Top 6 # Cách Học Đánh Văn Bản Nhanh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Hướng Dẫn Học Đánh Văn Bản Trên Word Cực Nhanh

KỸ NĂNG SOẠN THẢO VĂN BẢN

I. KHÁI NIỆM VĂN BẢN

Văn bản là phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ (hay ký hiệu) nhất định. Tùy theo lĩnh vực hoạt động quản lý đối với các mặt đời sống xã hội mà văn bản được sản sinh ra với các nội dung và hình thức khác nhau.

Văn bản của NHCSXH là phương tiện cần thiết để triển khai các mặt hoạt động; công bố các chủ trương, chính sách, giải quyết các công việc cụ thể và giao dịch hàng ngày, là một trong những phương tiện quan trọng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác.

II. CÁC LOẠI VĂN BẢN THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG

1. Các văn bản có tính pháp quy

a. Nghị quyết: Là một hình thức văn bản dùng để ghi lại một cách chính xác những kết luận và quyết định của hội nghị tập thể, được thông qua tại cuộc họp về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể. Nghị quyết là loại văn bản có tính lãnh đạo, chỉ đạo, khi viết không chia thành các điều khoản.

b. Quyết định: Là một hình thức văn bản để các cơ quan nhà nước và các nhà chức trách thực hiện thẩm quyền của mình trong việc quy định các vấn đề chế độ, chính sách, về tổ chức bộ máy, về nhân sự và các công việc khác (văn bản hành chính cá biệt).

Quyết định có tính lãnh đạo, chỉ đạo như nghị quyết nhưng thể hiện thành các điều khoản cụ thể và được dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của tổ chức; ban hành chế độ, điều lệ, quy chế… kèm theo.

c. Quy định: Là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định.

d. Quy chế: Là văn bản xác định các nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của một tổ chức.

e. Thể lệ: Là văn bản quy định về chế độ, quyền hạn, nghĩa vụ, phương thức tổ chức của một bộ phận trong tổ chức thường được ban hành độc lập hoặc kèm theo sau một quyết định sau khi đã được thỏa thuận, thống nhất.

2. Các văn bản hành chính thông thường

a. Khái niệm và phân loại văn bản hành chính thông thường

– Khái niệm: Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính chất thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc của cơ quan.

– Phân loại: Văn bản hành chính thông thường gồm:

+ Văn bản không có tên loại: công văn (công văn hướng dẫn, công văn giải thích, công văn đôn đốc nhắc nhở, công văn đề nghị yêu cầu, công văn giao dịch, công văn phúc đáp,…)

+ Văn bản có tên loại: Thông báo, báo cáo, kế hoạch, quyết định, tờ trình, biên bản, hợp đồng, công điện, các loại giấy, các loại phiếu,…

b. Một số loại văn bản hành chính thông thường

– Báo cáo: Là loại văn bản thuật lại, kể lại, đánh giá sự việc hoặc phản ánh toàn bộ hoạt động và những kiến nghị của mình hoặc tường trình về một vấn đề, một công việc cụ thể nào đó, từ đó đề ra phương hướng, biện pháp giải quyết vấn đề nêu ra.

– Kế hoạch: Là văn bản dùng để xác định mục đích yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.

– Tờ trình: Là văn bản đề xuất với cấp trên một vấn đề mới, xin cấp trên phê duyệt về chủ trương, phương án công tác, đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản,… để cấp trên xem xét, quyết định.

– Đề án: Là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp, giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Công văn: Là loại văn bản không có tên loại được dùng để thông tin trong hoạt động giao dịch, trao đổi công tác hàng ngày trong các cơ quan như giao dịch, nhắc nhở, trả lời, đề nghị, mời họp, hướng dẫn thực hiện văn bản cấp trên, xin ý kiến, thăm hỏi, cảm ơn, phúc đáp,…

– Biên bản: Là loại văn bản hành chính ghi lại diễn biến sự việc đang xảy ra hoặc mới xảy ra do những người chứng kiến ghi lại.

3. Các loại giấy tờ hành chính

Giấy tờ hành chính là loại giấy tờ mang một nội dung và có một giá trị nhất định. Ví dụ: giấy đề nghị vay vốn kiêm khế ước nhận nợ, Giấy gia hạn nợ, Giấy lĩnh tiền mặt, giấy biên nhận, giấy chứng nhận, giấy ủy quyền…

III. PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN THƯỜNG DÙNG

1. Những yêu cầu chung khi soạn thảo văn bản

Trong quá trình soạn thảo văn bản, người soạn thảo cần đảm bảo thực hiện các yêu cầu chung sau đây:

– Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

– Văn bản ban hành phải đúng thẩm quyền, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của cơ quan.

– Nắm vững nội dung cần soạn thảo, phương thức giải quyết và công việc đưa ra phải rõ ràng, phù hợp.

– Văn bản phải được trình bày đúng các yêu cầu về mặt thể thức theo quy định của Nhà nước.

– Người soạn thảo văn bản cần nắm vững nghiệp vụ và kỹ thuật soạn thảo văn bản dựa trên kiến thức cơ bản về quản lý hành chính Nhà nước và pháp luật.

2. Quy định chung về kết cấu nội dung một văn bản

Về nội dung: văn bản thường có 3 phần: (1) Dẫn dắt vấn đề; (2) Giải quyết vấn đề; (3) Kết luận vấn đề.

a. Cách viết phần dẫn dắt vấn đề: Phần này phải nêu rõ lý do tại sao viết văn bản hay cơ sở nào để viết văn bản: có thể giới thiệu tổng quát nội dung vấn đề đưa ra làm rõ mục đích, yêu cầu của vấn đề nêu ra. Ví dụ: “… để chuẩn bị cho tổng kết 10 năm hoạt động của NHCSXH, Chi nhánh hướng dẫn các phòng giao dịch báo cáo tổng kết theo các nội dung sau …”

– Văn bản đề xuất thì phải nêu rõ lý do xác đáng, lời văn chặt chẽ, cầu thị.

– Văn bản tiếp thu ý kiến phê bình, dù đúng hay sai cũng phải mềm dẻo, khiêm tốn, nếu cần thanh minh phải có dẫn chứng bằng sự kiện thật khách quan, có sự đề nghị xác minh kiểm tra qua chủ thể khác.

– Văn bản từ chối thì phải dùng từ ngữ lịch sự và có sự động viên, an ủi.

