Top 11 # Cách Soạn Văn Lớp 6 Bài Kể Chuyện Tưởng Tượng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Bài Văn Kể Chuyện Tưởng Tượng Lớp 6

Hiện nay, các phương tiện giao thông như xe máy, xe đạp và ô tô luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, các loại xe này lại muốn mình là số 1 và luôn mồn kể khổ…

Thực ra, mỗi loại xe đều có tác dụng riêng, và đều có ích cho con người. về cuộc tranh cãi này, có thể nào bất phân thắng bại…?

Trong nhà tôi có ba phương tiện giao thông là bác ô tô, chú xe máy và anh xe đạp. Một hôm, trời nóng bức, tôi leo lên người bác ô tô mở tung hết cánh cửa xe ra để nằm cho mát. Tôi chợt nghe thấy có tiếng rên rỉ của bác ô tô: “Kít! Kít! Đau quá! Đau quá!”.

Nghe thấy tiếng bác ô tô rên rỉ, anh xe đạp ở bên cạnh thì thầm với chú xe máy:

– Bác ô tô sướng thật, suốt ngày nằm ở nhà, chẳng vất vả gì. Thỉnh thoảng, nhà chủ phải đi bốc hàng thì mới phải đi còn những ngày thường thì được tắm rửa sạch sẽ, có khi còn được mua quần áo mới cho nữa. Chẳng bù cho tôi, tôi là người khổ nhất, người tôi gầy gò, ốm yếu nhất trong ba người, thế mà ngày nào cũng phải cùng ông chủ tập thể dục vào buổi chiều, ngày nào cũng phải đi bốn, năm cây số chứ ít gì đâu. Chân tay tôi lúc nào cũng ra rời. Có lần chân tay còn bị chảy máu vì dẫm phải đinh hay vấp hòn đá nhọn giữa đường, ông chủ phải mang tôi đi băng bó vết thương cho lành lại. Bác ô tô mới có thế mà đã kêu toáng cả lên.

Bác ô tô nghe thấy nhưng vẫn lờ đi, coi như không có chuyện gì cả. Được thể, chú xe máy lên tiếng:

– Ừ, chẳng bù cho tôi suốt ngày phải làm việc, luôn chân luôn tay, chẳng mấy khi được nghỉ ngơi. Buổi sáng thì chở cô chủ đến trường, trưa về lại cùng bà chủ ra chợ, đến chiều bà chủ lại bắt mang hàng đi cất. Đợt vừa rồi, chắc làm việc quá sức nên tôi bị ốm, ông chủ bà chủ không mang hàng đi cất được, buộc phải chờ tôi khoẻ hẳn. Tuy tôi to hơn anh thật đấy nhưng lại phải làm việc nặng hơn, nhiều hơn. Trong số chúng ta, tôi mới là người khổ nhất.

Bác ô tô nghe thấy hết, không chịu được nữa, định cho mỗi người một cái bạt tai nhưng may là bác ấy trấn tĩnh lại được, chứ không thì… Bác nghĩ mình là người có tuổi, không nên làm như vậy, chi bằng giải thích để mọi người hiểu. Bác ô tô cất giọng từ tốn và nghiêm khắc nói:

– Các anh vừa nói gì với nhau tôi đều đã nghe thấy cả. Nhưng tôi thắc mắc là, chẳng hiểu các nhà nghiên cứu đã phát minh ra chúng ta làm gì cơ chứ? Họ bỏ công sức và tiền của làm ra chúng ta là để làm cảnh hay sao? Chẳng nhẽ chúng ta lại là một lũ vô tích sự?

Sau những câu hỏi của ô tô đưa ra, xe đạp và xe máy liếc nhìn nhau, mặt người nào người nấy đỏ bừng, không nói được câu nào. Bác ô tô lại nói tiếp:

– Các nhà nghiên cứu phát minh ra chúng ta để phục vụ cho cuộc sống con người, giúp con người thuận tiện hơn khi đi lại, mua bán, giao tiếp. Còn bản thân tôi, tôi cũng phải làm việc, thậm chí là những công việc nặng nhọc, nhiều hơn các anh. Mà nào tôi có hé răng kêu ca với ai, thỉnh thoảng có đau mỏi quá thì kêu lên một mình đấy thôi! Phải biết rằng con người vất vả lắm mới kiếm ra được hạt cơm hạt gạo chứ chẳng ai không dưng lại có mà ăn!

