Top 11 # Cách Học Tốt Môn Quản Trị Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Giáo Trình Môn Quản Trị Học

Khái niệm về quản trị:

 Khái niệm : Quản trị là một phương thức, cách thức làm cho những họat động của một tổ chức tiến tới mục tiêu chung với hiệu quả cao nhất, bằng và thông qua những người khác.

Như vậy, trong khái niệm trên chúng ta cần làm rõ những vấn đề sau:

Chính là các hoạt động cơ bản hay là những chức năng quản trị mà nhà quản trị sử dụng để tác động vào các lĩnh vực quản trị nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức, nó bao gồm các chức năng như hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra (sẽ đề cập sâu ở các chương sau).

Nếu mỗi cá nhân tự mình hoạt động thì không có hoạt động quản trị, lúc này hoạt động của họ hoàn toàn mang tính cá nhân, phục vụ cho lợi ích cá nhân chứ không cho một tổ chức nào và cũng không có ai sẽ quản trị ai. Vậy, hoạt động quản trị xảy ra khi nào? Khi nào thì phát sinh?

Trước hết, hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi những con người kết hợp với nhau thành một tổ chức (điều kiện cần).

Thứ hai, do tính cần thiết của hoạt động quản trị (điều kiện đủ), vì nếu không có nó, mọi người trong tổ chức sẽ không biết làm gì, khi nào sẽ làm, làm như thế nào … từ đó sẽ gây nên một tình trạng lộn xộn, giống như hai người cùng chèo một chiếc thuyền, thay vì phải chèo về một hướng thì mỗi người lại chèo hai hướng khác nhau. Những hoạt động khiến hai người cùng chèo một chiếc thuyền đi về một hướng chính là những hoạt động quản trị.

Là một thực thể có mục đích riêng, có những thành viên và có một cơ cấu có tính hệ thống (ví dụ như : Doanh nghiệp, trường học, bệnh viện…). Như vậy tất cả các tổ chức đều có ba đặc tính chung như sau:

Thứ nhất, tổ chức phải có mục đích: đó là mục tiêu hay hệ thống các mục tiêu. Mục tiêu là những kết quả mong đợi sẽ có được sau một thời gian nhất định, là phương tiện để thực hiện sứ mạng của tổ chức. Ví dụ công ty máy tính IBM với sứ mạng (Mission) là luôn luôn dẫn đầu trong lĩnh vực máy tính, để đạt được sứ mạng này công ty đề ra mục tiêu dài hạn (Objective) là đầu tư vốn cho bộ phận nghiên cứu và phát triển (Research and Development), chính điều này đã giúp công ty có được sản phẩm máy tính xách tay “Laptop” IBM nổi tiếng sau này.

Thứ hai, tổ chức phải gồm nhiều thành viên, nhiều bộ phận cấu thành, tổ chức không thể là một người, một cá nhân nào đó.

Thứ ba, tổ chức phải có một cơ cấu mang tính hệ thống: Có nghĩa là tổ chức phải có sự sắp xếp, phân công lao động, quy định quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong một tổ chức nhằm thực hiện các mục tiêu chung cho cả tổ chức của mình

Có thể nói rằng, chỉ khi nào người ta quan tâm đến hiệu quả thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản trị, hay lý do tồn tại của hoạt động quản trị chính là vì muốn có hiệu quả. Vậy hiệu quả là gì? Có nhiều khái niệm đề cập đến hiệu quả, sau đây là một khái niệm đơn giản và dễ hiểu nhất

Khái niệm : Hiệu quả (HQ) là tỷ lệ so sánh giữa kết quả đạt được (KQ) với những chí phí đã bỏ ra (CP). Vậy : HQ = KQ/CP .