– Văn bản có tính đôn đốc thì phải dùng lời lẽ nghiêm khắc, nêu lý do kích thích sự nhiệt tình, có thể nêu khả năng xảy ra những hậu quả nếu công việc không hoàn thành kịp thời.

– Văn bản có tính thăm hỏi thì trong ngôn ngữ phải thể hiện sự quan tâm chân tình, không chiếu lệ, sáo rỗng.

– Văn bản có tính thông báo hay đề nghị, phải cụ thể, rõ ràng.

3. Phương pháp soạn thảo cụ thể một số văn bản thông thường

a. Soạn thảo báo cáo hoạt động

– Những yêu cầu khi soạn thảo báo cáo: Đảm bảo trung thực, chính xác, đầy đủ. Nội dung báo cáo phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm. Báo cáo phải kịp thời.

– Các loại báo cáo: Báo cáo tháng, quý, 6 tháng, 1 năm, 1 giai đoạn, 1 nhiệm kỳ…;Báo cáo bất thường, đột xuất; Báo cáo chuyên đề; Báo cáo hội nghị.

– Phương pháp viết một bản báo cáo.

+ Công tác chuẩn bị:

(i) Xác định mục đích, yêu cầu của từng loại báo cáo (báo cáo sơ kết, tổng kết,…).

(ii) Xây dựng đề cương khái quát (như một khung sườn) để thu thập tài liệu, sắp xếp, phân tích, tổng hợp. Đề cương thường có 3 phần sau:

Phần 1: Nêu thực trạng tình hình hoặc mô tả sự việc, hiện tượng xảy ra.

Phần 2: Phân tích nguyên nhân, điều kiện của sự việc, hiện tượng, đánh giá tình hình, xác định những công việc cần tiếp tục giải quyết.

Phần 3: Nêu phương hướng nhiệm vụ, biện pháp chính để tiếp tục giải quyết, cách tổ chức thực hiện.

Thu thập thông tin, tư liệu để đưa vào báo cáo. Chọn lọc tài liệu, tổng hợp sự kiện và số liệu phục vụ các yêu cầu trọng tâm của báo cáo. Đánh giá tình hình qua tài liệu, số liệu một cách khái quát. Dự kiến đề xuất kiến nghị với cấp trên.

+ Xây dựng dàn ý chi tiết:

(i) Mở đầu: Nêu những điểm chính về nhiệm vụ, chức năng của tổ chức mình, về chủ trương công tác do cấp trên hướng dẫn hoặc việc thực hiện kế hoạch công tác của đơn vị mình. Đồng thời, nêu những điều kiện, hoàn cảnh có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chủ trương công tác nêu trên.

(ii) Nội dung chính: Kiểm điểm những việc đã làm, những việc chưa hoàn thành. Những ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện. Xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan. Đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm.

(iii) Kết luận báo cáo: Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Các giải pháp chính để khắc phục các khuyết, nhược điểm. Các biện pháp tổ chức thực hiện. Những kiến nghị với cấp trên.

+ Viết dự thảo báo cáo:

+ Đối với báo cáo quan trọng: Cần tổ chức cuộc họp hoặc hội nghị để lấy ý kiến đóng góp bổ sung, sửa đổi bản dự thảo báo cáo cho thống nhất và khách quan hơn (ví dụ: báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động của NHCSXH, báo cáo tổng kết năm…)

+ Trình lãnh đạo duyệt: Đối với báo cáo gửi lên cấp trên, báo cáo trong hội nghị, báo cáo chuyên đề, phải có sự xét duyệt của lãnh đạo trước khi gửi đi, nhằm thống nhất với các quyết định quản lý và các thông tin khác mà người lãnh đạo chủ chốt đã cung cấp cho cấp trên hoặc hội nghị.

b. Soạn thảo công văn

– Những yêu cầu khi soạn thảo công văn:

+ Công văn là tiếng nói chung của cơ quan chứ không phải của riêng cá nhân nào, dù là thủ trưởng. Vì vậy, nội dung chỉ nói đến công vụ, ngôn ngữ chuẩn xác, nghiêm túc, có sức thuyết phục cao, không dùng ngôn ngữ mang màu sắc cá nhân, hoặc trao đổi những việc mang tính riêng trong công văn.

– Xây dựng bố cục một công văn: Công văn thường có các yếu tố sau: (1) địa danh và thời gian gửi công văn; (2) tên cơ quan chủ quản và cơ quan ban hành công văn; (3) chủ thể nhận công văn; (4) số và ký hiệu công văn; (5) trích yếu nội dung công văn; (6) chữ ký, đóng dấu (7) nơi nhận.

c. Soạn thảo tờ trình

– Những yêu cầu khi soạn thảo tờ trình: Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt. Nêu các nội dung đề nghị phê chuẩn phải rõ ràng, cụ thể. Các ý kiến phải hợp lý, dự đoán, phân tích được những phản ứng có thể xảy ra xoay quanh đề nghị mới. Phân tích các khả năng và trình bày khái quát các phương án phát triển thế mạnh, khắc phục những khó khăn.

– Xây dựng bố cục tờ trình: gồm 3 phần:

Phần 1: Nêu lý do đưa ra nội dung trình duyệt.

Phần 2: Nội dung các vấn đề cần đề xuất (trong đó có trình các phương án, phân tích và chứng minh các phương án khả thi).

Phần 3: Đề xuất, kiến nghị cấp trên (hỗ trợ, bảo đảm các điều kiện vật chất, tinh thần). Yêu cầu phê chuẩn. Chẳng hạn, đề nghị lựa chọn một trong các phương án để cấp trên phê duyệt, các phương án xếp theo thứ tự, khi hoàn cảnh thay đổi có thể chuyển phương án từ chính thức sang dự phòng.

Trong phần nêu lý do, căn cứ, dùng hành văn để thể hiện được nhu cầu khách quan do hoàn cảnh thực tế đòi hỏi.

