Top 7 # Cách Học Đàn Guitar Tại Nhà Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Đàn Guitar, Cách Học Đàn Ghi Ta Tại Nhà

Cách học đàn Guitar đơn giản

Học đàn guitar cho người mới bắt đầu bằng cách tự học đàn ghi ta ở nhà cũng là một cách hay để bạn luyện tập chơi đàn ghi ta với một không gian thoải mái nhất. Trong bài viết ngày hôm nay VnDoc sẽ hướng dẫn cách tự học đàn guitar tai nhà cơ bản nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

Hướng dẫn cách học đàn ghi ta tại nhà

Trong Hướng dẫn học đàn guitar cơ bản này, VnDoc sẽ nhắc đến những điều quan trọng nhất bạn cần biết ngay lúc này để thành công trong việc chơi đàn guitar. Đầu tiên chúng tôi sẽ giới thiệu những điều cơ bản như: làm thế nào để gọi tên dây đàn guitar, cách cầm cây guitar của bạn, và các bộ phận của đàn guitar. Sau đó, ở Phần 2 của Hướng Dẫn Học Đàn Guitar Cơ Bản, chúng ta sẽ đi vào kỹ thuật: đánh đàn như thế nào, làm thế nào để tạo ra những hợp âm đầu tiên, và cách chơi bài hát đầu tiên của bạn.

Khi đã thực hành theo các hướng dẫn này, bạn sẽ biết cách cầm đàn guitar, xác định các bộ phận của đàn guitar acoustic và guitar điện, điều chỉnh dây, chơi 4 hợp âm guitar quan trọng, và thậm chí kết hợp tất cả những thứ trên để chơi bài hát đầu tiên của bạn. Một khi bạn đã hoàn thành những bài học cơ bản này, bạn sẽ có một nền tảng vững chắc để chơi guitar trong tương lai và bạn sẽ có một ý tưởng tốt về những gì bạn nên làm tiếp theo.

Hướng Dẫn Cách Cầm Đàn Guitar

Biết cách cầm đàn guitar sẽ giúp bạn có được tư thế tốt và giúp bạn tránh được những chấn thương và mệt mỏi. Nó cũng đảm bảo mọi bài luyện tập của bạn được thực hiện đúng cách. Có ba cách cơ bản để cầm cây đàn guitar của bạn: phương pháp thông thường, phương pháp cổ điển, và đứng với dây đeo.

Phương Pháp Thông Thường

Nếu bạn là người thuận tay phải, hãy đặt cây guitar trên chân phải của mình. Mẹo đầu tiên tôi dành cho bạn là sử dụng đế đặt chân. Đế đặt chân thường có giá trong khoảng 300 – 500 nghìn đồng tại các cửa hàng nhạc cụ, và bạn nên mua một chiếc đế này nếu bạn định cầm guitar theo phương pháp bình thường hoặc cổ điển. Đế đặt chân giúp nâng cao chân của bạn và đưa cây đàn guitar đến một vị trí thoải mái hơn, đặc biệt là khi chơi trong thời gian dài.

Một sai lầm mà nhiều người mới tập chơi guitar thường mắc phải là nghiêng mặt đàn guitar vào trong hướng về phía họ. Họ làm vậy là để nhìn thấy các ngón tay của mình, nhưng đây là một tư thế không tốt, vì nó dễ gây mệt mỏi. Thay vào đó, hãy đặt cây đàn guitar thẳng lên.

Điều cần nhớ tiếp theo với phương pháp thông thường là vòng cánh tay thuận của bạn quanh cây đàn để giữ nó gần với cơ thể. Việc này cũng ngăn không cho cây đàn guitar bị nghiêng và cố định ở một vị trí tốt để chơi được lâu hơn.

Phương Pháp Cổ Điển

Nếu bạn là người thuận tay phải, đặt chân trái lên đế và đặt cây đàn guitar lên chân trái. Từ đó cần đàn (neck) sẽ được đưa sang bên trái nhiều hơn và được nâng lên cao hơn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ dàng với tới tất cả các nốt trên mặt (fretboard) của cần đàn.