Nói xong, bác ô tô ho lấy ho để. Thấy thế, anh xe đạp và chú xe máy vội chạy lại xoa bóp cho bác ô tô và xin lỗi rối rít.

Từ đó họ không còn kêu ca, phàn nàn nữa, ai cũng cố gắng làm việc.

Soạn Bài Kể Chuyện Tưởng Tượng Lớp 6

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG 1. Bài 1

– Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn : Chân, Tay, Tai, Mắt, có long ghen tị với lão Miệng vì hắn ta không phải làm gì vẫn chỉ ngồi ăn không. Họ bèn kéo đến nhà lão Miệng và tuyên bố từ nay họ sẽ không làm gì nữa để cho lão Miệng tự lo lấy mà sống. Sau ba ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác tai đều cảm thấy mệt mỏi và họ đã nhận ra lão Miệng xưa nay cũng luôn làm việc chăm chỉ và thấy rằng lão Miệng có ăn thì mọi người mới khỏe khoắn. Họ kéo nhau tới nhà lão Miệng và mỗi người một việc lấy lại được sức khỏe. từ đó học sống vui vẻ hòa thuận và không ai tị ai nữa. – Trong truyện này người ta đã tưởng tượng các bộ phận cơ thể con người cũng biết nói biết hành động và có suy nghĩ giống như con người. – Trong truyện này tên các bộ phận trên cơ thể con người với hoạt động là chi tiết dựa vào sự thật. còn sự ghen tị nhau giữa các bộ phận là chi tiết tưởng tượng

2. Bài 2

Cách kể một câu chuyện tưởng tượng sau khi đọc hai câu chuyện: – Thứ nhất chúng ta cần xác định đối tượng hay nhân vật mình tưởng tượng là về cái gì vấn đề gì? – Thứ hai là những chi tiết tưởng tượng được đưa ra này dựa trên cơ sở nào? – Thứ ba là tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì? Sau khi xác định và trả lời được ba câu hỏi trên chúng ta cũng cần chú ý rằng kể chuyện tưởng tượng nhưng vẫn phải bám vào kết cấu của một bài văn có đầy đủ các phần mở, thân, kết. Chú ý dùng trí tưởng tượng của mình để phát triển, sáng tạo ra các đối tượng, chi tiết, hình ảnh trên cở sở mình đã xác định đâu là đối tượng mình sẽ tưởng tượng để thu hút sự chú ý của người đọc,người nghe.

II. LUYỆN TẬP

Mở bài: – Khái quát lí do về thăm lại trường cũ sau mười năm ( họp lớp) – Cảnh tượng mọi thứ đã thay đổi cùng thời gian. Thân bài: – Những chi tiết gì đã thay đổi và thay đổi như thế nào sau mười năm: + khung cảnh trường, lớp học, khuôn viên,… + Thầy cô trước đây dạy giờ ra sao? Có gặp ai không?Cuộc trò chuyện về vấn đề gì? – Những kỉ niệm gì vẫn còn lưu luyến và ghi nhớ cho đến tận bây giờ?

Kết bài:

Bài học rút ra về sự chảy trôi không ngừng của thời gian.

Bài Soạn Lớp 6: Luyện Tập Kể Chuyện Tưởng Tượng

1. Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.

2. Tìm hiểu đề bài:

Thể loại: kể chuyện tưởng tượng

Nội dung: chuyến về thăm trường cũ sau mười năm nữa.

Sự thay đổi : con người, cảnh vật…

Cảm xúc, tâm trạng của em:

Khi chia tay

Trước khi về thăm trường

Trong khi về thăm trường

Lưu ý: không được tưởng tượng viễn vông, lung tung mà phải dựa vào cơ sở thực tế.

3. Lập dàn bài:

Mở bài:

Thời gian về thăm trường.

Lý do về thăm trường:

Thân bài:

Trước khi về thăm trường:

Tâm trạng: hồi hộp, háo hức…

Những dự định của bản thân

Khi ở tại trường:

Sự đón tiếp: ân cần, nồng hậu

Thay đổi: khuôn viên trường, lớp, thầy cô, bạn bè…

Những kỉ niệm học trò.

Tâm trạng khi được trở lai trường cũ: vui, buồn…

Kết bài: Ấn tượng về lần thăm trường ấy.

