_ Phần bộ (Chỉ ý nghĩa của chữ)
_ Phần âm (Chỉ cách đọc, phát âm của chữ)
Bí quyết viết bài luận săn học bổng du học
Bộ thường sẽ được viết phía bên trái như bộ nhân đứng イ trong chữ trú 住 , hoặc bên phải như bộ dao 刂 trong chữ phẩu 剖 (dùng để giải phẩu) hoặc trên như bộ thảo 艹 trong chữ dược 薬 ( vì thuốc ngày xưa hầu hết làm từ cây cỏ). Hoặc dưới như bộ tâm 心 trong chữ cảm 感 ( con tim cảm nhận).
Phần chỉ âm
Cạnh phần bộ là phần âm của chữ. Cách đọc của phần âm người ta thường căn cứ phát âm chuẩn dựa trên âm đọc của người Hoa. Khi chuyển sang âm Việt, cách đọc này thường không còn chính xác. Ta vẫn có một số quy tắc nhận biết cách đọc trong một vài trường hợp.
Ví dụ: 白 bạch ( trắng), 拍 phách (nhịp), 迫 bách ( thúc bách)…
Các ví dụ trên là tiêu biểu, số lượng cũng khá nhiều tuy nhiên không phải tất cả các chữ đều có thể viết theo quy tắc đó. Ta vẫn có thể phán đoán được âm đọc, đoán được ý nghĩa của phần bộ.
Kinh nghiệm học tiếng Nhật hiệu quả nhất
Mỗi từ chữ Hán đều được cấu thành từ nhiều bộ phận, từ nhiều chữ đơn giản.
Ví dụ: Chữ phúc gồm bộ thị ネ , chữ nhất 一 , chữ khẩu ロ , chữ điền 田 . Do vậy, để dễ nhớ ta có thể đánh vần từng phần như chữ Phúc ta sẽ đánh vần như sau: bộ thị, nhất , khẩu, điền ( các bạn nhớ đánh vần theo thứ tự viết).
Bởi chữ Hán được tạo thành từ nhiều bộ phận chữ hợp lại, vì thế việc hiểu và nhớ từng thành phần của nó sẽ giúp ta liên tưởng nhanh hơn mặt chữ.
Ví dụ:_ chữ nam 男 gồm bộ điền cộng với lục, có nghĩa là người làm việc trên đồng ruộng.
_ Chữ dũng gồm chữ マ, chữ nam 男
Cách liên tưởng này sẽ không hoàn toàn đúng với mọi chữ, nhưng có thể dùng nó để đặt thành những câu dễ hiểu, dễ nhỡ.
Tóm lại, khi học Hán tự cần chú ý đến các ” bộ ” và các chữ có cấu trúc giống nhau thường có âm đọc gần giống nhau, nghĩa của chữ bạn cũng có thể suy luận từ các bộ phận nhỏ cấu thành từ đó.
Cách nhớ mặt chữ
Bên cạnh cách nhớ chữ Hán bằng cách tách 1 chữ thành nhiều bộ phận nhỏ xong ghi nhớ từng phần, đánh vần ghép lại ta còn có thể học cách nhớ nhanh mặt chữ Hán bằng việc:
_ Ôn tập thường xuyên, xem đi xem lại 1 chữ từ 4 đến 5 lần trong một ngày, ghi nhớ nét viết từng chữ đồng thời phân biệt các chữ có nét giống nhau.
Cách viết
Chữ Hán hay còn gọi là chữu Kanji được viết theo thứ tự: trái trước, phải sau, trên trước, dưới sau, ngang trước, sổ sau.
Ví dụ: Chữ hiệu 校 ,ta sẽ viết bộ mộc trước vì nó nằm ở bên trái ( gồm 1 nét ngang và 1 nét sổ thẳng, 2 nét phẩy 2 bên) rồi tới dấu ( gồm 1 chấm, 1 ngang) và chữ chữ giao ( gồm chữ bát và 2 nét phẩy đè lên nhau) theo thứ tự trên dưới…
Tổng hợp bộ thủ Kanji
Với tầm quan trọng của Bộ thủ trong việc cấu thành chữ Kanji, về mặt cấu trúc Bộ thủ cũng đóng vai trò tương đương như mẫu chữ cái A, B, C của chữ Lalinh, vì việc đầu tiên trước khi học chữ Hán là bạn cần nắm thật vững các Bộ.
Để các bạn có cái nhìn tổng thể, cũng như hệ thống dễ dàng về các bộ thủ Kanji, bài viết sẽ tổng hợp trọn bộ 214 bộ thủ Kanji, đây là bảng đầy đủ và chính xác nhất, với ký hiệu, cách đọc và dịch nghĩa cho mỗi bộ thủ Kanji.
Ngoài ra, để có thể học Kanji một cách bài bản và hiệu quả nhất, các bạn có thể đăng ký tham gia lớp học chuyên về Hán tự gồm Hán tự sơ cấp và Hán tự trung cấp tại Ichigo.