Top 8 # Cách Học Thuộc Nhanh Môn Địa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Hai Cách Học Thuộc Nhanh Môn Địa Học Sinh “Phải Biết”

Ví dụ về một bảng biểu kiến thức môn Địa lí: So sánh Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long

Nông nghiệp

Trồng trọt:

Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực

Đứng đầu cả nước về năng suất lúa

Trồng trọt:

Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước, phấn bố chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An,… Bình quân lương thực đầu người gấp 2,3 lần cả nước (2002)

Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước

Lâm nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn

Chăn nuôi:

Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước

Nuôi bò (bò sữa), gia cầm và nuôi trông thủy sản đang được phát triển

Chăn nuôi:

Nghề nuôi vịt phát triển mạnh

Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước, nghề nuôi tôm, cá nước ngọt phát triển mạnh

Công nghiệp

Là vùng công nghiệp hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh

Ngành công nghiệp trọng điểm chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí

Phân bố: Hà Nội, Hải Phòng

Chiếm tỉ trọng còn thấp, 20% GDP toàn vùng (2002)

Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành chế biến lương thực, thực phẩm. Ngoài ra, phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp

Phân bố: tập trung ở thành phố, thị xã

Dịch vụ

Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông phát triển. Hà Nội, Hải Phòng là hai đầu mối lớn

Du lịch phát triển, có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như Chùa Hương, Tràng An, Tam Cốc Bích Động, đảo Cát Bà,…

Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải đường thủy, du lịch. Hàng xuất khẩu chủ lực: gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả

Du lịch bắt đầu khởi sắc với nhiều loại hình đặc thù: du lịch trên sông nước, miệt vườn, biển đảo

Bảng biểu là cách học thuộc lòng nhanh siêu tốc vì kiến thức đã được phân chia rõ ràng theo các đề mục. Việc đặt những mảng kiến thức tương đương trong bảng biểu sẽ giúp hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học, rất tiện lợi để ôn tập cho các bài kiểm tra. Và ngay trong quá trình học sinh tự lập bảng biểu cũng đã giúp các em ôn tập lại kiến thức đã học. Học sinh hoàn toàn có thể áp dụng sơ đồ bảng biểu cho cách học thuộc nhanh môn sử nữa đấy.

Cuối cùng, học với bảng biểu không chỉ đem lại cách học thuộc lòng mà nó còn giúp học sinh rèn luyện thao tác so sánh và kĩ năng phân tích các vấn đề địa lí tự nhiên, địa lí xã hội. Bởi vậy, có thể nói đây là một trong những phương pháp ghi nhớ kiến thức tối ưu hiện nay

2, Cách học thuộc nhanh môn địa phần tổng hợp: Lập sơ đồ cây

Việc học theo sơ đồ cây sẽ giúp học sinh không còn phải học thuộc lòng như sách giáo khoa nữa. Các em chỉ cần ghi nhớ kiến thức dựa trên những ý chính của sơ đồ cây. Đây cũng là cách học thuộc bài nhanh môn văn hiệu quả. Cụ thể, với môn Ngữ văn, các em có thể áp ụng để lập dàn ý bài văn, hoặc tóm tắt kiến thức của văn bản văn học hay phân môn tiếng Việt

Nguồn: chúng tôi

Top 10 Cách Học Thuộc Nhanh Các Môn Văn/ Sinh/ Sử / Địa

1. Lựa chọn thời điểm học thích hợp – Cách học thuộc nhanh nhất bạn nên thử

Các môn học văn, sinh, sử, địa đều có chương trình đặc thù riêng và áp dụng cách học khác nhau. Việc lựa chọn thời điểm học thích hợp là điều kiện cần đầu tiên để đảm bảo cho các bạn có thể dễ dàng học thuộc bài nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Theo kinh nghiệm, các bạn nên học những môn xã hội này vào buổi sáng sớm (từ khoảng 5h-7h sáng). Đây được xem là thời điểm vàng để não bộ ghi nhớ kiến thức tốt nhất, khi mà bạn cảm thấy thư thái nhất.