(i) Phần đề xuất: Dùng ngôn ngữ và cách hành văn có sức thuyết phục cao, nhưng rất cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. Các luận cứ phải lựa chọn điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh để đảm bảo sự kiện và số liệu chính xác. Nêu rõ các thuận lợi, khó khăn trong việc thực thi các phương án, tránh nhận xét chủ quan, thiên vị, phiến diện…

(ii) Các kiến nghị: Phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, nhã nhặn, lý lẽ phải chặt chẽ, nội dung kiến nghị phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin cho cấp phê duyệt. Tờ trình phải đính kèm các phụ lục để minh hoạ thêm cho các phương án được đề xuất, kiến nghị trong tờ trình.

d. Soạn thảo thông báo

– Xây dựng bố cục thông báo: Bản thông báo cần có các yếu tố: (1) địa danh, ngày, tháng, năm ra thông báo; (2) tên cơ quan thông báo; (3) số, ký hiệu công văn; (4) tên văn bản (thông báo) và trích yếu nội dung thành các mục, các điều cho dễ nhớ.

– Trong thông báo: Đề cập ngay vào nội dung cần thông tin và không cần nêu lý do, căn cứ, hoặc nêu tình hình chung như các văn bản khác. Loại thông báo cần giới thiệu các chủ trương, chính sách, thì phải nêu rõ tên, số và ngày tháng ban hành văn bản đó, trước khi nêu những nội dung khái quát.

Trong thông báo, dùng cách hành văn phải rõ ràng, dễ hiểu và mang tính đại chúng cao, cần viết rất ngắn gọn, đủ thông tin, không bắt buộc phải lập luận hay biểu lộ tình cảm như trong các công văn, phần kết thúc chỉ cần tóm tắt lại mục đích và đối tượng cần được thông báo. Ngoài ra, phần kết thúc không yêu cầu lời lẽ xã giao như công văn hoặc xác định trách nhiệm thi hành như văn bản pháp quy.

Phần đại diện ký thông báo: Không bắt buộc phải là thủ trưởng cơ quan, mà là những người giúp việc có trách nhiệm về các lĩnh vực được phân công hay được uỷ quyền ký và trực tiếp thông báo dưới danh nghĩa thừa lệnh thủ trưởng cơ quan.

e. Soạn thảo biên bản

– Yêu cầu của một biên bản: Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể. Ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan. Nội dung phải có trọng tâm, trọng điểm. Thủ tục chặt chẽ, thông tin có độ tin cậy cao (nếu có tang vật, chứng cứ, các phụ lục diễn giải gửi kèm biên bản). Đòi hỏi trách nhiệm cao ở người lập và những người có trách nhiệm ký chứng thực biên bản. Thông tin muốn chính xác, có độ tin cậy cao phải được đọc lại cho mọi người có mặt cùng nghe, sửa chữa lại cho khách quan, đúng đắn và tự giác (không được cưỡng bức) ký vào biên bản để cùng chịu trách nhiệm.

– Cách xây dựng bố cục: Trong biên bản phải có các yếu tố như sau: (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ; (2) Tên biên bản và trích yếu nội dung; (3) Ngày, tháng, năm, giờ (ghi rất cụ thể thời gian lập biên bản); (4) Thành phần tham dự (kiểm tra, xác nhận sự kiện thực tế, dự họp hội,…(5) Diễn biến sự kiện thực tế (phần nội dung); (6) Phần kết thúc (ghi thời gian và lý do); (7) Thủ tục ký xác nhận.

– Phương pháp ghi chép biên bản: Các sự kiện thực tế có tầm quan trọng xảy ra như: Đại hội, việc xác nhận một sự kiện pháp lý, việc kiểm tra hành chính, khám xét, khám nghiệm, ghi lời khai báo, lời tố cáo khiếu nại, biên bản bàn giao công tác, bàn giao tài sản,v.v… thì phải ghi đầy đủ, chính xác và chi tiết mọi nội dung và tình tiết nhưng phải chú ý vào các vấn đề trọng tâm của sự kiện. Nếu là lời nói trong cuộc họp, hội nghị quan trọng, lời cung, lời khai… phải ghi nguyên văn, đầy đủ và yêu cầu người nghe lại và xác nhận từng trang.

Phần kết thúc biên bản: Phải ghi thời gian chấm dứt sự kiện thực tế như: Bàn giao xong, hội nghị kết thúc, kiểm tra, khám nghiệm… kết thúc lúc mấy giờ… ngày… biên bản đã đọc lại cho mọi người cùng nghe (có bổ sung sửa chữa nếu có yêu cầu) và xác nhận là biên bản phản ánh đúng sự việc và cùng ký xác nhận. Trong biên bản cần hết sức lưu ý việc ký xác nhận (phải có tối thiểu hai người ký) thì các thông tin trong biên bản mới có độ tin cậy cao. Thông thường, trong các cuộc họp, hội nghị, biên bản phải có thư ký và chủ tọa ký xác nhận. Tuy nhiên có một số biên bản quan trọng theo quy định của NHCSXH cần phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên dự họp (ví dụ: biên bản họp xét nâng bậc lương, ngạch lương của NHCSXH; biên bản họp hội đồng thi đua; biên bản xác nhận mức độ thiệt hại về vốn và tài sản để làm căn cứ xử lý nợ bị rủi ro…).

g. Soạn thảo nghị quyết

– Yêu cầu: Căn cứ vào biên bản của cuộc họp, hội nghị để ra nghị quyết, chú ý vào các kết luận đã được biểu quyết thông qua. Đây là phần nội dung chính của các quyết định mà nghị quyết thông qua. Sau khi dự thảo xong, phải trình cho hội nghị góp ý kiến và thông qua ngay tại hội nghị hoặc chờ thông qua ở hội nghị kế tiếp.

– Cách trình bày: Nghị quyết không phải chia ra thành các điều khoản, mà chia thành các phần I, II, III hoặc 1,2,3.

– Cách xây dựng bố cục:

Phần 1:Căn cứ để ra nghị quyết: mục đích làm cho người đọc, người thực hiện nhận thức được vì sao phải ban hành nghị quyết.

Phần 2: Nội dung nghị quyết: Mục đích giúp cho người nghiên cứu thực hiện nắm được những quyết định của bản nghị quyết là những vấn đề gì? Yêu cầu người ta phải giải quyết phải thực hiện cái gì? Phương hướng phương châm, bước đi. Cách trình bày theo tính chất của vấn đề, nếu là vấn đề lớn, phức tạp thì có thể viết thành từng mục, mỗi mục có 01 tiêu đề riêng. Nếu là vấn đề không phức tạp thì có thể đi thẳng vào vấn đề.

Phần 3: Biện pháp thực hiện những nội dung nghị quyết đã đề ra: Mục đích giúp cho người thực hiện nắm được những biện pháp chính nhằm làm cho nghị quyết thực hiện có hiệu quả, yêu cầu nêu biện pháp cần cụ thể, phải quy định những nhiệm vụ trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị.

