1, cách học thuộc nguyên tử khối bằng bảng nguyên tử khối
Trước hết, ta cần nắm được định nghĩa nguyên tử là gì?
Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện gọi là nguyên tử. Có hàng chục triệu chất khác nhau, nhưng chỉ có trên một trăm loại nguyên tử
Hãy hình dung nguyên tử như một quả cầu cực kì nhỏ bé, đường kính chỉ khoảng 10 -8 cm. Nguyên tử gồm có phần vỏ và phần hạt nhân. Trong đó, hạt nhân chứa proton mang điện tích dương và vỏ thì được tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm
Electron, kí hiệu là e, có điện tích âm nhỏ nhất và quy ước ghi bằng dấu âm (-)
Nguyên tử khối và bảng nguyên tử khối
Nguyên tử khối có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì số trị quá nhỏ, rất không tiện sử dụng. Thí dụ, khối lượng của nguyên tử magie bằng:
0,000 000 000 000 000 000 000 039852 g = 3, 9852.10 – 23 g
Vì lẽ đó, trong khoa học dùng 1 cách riêng để biểu thị khối lượng của nguyên tử. Cụ thể, người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng cho nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon, viết tắt là đvC, kí hiệu quốc tế là u. Ta sẽ dựa theo đơn vị này để tính khối lượng của nguyên tử
Thí dụ, khối lượng tính bằng đơn vị cacbon của một số nguyên tử
C = 12 đvC, Na = 23 đvC, Kali = 39 đvC, Fe = 56 đvC
Có thể nói: Khối lượng tính bằng đơn vị cacbon chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử. Người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối và định nghĩa như sau:
Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử và được tính bằng đvC (đơn vị cacbon)
Đây là cách để học thuộc nguyên tử khối một cách thuận tiện và dễ dàng hơn so với cách đo lường bằng đơn vị gam (g). Bởi thế nó được sử dụng nhiều trong các các bài tập môn Hóa, đặc biệt là các bài tập tính toán sau này.
Thường thì ta có thể bỏ bớt các chữ đvC ở đằng sau số trị nguyên tử khối
Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối đứng riêng biệt. Vì vậy, dựa vào nguyên tử khối của một nguyên tố chưa biết, ta xác định được đó là nguyên tố nào.
2, cách học thuộc nguyên tử khối bằng bài ca nguyên tử khối lớp 8
bài ca nguyên tử khối 8 dành cho một số nguyên tố cơ bản thường gặp:
23 Natri, nhớ ghi cho rõ (Na = 23)
Kali chẳng khó, 39 dễ dàng (K = 39)
Khi nhắc đến Vàng, 197 (Au = 197)
Oxi gây cháy, chỉ 16 thôi (O = 16)
Còn Bạc dễ rồi, 108 (Ag = 108)
Sắt màu trắng xám, 56 có gì (Fe = 56)
Nghĩ tới Beri, nhớ ngay là 9 (Be = 9)
Ba chín hai bảy, là của anh Nhôm (Al = 27)
Của Đồng đã rõ, là 64 (Cu = 64)
Photpho không dư, là 31 (P = 31)
201, là của Thủy Ngân (Hg = 201)
Chẳng phải ngại ngần, Nitơ mười bốn (N = 14)
Hai lần 14, Silic phi kim (Si = 28)
Can xi dễ tìm, 40 vừa chẵn (Ca = 40)
Phải nhớ cho kỹ, Kẽm là 65 (Zn = 65)
Phát nổ khi cháy, cẩn thận vẫn hơn
Khối lượng giản đơn, Hiđrô là 1 (H = 1)
Brôm nhớ ghi, Tám mươi đã tỏ (Br = 80)
Nhưng vẫn còn đó, Ma gie 24 (Mg = 24)
Chẳng phải chần chừ, Flo 19 (F = 19).