Như vậy, ta có thể so sánh được giữa chỉ tiêu hiệu quả và kết quả như sau:

Gắn liền với mục tiêu, mục đích

Gắn liền với phương tiện

Làm đúng việc (doing the right things)

Làm được việc (doing things right)

Có thể tỷ lệ thuận với CP

Tỷ lệ thuận với KQ

Có thể tỷ lệ nghịch với CP

Tỷ lệ nghịch với CP, càng ít tốn kém nguồn lực thì HQ càng cao

Qua bảng so sánh trên, ta có thể thấy trong thực tế hoạt động quản trị sẽ có hiệu quả khi xảy ra các trường hợp sau :

Giảm chi phí đầu vào, tăng số lượng sản phẩm đầu ra

Giảm chi phí đầu vào, giữ nguyên số lượng sản phẩm đầu ra

Giữ nguyên các yếu tố đầu vào, gia tăng sản lượng đầu ra

Tăng chi phí đầu vào, tăng sản lượng đầu ra sao cho tốc độ tăng sản lượng đầu ra cao hơn tốc độ tăng chi phí đầu vào.

Giảm chi phí đầu vào, giảm sản lượng đầu ra nhưng tốc độ giảm sản lượng đầu ra thấp hơn tốc độ giảm chi phí đầu vào.

Trong hoạt động kinh tế nói chung, nhất là trong một nền kinh tế thị trường ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt, tất cả các tổ chức luôn luôn đặt vấn đề hiệu quả lên hàng đầu, muốn vậy hoạt động quản trị sẽ là một công cụ giúp cho các tổ chức thực hiện được điều đó.

Các chức năng quản trị:

(Phần này chỉ đề cập một cách khái quát về các chức năng quản trị, nó sẽ được trình bày sâu ở các chương sau)

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về sự phân chia các chức năng quản trị sau:

Vào thập niên 30, hai tác giả đã đưa ra 07 chức năng quản trị viết tắt là POSDCORB (Lấy các chữ cái đầu tiên của mỗi từ tiếng Anh) như sau:

Planning (dự kiến), Organizing (tổ chức), Staffing (nhân sự), Directing (chỉ huy), Coordinating (phối hợp), Reporting (báo cáo), Budgeting (Ngân sách)

Henry Fayol (Pháp):

Henry Fayol đưa ra 05 chức năng quản trị sau:Dự kiến, Tổ chức, Phối hợp, Chỉ huy và Kiểm tra

Phân lọai theo các nhà khoa học và QT gần đây:

Theo các nhà khoa học và quản trị gần đây, họ đưa ra 04 chức năng quản trị là: Hoạch định, Tổ chức, Điều khiển và Kiểm tra. Trong giáo trình này tác giả xin trình bày theo cách phân loại này.

Họach định:

Xác định rõ những mục tiêu của tổ chức

Xây dựng chiến lược, kế họach, biện pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêu của tổ chức.

Tổ chức:

Xây dựng cấu trúc của tổ chức

Xác định các mối quan hệ, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên, bộ phận trong tổ chức

Điều khiển:

Điều khiển, phối hợp các thành viên, bộ phận trong tổ chức

Xây dựng các chính sách động viên các thành viên, các bộ phận trong tổ chức để hoàn thành mục tiêu của mình một cách hiệu quả nhất.

Kiểm tra:

Theo dõi toàn bộ sự họat động cuả các thành viên, bộ phận và cả tổ chức

So sánh kết quả đạt được với mục tiêu đặt ra, nếu có những lệch hướng thì cần tìm nguyên nhân, đưa ra giải pháp sửa chữa và điều chỉnh nhằm đưa tổ chức trở lại đúng hướng.