– Soạn thảo Nghị quyết Ban đại diện HĐQT NHCSXH

Nghị quyết của Ban đại diện HĐQT NHCSXH là văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Ban đại diện, ghi lại các quyết định được thông qua tại kỳ họp Ban đại diện về chủ trương, đường lối, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể. Nghị quyết được trích từ Biên bản họp Ban đại diện.

– Bố cục bản Nghị quyết gồm: (1) Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự cuộc họp; (2) Các nội dung đã được thống nhất tại cuộc họp; (3) Tổ chức thực hiện Nghị quyết; (4) Nơi nhận và lưu Nghị quyết.

IV. HƯỚNG DẪN VỀ THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN TRONG HỆ THỐNG NHCSXH

Thực hiện theo văn bản 1375/NHCS-VP ngày 7 tháng 6 năm 2011 của Tổng giám đốc NHCSXH. Kỹ thuật trình bày văn bản quy định tại văn bản này bao gồm khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản, vị trí trình bày các thành phần thể thức, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và các chi tiết trình bày khác, được áp dụng đối với văn bản soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy; không áp dụng đối với văn bản được in thành sách, in trên báo, tạp chí và các loại ấn phẩm khác của NHCSXH. Hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục I, II , III, IV và V văn bản này.

Một số nội dung chính về thể thức văn bản cần lưu ý:

a. Phông chữ (font) trình bày văn bản

Phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.

b. Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản và vị trí trình bày

– Khổ giấy: Văn bản được trình bày trên khổ giấy khổ A4.

– Kiểu trình bày: Văn bản được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài).

Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng).

– Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4)

+ Lề trên: cách mép trên từ 20 – 25 mm.

+ Lề dưới: cách mép dưới từ 20 – 25 mm.

+ Lề trái: cách mép trái từ 30 – 35 mm.

+ Lề phải: cách mép phải từ 15 – 20 mm.

V. MỘT SỐ LỖI CẦN TRÁNH KHI SOẠN THẢO VĂN BẢN

1. Các dấu ngắt câu như chấm (.); phẩy (,); hai chấm (:); chấm phảy (;); chấm than (!); hỏi chấm (?) phải được gõ sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách sau đó vẫn còn nội dung.

2. Các dấu mở ngoặc đơn và mở kép đều phải được hiểu là ký tự đầu từ, do đó ký tự tiếp theo phải viết sát vào bên phải của các dấu này. Tương tự, các dấu đóng ngoặc đơn, kép phải hiểu là ký tự cuối từ và được viết sát vào bên phải của ký tự cuối cùng của từ bên trái.

VI. THỰC HÀNH SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN BẢN THEO MẪU

1. Soạn thảo báo cáo hoạt động NHCSXH (theo mẫu)

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH………

PHÒNG GIAO DỊCH:…(1)………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /BC….

…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

BÁO CÁO

V/v: (2)

Nội dung báo cáo (3):

– Mở đầu: Nêu tình hình chung, chủ trương, kế hoạch,…làm cơ sở cho việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ,…

– Kết quả thực hiện nhiệm vụ (tín dụng, một số nhiệm vụ khác, kết quả hoạt động ủy thác của các tổ chức Hội,…)

– Kế hoạch triển khai nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo (tín dụng,…)

– Đề xuất, kiến nghị,…

Ghi chú: (1): Ghi rõ tên PGD; (2):Nêu rõ báo cáo về việc gì, thời gian từ bao giờ; (3) Nội dung văn bản: Tùy theo từng loại báo cáo để bố cục bài cho hợp lý.

2. Soạn thảo công văn hướng dẫn nghiệp vụ (theo mẫu)

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH….

PHÒNG GIAO DỊCH…………. ‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾‾

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …/……

V/v …… ………

…….. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

– ………………………………..; – ………………………………..;

– Mở đầu: Nêu khái quát vấn đề đặt ra cần được hướng dẫn, giải thích

– Nội dung chính:

+ Nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ chủ trương, chính sách, quyết định cần được hướng dẫn, giải thích

+ Mục đích chủ trương, chính sách

+ Phân tích ý nghĩa tác dụng của các chủ trương …

+ Cách tổ chức thực hiện.

– Kết luận: Yêu cầu tổ chức thực hiện theo hướng dẫn.

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký, dấu)

Họ và tên

3. Soạn Tờ trình (theo mẫu)

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH….

PHÒNG GIAO DỊCH …

Số: /TTr – ……..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…., ngày tháng năm 20…..

TỜ TRÌNH

V/v………………………….(1)……………………………

– Mở đầu: Nhận định tình hình (thực trạng) làm cơ sở cho việc đề xuất cái mới

– Phần nội dung:

Tóm tắt nội dung của việc đề nghị mới, ý tưởng mới, những ảnh hưởng có thể xảy ra xoay quanh đề nghị mới nếu được áp dụng, những khó khăn thuận lợi khi triển khai thực hiện,…

– Kết luận: Phân tích ý nghĩa tác dụng của đề nghị mới đối với hoạt động. Những kiến nghị, đề nghị cấp trên xem xét chấp thuận đã nêu để sớm được triển khai thực hiện.

Họ và tên

Ghi chú:

(1) Trích yếu nội dung cần trình (2) Tên, chức danh cá nhân cần trình.

4. Soạn thảo thông báo kết quả cuộc họp (theo mẫu)

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH…. PHÒNG GIAO DỊCH …….

Số: /TB – ……

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày tháng năm 20…..

THÔNG BÁO

Kết luận cuộc họp (1)……………………………

Nêu ngày giờ họp, thành phần, chủ trì cuộc họp

– Tóm tắt nội dung cuộc họp

– Tóm tắt các quyết định của cuộc họp

– Nêu nghị quyết của cuộc họp

Họ và tên

Ghi chú:

(1) Trích yếu nội dung thông báo.

– Phần mở đầu của thông báo không cần nêu lý do, đi trực tiếp vào vấn đề

– Phần kết thúc nhắc lại nội dung chính, trọng tâm cần lưu ý

– Nếu thông báo dài có nhiều vấn đề cần được chia thành các mục, các phần có tiêu đề.

5. Soạn thảo biên bản Hội nghị (theo mẫu)

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH…

PHÒNG GIAO DỊCH …

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

………… (1) …………..

