội………………………………………………………….. Trang 8

II. Phân tích sản phẩm (Cơ lý tính)…………………………………. Trang 9

1.Tầm quan trọng…………………………………………………….. Trang 9

2.Giới thiệu về các loại giường……………………………………. Trang 9

3.Các phương tiện kèm theo…………………………………….. Trang 11

4.Phân loại giường………………………………………………….. Trang 12

5.Nguyên tắc chuẩn bị giường…………………………………… Trang 12

6.Kỹ thuật trải drap giường……………………………………… Trang 13

III. Yêu cầu của máy…………………………………………………… Trang 21

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY

I. Phân tích chức năng, nhiệm vụ của cơ cấu…………………… Trang 22

II. Lựa chọn phương án thiết kế …………………………………… Trang 22

1. Phương án 1 ………………………………………………………. Trang 22

2. Phương án 2 ………………………………………………………. Trang 24

3. Lựa chọn phương án thiết kế ……………………………….. Trang 25

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG HỌC MÁY

I. Chọn động cơ…………………………………………………………. Trang 29

II. Tính toán trục vitme và đai ốc bi………………………………. Trang 30

1. Chọn các thông số bộ truyền ……………………………….. Trang 31

2. Kiểm nghiệm vitme theo độ bền mòn ……………………. Trang 32

3. Kiểm nghiệm vitme theo độ bền kéo-nén ……………….. Trang 33

4. Kiểm tra vitme theo độ ổn định ……………………………. Trang 33

III. Trình tự tính toán bộ truyền đai………………………………. Trang 33

1. Chọn các thông số bộ truyền ……………………………….. Trang 33

2. Kiểm nghiệm đai theo khả năng kéo ……………………… Trang 38

3. Kiểm nghiệm đai theo độ bền mòn………………………… Trang 38

IV. Tính ổ lăn……………………………………………………………. Trang 39

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ KẾT CẤU MÁY

I. Cụm tịnh tiến………………………………………………………….. Trang 44

II. Cụm quấn……………………………………………………………… Trang 45

III. Cụm và các chi tiết trong cụm…………………………………. Trang 46

1. Cụm tịnh tiến …………………………………………………….. Trang 46

2. Cụm quấn …………………………………………………………. Trang 51

IV. Mạch điện……………………………………………………………. Trang 55

CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG

I. Tấm nối…………………………………………………………………. Trang 57

Cách Thiết Kế Giường Bằng Gỗ

Cách thiết kế giường bằng gỗ

Đối với mọi người, giường là chỗ ngủ, là công cụ thư giãn đa chức năng. Không có đồ nội thất nào đáp ứng nhiều ý nghĩa cũng như chức năng như vậy. Vì vậy, trong kinh doanh, người ta không chỉ giới thiệu về giường, mà còn về những vật dụng đi kèm theo giường, hệ thống giường hoặc điều kiện thư giãn và cả khu vực tiện nghi. Hệ thống giường ngủ bao gồm cả bàn ăn tối, tủ ngăn kéo, đèn và thiết bị điều khiển từ xa cho dàn âm thanh và TV.

Thiết kế giường bắt đầu với việc lựa chọn vạt giường, nệm giường và môi trường xung quanh. Vạt giường có thể cứng, nhưng cũng có thể đàn hồi hoặc có thể điều chỉnh ở phần đầu và đuôi giường. Với các loại giường sang trọng còn có cả bảng điều khiển điện tử để điều chỉnh khi đang nằm trên giường. Độ cao của khung giường tùy theo từng thiết kế và có thể cao đến 70mm. Nói đến đệm giường là nói đến độ đàn hồi, vật liệu và cả kiến trúc. Đệm giường với các khu vực có độ cứng khác nhau sẽ là liệu pháp tốt cho sức khỏe. Do đó người ta có thể chọn giữa đệm Futon mỏng, đệm lò xo túi dày hoặc đệm mút Latex – và bỏ đi thói quen dùng đệm nước.

Đệm được cung cấp bởi đại lý, để lắp cùng với khung giường và các bộ phận khác. Kích thước cảu giường phải phù hợp với kích thước. Hình 211 cho thấy một số kích thước nệm tiêu chuẩn. Khung giường kiểu cũ bao gồm phần thân giường, đầu giường và đuôi giường nối với nhau bằng các cạnh giường. Các kiểu giường hiện đại thường không có chân giường, thân và đầu giường là những bộ phận chính. Giường cần được thiết kế để mang lại cảm giác thoải mái khi ngồi tựa lưng tạo điểm tựa đặc biệt – nệm bọc da hoặc giả da, được tạo hình hoặc có thể điều chỉnh độ nghiêng. Ngày nay, người ta còn lắp cả đèn. Tùy theo nhu cầu của người dùng mà có thể lắp đèn chiếu sáng đầy đủ hoặc chỉ đủ sáng cho mục đích đọc sách.

Hình 211: Kích thước nệm giường phụ thuộc vào kích thước của chân giường. Với giường đôi, ta có thể đặt hai đệm sát nhau, để có tổng chiều rộng là 1800mm, 2000mm, hoặc đôi khi là 2400mm.

Hình 212: Các mẫu giường khác nhau

Đầu giường có thể mở rộng ra hai bên tạo đầu giường, như công-xôn hoặc kết hợp tủ đầu giường nhỏ. Các bộ phận phụ khác có thể là ngăn kéo với nhiều kích cỡ khác nhau, như một phần trong tổng thể. Ngày nay, giường thiết kế riêng rẽ với kiểu dáng đơn giản rất được ưa chuộng cùng với một hoặc hai bàn đầu giường lắp bên cạnh.

Một số giường có cạnh giường mở rộng, tạo hiệu ứng rộng về mặt ngang. Mặt giường rộng tạo nhiều không gian sử dụng gắn bàn lắp ghép, có khả năng xoay chuyển.

Hình 213: Giường nằm có cạnh giường trải rộng

Thiết kế các giường có đầu giường cao hay thấp, có đuôi giường hay không, cạnh giường trải rộng hay cao… tùy thuộc vào quan niệm cá nhân, kể cả chiều cao của giường. Chiều cao phải ưu tiên không gây khó khăn cho người già trong việc lên xuống giường. Những người trẻ cũng thích dùng giường thấp. Với tất cả kiểu giường đều cần tránh các cạnh và mép giường sắc nhọn.

Hình 214: Một số chi tiết (mặt cắt cạnh giường)

Cạnh giường cao. Độ cao của khung giường và độ khít của nệm được xác định theo độ cao của giường. Độ khít của nệm có thể bằng 1/3 đến 2/3 độ dày của nệm. Kích cỡ của giường được xác định bởi kích thước căn bản của nệm cũng như vạt giường

Giường có cấu trúc khung vững chắc mở rộng tất cả các cạnh xung quanh. Vạt giường và nệm được đặt trên các góc bằng kim loại

Giường có cạnh trải rộng ở 3 hoặc tất cả các cạnh, có chân giường bằng kim loại. Vạt giường và nệm thấp, có thể lắp thêm ngăn tủ