Phương pháp cổ điển có thể khó chơi trong thời gian dài hơn, trừ khi bạn sử dụng dây đeo để giúp giữ đàn guitar ở vị trí cao như vậy, nhưng bạn sẽ dễ tiếp cận tất cả các nốt nhạc hơn phương pháp thông thường.

Đứng Chơi Với Dây Đeo

Bạn có thể mua dây đeo tại bất kỳ cửa hàng nhạc cụ nào, với giá khoảng từ 150 nghìn đồng đến 5 triệu đồng cho dây da đắt tiền. Để mua một dây đeo đủ tốt, bạn sẽ mất khoảng 400 – 500 nghìn đồng, và theo tôi đó là một khoản đầu tư đáng giá.

Tốt nhất là bạn nên luyện tập giống như phương pháp mà bạn sẽ dùng để biểu diễn. Vậy nên nếu bạn đứng biểu diễn trước khán giả, bạn cũng nên đứng lên khi luyện tập.

Hướng Dẫn Cơ Bản Về Ngón Tay, Phím Đàn Và Dây Đàn Guitar

Tôi sẽ giới thiệu 3 hệ thống đánh số cho guitar, bao gồm cả hệ thống sử dụng cho ngón tay của bạn, cho các phím đàn và cho dây đàn guitar. Bài học này trông có vẻ dễ, nhưng đây là một bài học quan trọng. Biết và hiểu kĩ các hệ thống này sẽ giúp bạn hoàn thành tất cả các hướng dẫn học đàn guitar trong tương lai nhanh hơn rất nhiều.

Các Ngón Tay

Ngón trỏ của bạn được biểu thị là ngón đầu tiên, ngón giữa là ngón thứ hai, ngón đeo nhẫn là ngón thứ ba, và ngón út là ngón thứ tư của bạn. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng khi bạn bắt đầu đọc các sơ đồ hợp âm, âm giai, tab và bản nhạc, bạn sẽ phải biết ngay lập tức cần sử dụng ngón tay nào.

Dây Đàn

Hầu hết mọi người nghĩ rằng dây đàn gần họ nhất, dây dày nhất, là dây đầu tiên của cây đàn guitar, nhưng ngược lại mới chính xác. Dây gần sàn nhà nhất, dây mỏng nhất, là dây đàn đầu tiên. Dây tiếp theo, dây mỏng thứ nhì, là dây thứ hai, và tiếp tục như thế. Chỉ cần lưu ý rằng dây mỏng nhất của cây đàn là dây đầu tiên, và dây dày nhất là dây thứ sáu.

Nếu một người thầy dạy guitar bảo bạn đặt ngón tay của bạn vào phím đầu tiên, bạn sẽ dò đến phím đầu tiên và đặt ngón tay của bạn ngay sau phím đó. Nếu là phím thứ năm trên dây đầu tiên bằng ngón tay đầu tiên, bạn sẽ đặt ngón tay trỏ của bạn đằng sau phím thứ năm trên dây mỏng nhất.

Bạn phải quen với tất cả các hệ thống đánh số trên để có thể đi đến phím đàn bạn cần trên đúng dây và đúng ngón nhanh nhất có thể. Một lần nữa, hãy nhớ rằng hiểu những hệ thống này sẽ giúp bạn hoàn thành tất cả các hướng dẫn học đàn guitar khác nhanh hơn rất nhiều.

Cấu Tạo Của Đàn Guitar

Điều bạn cần biết tiếp theo là về cấu tạo của guitar acoustic và guitar điện. Biết được những bộ phận này thực sự quan trọng, vì bạn cần phải có khả năng giao tiếp rõ ràng với những người chơi guitar khác về nhạc cụ của bạn.

Có hai phần chính trên một cây đàn guitar. Đó là cần đàn (neck) và thân đàn (body). Guitar acoustic và guitar có nhiều bộ phận giống nhau. Tuy nhiên có một vài điểm khác biệt mà tôi sẽ chỉ ra ở đây.

Chốt chỉnh dây (tuning keys): như tên gọi của nó, được dùng để chỉnh cao độ của dây đàn guitar.

