Top 11 # Cách Vẽ Đồ Thị Đường Is Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Kỹ Năng Nhận Xét Và Vẽ Biểu Đồ Đường (Đồ Thị)

Biểu đồ đường (đồ thị) dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống nhau hay đơn vị khác nhau.

Dấu hiệu nhận biết

Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các mốc thời gian.

Các bước vẽ biểu đồ đường

Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc.

Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục.

Bước 3: Căn cứ vào các số liệu đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục. Khi đánh dấu các năm trên trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ. Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng.

Bước 4: Ghi số liệu, cần có bản chú giải khi sử dụng kí hiệu.

+ Vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo.

+ Vẽ 2 đường biểu diễn có đơn vị khác nhau thì vẽ 2 trục đứng ở 2 bên biểu đồ , mỗi trục thể hiện 1 đơn vị.

+ Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì phải tính toán để chuyển số liệu thô (số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau) sang số liệu tinh (số liệu tương đối, với cùng đơn vị thông nhất là đơn vị %). Ta thường lấy số liệu năm đầu tiên là ứng với 100%, số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên. Sau đó ta sẽ vẽ đường biểu diễn.

Biểu đồ đường là biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng Các loại biểu đồ dạng đường:

* Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.

* Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối.

Cách nhận xét

Trường hợp thể hiện một đối tượng:

– So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được).

– Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm nào không liên tục).

– Hai trường hợp:

+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm.

+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục.

– Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.

Trường hợp cột có hai đường trở lên:

– Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: đường a trước, rồi đến đường b, rồi đến c, d…

– Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.

– Kết luận và giải thích.

(Sưu tầm và tổng hợp)

Vẽ Đường Xu Hướng (Trendline) Trong Đồ Thị Excel

Hôm nay Trung Tâm Tin Học trở lại chuyên đề Excel với một nội dung nâng cao hơn chút xíu. Chủ đề này thiên về ứng dụng hơn là lý thuyết. Đó là về đường xu hướng hay chính xác thì gọi là Trendline trong Excel.

Đường xu hướng, Trendline là gì?

Trendline là một đường biểu thị xu hướng của tập giá trị có sẵn. Người ta dùng trendline có thể ước đoán xu hướng tương lai dựa vào mẫu giá trị cũng như dùng nội duy các giá trị khác.

Về cách vẽ Trendline kĩ thuật xin không bàn ở đây. Bài viết này chỉ hướng dẫn cách vẽ Trendline trong Excel.

Bảng dữ liệu

Bài toán đặt ra là dựa vào đồ thị này, hãy dự đoán xu hướng và số trẻ em suy dinh dưỡng vào năm 2015.

Đó là một nhiệm vu cơ bản của Trendline – Đường xu hướng. Chúng ta bắt đầu vẽ đường xu hướng cho dãy dữ liệu này.

Chờ chút, hãy để lại email, chúng tôi sẽ gửi bài vào email bạn, cùng nhiều bài khác nữa.

Cách vẽ Trendline trong Excel

Nhấp chuột phải vào  đồ thị, chọn Add Trendline như hình vẽ dưới

Trong menu xổ ra, chọn Format Trendline

Trong hộp thoại Format Trendline, chọn Display Equation on Chart và Display R-squared value on Chart

Ta sẽ thấy phương trình y=-13.9x+170.5 và R2 = 0.980 hiện lên trên đồ thị. Trong đó:

Phương trình y=-13.9x+170.5 chính là phương trình hàm số của đường Xu hướng – Trendline

R2 = 0.980 gần bằng 1 cho thấy rằng phương trình Trendline được vẽ khá chính xác và có độ tin cậy cao trong trường hợp này

Để dự đoán số trẻ suy dinh dưỡng năm 2015, cùng bước nhãy 5 năm với nhóm dữ liệu trên, ta làm như sau:

Trong bảng dữ liệu trên, năm 2015 nếu đưa vào thì sẽ là hàng thứ 6 của nhóm dữ liệu

Vậy ta thay x=6 vào phương trình Trendline, ta sẽ có số trẻ em suy dinh dưỡng năm 2015 là: y=-13.9x+170.5 = -13.9*6+170.5 = 87.1

Nếu bạn muốn cảm ơn, vui lòng sử dụng các icon Facebook phía dưới cùng để chia sẻ cho bạn bè mình. Đó là cách để giới thiệu cũng như giúp chúng tôi phát triển.