Thời gian bắt đầu………………….

Địa điểm……………………………..

Thành phần tham dự…………….

Chủ trì (chủ tọa):…………………………………………………………………..

Thư ký (người ghi biên bản):……………………………………………………

Nội dung (theo diễn biến cuộc họp/hội nghị/hội thảo):

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Cuộc họp (hội nghị, hội thảo) kết thúc vào ….. giờ ….., ngày …. tháng ….. năm …… ./.

THƯ KÝ (Chữ ký)

Họ và tên

Ghi chú:(1) Tên cuộc họp hoặc hội nghị, hội thảo.

(2) Ghi chức vụ chính quyền (nếu cần).

6. Soạn thảo Nghị quyết kỳ họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH (theo mẫu)

UBND HUYỆN……….

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT NHCSXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /NQ-BĐD

Địa danh , ngày ….. tháng ….. năm 20…

NGHỊ QUYẾT

…………………(1)…………………….

BAN ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ NHCSXH HUYỆN …

Căn cứ ………………………………………………………………………………… ;

Căn cứ ………………………………………………………………………………… ;

Căn cứ…………………………………………………………………………………. ,

QUYẾT NGHỊ:

1. ………………………………………… (2)………………………………………..

2………………………………………………………………………………………….

3…………………………………………………………………………../.

Phó Chủ tịch UBND huyện

Ghi chú:(1) Trích yếu nội dung nghị quyết, (2) Nội dung nghị quyết

7. Soạn thảo Quyết định (văn bản hành chính cá biệt)

CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH…

PHÒNG GIAO DỊCH HUYỆN…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /QĐ-…………

… , ngày ….. tháng ….. năm 20…

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ………………………….

GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN….

Căn cứ……………………………….. ……………………………………………… ;

Căn cứ……………………………….. ………………………………………;

Xét đề nghị của ……………………………………………………………………. ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. ………………………………………………………………………………..

Điều 2. ………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………… ./.

Họ và tên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ “Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính”.

2. Văn bản số 1375/NHCS-VP ngày 7 tháng 6 năm 2011 “Hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội”./.

Cách xử lý lỗi font chữ trong word nhanh nhất

Cách Học Đánh Đàn Piano Cơ Bản Hiệu Quả, Nhanh Nhất

Cũng như tôi chắc hẳn nhiều bạn đang có mong muốn học đàn piano cũng cùng chung thắc mắc học piano bao nhiêu năm? Cách học đàn piano nào nhanh nhất? Nhiều người trong chúng ta vẫn giữ cho mình những quan điểm xưa cũ, thay vì quan tâm đến quá trình thực hiện như thế nào, chúng ta lại tập trung vào kết quả. Hầu hết chúng ta đều mong muốn biết được kết quả trước khi thực hiện. Điều này không có gì là sai, bởi kết quả chính là một động lực để chúng ta phấn đấu, nhưng thay vì nhìn vào kết quả mà cố gắng đạt được thì chúng ta nên tập trung vào quá trình, cách thức thực hiện của chúng ta.

Cách học đánh đàn Piano cơ bản Hiệu quả nhất

Bản thân người học cũng hiểu được rằng, chơi piano là một lĩnh vực nghệ thuật, người chơi cần phải có sự khéo léo, kiên trì cùng năng khiếu bẩm sinh. Nếu như không có năng khiếu bẩm sinh, độ tuổi đã “quá già” cho học piano thì những trở ngại còn lớn hơn nữa. Nhưng chúng ta nên hiểu không gì là không thể, yếu tố quyết định nằm ở chính bản thân chúng ta.

Nếu như trước đây, học đánh đàn piano thường kéo dài hàng năm, thì hiện nay với nhu cầu học đàn ngày càng tăng lên với đa dạng các độ tuổi, chương trình học cũng được biên soạn với thời gian học ngắn hơn, phù hợp cho từng độ tuổi khác nhau. Vì vậy, chúng ta cũng không cần quá lo lắng về thời gian học kéo dài. Nếu thực sự có đam mê và sự kiên trì thì chúng ta sẽ đạt được kết quả.

Các thông tin khóa học Piano tại Việt Thương:

Kinh nghiệm về Cách Học đánh đàn Piano nhanh nhất

Thời gian học dài hay ngắn ngoài việc phụ thuộc vào độ tuổi thì sự cố gắng và ý chí quyết tâm của người học Piano cũng sẽ là 1 yếu tố ảnh hưởng. Để có thể rút ngắn được thời gian học chơi piano, người học có thể sử dụng 1 trong các cách sau:

Đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng buổi học piano: Để thành công ắt hẳn phải có mục tiêu. Thay vì đặt mục tiêu lớn, người học nên đặt những mục tiêu nhỏ ở từng buổi học. Việc này không chỉ giúp người học có được phương hướng học tập mà còn tạo động lực giúp người học sớm đạt được mục tiêu lớn. Chia nhỏ mục tiêu sẽ là cách giúp người học cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong quá trình học.

Tìm thêm bạn học piano cùng: Học đánh đàn piano cũng như làm một công việc nào đó, chúng ta sẽ có động lực hơn nếu có bạn đồng hành. Sự tương tác giữa 2 hoặc nhiều người giúp chúng ta dễ dàng nhận biết những lỗi sai để sớm khắc phục. Bên cạnh đó với sự cạnh tranh được tao ra sẽ là đòn bẩy giúp chúng ta cố gắng cải thiện thành tích học tập. Một người bạn học cùng sẽ mang lại niềm vui và loại bỏ sự nhàm chán trong quá trình thực hành với cây đàn piano.

Không nản chí về những lỗi sai khi học piano: Bạn mới bắt đầu tiếp xúc với piano, bạn sẽ không thể tránh được những lỗi sai: có thể là sai về kỹ thuật hoặc tư thế, nhưng cũng đứng quá lo lắng về những lỗi sai này. Bởi nếu cứ suy nghĩ và cảm thấy mặc cảm vì những lỗi sau này, bạn sẽ rất khó tiến bộ, hãy xem đây là một bài học để bạn rút kinh nghiệm và hạn chế mắc phải sau này.

Đây là 3 trong số khá nhiều mẹo hay có thể rút ngắn thời gian học chơi đàn piano. Bạn có thể căn cứ vào những thông tin chia sẻ này để có được một kết quả học tập tốt hơn, từ đó đạt được mong muốn và nguyện vọng đặt ra ban đầu của bản thân.