Tính phổ biến của quản trị:

Ta thấy tính phổ biến của quản trị thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, khái niệm quản trị có tính phổ biến cho tất cả các loại hình tổ chức, cho mọi lĩnh vực. Trong tất cả các tổ chức và lĩnh vực đó, các nhà quản trị đều thực hiện các chức năng giống nhau là hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra. Trong thực tiễn, việc các nhà quản trị thường xuyên chuyển đổi giữa khu vực quản lý Nhà nước và sản xuất kinh doanh là một minh chứng (ví dụ một giám đốc Công ty xây dựng có thể điều chuyển làm giám đốc Sở xây dựng…)

Thứ hai, tính phổ biến quản trị còn thể hiện ở mối quan hệ giữa khả năng quản trị và khả năng chuyên môn. Cấp quản trị càng cao thì khả năng quản trị càng lấn dần khả năng chuyên môn, có nghĩa là cấp quản trị càng cao thì nhà quản trị càng phải thực hiện những công việc đặc trưng của quản trị như hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra và càng ít tham gia vào những vấn đề mang tính kỹ thuật chuyên môn hằng ngày (ví dụ một giám đốc không thể tham gia trực tiếp vào công việc kế toán như một kế toán trưởng…).

Tính phổ biến này được minh hoạ ở hình 1.1 sau:

Chính do tính phổ biến thứ hai này mà các nhà quản trị cấp cao dễ thuyên chuyển từ tổ chức này, lĩnh vực này sang tổ chức khác, lĩnh vực khác do năng lực quản trị cấp cao gần giống nhau (như ví dụ giám đốc công ty xây dựng nói trên). Ngược lại, nhà quản trị cấp càng thấp thì rất khó chuyển đổi, vì cấp càng thấp sẽ sử dụng khả năng chuyên môn càng nhiều, ví dụ một quản đốc điều hành phân xưởng sản xuất đế trong một công ty giày khó mà chuyển sang làm một trưởng phòng phụ trách sản xuất kinh doanh hoặc qua một công ty trái ngành nghề khác.

Thứ ba, tính phổ biến quản trị còn thể hiện ở tỷ lệ thời gian dành cho mỗi chức năng theo cấp bậc quản trị. Cấp càng cao thì thường sử dụng chức năng hoạch định nhiều hơn, có nghĩa là họ thường xuyên chú trọng vào công tác xây dựng chiến lược hành động và phát triển cho tổ chức. Trong khi đó cấp càng thấp thì thường sử dụng chức năng điều khiển nhiều hơn, bởi vì họ thường có nhiệm vụ hướng dẫn, đôn đốc, điều khiển các thành viên dưới quyền trong các công việc thường ngày và bản thân họ cũng làm các công việc chuyên môn cụ thể như những người cấp dưới.

Tính phổ biến này được minh hoạ ở hình 1.2 sau:

Ngành Quản Trị Kinh Doanh Học Những Môn Gì Và Bí Quyết Học Tốt

Tìm hiểu ngành Quản trị kinh doanh học những môn gì và bí quyết học tốt

28/05/2020

Ngành quản trị kinh doanh học những môn gì giúp các bạn học sinh đang lựa chọn ngành học định hình được mình sẽ học những gì khi theo học ngành ngay. Bí quyết để học tốt ngành quản trị kinh doanh.

Tìm hiểu những môn học của ngành là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh THPT có thể định hình được ngành học phù hợp trong 4 năm đại học sắp tới. Nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh về ngành, câu hỏi “Quản trị kinh doanh học những môn gì?” liên tục được đặt ra. Chính vì thế, để đảm bảo sự lựa chọn của bạn là đúng đắn và sáng suốt, trường Đại học FPT HCM đã liệt kê những môn học của ngành Quản trị kinh doanh như sau.

Ngành Quản trị kinh doanh học những môn gì?

Tìm hiểu Ngành quản trị kinh doanh là gì?

Các môn nền tảng ngành quản trị kinh doanh

Ngoại ngữ – Môn học không thể thiếu trong thời kỳ hội nhập:

Trong thời đại mọi thứ được toàn cầu hóa như hiện nay, yêu cầu về ngoại ngữ đến từ các doanh nghiệp, tổ chức không còn xa lạ và mới mẻ, và để đáp ứng điều kiện tuyển dụng, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại Đại học FPT được trang bị chu đáo, chuyên nghiệp.