2. Chọn nơi học bài lý tưởng, thoải mái nhất

Việc tìm kiếm một không gian học tập yên tĩnh, thoáng mát, phù hợp là một trong những cách học thuộc nhanh các môn văn, sinh, sử, địa mà các bạn nên áp dụng. Các bạn không nhất thiết phải tìm một nơi quá im ắng vì sẽ khiến bạn nhanh cảm thấy buồn ngủ. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên lựa chọn những nơi có nhiều tiếng ồn, những căn phòng chật hẹp, bí bách. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của bạn.

Ngoài ra, các bạn hãy tạo thói quen sắp xếp nơi học tập gọn gàng, sạch sẽ, chọn vị trí đặt bàn học ở nơi đủ sáng. Tất cả điều này sẽ tạo cảm hứng cho bạn học tập tốt hơn, giúp cho học thuộc lòng bài nhanh hơn.

Các bạn có thể đặt một vài cây xanh, hoa cảnh nhỏ xinh trong phòng để tạo không gian học tập lý tưởng, thoải mái, sinh động và gần gũi.

Không cần phải tốn kém tiền bạc để mua các loại sách tham khảo môn văn, sử, địa, sinh mà các bạn chỉ cần học đầy đủ các kiến thức chương trình theo sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo là đủ. Đây là cách học nhanh hiệu quả nhất dành cho mọi trình độ. Bởi về cơ bản, cấu trúc đề thi chỉ tập trung vào các kiến thức đã học trong sách giáo khoa.

Sách tham khảo chỉ nên sử dụng khi các em đã trang bị đầy đủ kiến thức nền tảng vững chắc trong sách giáo khoa và có nhu cầu mở rộng kiến thức chuyên sâu để đạt kết quả học văn, sử, địa cao nhất.

Đọc luôn là cách học thuộc lòng nhanh nhất, hiểu bài nhất. Đối với việc học các môn xã hội như văn, sử, địa cũng không ngoại lệ. Đặc biệt, với môn văn việc đọc đi đọc lại các tác phẩm văn học nhiều lần càng giúp các bạn nắm được những kiến thức bắt buộc về tên tác giả, tác phẩm, thời gian sáng tác, biết cách tóm tắt nội dung chính của tác phẩm, các biện pháp tu từ, dụng ý nghệ thuật. Đồng thời, giúp bồi dưỡng được vốn từ, cách sử dụng câu cú, đúng chính tả; giúp cho việc diễn đạt, hành văn hay hơn, sâu sắc hơn.

Một điều lưu ý với cách học thuộc bài nhanh này, các bạn không nên đọc nhẩm thành tiếng mà chỉ cần mấp máy môi vừa để tai nghe, não bộ tiếp nhận, ghi nhớ thông tin hiệu quả.

5. Áp dụng sơ đồ tư duy- Cách học thuộc nhanh, nhớ lâu rất hữu ích

Phải chắc chắn một điều, các bạn sẽ không thể nào “tiêu hóa” hết tất cả các kiến thức dày cộp từ các môn văn, sử, địa, sinh một cách nhanh chóng và dễ dàng với các cách học truyền thống. Điều này đòi hỏi các bạn phải biết cách học bài mau thuộc lâu quên qua việc áp dụng hệ thống sơ đồ tư duy ( sơ đồ hình cây, bản đồ tư duy).

Đây là phương pháp học thuộc lòng hiệu quả nhất dưới hình thức sử dụng màu sắc, hình ảnh. Sử dụng cách học thuộc lòng này vừa giúp các bạn biết cách liên kết, móc nối các sự kiện, nội dung lại với nhau vừa đem lại hiệu quả học nhanh chóng, tiết kiệm thời gian học đáng kể. Đồng thời giúp các em có khả năng phát triển khả năng tư duy logic một cách tối ưu.

Điều các bạn cần thực hiện khi học bài với cách thức này đó là hãy liệt kê, tóm tắt các ý chính của nội dung, bài giảng và hệ thống hóa một thành một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ mật thiết với những ý chính.

Để có thể áp dụng cách học thuộc nhanh, nhớ lâu bằng sơ đồ tư duy, khoa học, hiệu quả, đòi hỏi các bạn phải có tính sáng tạo, nắm chắc kiến thức cốt lõi, cơ bản của môn học đó một cách chính xác và thể hiện một cách dễ hiểu, ngắn gọn, đủ ý, dễ học.