Hình ảnh lớp học đàn Piano tại Trường nhạc Việt Thương – Lớp cá nhân

Địa điểm Học đánh đàn PIANO cơ bản nhanh nhất, hiệu quả

Các khóa học Piano tiêu biểu tại Việt Thương music school

Cách Học Đánh Đàn Piano Nhanh Nhất Giải Mã 13 Cách Đánh Đàn Piano Đơn Giản

Bạn đang muốn học đàn piano? Bạn đang tìm cách học đánh đàn piano nhanh nhất? 13 bước đơn giản trong bài viết Cách học đánh đàn piano nhanh nhất GIẢI MÃ 13 CÁCH đánh đàn piano đơn giản này sẽ hỗ trợ cho bạn trong quá trình học đàn piano của mình.

Cách Học Đàn Piano Nhanh Nhất Phần 1: Trang Thiết Bị Và Thiết Lập

#1 Mua Một Cây Đàn Piano

Hầu hết giáo viên đều sẽ khuyên bạn mua một cây đàn piano thật để luyện tập ở nhà. Đàn piano có nhiều kiểu dáng, kích thước và mức giá khác nhau. Đối với hầu hết mọi người, một cây đàn piano đứng cỡ trung bình là lí tưởng, vì nó chiếm ít không gian hơn một cây đàn piano lớn và có âm thanh tốt hơn nhiều so với những kiểu dáng nhỏ gọn nhất.

Nhớ rằng mặc dù bạn có thể tìm được đàn piano với giá rẻ và thậm chí là miễn phí, di chuyển piano từ nơi này đến nơi khác là một việc khá nguy hiểm và khó khăn. Hãy chắc chắn có một dịch vụ giao hàng chuyên nghiệp để giúp bạn di chuyển nhạc cụ của mình. Sau khi di chuyển, cây đàn piano sẽ mất vài giờ hoặc một ngày để dây đàn thích nghi, vậy nên hãy tránh chơi nó một thời gian.

#2 Mua Các Phụ Kiện Piano

Một khi cây đàn piano của bạn đã được đặt đúng chỗ, đã được chỉnh âm và kiểm tra bởi một chuyên gia, đã đến lúc có một băng ghế và một vài bản nhạc để chơi. Nhiều cây đàn piano đi kèm với một băng ghế; nếu không, bạn có thể mua chúng tại các cửa hàng âm nhạc.

Hãy hỏi các cửa hàng âm nhạc nơi bạn sống để được tư vấn về các sách luyện ngón piano, dễ chơi. Người bán hàng sẽ biết ít nhất một vài cuốn sách mà bạn có thể sử dụng. Hãy cố gắng có được một cuốn sách như sách nhạc lý cơ bản bao gồm những lời khuyên cho người mới bắt đầu và chứa các âm giai và hợp âm rải, và một cuốn sách với các bài hát đơn giản, hoàn chỉnh để luyện tập, chẳng hạn như các bài hát dân gian.

Nếu bạn gặp rắc rối trong việc giữ đúng nhịp điệu, hãy mua máy gõ nhịp. Máy gõ nhịp có thể đặt ở trên hoặc bên cạnh cây piano của bạn và giống như một chiếc đồng hồ phát tiếng với tốc độ bạn đặt cho nó. Đây là một phụ kiện hữu ích giúp duy trì nhịp điệu ổn định khi bạn bắt đầu chơi tiến bộ hơn.

#3 Điều Chỉnh Tư Thế Ngồi Để Học Đàn Piano Nhanh Nhất

Ngồi trên băng ghế piano với cuốn sách nhạc của bạn đặt trên giá đỡ của cây đàn, phía trên các phím đàn. Đưa thẳng cánh tay về phía các phím đàn sao cho chúng song song với sàn nhà. Nếu băng ghế của bạn ở đúng chiều cao, các ngón tay của bạn có thể dễ dàng thả xuống và đặt nhẹ nhàng lên các phím đàn, mà không cần phải uốn cong cổ tay hoặc nâng hay hạ cánh tay của bạn.

Giữ chân của bạn bằng phẳng trên mặt đất, khoảng cách thoải mái, với các ngón chân hướng thẳng về phía trước. Ngồi trong một tư thế vững chắc. Hãy ngồi thẳng lưng – vai bạn không nên cong về phía trước, và cột sống của bạn phải thẳng. Dịch chuyển vào gần cây đàn cho đến khi bàn tay của bạn có thể nghỉ ngơi trên các phím đàn mà không cần phải vươn dài cánh tay. Bạn phải di chuyển được bàn chân của mình về phía bàn đạp và ngược lại mà không cảm thấy bất kì áp lực nào ở nửa bàn chân trên. Trong khi bạn giữ vị trí này, toàn bộ cơ thể bạn phải được thư giãn.

#4 Kiểm Tra Kĩ Vị Trí Tay Để Học Đàn Piano Nhanh Nhất

Bạn nên ngồi ở chính giữa cây đàn. Mỗi ngón tay đặt trên một phím trắng. Ngón tay cái bên phải sẽ nằm trên phím trắng phía bên trái của một nhóm 2 phím màu đen ở giữa các phím đàn piano, đó là nốt Đô (C). Mỗi ngón tay còn lại bên phải đặt trên các phím trắng tiếp theo, là Rê (D), Mi (E), Fa (F), và Sol (G).

Đặt tay trái của bạn tương tự với một quãng tám thấp hơn, nhưng đảo ngược: ngón út tay trái đặt trên nốt C, và ngón cái được đặt trên nốt G. Sẽ có 2 phím trắng (A và B) ở giữa 2 ngón cái của bạn.

Học các ở giữa trước tiên là điều thường thấy vì một nhạc công piano thường phải ngồi ở vị trí trung tâm cây đàn để có thể với tới mọi nốt nhạc, dù cao hay thấp, mà không cần đứng lên và di chuyển.

Cách Học Đàn Piano Nhanh Nhất Phần 2: Kĩ Thuật Và Lý Thuyết Cơ Bản

#5 Tìm Hiểu Về Bàn Phím Đàn Piano

Bàn phím đàn piano lặp lại các nốt nhạc từ trên xuống dưới qua nhiều quãng tám. Các nốt nhạc thay đổi từ thấp (phía bên trái) đến cao (phía bên phải). Có 12 nốt nhạc nằm trong âm giai nửa cung (chromatic scale) trên đàn piano: 7 nốt nhạc phím trắng (C, D, E, F, G, A, B) và 5 nốt nhạc phím đen (C#, D#, F#, G#, A#). Chơi các nốt trắng từ C đến B và quay trở lại C tạo ra âm giai C trưởng (Đô trưởng); và chơi các nốt đen từ C# đến A# tạo ra âm giai ngũ cung.