Sinh viên sẽ được học 3 cấp độ tiếng Anh cơ bản, 3 cấp độ tiếng Anh nâng cao và 4 cấp độ tiếng Anh thương mại. Bên cạnh đó, trường Đại học FPT cũng trang bị cho sinh viên ngoại ngữ thứ 2: Tiếng Hoa hoặc tiếng Nhật.

Ngành quản trị kinh doanh không thể thiếu Tin học

Việc sử dụng thành thạo máy tính, các ứng dụng hỗ trợ cơ bản, và các công cụ công nghệ thông tin là một trong những yêu cầu căn bản của các nhà tuyển dụng. Tin học đại cương là môn học sẽ giúp sinh viên theo học ngành Quản trị kinh doanh thỏa mãn yếu điểm trên.

Quản trị kinh doanh học những ngành gì?

Các môn học cơ bản ngành quản trị kinh doanh

Kiến thức cơ sở khối ngành bao gồm những môn học nền tảng bắt buộc đối với sinh viên học Kinh tế (Quản trị kinh doanh thuộc khối ngành Kinh tế), bao gồm: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Quản trị học và Giao tiếp kinh doanh.

Kiến thức cơ sở ngành mà sinh viên Quản trị kinh doanh cần học là Nhập môn Quản trị kinh doanh, Môi trường kinh doanh quốc tế, Tiếp thị căn bản và Quan hệ kinh tế quốc tế.

Kiến thức ngành bao gồm Thống kê trong kinh doanh, Nguyên lý kế toán, Quản trị dự án, Quản trị sự kiện, Thương mại điện tử, Quản trị chất lượng và Quản trị tiếp thị, được học sau khi sinh viên hoàn thành hai chương trình cơ sở trên.

Các môn học chuyên sâu và bổ trợ ngành quản trị kinh doanh

Kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh mà sinh viên được học bao gồm các môn Quản trị dự án, Quản trị tài chính, Quản trị nguồn nhân lực, Đạo đức kinh doanh, Giao tiếp kinh doanh.…

Các môn học bổ trợ tuy không trực tiếp thuộc ngành Quản trị kinh doanh nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao “giá” của bản thân khi được cung cấp những kỹ năng, kiến thức phụ giúp bạn làm việc thuận lợi hơn.

Ngoại ngữ

Luật kinh tế

Thị trường chứng khoán

Thanh toán quốc tế

Kế toán chính trị

Các kỹ năng mềm cần có khi học ngành quản trị kinh doanh

Để đem về nhiều “điểm cộng” hơn trong mắt các nhà tuyển dụng, sinh viên nói chung và sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nói chung, không chỉ cần nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn phải thành thạo các kỹ năng mềm.

Mỗi trường đại học sẽ lựa chọn các kỹ năng mềm cần thiết sau đây để hỗ trợ rèn luyện sinh viên:

Kỹ năng làm việc hiệu quả

Kỹ năng xây dựng kế hoạch và thực thi hiệu quả

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Kỹ năng quyết định giải quyết vấn đề

Kỹ năng phân tích và logic hóa vấn đề

Xác định mục tiêu giúp sinh viên chủ động hơn trong việc học tập

Bí quyết học tốt những môn trong ngành Quản trị kinh doanh

Xác định rõ mục tiêu là điều kiện tiên quyết để gặt hái được thành quả tốt trong quá trình học tập. Hãy đảm bảo rằng các bạn đang đi đúng hướng, theo đuổi đam mê, bám sát mục tiêu ban đầu. Hãy đề ra những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu dài hạn giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về mong muốn, cũng như tương lai của bản thân, và mục tiêu ngắn hạn chính là các bước cần có để bạn có thể đạt được mục tiêu lớn (mục tiêu dài hạn), hiện thực hóa mong ước của mình.

Thanh Trúc

Quản Trị Mạng Là Gì? Học Ngành Quản Trị Mạng Ở Đâu Tốt Nhất?

Được đánh giá là vị trí “quyền lực” nhất trong toàn bộ hệ thống thông tin mạng, nghề quản trị mạng đang là sự lựa chọn của rất nhiều người trẻ khi quyết định đầu quân vào ngành công nghệ thông tin. Vậy nghề quản trị mạng là gì, người làm nghề này sẽ thực hiện những công việc gì và tại sao quản trị mạng lại được nhiều bạn trẻ lựa chọn?