Cách Vẽ Đồ Thị Trong Excel

Giới thiệu về đồ thị trong excel

Đồ thị giúp trình bày các số liệu khô khan bằng việc vẽ thành các hình ảnh trực quan, dễ hiểu. Đồ thị trong excel liên kết với dữ liệu của nó trong bảng tính, do đó khi thay đổi dữ liệu của nó trong bảng tính thì lập tức đồ thị đó sẽ được thay đổi tương ứng theo. Trong excel 2010 và excel 2013 việc vẽ đồ thị bao giờ dễ dàng và đẹp như bây giờ. Ngoài ra trong excel có rất nhiều kiểu đồ thị khác nhau phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của rất nhiều loại đối tượng sử dụng bảng tính. Từ những dạng đồ thị tròn hay đồ thị dạng cột thậm chí là cả đồ thị miền hay đường gấp khúc, nói chung là tùy nhu cầu sẽ có dạng đồ thị tương ứng cho bạn lựa chọn.

Hướng dẫn vẽ đồ thị trong excel

Giới thiệu cũng khá nhiều rồi nên mình không dài dòng thêm chút nào nữa và sẽ đi tiếp vào phần chính trong bài viết đó là trình bày các bước vẽ đồ thị từ một bảng số liệu cho trước và một số tùy chọn khi vẽ đồ thị trong excel.

Ví dụ số liệu vẽ đồ thị trong excel

Kết quả nghiên cứu về sự thỏa mãn của các nhóm khách hàng phân theo độ tuổi được cho như hình bên dưới, nếu chúng ta dùng kết quả này để báo cáo cũng không có vấn đề gì, tuy nhiên báo cáo sẽ sinh động và thuyết phục hơn nếu chúng ta biến các con số này nhìn thấy một cách trực quan hơn bằng cách vẽ thêm đồ thị trong file excel có chứa bảng số liệu này.

Tiếp theo bạn hãy làm theo các bước sau để vẽ đồ thị trong excel

Bước 1. Chọn vùng dữ liệu và lưu ý là chọn luôn các tiêu đề của các cột. để xíu nữa trong phần chú thích sẽ dễ dàng cho bạn hơn khi biểu diễn đồ thị.

Bước 3. Khi thực hiện xong bước 2 là chúng ta đã có một đồ thị dạng cột như hình trên, tuy nhiên chúng ta có thể đổi cách bố trí của các thành phần trên đồ thị theo ý thích riêng của mình bằng cách chọn đồ thị muốn đổi cách bố trí chọn tiếp Chart Tools sau đó chọn tới phần Chart Layout để có thể lựa chọn cách bố trí thích hợp. Ví dụ ta chọn kiểu Layout 3 trong Chart Layout. Sẽ bố trí số liệu thành 1 nhóm gồm 3 cột rất đẹp mắt.

Bước 4. Tuy nhiên do vài yêu cầu trong đồ thị bạn muốn đảo các chuỗi số liệu từ dòng thành cột và ngược lại: Đê thự hiện điều này khi vẽ đồ thị trong excel bạn chọn mục Chart Toolssau đó chọn lại phần Design và chọn tiếp Data rồi tới tù y chọn Switch Row/Column để đảo lại số liệu từ dòng thành cột nhanh nhất. Ví du minh họa trên nếu chúng ta muốn nhóm các nhóm tuổi lại để dễ so sánh giữa các tháng với nhau. Thì thực hiện như hướng dẫn trong bước 4 và được kết quả như hình bên dưới.

Bước 6. Tuy nhiên những lựa chọn trên bạn thấy chưa vữa măt và muốn thay đổi đôi chút như tông màu thì bạn tùy chỉnh bằng các bước sau: Chọn Chart Tools như nhữ bước trên và cũng chọn tiếp chọn phần Chart Styles sau đó chọn để thay đổi tông màu cho đồ thị.

THAM KHẢO THÊM CÁC SẢN PHẨM HOT NHẤT HIỆN NAY Tổng hợp các sản phẩm cho mẹ và bé Tổng hợp các sản phẩm làm đẹp Tổng hợp các sản phẩm mỹ phẩm Tổng hợp sản phẩm dung dịch nano bạc diệt khuẩn hot Tổng hợp sản phẩm tăng giảm cân hot Tổng hợp sản phẩm sinh lý nam nữ Tổng hợp sản phẩm đặc trị

Cách Tạo Biểu Đồ, Vẽ Đồ Thị Trong Excel

Một trong những thao tác thường xuên thực hiện trên các công cụ soạn thảo văn bản, đó là tạo biểu đồ, vẽ đồ thị với các dạng đồ thị khác nhau. Bạn có thể vẽ đồ thị trên Word, biểu đồ trên PowerPoint hoặc đồ thị trên Excel.