Lược đàn (nut): là thanh nhựa màu trắng nằm ở phía dưới đầu đàn. Các dây đàn được đặt vào lược đàn trước khi được buộc vào các khóa dây.

Phím đàn: là các thanh kim loại mảnh đặt dọc theo cần đàn, vuông góc với dây đàn.

Thân Đàn

Các bộ phận còn lại của đàn guitar nằm ở thân đàn, đây là nơi có sự khác biệt giữa đàn acoustic và đàn điện.

Đàn Guitar Acoustic

Pickguard: là phần nhựa bảo vệ đàn khỏi bị xước khi ta đánh đàn.

Lỗ thoát âm (soundhole): hầu hết đàn guitar acoustic đều có một lỗ thoát âm ở giữa thân đàn, mặc dù một số cây guitar có thể có lỗ thoát âm ở một vị trí khác hoặc thậm chí không có lỗ thoát âm nào cả.

Ngựa đàn (bridge): phần nhựa màu đen ở đầu ngược lại với lược đàn. Khi gảy dây đàn, rung động chạy dọc theo cần đàn từ ngựa đàn đến đầu đàn.

Đàn Guitar Điện

Pickups: có nhiệm vụ như là cây micro của đàn, thu vào những rung động của dây và đưa chúng vào bộ khuếch đại âm thanh.

Nút chỉnh âm lượng và tông (volume & tone knobs): tiếp theo là các nút điều khiển trên thân đàn guitar điện, đó là nút chỉnh âm lượng và nút chỉnh tông cho âm thanh phát ra từ pickups. Có thể có một, hai, ba, hoặc bốn nút tùy thuộc vào loại guitar điện mà bạn có.

Bộ chuyển pickup: loại điều khiển thứ hai trên guitar điện là bộ chuyển pickup. Hầu hết các cây guitar điện đều có công tắc chuyển 3 chiều, nó quyết định pickup nào đang hoạt động. Nếu bạn kéo công tắc xuống, pickup ở ngựa đàn sẽ hoạt động, làm cây đàn sẽ có giọng cao hơn (treble tone) vì gần với cuối dây. Nếu để công tắc ở giữa, cả hai pickup đều sẽ hoạt động, ta sẽ có giọng trung (medium tone). Và nếu kéo công tắc lên, pickup ở cần đàn hoạt động, cây đàn sẽ có giọng trầm.

Cách Gọi Tên Dây Đàn Guitar

Ở phần này, tôi sẽ hướng dẫn bạn gọi tên các dây mở trên đàn guitar. Khi mới học chơi guitar, tôi đã né tránh việc này trong một thời gian dài bởi vì tôi không có cách nào để nhớ được đủ tên các dây đàn. Đây là một bài học quan trọng bởi vì bạn sẽ sớm phải chỉnh dây đàn guitar của mình, và cũng bởi vì bạn cần phải biết nó để bắt đầu học nốt nhạc trên các phím đàn.

Tên Gọi Các Dây Đàn

Tên của dây dày nhất, dây thứ sáu, là Mi (E). Tiếp xuống dưới, dây thứ năm là La (A), thứ tư là Rê (D), thứ ba là Sol (G), thứ hai là Si (B), và dây đầu tiên cũng là Mi (E).

Bây giờ bạn có thể nghĩ rằng không có cách nào để có thể nhớ hết tên tất cả các dây, đó cũng là những gì tôi nghĩ khi mới bắt đầu học guitar. Một cách có thể giúp bạn ghi nhớ dễ dàng là 2 dây ngoài cùng đều là dây Mi (E), vì vậy bạn chỉ phải nhớ tên của 4 dây đàn bên trong.

Ghi nhớ được tên của các dây đàn guitar sẽ rất hữu ích cho các bài học trong tương lai, đặc biệt là khi học cách làm thế nào để chỉnh dây đàn guitar, sẽ có trong phần 2 của Hướng dẫn học đàn guitar cơ bản này.