Vừa học vừa ghi chép một trong những cách học nhanh siêu tốc, nhớ cực lâu, tránh tình trạng học vẹt. Việc vừa học vừa viết ra giấy sẽ giúp các bạn nhớ nội dung bài học lâu hơn, không lo bị nhầm lẫn. Đồng thời còn giúp bạn rèn luyện kỹ năng luyện viết chữ đẹp hiệu quả.

Tuy nhiên, cách học thuộc bài nhanh này hơi tốn kém thời gian và công sức so với các phương pháp học tại nhà khác nhưng hiệu quả mà nó đem lại thật không ngờ đấy các bạn ạ.

Các bạn cũng có thể sử dụng giấy nhớ và viết những ý chính rồi dán lên bất cứ nơi nào mà dễ “đập vào mặt” bạn nhất như tủ lạnh, gương, hành lang cầu thang… Mỗi lần lướt qua bạn sẽ có một lần ghi nhớ nội dung cần học.

7. Tóm tắt, chọn lọc nội dung quan trọng

8. Học nhóm – Cách học thuộc bài nhanh không nên bỏ qua

Nhiều bạn nghĩ rằng, việc học thuộc lòng chỉ nên học một mình mới phát huy tác dụng. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn không chính xác. Việc học thuộc bài nhanh với một nhóm bạn từ 2-5 người sẽ giúp các em cùng nhau học thuộc hiệu quả, khắc phục những hạn chế, thiếu sót về nội dung của nhau. Đồng thời, giúp các em tự tin, có động lực, cảm hứng học tập hơn mà không lo nhàm chán, buồn ngủ.

Các bạn có thể cùng nhau tham gia vào các trò chơi đố và trả lời về kiến thức môn học. Ví dụ như hỏi về Truyện Kiều của tác giả nào? Có những nhân vật chính nào? Hay cùng đọc tên các tỉnh, thành của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng…Qua đó, các em sẽ có sự ghi nhớ sâu sắc hơn, ấn tượng lâu hơn trong đầu.

9. Kích thích tưởng tượng và liên hệ thực tế

Cách học thuộc bài mau thuộc, lâu quên này rất thích hợp với những bạn có trí tưởng tượng phong phú và khả năng liên hệ thực tiễn tốt. Với các môn xã hội này có rất nhiều con số, ngày tháng sự kiện rắc rối, khó nhớ thì việc liên tưởng thực tế sẽ giúp cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng và sâu sắc hơn.

Ví dụ, bạn có người thân sinh ngày 30/4, chắc chắn bạn sẽ liên tưởng ngay đến ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hoặc các bạn xem phim Chị Dậu, các bạn có thể liên tưởng ngay đến nội dung bài giảng này trên lớp và thông qua hình ảnh phim truyện sẽ giúp bạn nhanh nhớ, lâu quên hơn.

Học thuộc lòng các kiến thức khối C luôn là một điều cực kỳ khó khăn với những bạn không có sự đam mê, yêu thích môn học này. Tuy nhiên, những môn học này lại có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong các kỳ thi học kỳ, thi tốt nghiệp… Chính bởi vậy, để có thể học thuộc lòng nhanh, hiệu quả, đòi hỏi sự chăm chỉ, cần cù và ý thức tự học, khả năng tập trung cao độ. Đồng thời, tạo tâm lý thoải mái nhất, sảng khoái nhất khi học bài.

Bình Luận Facebook

.

Cách Học Bài Môn Lịch Sử Nhanh Thuộc Nhất

Khi thời điểm thi học kì sắp diễn ra cùng với nhiều mon học thì bạn sẽ không thể học được tất cả. Đối với môn lịch sử thuộc môn xã hội thật khó khi phải học thuộc được tất cả trong thời gian ngắn nhất. Vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn tới các bạn cách làm thế nào để học thuộc được lịch sử nhanh nhất khi sắp đến ngày thi.