4. Luyện viết đoạn văn kể chuyện tưởng tượng

Yêu cầu: Dựa vào dàn bài, hãy viết đoạn văn Mở bài, kết bài và một đoạn văn phần thân bài

Thời gian thấm thoắt như thoi đưa. Mới đó mà mình đã phải xa trường mười năm rồi ấy nhỉ? Phải rồi! Giờ đây mình có còn là cậu học trò ngây thơ, bé bỏng ngày nào nữa đâu. Mình đã thực sự trở thành đồng nghiệp của thầy Nam – giáo viên âm nhạc và cũng là người chủ nhiệm mình trong suốt những năm học cấp hai rồi mà. Ra trường phải nhận công tác ở một vùng quê heo hút miền sơn cước nên không có điều kiện trở lại thăm trường. Buồn thât! Vừa mới hôm qua, mình bất ngờ nhận được giấy mời tham dự kỉ niệm ba mươi năm thành lập trường, lòng mình sung sướng và hạnh phúc vô cùng. Sắp xếp công việc, gác lại mọi chuyện riêng tư, với chiếc hành lý nhỏ đựng mấy bộ quần áo, mình lên đường về thăm trường cũ.

Một đoạn phần thân bài:

Ngồi trên khán đài nhìn các em học sinh đồng diễn chào mừng ngày hội ba mươi năm thành lập trường lòng mình trào dâng bao niềm xúc động. Mười năm rồi còn gì, đó không phải là khoảng thời gian quá dài nhưng cũng không là quá ngắn để có thể giữ lại vẹn nguyên những gì của ngày hôm qua. Thời gian vẫn cứ lặng lẽ trôi đi theo dòng đời xô bồ, hối hả, thầy Nam- người “ôm đàn dạy các em thơ” mười năm trước giờ đây vẫn lên lớp cùng cây đàn ngày ấy, chỉ có điều nó đã bị phủ lên một lớp bụi thời gian. Dẫu vậy, tiếng đàn vẫn trầm bỏng, réo rắt lòng người. Mái tóc thầy đã lấm tấm nhiều sợi bạc. Thầy cũng gầy đi rất nhiều…

Chia tay thầy cô, bạn bè và cả mái trường mến yêu trở về miền sơn cước, lòng mình cảm thấy xốn xang, lưu luyến vô cùng. Cuộc hội ngộ đã đem đến cho mình thật nhiều cảm xúc. Dẫu phải vật lộn với cuộc sống xô bồ, hối hả vì sự mưu sinh nhưng trong sâu thẳm đáy lòng mình vẫn luôn có một miền kí ức về trường xưa. Mỗi khi nghe âm vang đâu đó khúc hát “em yêu phút giây này, thầy em tóc như bạc thêm, bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay…” lòng mình lại trào dâng một mỗi nhớ khôn nguôi.

Trả lời:

Các ý chính trong bài:

Cô chủ học bài, mỏi mệt rồi thiếp đi tại bàn học.

Trong giấc mơ cô có dịp trò chuyện cùng chiếc bàn.

Chiếc bàn buồn rầu kể chuyện đời mình:

Khoảng thời gian đầu, cô chủ rất cưng tớ (lau sạch, sắp xếp tập sách ngay ngắn, .)

Sau một thời gian, cô chủ không còn quan tâm thương yêu tớ nữa.

Cô để rất nhiều đồ đạc bừa bộn làm tớ cảm giác khó thở, mệt mỏi.

Tớ rất bẩn, hôi hám.

Da mặt tớ bị rách những lằn ngang dọc theo từng cơn giận.

Cô chủ thấy hối hận và hứa sẽ không làm chiếc bàn buồn đau.

Soạn Bài: Kể Chuyện Tưởng Tượng

Soạn bài: Kể chuyện tưởng tượng

Câu 1 (trang 130 sgk Văn 6 Tập 1):

I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tưởng

– Tóm tắt truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”:

Một ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai ngồi than thở với nhau rằng, họ phải làm việc quần quật cả ngày, chẳng bao giờ được nghỉ ngơi. Trong lúc đó, lão Miệng lại chẳng phải làm gì chỉ ngồi ăn không, được sống cuộc sống hưởng thụ sung sướng. Và họ quyết định sẽ đình công không làm việc nữa để xem lão Miệng sẽ sống sót như thế nào. Thế rồi, chỉ chưa đầy một ngày cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân và bác Tai đều cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Lão Miệng cũng có chung cảm giác ấy. Khi đó tất cả đã hiểu ra rằng, lão Miệng cũng chẳng sung sướng như họ nghĩ. Từ đấy, cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân, bác Tai và lão Miệng cùng chung sống hòa thuận với nhau.

