data-full-width-responsive=”true”
Sơ đồ tư duy là cách để trình bày, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên bằng các từ hoặc cụm từ, hình ảnh, mũi tên…. để người dùng dễ hiểu nhất.
Bản chất của sơ đồ tư duy là sắp xếp lại thông tin bằng các ý chính thay vì ghi chép ra từng dòng, từng chữ….
Ví dụ thay vì trình bày các bài thuyết trình các các Slide và các bài văn dài thì bạn có thể sử dụng sơ đồ tư duy để trình bày theo hướng Logic, giúp người nghe dễ hiểu hơn và hứng thú hơn..
Một sơ đồ tư duy thì thường có cấu tạo như sau:
Tiêu đề chính (chủ đề bạn muốn trình bày).
Các nhánh con.
Từ khóa chính.
Hình ảnh gợi nhớ.
Liên kết.
Màu sắc và kích thước.
II. Ưu điểm của việc sử dụng sơ đồ tư duy ?
Tăng tính sáng tạo, giúp cho người học dễ ghi nhớ và đạt hiệu quả tốt hơn.
Sơ đồ tư duy giúp bạn nhớ rõ nội dung trọng tâm, các ý chính của vấn đề. Điều này sẽ giúp cho người học nắm bắt được thông tin tốt hơn, chính xác hơn.
Các màu sắc, hình ảnh có trong sơ đồ tư duy sẽ tạo ấn tượng, kích thích bộ não của bạn nhớ tốt hơn.
Sơ đồ tư duy còn giúp bạn tăng tính Logic, biết phân tích và nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía.
III. Làm thế nào để vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính ?
Sơ đồ tư duy Mindmap của Tony Buzan không đơn thuần chỉ giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn mà đây còn là công cụ dùng để lập kế hoạch làm việc rất hiệu quả.
Thế nhưng để vẽ một cái bản đồ tư duy thì lại tốn giấy vì các bạn mới tập sử dụng Mindmap chưa có kinh nghiệm trong cách bố trí nội dung, lại còn vẽ xấu nữa chứ :P. Thật là rất khó chịu đúng không các bạn ?
Nhưng tất cả những khó khăn trên sẽ không còn nữa khi sự xuất hiện của phần mềm mang tên … (từ từ rồi biết :D). Chỉ cần sáng tạo là lợi ích của việc sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ Mindmap có tên là ImindMap.
Trong bài viết này, blog chia sẻ kiến thức sẽ chia sẻ với các bạn từng bước sử dụng phần iMindMap để tạo ra một bản đồ Mindmap thật tuyệt vời.
data-full-width-responsive=”true”
IV. Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy tốt nhất
#1. Review nhanh về phần mềm ImindMap
Với 4 chế độ vẽ Mindmap đúng chuẩn, đó là:
Đưa ra ý tưởng (Capture).
Phân tích ý tưởng (Brainstorm).
Vẽ sơ đồ tư duy (Mind Map).
Lập kế hoạch theo thời gian (Time Map).
Vẽ bản đồ tư duy dưới dạng 3D.
Lưu file mind map trên dịch vụ lưu trữ đám mây của ImindMap Cloud Files.
Xuất ra các định dạng file khác như: Powerpoint, Word, Excel, SVG, …
Hỗ trợ chèn các file hình ảnh, nhạc,…
Vẽ được sketch trên phần mềm.
Tính năng lưu tự động (Auto Save) sẽ vô cùng hữu ích khi máy tính bị tắt bất ngờ.
Chia sẻ sơ đồtư duy nhanh qua Gmail, Facebook, Evernote, …
#2. Tải phần mềm ImindMap phiên bản mới nhất
Trang chủ: imindmap.com Link daownload từ trang chủ: Tải về máy
Có 2 phiên bản để dowload. Một phiên bản dành cho hệ điều hành Windows và một phiên bản dành cho hệ điều hành Mac OS. Không có phiên bản dành cho Lunix. Trên Mobile thì có hỗ trợ cho hệ điều hành iOS (iPhone, iPad)
#3. Cách cài phần mềm IMindMap trên Windows
+ Bước 1: Cài đặt phần mềm thì cũng dễ lắm, không có gì khó cả. Bạn mở file cài đặt iMindmap vừa tải về ra sẽ có giao diện như vậy.