Cách Học Đàn Guitar Cơ Bản Tại Nhà

Đàn guitar được coi là một trong số những người bạn tuyệt vời của các bạn trẻ hiện nay, là người bạn để vui chơi giải trí và để thỏa mãn đam mê âm nhạc của chính mình. Có rất nhiều hình thức để bạn có thể thân thiết với chiếc đàn guitar, bạn có thể tự học đàn guitar cơ bản tại nhà, hoặc có thể chơi guitar đệm hát acoustic, hay chơi solo fingerstyle, bạn cũng có thể tới các trung tâm hay cửa hàng nhạc cụ để tham gia các khóa học dạy đàn guitar chuyên nghiệp hơn.

Khi bạn tự học đàn guitar tại nhà sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề khó khăn, khiến cho bạn nhiều lúc muốn bỏ cuộc và đi tìm tới nhạc cụ khác. Nhưng để thành công, để chinh phục được cây đàn guitar thì bạn cần kiên trì và nhiệt huyết hơn. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những kinh nghiệm hữu ích nhất khi học guitar tại nhà vừa đúng đắn, vừa có hiệu quả tốt nhất:

– Kiên trì, chăm chỉ tập luyện chơi đàn guitar tại nhà

Khi làm bất cứ việc gì đi chăng nữa, kể cả chơi đàn guitar thì khi bạn kiên trì và chăm chỉ thì bạn mới có thành công, đối với những người tự học đàn guitar tại nhà thì bạn có tự tin rằng mình sẽ tập luyện đúng đắn hay không?

Khi bạn chơi piano hoặc chơi đàn guitar thì các bạn đều cần phải chú ý nhất về điều khiển ngón tay của mình, bạn cần phải chơi đúng vị trí mà không cần suy nghĩ, thì khi đó bạn mới theo kịp nhịp độ của bài nhạc được. Điều này bạn chỉ có được khi luyện tập nhiều để nó trở thành thói quen và quán tính cho bạn, thông thường thì bạn nên bố trí thời gian luyện tập chơi đàn guitar 20’/ngày, hoặc nếu có thời gian thì bạn nên luyện tập nhiều hơn nữa.

Chú ý về nhịp điệu khi học đàn guitar tại nhà

Chúng ta đều biết rằng, nhịp điệu của bất cứ nhạc cụ nào cũng đều quan trọng, tuy nhiên với những người chơi đàn guitar thường ít quan tâm nhịp khi tập guitar. Khi bạn chơi đàn guitar với kỹ thuật ảo diệu đến cỡ nào hoặc hợp âm có hay đến cỡ nào, mà đánh sai nhịp điệu thì bản nhạc đó sẽ không thành công.

Để đơn giản hơn trong việc học chơi đàn guitar thì bạn hãy tới chúng tôi để tham gia khóa học đàn guitar một cách bài bản và chuyên nghiệp hơn, chúng tôi được biết tới là nơi dạy đàn guitar uy tín và chất lượng nhất thành phố Hồ Chí Minh với giá thành tốt nhất hiện nay. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 09.68.68.0 509 – 09.68.68.1 237 để được tư vấn tốt nhất.

Hướng Dẫn Cách Tự Học Đàn Guitar Cơ Bản Tại Nhà

Có thể guitar là nhạc cụ dễ chơi nhất và khá phổ biến hiện nay. Thế nhưng, nếu bạn không có điều kiện để học đàn thì vẫn còn lựa chọn khác. Đó là tự học đàn guitar tại nhà. Một giải pháp được nhiều bạn học yêu thích nhưng có hiệu quả hay không. Hình thức tự học ở nhà không chỉ là điều cần thiết khi học học văn hóa. Mà đây cũng là lựa chọn của rất nhiều người yêu thích học nhạc cụ, trong đó có guitar. Việc học đàn guitar ở nhà sẽ rất tiện lợi giúp bạn tiết kiệm tài chính rất nhiều thay vì đến lớp, trung tâm. Bởi tình trạng thực tế có rất nhiều trung tâm mở lớp dạy nhưng số lượng học viên quá lớn. Điều đó khiến bạn không thể tập trung và cũng chẳng nghe rõ thấy những điều giáo viên dạy.

Nếu bạn cùng chung quan điểm này và thắc mắc này thì cũng không cần quá lo lắng. Thay vì đó, bạn lật ngược lại vấn đề liệu rằng học guitar tại nhà sẽ có những lợi ích gì hay không. Tất nhiên là có và còn mang lại nhiều điều thú vị khiến bạn phải ngạc nhiên.