Quản trị mạng hay còn gọi là “Network administrator”. Người làm quản trị mạng là người thiết kế hệ thống bảo mật, giữ gìn hệ thống này và ngăn chặn những vị khách không mời muốn phá hoại, ăn cắp dữ liệu của hệ thống. Là người nắm giữ toàn bộ thông tin của hệ thống, quản trị viên có nhiệm vụ đảm bảo an toàn, nâng cao tính bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker.

Công việc của người quản trị mạng là gì?

Để làm được điều này, quản trị mạng phải thực hiện các công việc như: đảm bảo sự ổn định của hệ thống tường lửa, phát hiện và sửa các lỗi trên hệ thống mạng, kiểm tra, giám sát hệ thống nhằm phát hiện những tấn công trái phép từ bên ngoài.

Cũng có thể nói rằng, người quản trị mạng là người phải “biết mọi thứ”. Bởi lẽ, ở các công ty có quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người làm quản trị mạng vừa phải có kĩ năng quản lý hệ thống thông tin của đơn vị, vừa phải sửa chữa nếu cần.

Đối với các công ty lớn, số nhân viên quản trị mạng nhiều hơn thì việc quản trị hệ thống được chia ra làm nhiều khâu nhỏ và mỗi người sẽ chuyên trách một mảng, chẳng hạn có người chuyên về bảo mật, chuyên về thiết kế mạng hay chuyên về bộ phận theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ.

Quản trị mạng – Nhu cầu cao, mức lương tốt

Hiện giờ, hầu như công ty, doanh nghiệp nào cũng đều có máy tính nối mạng nội bộ và kết nối internet, chưa nói rất nhiều doanh nghiệp có website riêng hoặc có gia nhập bán hàng qua mạng trên các gian hàng trực tuyến. Do đó, nhu cầu tuyển dụng các nhân viên quản trị hệ thống công nghệ thông tin về mạng máy tính và kiêm nhiệm quản trị website khá lớn.

Tùy doanh nghiệp, mức lương cho vị trí Quản trị mạng có thể từ 200 – 700USD, thậm chí một số doanh nghiệp nước ngoài còn trả đến trên 1.000USD. Theo thành viên mRrO trên Diễn đàn tin học thì trong nghề Quản trị mạng có nhiều ngạch nhỏ, như Quản trị mạng chuyên lo bí mật, chuyên thi công mạng, hoặc chuyên về các máy chủ, nên lương cũng trả tùy theo, nói chung lương quản trị bảo mật cao hơn một chút, trung bình vào khoảng 5-7 triệu đồng/tháng, còn những người có tài năng làm luôn bí mật, lo luôn cho server, quản lý được luôn NT/Samba Domain, thi công LAN-WAN thì lương rất cao.

Danh sách các trường đại học tại Việt Nam có đào tào ngành Quản trị mạng tốt nhất:

Mức Lương Quản Trị Mạng Và Cách Tự Học Quản Trị Mạng

Quản trị viên mạng là nhân viên quản lý mạng của tổ chức. Quản trị viên mạng phải có kiến ​​thức công nghệ cao và thường là nhân viên kỹ thuật cao nhất trong một tổ chức nhất định. Quản trị viên mạng giữ cho các mạng hoạt động và giám sát các chức năng và hoạt động trong mạng.

Quản trị viên mạng chịu trách nhiệm cài đặt, bảo trì và nâng cấp bất kỳ phần mềm hoặc phần cứng cần thiết để chạy mạng máy tính hiệu quả. Mạng IT hoặc mạng máy tính có thể mở rộng đến mạng cục bộ, mạng diện rộng, Internet và mạng nội bộ.