Trong môn lịch sử có rất nhiều sự kiện và có nhiều mốc thời gian khác nhau, vì vậy nên đã không ít các em học sinh bị rối tung lên vì phải phân biệt và nhớ từng sự kiện khác nhau. Bởi vậy khi học lịch sử thì trước tiên bạn nên đọc kĩ được các kiến thức cơ bản như mốc thời gian và các diễn biến, kết quả, ý nghĩa của sự kiện và của mốc thời gian đó.

Bạn nên vẽ sơ đồ cho từng giai đoạn và sự kiện cũng như những diễn biến cụ thể, như vậy thì sẽ dễ nhớ hơn. Sau khi học xong một giai đoạn nào đó thì bạn hãy kẻ bảng và tổng kết lại, chúng vừa ngắn gọn lại vừa bao quát được tất cả các mốc thời gian cũng như sự kiện diễn ra. Bên cạnh đó thì bạn ghi các sự kiện và mốc thời gian đó vào giấy dán lên một góc học nào đó, để mỗi ngày bạn sẽ lấy đi một tờ và đọc thuộc các ý chính của sự kiện ghi trên giấy và học đi học lại nhiều lần thì bạn sẽ nhớ dai hơn.

Không chỉ riêng lịch sử mà môn học nào cũng cần phải có thời gian học. Vì vậy cách học lịch sử nhanh thuộc nên việc chọn thời gian vào buổi sáng và buổi trưa và tối khi nào tâm trạng của bạn thoải mái chúng ta bắt đầu vào học và tuyệt đối không được học khi cơ thể đang bị stress và bực tức, học vào thời gian này sẽ làm cho bạn cảm thấy căng thẳng thêm. Khi học thì nên đọc to hoặc đọc nhẩm kết hợp cùng với việc ghi chép trên giấy nháp.

Thi cử là một chuyện vô cùng quan trọng, khi đi thi sẽ giúp cho chúng ta đánh giá được khả năng học tập của mình, tổng hợp và ôn lại được những kiến thức đã học. Tuy nhiên thì không phải bạn nào cũng biết được cách sắp xếp lại thời gian của mình để ôn thi và học thuộc được hết những kiến thức đã học trước đó. Chính vì vậy nên trong quá trình học thì bạn nên thường xuyên xem lại bài và ôn thi thì nên chắt lọc được kiến thức để học tốt môn lịch sử cùng với những môn học khác phục vụ cho kỳ thi sắp tới.

Cách Học Bài Nhanh Thuộc Và Nhớ Lâu Môn Sinh Học

Trong bài hướng dẫn phương pháp học thuộc bài nhanh và hiệu quả, các em đã hiểu được các yếu tố giúp khả năng tiếp thu bài tốt như:

– Giữ tinh thần thoải mái (không để bị áp lực, suy nghĩ vẫn đề khác,…)

– Không gian học tập thoải mãi (yên tĩnh, thoáng mát,..)

– Thời gian học tập phù hợp (phân bổ thời gian học, thời gian có thể tiếp thu bài tốt nhất ví dụ: 5-7h, 7h-11h, 15h-16h, 19-21h,…)

– Cố gắng ôn lại bài ngay trong ngày

– Hiểu nội dung khái quát, tóm tắt các ý chính của bài học

– Có thể học nhóm, nhẩm lại bài trước khi đi ngủ,…

– Trước hết các em cần hiểu về sinh học là một môn khoa học đa ngành, vì thế để học giỏi môn Sinh cần phải có kiến thức vững từ các môn học khác như Toán, Lý, Hoá, và vì thế rất cần cách học thông minh, sáng tạo. Tuy nhiên, cũng như các môn học khác, các em cần ghi nhớ khái niệm cơ bản và học cách vận dụng các khái niệm này chứ không phải chỉ biết học thuộc lòng một cách máy móc.

– Mặt khác, Sinh học là khoa học nghiên cứu về sự sống nên kiến thức rất rộng bao gồm từ mức độ phân tử đến tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Vì thế muốn nắm bắt được những nguyên lý cơ bản của sự sống cần phải biết cách học, biết cách liên hệ kiến thức của các phần lại với nhau, biết nhìn nhận các mức độ tổ chức của sự sống như những hệ thống mở luôn tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường không ngừng biến đổi. Nếu chỉ biết học thuộc lòng mà không tìm hiểu các khái niệm, hiện tương một cách thấu đáo thì khi đi thi gặp các câu hỏi vận dụng khác một chút là các em sẽ gặp khó khăn khi làm bài.