1. Vẽ biểu đồ, đồ thị trong Excel:

Bước 2:

Xuất hiện giao diện Insert Chart với các dạng biểu đồ để người dùng chọn lựa. Chọn 1 kiểu biều đồ rồi nhấn OK bên dưới. Ngay lập tức chúng ta sẽ nhìn thấy biểu đồ xuất hiện trong giao diện Excel.

Tùy thuộc vào từng bảng dữ liệu mà chúng ta lựa chọn biểu đồ cho phù hợp.

Column: dạng biểu đồ hình cột đứng hiển thị dữ liệu thay đổi theo thời gian hoặc so sánh giữa các mục. Có các kiểu biểu đồ khác nhau như: biểu đồ cột dạng 2D, biểu đồ cột dạng 3D, biểu đồ cột xếp chồng và cột xếp chồng 3D.

Line: biểu đồ đường biểu thị theo thời gian với các điểm đánh dấu tại mỗi giá trị dữ liệu. Có nhiều dạng biểu đồ như: biểu đồ đường, biểu đồ đường có đánh dấu, biểu đồ đường xếp chồng, biểu đồ đường dạng 3D…

Pie: biểu đồ hình tròn, biểu diễn số liệu dạng phần trăm.

Bar: biểu đồ cột ngang, tương tự như dạng Column.

Area: biểu đồ vùng được sử dụng để biểu thị sự thay đổi theo thời gian, tập trung tới tổng giá trị.

X Y (Scatter): biểu đồ phân tán XY, dùng để so sánh giá trị dữ liệu theo từng cặp.

Stock: biểu đồ chứng khoán, minh họa dao động lên xuống cổ phiếu, lượng mưa, nhiệt độ…

Surface: biểu đồ bề mặt kết hợp tối ưu giữa các tập hợp dữ liệu, màu sắc cho biết các khu vực thuộc cùng một phạm vi giá trị.

Doughnut: biểu đồ vành khuyên biểu thị mối quan hệ giữa các phần với tổng số.

Bubble: biểu đồ bong bóng là một loại biểu đồ xy (tan), biểu đồ này được dùng nhiều trong nghiên cứu thị trường, phân tích tài chính.

Radar: dạng mạng nhện hiển thị các dữ liệu đa biến, thường sử dụng để xác định hiệu suất và xác định điểm mạnh và điểm yếu.

2. Chỉnh sửa biểu đồ trên Excel:

Sau khi tạo được biểu đồ cơ bản với những số liệu đã cho trong bảng, chúng ta sẽ tiến hành chỉnh sửa các thông tin cho biểu đồ, cũng như thay đổi các nội dung khác.

1. Công cụ chỉnh sửa biểu đồ

Khi nhấn vào biểu đồ vừa tạo, trên thanh công cụ sẽ xuất hiện 3 tab chỉnh sửa gồm Design, Layout và Format.

Tab Design là nơi người dùng có thể thay đổi các kiểu biểu đồ (Change Chart Type), các bố trí biểu đồ (Chart Layout), thay đổi dữ liệu cho biểu đồ (Switch Row/Column), màu sắc cho đồ thị (Chart Styles).

Để thay đổi dữ liệu trong biểu đồ, chúng ta chọn Select Data. Xuất hiện hộp thoại tại Select Data Source để các bạn có thể thay đổi dữ liệu trong đó.

Tab Layout để chèn ảnh, hình và các văn bản, nhãn, tiêu đề… cho biểu đồ.

Để thêm nhãn, dữ liệu cho các cột nhấn chọn mục Data Labels và chọn vị trí muốn hiển thị nhãn.

Tab Format để chỉnh sửa kiểu hình, kiểu dáng chữ và kích thước cho biểu đồ.

2. Di chuyển đồ thị Excel

Nhấn chuột vào biểu đồ khi xuất hiện trỏ chuột có 4 cạnh mũi tên, nhấn và giữ chuột trái để di chuyển đồ thị đến vị trí khác.

3. Thay đổi kích thước đồ thị Excel

4. In đồ thị trên Excel