Mặc dù là môn học với những kiến thức căn bản không phải là quá khó. Tuy nhiên đây lại là lần đầu tiên tiếp cận với chuyên ngành kế toán. Vì vậy đã không ít bạn bị bỡ ngỡ và chưa biết phải học như thế nào cho tốt. Nhằm giúp các bạn giải quyết vấn đề này, Kế Toán Việt Hưng xin chia sẻ phương pháp học môn nguyên lý kế toán qua các mẹo, bí quyết đã được nghiên cứu và áp dụng thành công.
Cách học môn nguyên lý kế toán trong việc ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán.
– Vậy điều các bạn cần làm là nắm rõ bản chất của từng loại tài khoản.
Hệ thống tài khoản bao gồm các loại tài khoản chính như sau:
Tài khoản tài sản. Bao gồm các tài khoản loại 1, loại 2 (hay còn gọi là tài khoản đầu 1, tài khoản đầu 2).
Loại tài khoản nợ phải trả. Bao gồm các tài khoản loại 3 (tài khoản đầu 3).
Loại tài khoản vốn chủ sở hữu: tài khoản đầu 4.
Loại tài khoản doanh thu: tài khoản đầu 5.
Loại tài khoản chi phí, sản xuất kinh doanh: tài khoản đầu 6.
Loại tài khoản thu nhập khác, chi phí khác: tương ứng với Tài khoản 711; Tài khoản 811 và 821.
Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: tài khoản 911.
Cách học môn nguyên lý kế toán hiệu quả đối với định khoản nghiệp vụ.
Định khoản kế toán là việc phản ánh, ghi chép lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào bên Nợ và bên Có của các tài khoản kế toán.
Vậy khi có một nghiệp vụ kinh tế phát sinh chúng ta dựa vào đâu để phản ánh nội dung của nghiệp vụ đó? Đó là các bạn cần nắm rõ ” Kết cấu tài khoản kế toán”. Kết cấu tài khoản kế toán đưa ra các nguyên tắc để định khoản. Nội dung gì thì hạch toán vào bên Nợ? Nội dung gì hạch toán vào bên Có. Chúng ta cần nắm rõ kết cấu, bản chất, đặc điểm đối với từng nhóm tài khoản để ghi nhớ được lâu nhất.
Và một trong những c ách bạn có thể áp dụng cho cách học môn nguyên lý kế toán là học theo Sơ đồ chữ T (hay còn gọi là sơ đồ tài khoản)
Cách định khoản đối với các nhóm tài khoản cụ thể như sau.
* Đối với nhóm tài khoản tài sản: Tăng ghi Nợ, giảm ghi Có, số dư bên nợ (trừ một số tài khoản lưỡng tính 131, hoặc tài khoản khấu hao TSCĐ 214).
Một số tài khoản sẽ không có số dư cuối kỳ. Ví dụ như các tài tài khoản thuộc nhóm tài khoản doanh thu, chi phí (đầu 5, đầu 6, đầu 7, đầu 8, đầu 9). Bởi chúng sẽ được kết chuyển số dư vào cuối kỳ sang tài khoản xác định chi phí sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cũng có một số tài khoản “lưỡng tính” mang số dư hai bên, ví dụ tài khoản 131, 331, 421…
Các bạn cùng đến với các mẹo tiếp theo để có cách học môn nguyên lý kế toán hiệu quả cao.
Các cách học môn nguyên lý kế toán hiệu quả tiếp theo mà Kế toán Việt Hưng muốn chia sẻ.
“Học đi đôi với hành” các bạn ghi nhớ được lý thuyết đó là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên để kiểm tra mức độ hiểu và ứng dụng vào các tình huống. Thì các bạn cần phải làm thật nhiều các bài tập định khoản kế toán. Thông qua việc thực hành định khoản các nghiệp vụ kế toán sẽ giúp các bạn ghi nhớ được tài khoản cũng như kết cấu tài khoản lâu hơn rất nhiều so với chỉ đọc lý thuyết suông.
Học cách thiết lập các loại sổ sách, báo cáo tài chính.
Học cách lập các loại báo cáo tình hình tài chính (bảng cân đối kế toán), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh… Nhằm ghi nhớ các nhóm tài khoản, tính đối ứng của các nhóm tài khoản. Ngoài ra các bạn cần làm quen với các loại sổ sách kế toán. Nnhư: sổ nhật ký chung, các loại sổ chi tiết, sổ tổng hợp, bảng cân đối tài khoản…..
Nắm vững các nguyên tắc và yêu cầu kế toán là điều căn bản cần phải có.
7 nguyên tắc kế toán cơ bản được quy định tại Chuẩn mực kế toán số 01. Bao gồm: Cơ sở dồn tích, nguyên tắc hoạt động liên tục, nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc phù hợp, nhất quán, thận trọng và trọng yếu.
Đồng thời các yêu cầu cơ bản đối việc phản ánh các số liệu kế toán. Như: Trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh được.
Ngoài ra các bạn có thể lựa chọn phương pháp học theo nhóm.