Mức lương nhân viên quản trị mạng

Quản trị mạng là việc làm cntt và không phải là nghề dễ dàng. Ngoài trừ việc chuyên môn phải nắm chắc bạn còn phải làm việc bất cứ lúc nào khi mà hệ thống mạng bị hỏng. Nhân viên quản trị mạng phải luôn luôn sẵn sàng giải quyết vấn đề của hệ thống mạng cho đến khi mọi thứ trở lại như bình thường. Và đương nhiên với những khó khăn đó thì mức lương của một chuyên viên quản trị mạng cũng không hề thấp.

Nếu bạn mới vào nghề và chưa hề có kinh nghiệm thì mức thu nhập của bạn sẽ khoảng 200-300 USD. Nếu bạn có 2-3 năm kinh nghiệm thì mức thu nhận của bạn sẽ từ 500-1200 USD. Khi bạn trở thành trưởng phòng thì mức lương có thể tới 2000-3000 USD. Nếu bạn có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tốt thì bạn có thể dễ dàng tìm được việc làm IT Hà Nội hay nhiều nơi khác với mức lương cao, doanh nghiệp sẽ trả lương cho bạn thỏa đáng

Quản trị viên mạng sẽ làm công việc gì?

Quản trị viên mạng hiếm khi tham gia hỗ trợ người dùng trực tiếp như nhiệm vụ của bộ phận trợ giúp. Thay vào đó, họ tham gia vào hỗ trợ công nghệ cấp cao, chẳng hạn như duy trì thiết bị phần cứng và phần mềm mạng và thiết bị giám sát để đảm bảo hoạt động mạng tổng thể. Địa chỉ mạng thường được gán thông qua quản trị viên mạng. Ngoài ra, quản trị viên mạng cấu hình ủy quyền và xác thực của các cá nhân hoặc nhóm truy cập tài nguyên mạng.

Thông tin về việc làm it kỹ thuật phần mềm được cập nhật mới nhất tại https://timviec365.vn/viec-lam-it-phan-mem-tai-da-nang-c13v26 địa chỉ hàng đầu giúp bạn tìm kiếm việc làm ngành công nghệ thông tin hiệu quả và nhanh chóng với hàng ngàn thông tin tuyển dụng việc làm được cập nhật nhanh chóng và chính xác cho bạn lựa chọn.

Cách trở thành quản trị mạng

Đối với mạng, Cisco là nơi bắt đầu. Nếu bạn nhận được bất kỳ cuốn sách CCNA nào, nửa đầu của nó sẽ đưa bạn qua các khái niệm cơ bản về khái niệm mạng: ngăn xếp mạng OSI (mà bạn phải biết như mặt sau của bàn tay, IP, TCP, UDP). Ngay cả những công nghệ cổ xưa cũng quan trọng như Token Ring và dial-in

Nó sẽ đưa bạn qua các thiết bị chung sống ở mỗi cấp, hub, switch, router, tường lửa, proxy, vv

Bạn không cần phải lấy CCNA, nhưng họ là công ty phổ biến nhất và mạnh mẽ trên thị trường, vì vậy tôi khuyên bạn nên tiếp tục thông qua cuốn sách và nhận được một CCNA để bắt đầu. Một số công ty khác để tự làm quen với Juniper và F5.

Bạn cũng nên tìm hiểu về DHCP, DNS và các giao thức phổ biến khác, và có các cổng tiêu chuẩn được ghi nhớ (DNS là 53, SMTP là 25, SSH là 22, Telnet là 23, FTP là 21, LDAP là 139).

Nó cũng sẽ cho bạn biết về việc quản lý các hệ thống đó cũng như quản lý thư mục và chắc chắn tìm hiểu về SAN, chúng rất lớn trong các thị trường hiện nay.

Sau đó, hãy xem xét cách các mạng VMWare hoạt động, tìm hiểu về AWS và cách mạng hoạt động ở đó và cả Azure. Rất có thể, nếu bạn không quản trị trung tâm dữ liệu, bạn sẽ kết thúc với một tổ chức có bố cục đám mây lai. Biết VPN trong và ngoài.