Một cách kiểm tra âm thanh đàn piano dễ dàng là chơi đồng thời các cặp nốt nhạc cùng tên ở các quãng tám khác nhau. Các nốt phải có âm thanh giống nhau; nếu không, một hoặc cả hai đang bị cao hoặc thấp và cần được chỉnh lại.

#6 Học Đàn Piano Nhanh Nhất: Chơi Các Nốt Nhạc

Bắt đầu với nốt C giữa, ấn xuống phím đàn một cách nhẹ nhàng, nhưng chắc chắn, để chơi một nốt nhạc. Dành một chút thời gian và thử ấn chậm hơn và nhanh hơn, nhẹ hơn và mạnh hơn, cho đến khi bạn có ý niệm về cách mình có thể kiểm soát âm thanh của cây đàn piano. Không di chuyển bàn tay, chơi tất cả 10 nốt nhạc dưới các ngón tay của bạn.

Bạn cũng nên thử học chơi các phím màu đen. Thông thường, những nốt nhạc này sẽ dần dần được giới thiệu khi bạn học chơi các nốt của hợp âm G trưởng và hợp âm F trưởng.

#7 Học Đàn Piano Nhanh Nhất: Chơi Các Âm Giai

Thử chơi các nốt bắt đầu bằng nốt C ở ngón út tay trái, lần lượt lên đến nốt C ở ngón cái tay phải. Chơi từng phím trắng một theo thứ tự. Khi đã tới ngón cái tay trái, chơi nốt nhạc tiếp theo (A) với ngón giữa tay trái của bạn. Tiếp tục chơi nốt B với ngón trỏ, và cuối cùng ngón cái vào nốt C giữa để kết thúc âm giai. Thực hành bài tập này cho đến khi nó trở nên dễ dàng – hãy nhớ việc giãn các ngón tay cũng quan trọng như việc di chuyển bàn tay, khi kĩ năng của bạn bắt đầu cải thiện.

Thử chơi một âm giai khác. Bắt đầu từ một trong các ngón tay khác của bàn tay trái, và chơi các nốt nhạc trên bàn phím cao dần cho đến nốt nhạc cùng tên trên tay phải của bạn. Điều chỉnh lại những nốt phô bằng cách chơi các phím màu đen khi cần thiết.

Ngoài việc học các âm giai từ giáo viên hoặc các cuốn sách, điều quan trọng là phải tiếp tục tự thử nghiệm để hiểu về chúng càng nhanh càng tốt.

#8 Học Đàn Piano Nhanh Nhất: Tìm Hiểu Về Hòa Thanh

Dù bạn sẽ không cần nhiều thời gian luyện tập để có thể chơi ngay bài “Happy Birthday” trên đàn piano, khai phá hết tiềm năng của nhạc cụ này đòi hỏi bạn phải học cách chơi nhiều nốt nhạc cùng một lúc, sử dụng tất cả ngón tay và cả hai bàn tay của mình.

Khoảng trống giữa các nốt nhạc trong một hòa thanh được gọi là “quãng” (interval). Quãng phổ biến nhất khi học đàn piano là quãng năm, quãng bốn và quãng ba. Để lấy làm ví dụ, hãy thử chơi các cặp nốt C và G, C và F, hoặc C và E.

Các quãng hòa thanh có thể kéo dài đến tận quãng mười bốn, hay còn gọi là “khoảng phức hợp” (compound interval) vì nó rộng hơn cả một quãng tám. Hòa thanh cũng có thể thay đổi bằng cách thêm các nốt thăng hoặc giáng, thêm các nốt hỗ trợ khác, và còn nhiều hơn thế. Tuy nhiên, bạn không cần phải bận tâm nhiều về những cách chơi nâng cao này khi mới bắt đầu học đàn piano.

Cách Học Đàn Piano Nhanh Nhất Phần 3: Phát Triển Kĩ Năng Của Bạn

#9 Học Cách Đọc Bản Nhạc

– Các nốt nhạc được biểu thị bằng những hình bầu dục đặc hoặc rỗng, có thể bao gồm những kí hiệu khác (như đường gạch thẳng, móc câu…) hoặc không, trên một tập hợp các đường kẻ ngang bắt đầu từ một nốt cố định. Có thể ghi nhớ nốt cố định này dựa vào kí hiệu khóa nhạc (clef) ở đầu các đường kẻ ngang.

– Các hình dáng khác nhau của nốt nhạc thể hiện độ dài khác nhau. Một kí hiệu tròn rỗng không có gạch thẳng là một nốt tròn (whole note); một kí hiệu tròn đặc có móc câu là một nốt móc đơn (eighth note), có độ dài bằng 1/8 nốt tròn. Giáo viên hoặc giáo trình nhạc lý cơ bản của bạn có thể giải thích chi tiết tất cả các loại nốt nhạc khác.

– Mỗi nốt nhạc được đặt từ trái sang phải giống như cách chúng ta đọc một cuốn sách, và từ cao xuống thấp dựa trên độ cao của chúng. Các nốt nhạc được đặt dọc trên cùng một đường thẳng đứng sẽ được chơi cùng lúc với nhau.

– Để thể hiện cấu trúc và nhịp điệu, các nốt nhạc được chia vào trong các khuông nhạc (bar), biểu thị bởi các đường thẳng đứng cắt ngang 5 dòng kẻ. Mỗi khuông nhạc phải được chơi trong khoảng thời gian dài như nhau; do đó, một ít nốt dài hay nhiều nốt ngắn có thể nằm trong bất kì khuông nhạc nào, miễn là tổng độ dài của chúng bằng nhau.

– 2 con số bên cạnh khóa ở đầu bản nhạc là số chỉ nhịp (time signature). Số chỉ nhịp cho biết bao nhiêu nốt với độ dài là bao nhiêu sẽ được chơi trong mỗi khuông nhạc. Chẳng hạn như nhịp 4/4 thông thường cho biết trong mỗi khuông nhạc ta sẽ chơi 4 nốt đen (quarter note).