Vì các em đã hiểu rõ cách học ở trên nên chúng ta không nhắc lại nữa, mà ở đây chúng sẽ áp dụng phương pháp này vào 1 bài học cụ thể của môn sinh học:

– Đối với mỗi mỗi bài học cần học theo cách: Đi từ tổng thể tới chi tiết, nắm chắc khái niệm, cơ chế, ý nghĩa.

+ Ví dụ, khi học về đột biến đa bội thể thì cần học khái niệm thế nào là đột biến đa bội, cơ chế phát sinh thể đa bội, phân loại đa bội thể, đặc điểm của thể đa bội, ý nghĩa của đột biến đa bội trong chọn giống và trong tiến hoá, nêu được một số ví dụ về các dạng đa bội.

+ Ví dụ, học bài: “Quá trình tự nhân đôi của ADN”, các em sẽ tóm tắt nội dung và các ý chính cơ bản như sau: (học 5 tiêu đề từ 1-5, sau đó ghi nhớ 1 tiêu đề có mấy ý chính,…)

1. Thời điểm và vị trí

* Thời điểm: Xảy ra pha S của chu kỳ trung gian

* Vị trí : Trong nhân tế bào

2. Thành phần tham gia

– ADN khuôn (ADN mẹ)

– Các nucleotit tự do A, T, G, X

– Năng lượng: ATP

– Hệ enzim:

ADN polymeraza (kéo dài sợi mới theo chiều 5′ – 3′)

Enzim tháo xoắn

ARN polymeraza

Ligaza (enzim nối ADN)

3. Nguyên tắc

Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại ½)

Nguyên tắc bổ sung: A lk T, G lk X

4. Các bước của cơ chế tự sao

+ Bước 1: Tháo xoắn

Enzym tháo xoắn sẽ tách mạch và tháo xoắn ADN → hình thành nên chạc tái bản (chữ Y) → lộ ra 2 mạch đơn 3′ – 5′ và 5′ – 3′

+ Bước 2: Tổng hợp sợi mới

Trên sợi 3′ – 5′: Tổng hợp sợi mới diễn ra liên tục

Trên sợi 5′ – 3′: Tổng hợp gián đoạn.

Tổng hợp các đoạn ngắn (Okazaki) ngược chiều tháo xoắn. Các enzym nối, nối Okazaki thành sợi mới

+ Bước 3: Hình thành ADN con

Đoạn nào tập hợp xong → đóng xoắn ngay → ADN

ADN con có 1 mạch đơn mới với 1 mạch đơn cũ của ADN mẹ

5. Kết quả

Từ 1 phân tử ADN mẹ ban đầu → tự sao 1 lần → 2 ADN con

2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu

ADN con có 1 mạch đơn mới với 1 mạch đơn cũ của ADN mẹ

6. Ý nghĩa

Đảm bảo được chức năng di truyền (từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác).

* Như vậy: Nội dung bài học “Quá trình tự nhân đôi của ADN” các em sẽ trả lời những câu hỏi sau:

– Xảy ra ở đâu? Xảy ra khi nào? Xảy ra như thế nào? Kết quả như thế nào? Ý nghĩa của quá trình tự nhân đôi ADN?

* Phương pháp học thuộc môn Sinh hiệu quả

– Quy luật tương tự (như nói đến mùa thu thường liên tưởng đến lá vàng, nói đến cặp nhân tố di truyền là nghĩ đến cặp nhiễm sắc thể tương đồng,…).

– Quy luật tương phản (như nói đến phân li độc lập nghĩ đến di truyền liên kết, nói đến nhân đôi thì nghĩ đến phân li,…).

– Quy luật gần nhau (thấy đậu Hà Lan là nghĩ đến Menđen, thấy ruồi giấm là nghĩ đến Moocgan,…).