– Trong truyện này, các tác giả dân gian đã tưởng tượng ra việc Tay, Chân, Tai, Mắt, Miệng là những bộ phận của con người nhưng chúng biết nói chuyện, biết than thở và biết đến cả tị nạnh, muốn đòi hỏi sự công bằng.

– Như vậy, trong câu chuyện này chi tiết “Tay, Chân, Mắt, Miệng, Tai” là những bộ phận của con người, đây là chi tiết có thật. Tuy nhiên, những bộ phận này biết nói chuyện với nhau chính là chi tiết tưởng tượng.

Câu 2 (trang 130 sgk Văn 6 Tập 1):

– Qua hai câu chuyện trong sách chúng ta nhận ra rằng khi kể chuyện một câu chuyện tưởng tượng tức là: người kể sáng tạo ra những yếu tố tưởng tượng dựa trên những cái có thực và mang một ý nghĩa cụ thể. Chính yếu tố tưởng tượng ấy đã tạo nên sự thú vị, hấp dẫn cho câu chuyện.

Luyện tập

Câu 1 (trang 134 sgk Văn 6 Tập 1):

– Mở bài: giới thiệu một cách khái quát nhất về cuộc giao chiến.

+ Ngày xưa, có một cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh để lấy lại người mà mình yêu thương.

+ Cho đến nay, là thế kỉ XXI rồi những cuộc giao chiến ấy vẫn con đang diễn ra mỗi lần đến dịp.

– Thân bài:

+ Sơn Tinh luôn luôn chủ động chuẩn bị ứng phó với Thủy Tinh.

+ Do ăn ở hiền lành và có các mối quan hệ tốt nên Sơn Tinh được trung tâm khí tượng thông báo về khả năng Thủy Tinh sẽ dâng nước vào thời điểm nào.

+ Lường trước được tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Sơn Tinh đã tổ chức một cuộc họp bàn để lập kế hoạch và chuẩn bị phương án tác chiến.

+ Đúng như dự báo, Thủy Tinh đã dâng nước lên rất cao, gây ra mưa lũ trên diện rộng.

+ Thấy vậy, Sơn Tinh nhanh chóng dùng điện thoại để chỉ huy quân tướng từ xa trong việc chống lại Thủy Tinh, cứu người dân vùng lũ đến được với nơi an toàn.

+ Với sự nhanh trí, Sơn Tinh huy động rất nhiều xe lội nước, máy bay trực thăng để cứu viện cho vùng bị lũ.

+ Hai bên giao đấu rất lâu.

+ Cuối cùng với bao sự nỗ lực của Sơn Tinh thì nước cũng rút.

+ Cảnh quan sau lũ hoang tàn…

– Kết bài:

+ Tuyên truyền và kêu gọi mọi người cùng chung tay với Sơn Tinh để chống lũ.

+ Luôn luôn có một niềm tin bất diệt vào sức mạnh cũng như sự thông minh của con người.

Câu 2 (trang 134 sgk Văn 6 Tập 1):

a, Mở bài:

– Hồi còn nhỏ, tôi vô cùng thích được nghe bà ngoại kể chuyện những câu chuyện cổ tích về những người tài của đất nước. Nhân vật mà tôi ấn tượng nhất chính là Thánh Gióng – vị dũng sĩ đánh tan giặc Ân ở thế kỉ thứ sáu.

– Sau bài học về truyền thuyết “Thánh Gióng”, đêm hôm ấy tôi đã nằm mơ được gặp ngài.

b. Thân bài:

– Quang cảnh khi được gặp Thánh Gióng:

+ xung quanh tôi được bao bọc bởi những lớp mây mù dày đặc.

+ thấp thoáng trong làn mây ấy hiện lên những rặng tre ngà rất đẹp.

– Miêu tả Thánh Gióng:

+ Tôi chợt thấy sao cảnh ở đây quen thuộc quá vậy.