Trong bài hướng dẫn này mình sẽ cài đặt iMindmap 10, các phiên bản cũ hoặc mới hơn các bạn cũng làm tương tự như vậy thôi.
Bấm chọn OK để đến với phần cài đặt của iMindMap.
Mặc định thì iMindmap sẽ được lưu ở thư mục chứa hệ điều hành. Để thay đổi nơi cài đặt Mindmap bạn chọn Browse ... và chọn nơi lưu thư mục.
Phần trong khung màu đỏ là thông tin cơ bản về ổ đĩa lưu trữ phần mềm iMindmap.
Toal space required on drive: Dung lượng của imindmap.
Space available on drive: Dung lượng còn trống trên ổ đĩa.
Remaining free space on drive: Dung lượng còn lại sau khi cài phần mềm sơ đồ tư duy.
Nếu ban không muốn thay đổi nơi lưu trữ ứng dụng iMindmap thì bạn chọn Next luôn.
+ Bước 1: Tại giao diện chính của iMindmap, các bạn chọn chọn chế độ Mind Map như trong hình bên dưới.
Khu vực (3) để tạo hộp.
Khu vực (4) để trang trí cho Mindmap.
Chỉ khác là Wizard khó dùng hơn thôi do nó có cấu trúc phức tạp hơn một chút.
Ví dụ mình chọn Mindmap có tên Esay Planner nó sẽ hiện ra như hình sau.
(1): Dùng để làm gọn Mindmap
(2): Nhìn cũng biết, nó dung để phóng to hoặc thu nhỏ giao Mindmap
Đó là sơ lược về quá trình tạo Mindmap bằng phần mềm iMindmap. Nhưng để chèn hình, icon, âm thanh, hình ảnh … thì cần phải có công cụ. Và tất cả các công cụ đều tập trung tại cái mà mọi nguòi vẫn gọi đó là Menu.
Trông qua thì phần menu nhìn rất là đơn giản và dễ dụng đấy chứ, có khác PowerPoint mấy đâu 😛
Ngoài ra còn có một thanh menu nhanh để hỗ trợ các bạn chèn file nhanh hơn. Nó đây này…
V. Trang web hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy trực tuyến
Nếu như bạn chỉ có nhu cầu vẽ một sơ đồ tư duy đơn giản thì có thể sử dụng các trang web trực tuyến để làm việc này.
Hiện nay có khá nhiều trang web hỗ trợ bạn vẽ sơ đồ tư duy. Tuy nhiên, mình sẽ liệt kê cho bạn một số trang web tốt nhất để bạn có thể sử dụng nó một cách hiệu quả hơn.
Note: Đối với việc sử dụng trang web trực tuyến để vẽ Mindmap thì bạn nên tạo tài khoản trực tuyến trên trang web của họ để tiện sử dụng hơn, và dễ quản lý hơn.
Như các bạn đã thấy thì họ đã lưu ý bên trên đó là: Khi sử dụng Mindmup Cloud của họ thì bạn chỉ được tạo 1 sơ đồ tư duy có kích thước tối đa là 100 KB thôi.
#2. 7 trang web hỗ trợ tạo sơ đồ tư duy trực tuyến khác
coggle.it
www.spiderscribe.net
mindomo.com
www.mindmeister.com
www.canva.com/graphs/mind-maps/
www.goconqr.com/en/mind-maps/
www.imindq.com/mind-mapping-online
Một quy tắc buộc bạn phải nắm được nếu bạn muốn vẽ một sơ đồ tư duy thành công đó là: Hãy mường tượng trong đầu để tổng hợp, liên kết và chọn lọc thông tin quan trọng nhất trong nội dung. Bạn hãy xác định:
Đối tượng chính trong nội dung là gì ? bạn hãy tìm ra một từ khóa thích hợp bao hàm toàn bộ nội dung, sau đó ghi nó ra giữa tờ đấy (vị trí trung tâm của sơ đồ).
Gạch đầu dòng các ý chính, các nội dung trọng tâm mà bạn muốn đề cập tới.
Sử dụng các mũi tên để liên kết các từ khóa, nội dung chính lại với nhau theo một Logic chuẩn nhất.
Về cơ bản là như vậy, nói chung là bạn phải làm nhiều , tư duy nhiều thì mới có thể tạo ra được các sơ đồ Mindmap chuyên nghiệp được.
CTV: Nguyễn Như Trường Vũ – Blogchiasekienthuc.com