– Quy luật liên tưởng: Tạo ra sự liên hệ giữa những vấn đề cần ghi nhớ với thế giới hình ảnh xung quanh…

+ Những nội dung đơn giản, dễ nhớ thì sự tưởng tượng không thật cần thiết. Sự tưởng tượng rất phù hợp với những nội dung phức tạp và trừu tượng mà nếu học thuộc theo những cách thông thường mất nhiều thời gian, khó nhớ.

+ Ví dụ sinh động về sử dụng liên tưởng để học tốt Sinh học

Ví dụ 1: Khi học bài 2 – Lai một cặp tính trạng, mục II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm, học sinh cần phải nắm được:

– Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định.

– Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp tương đồng.

– Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố của cặp đi về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.

– Trong quá trình thụ tinh, các nhân tố di truyền của cặp được tổ hợp lại và tính trạng được biểu hiện.

+ Hoạt động của cặp nhân tố di truyền có thể được tưởng tượng thành: Đôi giày của bạn Mạnh có hai chiếc trông thật giống nhau, chỉ là ngược phía với nhau (như hai nhân tố di truyền khác nhau về nguồn gốc . Nếu muốn chúng vẫn có thể tách nhau ra, khi đó chiếc bên phải vẫn là chiếc bên phải, chiếc bên trái vẫn là chiếc bên trái, không lẫn lộn. Ghép lại cạnh nhau chúng lại tạo thành một đôi giày.

Ví dụ 2: Khi tìm hiểu về diễn biến của quá trình tổng hợp chuỗi axit-amin trong mục I bài 19 – Quan hệ giữa gen và tính trạng, giáo viên có thể gợi ý để học sinh liên tưởng:

– Phân tử mARN – kho chứa hàng, gồm nhiều vị trí để hàng, các vị trí có thể để loại hàng giống hoặc khác nhau, vị trí để hàng đầu tiên là do một người được chỉ định trước mang tới; tARN – Người mang hàng; Ribôxôm – Xe chở người mang hàng, Mỗi axit amin – Một kiện hàng.

+ Câu chuyện có thể tưởng tượng như sau: Người mang hàng đầu tiên là người được chỉ định trước, với lí do “hợp tuổi”. Anh ta lên xe, xe đi 3 bước, anh ta mang kiện hàng mở đầu để vào đúng vị trí và đi ra. Tiếp tục theo đúng trật tự, người thứ hai lên xe mang hàng đặt vào đúng vị trí cạnh kiện hàng mở đầu, lấy dây xích móc hai kiện hàng vào nhau. Cứ như vậy, những người tiếp theo lần lượt mang các kiện hàng của mình đặt vào đúng vị trí và đi ra. Đến vị trí để hàng cuối cùng, vì thấy cửa kho hàng đã khóa nên người cuối cùng không lên xe nữa. Cả dây hàng trong kho được kéo đi giao cho nơi khác.

* Tóm lại:

– Để học thuộc bài môn Sinh nhanh, các em cần ôn tập theo kiểu hệ thống hoá kiến thức đi từ tổng thể tới chi tiết. Trong từng phần cụ thể lại đi từ khái niệm cơ bản đến cơ chế, qui trình, cách phân loại, đặc điểm đến ứng dụng.

– Mặc dù phải ôn tập toàn bộ chương trình sinh học nhưng cần xác định thứ tự ưu tiên một cách hợp lí mà không dàn trải đều. Cần kết hợp việc ghi nhớ các kiến thức cơ bản như khái niệm, nguyên lí đến việc vận dụng kiến thức vào việc giải các bài tập, các vấn đề ứng dụng trong thực tiễn.

– Để học môn Sinh có có hiệu quả tốt nhất các em cần biết khái quát nội dung và tiếp thu kiến thức một cách có chọn lọc, hiểu thật đúng bản chất của vấn đề rồi ghi nhớ, các bài phức tạp các em có thể học liên tưởng theo sáng tạo của mình. Nếu biết cách liên hệ giữa các thông tin với nhau và đặt chúng trong một hệ thống thích hợp thì việc ghi nhớ và tái hiện lại thông tin khi cần sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.

Chúc các em học tập tốt!