#10 Tập Chơi Hai Bàn Tay Một Cách Độc Lập

Nhiều tác phẩm piano đòi hỏi bạn chơi một giai điệu ở một tay, và một giai điệu khác ở tay còn lại. Cụ thể, tay trái thường chơi những nốt trầm, đệm, trong khi tay phải chơi một giai điệu cao hơn. Kĩ thuật này sẽ tốn kha khá thời gian để thuần thục.

#11 Tập Di Chuyển Bàn Tay

Không sớm thì muộn, bạn sẽ phải rời khỏi nốt C giữa và hướng về các phím đàn ở cuối. Hãy làm quen với việc này bằng cách thỉnh thoảng chơi bản nhạc của bạn 1 quãng tám cao hơn hoặc thấp hơn bình thường. Ngồi như thường lệ, và đừng trượt trên băng ghế. Thay vào đó, nhẹ nhàng nghiêng cột sống sang hai bên (mà không xoay hay uốn cong lưng), và vươn dài cánh tay của bạn để với tới nốt nhạc cần chơi.

#12 Học Cách Sử Dụng Bàn Đạp

Có 2 hoặc 3 bàn đạp (pedal) trên hầu hết các cây đàn piano hiện đại, mỗi chiếc đều gắn với một chức năng quan trọng. Trong các tác phẩm cổ điển, các kí hiệu đặc biệt được dùng để chỉ cho bạn biết khi nào cần sử dụng bàn đạp và sử dụng nó như thế nào. Giáo viên dạy học đàn piano có thể giải thích cho bạn.

– Bàn đạp giảm âm (soft pedal), hay còn gọi là “una corda”, thường nằm ở bên trái. Nó làm mềm không chỉ âm lượng mà cả màu sắc của nốt nhạc được chơi. Bàn đạp giảm âm được sử dụng rộng rãi trong các sáng tác của Beethoven.

– Bàn đạp vang âm (sustaining pedal) nằm ở bên phải. Nó giúp cho các nốt nhạc vang, cộng hưởng, và hòa quyện với nhau dễ dàng hơn. Sử dụng bàn đạp vang âm một cách tinh tế có thể kết nối giai điệu và nốt nhạc, làm cho chúng gợi cảm hơn, và thường được thấy trong các tác phẩm lãng mạn ở thế kỉ 19.

#13 Vậy Cách Học Đàn Piano Nhanh Nhất Thực Sự Là Gì?

Tập luyện, và tập luyện nhiều hơn nữa. Đàn piano là một trong những nhạc cụ khó nhất để làm chủ, nhưng việc đó rất đáng làm: nó có âm thanh riêng biệt và ấn tượng, và các kĩ năng chơi đàn piano cần thiết có thể dễ dàng áp dụng cho nhiều nhạc cụ khác. Chìa khóa để học đàn piano nhanh nhất và hiệu quả nhất là tập luyện càng nhiều càng tốt, bất cứ khi nào có thể. Hãy lên kế hoạch dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để chơi piano. Ngay cả khi bạn cảm thấy như thể mình đang không có chút tiến bộ nào cả, luyện tập cuối cùng cũng sẽ giúp bạn cải thiện khả năng chơi đàn.

CÁC TÀI LIỆU HỌC PIANO CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Cách Luyện Đánh Máy 10 Ngón Nhanh Nhất

Thành thạo đánh máy 10 ngón là một lợi thế rất lớn dành cho những người thường xuyên phải làm việc với máy tính đặc biệt là đối với nhân viên văn phòng. Việc đánh máy bằng 10 ngón tay sẽ giúp tốc độ hoàn thành văn bản được nhanh hơn cũng như tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn.

Thành thạo đánh máy 10 ngón là một lợi thế rất lớn dành cho những người thường xuyên phải làm việc với máy tính đặc biệt là đối với nhân viên văn phòng

Không có nhiều người sử dụng được cách đánh máy 10 ngón bởi đa số mọi người đều nghĩ rằng phải rất khó khăn để gõ chữ trên bàn phím bằng cả 10 ngón tay. Tuy nhiên, việc này sẽ không quá khó nếu người dùng nắm được những bí quyết sau đây và chăm chỉ luyện tập đôi tay của mình.

Vị trí đặt tay trên bàn phím

Vị trí đặt tay trên bàn phím của các ngón tay.

– Bàn tay trái: ngón út (phím A), ngón áp út (phím S), ngón giữa (phím D), ngón trỏ (phím F).

– Bàn tay phải: ngón út (phím :), ngón áp út (phím L), ngón giữa (phím K), ngón trỏ (phím J).

Hai ngón tay cái đặt ở phím Space. Và nhiệm vụ của hai ngón này chỉ là thay phiên nhau đánh phím này mà thôi.

Nhiệm vụ của các ngón tay

– Ngón trỏ: R, F, V, 4, T, G, B, 5.

– Ngón giữa: E, D, C, 3.

– Ngón áp út: W, S, X, 2.

– Ngón út: phím Q, A, Z, 1, ` và các phím chức năng như Tab, Caps lock, Shift.

– Ngón cái: Space.

– Ngón trỏ: H, Y, N, 6, 7, U, J, M.

– Ngón út: 0, P, :, ?, “, [, ], -, +, , Enter, Backspace

– Ngón cái: Space.

Người dùng cần phải thuộc vị trí đặt tay và nhiệm vụ của từng ngón tay trên bàn phím.

Trước tiên người dùng cần phải thuộc nằm lòng vị trí đặt tay trên bàn phím, luyện tập bằng cách gõ phím rồi quay trở lại vị trí đặt tay ban đầu. Và tập làm sao khi gõ ngón này thì ngón kia không bị di chuyển theo. Một lưu ý nhỏ là nếu người dùng kiểu gõ Telex thì tốc độ gõ tiếng Việt sẽ nhanh hơn kiểu VNI.

Người dùng cũng có thể tự học gõ bàn phím bằng cách đọc một bài thơ, bài văn bất kỳ và đánh lại vào máy tính với tốc độ thật chậm để giữ độ chính xác của các ngón tay, đồng thời để nhớ các phím, sau đó mới nâng dần khối lượng bài tập và tốc độ gõ lên.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng các phần mềm tập đánh máy 10 ngón như Finger BreakOut, Mario, Typing Trainer… để hỗ trợ cho quá trình học gõ phím dược dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Như Quỳnh