+ Xuất hiện một dáng người rất cao, to và đang tiến dần về phía tôi. Chao ôi, tôi nhận ra ngay lập tức đó chính là chàng Gióng trong truyền thuyết đây mà. Tuyệt vời quá.

+ Thánh Gióng khoác trên người bộ áo giáp sắt, mũ sắt và tay còn cầm một cây roi bằng sắt nữa. Nhìn toát lên một vẻ hùng dũng lạ thường.

– Cuộc trò chuyện của em với Thánh Gióng:

+ Thánh Gióng và tôi cùng nói chuyện và chia sẻ với nhau rất thân mật giống như những người bạn đã thân từ lâu ý.

+ Lúc đầu, tôi hơi sợ nhưng chỉ thoáng qua thôi. Ngay sau đó, tôi đã mạnh dạnh bày tỏ tình cảm và niềm hâm mộ của mình với Gióng.

+ Gióng tâm sự rằng để chiến thắng giặc Ân, chàng đã phải thường xuyên luyện tập, bền bỉ học hỏi binh pháp quân lính. Ngài khuyên em hãy chăm chỉ học hành, ngoan ngoãn, phải biết thực hiện hóa ước mơ của mình để giúp ích cho bản thân cho đất nước.

+ Em còn chưa kịp cảm ơn thì Ngài chợt biến mất trong làn mây mờ ảo. Chính lúc ấy em đã choàng tỉnh giấc.

c, Kết bài:

– Tôi cảm thấy vui và sung sướng lắm khi được gặp Thánh Gióng trong giấc mơ.

– Tôi tự nhắc nhở bản thân mình phải thực hiện hóa những điều mà Gióng nhắc nhở.

Câu 3 (trang 134 sgk Văn 6 Tập 1):

a, Mở bài:

– Giới thiệu về câu chuyện xảy ra.

– Khi xảy ra chuyện đấy, em cảm thấy như thế nào?

b, Thân bài:

– Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.

– Lỗi lầm của em đã gây ra hậu quả như thế nào?

– Sau khi trải qua, em cảm thấy như thế nào?

c, Kết bài:

– Suy nghĩ của em sau mắc lỗi sai và cách mà em sửa lỗi như thế nào?

Câu 4 (trang 134 sgk Văn 6 Tập 1):

a, Mở bài: giới thiệu chung vấn đề cần đưa ra.

– Vào một hôm đang chuẩn bị đi học, tôi chợt nghe thấy tiếng xì xào ở góc nhà. Tiến lại thì hóa ra ở đó đang có một cuộc tranh cãi rất kịch liệt giữa xe máy, xe đạp và ô tô.

b, Thân bài:

– Tôi hỏi lí do tại sao chúng lại phải cãi nhau.

– Thế là chúng bắt đầu phàn nàn, kể lể:

+ Lần lượt từng xe kể lể công và tác dụng của mình.

– Thấy thế, tôi liền phải đưa lí do can ngăn.

c, Kết bài:

– Thật may, khi chúng hiểu chuyện. Vì thế, từ đó không còn xuất hiện cuộc so bì, cãi nhau nữa.

Câu 5 (trang 134 sgk Văn 6 Tập 1):

a, Mở bài: giới thiệu chung về vấn đề cần giới thiệu

– Thời gian trôi qua thật nhanh. Vậy là đã mười năm kể từ ngày tôi ra trường. Thế hệ học sinh của chúng của tôi khi đó, giờ đây đều đã trưởng thành. Nhân dịp kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng tôi đã cùng nhau trở về thăm lại trường cũ và các thầy cô giáo. Mọi kí ức như ùa về sau như thuở năm xưa.

b, Thân bài

– Nhân dịp 20/11: chúng tôi cùng nhau về thăm lại trường cũ, để gặp lại thầy cô và bạn bè.

– Con đường đến trường ngày nào, nay đã khác rất nhiều.

– Ngày hôm ấy, mọi thứ xung quanh đều rất lạ: từ bầu trời, cây cối, …

– Ngôi trường mà tôi học hồi ấy bây giờ khang trang quá: cổng trường, sân trường, lớp học, cây cối, …

– Thầy cô và bạn bè của tôi cùng có những thay đổi bởi dấu vết của thời gian.

c, Kết bài:

– Nêu cảm xúc của em khi được về thăm trường cũ.