KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌCChủ đề: Những con vật gần gũiHoạt động học: MTXQĐề tài: Những con vật ngộ nghĩnh
I. Mục đích yêu cầu:– Trẻ nhận biết được một số con vật nuôi trong gia đình– Dạy trẻ nhận biết được nhóm gia súc và nhóm gia cầm– Dạy trẻ biết các bộ phận chính của con vật– Rèn kỹ năng quan sát và phát triển vốn từ cho trẻ– Cho trẻ biết ích lợi của các con vật đối với đời sống con người– Trẻ hứng thú và tích cực khi tham gia các trò chơi luyện tậpII. Chuẩn bị:– Tranh con chó, gà, mèo, vịt– Câu hỏi đàm thoại– Tranh các con vật trẻ tô màu* Phương pháp: quan sát, đàm thoại, trò chơi, luyện tậpIII. Tiến hành tổ chức:HĐ1: Cho trẻ hát bài: ” Gà trống, mèo con và cún con”– Bài hát có những con vật gì, sống ở đâu?HĐ 2: Cô treo tranh “con chó” cho quan sát và đọc từ “con chó”– Con chó gồm những bộ phận nào?– Phần đầu có những bộ phận nào? Chó thích ăn gì?– Chó có ích lợi gì với con người chúng ta?– Chó đẻ gì? Chó có máy chân? Chó thuộc nhóm gia súc hay nhóm gia cầm?– Cho trẻ kể tên một số con vật sống trong gia đình thuộc nhóm gia súc?Tương tự cô treo tranh con vịt cho trẻ quan sát– Con vịt gồm có những bộ phận nào?– Phần đầu vịt có những bộ phận nào? Phần mình gồm có những bộ phận gì?– Vịt có mấy chân, mấy cánh? Vịt đẻ gì? Vịt thuộc nhóm gì?– Nuôi vịt có ích lợi gì cho chúng ta?* So sánh:Giống nhau: đều là vật nuôi trong gia đìnhKhác nhau: vịt thuộc nhóm gia cầm Chó thuộc nhóm gia súcHĐ 3: Trò chơi luyện tậpTC1: Ai nhanh hơnCC: Cho trẻ lên chọn các con vật theo yêu cầu của cô.Đ1: Chọn nhóm gia súcĐ2: Chọn nhóm gia cầmĐội nào nhanh hơn đội đó sẽ thắngTC2: Bé khéo tayCC: Cô có tranh con vật yêu cầu 2 đội tô màu tranh con vật theo yêu cầu của cô. Đôi nào tô nhanh, đẹp đội đó sẽ thắng.Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dươngKẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌCChủ đề: Những con vật gần gũiHoạt động học: LQVHĐề tài: Gà cánh Tiên
I. Mục đích yêu cầu:– Trẻ chú ý lắng nghe cô kẻ chuyện, hiểu nội dung câu chuyện và kể tóm tắt nội dung câu chuyện– Trả lời được các câu hỏi đàm thoại, biết được tên các nhân vật trong truyện– thông qua câu chuyện nhằm phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ.II. Chuẩn bị:– Tranh trích dẫn– Câu hỏi đàm thoại– Rối, mũ đóng kịch* Phương pháp: quan sát, đàm thoại, trò chơi, luyện tậpIII. Tiến hành tổ chức:HĐ1: Cho trẻ hát bài: ” Chú Gà trống gọi”– Bài hát có những con vật gì, sống ở đâu?HĐ 2: Cô giới thiệu câu chuyện” Gà cánh tiên”Cô kể lần 1 diễn cảmCô kể lần 2 xem rốiCô kể lần 3 xem tranh trích dẫnT1: ” Từ đầu…………………………..mang giun về cho tớ”: Cánh tiên nghỉ mình đẹp nên không chịu đi kiếm mồi chỉ dựa vào mẹT2: ” Chim sâu…………………… ……về cho cánh tiên”: các bạn đi kiếm ăn còn cánh tiên lo chơi đến khi đói bụng mếu máo kêu mẹT3: “Sáng hôm sau………………………đau chân quá mẹ”: Mẹ đau cánh Tiên đi kiếm mồi đất cứng đau chân và khócT4: “Gần đó……………………………….cút về hang”: Gà cánh Tiên bị rắn lừa về hang và được các bạn cứu thoát nguy hiểmT5: “Tiếp theo ……………………………đến cuối”: Cánh Tiên hối hận và chăm chỉ theo mẹ và anh chị kiếm mồi* Từ khó: ” Lửng thửng: chậm rãi; Mồi: thức ăn”* Đàm thoại:– Ai đã đánh thức xóm gà?– Vì sao gà cánh tiên không đi kiếm mồi?– Gà mẹ đã mang gì về cho cánh tiên?– Mẹ ốm cánh Tiên đã làm gì?– Cánh tiên đã gặp ai khi kiếm mồi?– Gà cánh tiên đã bị ai lừa và lừa ntn?-Ai đã cứu cánh tiên thoát khỏi hang rắn?– Cánh tiên đã nói gì với mẹ?HĐ 3: Luyện tậpCô cho trẻ kể chuyện cùng cô từng đoạn câu chuyện từ đầu đến