Thứ nhất, bạn chủ động thời gian học và luyện tập: Tự học guitar tại nhà có thể việc thích học và chơi lúc nào bạn có thể tùy ý quyết định. Điều quan trọng là bạn cảm thấy thoải mái vừa có thể sắp xếp công việc. Mà vẫn có thời gian luyện tập chơi đàn. Tuy nhiên, điều này cũng khá khó khăn nếu như bạn không có lịch biểu thời gian rõ ràng.

Thứ hai, có không gian học đàn thư giãn, thoải mái: Thay vì phải chen lấn chọn chỗ ngồi tại lớp học. Phòng ngủ hay phòng riêng của bạn cũng là không gian lý tưởng để bạn học guitar. Vừa thoải mái thả hồn theo nhạc mà không hề ảnh hưởng tới người khác.

Sắm một cây đàn guitar tốt: Không tới lớp học thì nhất định bạn cần có một chiếc đàn. Đây cũng là yêu cầu tối thiểu cần có. Một cây đàn guitar chất lượng tốt sẽ giúp bạn yêu thích việc học đàn hơn. Và đặc biệt bạn hạn chế và giảm tình trạng tập chơi đàn guitar bị đau tay.

Hướng dẫn cách tự học đàn Guitar căn bản tại nhà

Mặc dù tự học đàn guitar tại nhà là lựa chọn tốt. Nhưng nhiều cuộc khảo sát cho thấy tỉ lệ người học guitar ở nhà bỏ cuộc cũng không hề ít. có nhiều người càng học càng mất phương hương không thấy hiệu quả. Vì thế, một vài bật mí cách tự học đàn guitar tại nhà say đây sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn và thực sự học có hiệu quả.

Đừng xem thường 10 hợp âm guitar cơ bản: Những hợp âm có vai trò cực kỳ quan trọng. Một bản nhạc có hay không người nghe chỉ cần để ý đến cách bấm hợp âm là phát hiện được ngay. Hơn nữa, việc nắm chắc hợp âm sẽ là lợi thế để bạn sáng tạo thêm những bản nhạc hay.

Tìm phương pháp nhớ nốt trên cần đàn: Đàn guitar được quy ước các nốt buông trên đàn theo thứ tự như nốt dây buông là Mi ( E ), từ Mi lên Fa là nửa cung tương đương với 1 phím đàn. 6 dây đàn tương ứng với 6 nốt khác nhau.

Đối với việc tự học guitar bạn không nên cố gắng học thuộc nốt nhạc trên cần đàn làm gì , như vậy bạn sẽ rất rất mệt mỏi mà hiệu quả lại không cao. Cách tốt nhất là bạn hãy tự mình suy luận dựa vào các điều đã được ghi ở trên và từ đó tìm ra phương pháp học phù hợp cho mình. Đây cũng là điều lưu ý quan trọng khi tự học guitar.

Chú ý tới nhịp điệu: Nhịp điệu là nền tẳng co bản trong âm nhạc. Vì thế, khi tự học guitar bạn nên chú ý tới nhịp điệu mới có thể nắm bắt kỹ thuật tốt. Nếu bạn tìm hiểu qua về guitar sẽ biết rằng dù bạn có cao siêu, bấm hợp âm nốt cao vút đi chăng nữa mà nhịp điệu bị sai thì hậu quả cả bản nhạc trở nên cực kỳ tệ và khiến người nghe không hài lòng.

Không chỉ tập đàn mà còn luyện nghe: Nghe là một kỹ năng cực kỳ quan trọng khi tự học đàn guitar. Bởi nếu bạn có khả năng nghe tốt sẽ rất dễ cho việc cảm âm và không mất nhiều thời gian khổ luyện để tập đàn. Hãy cố gắng luyện nghe càng nhiều càng tốt để tạo phản xạ cho mình khi chơi guitar.

Các khóa học guitar tiêu biểu tại Việt Thương music school

5 Cách Tự Học Đàn Guitar Tại Nhà Nhanh Tiến Bộ Nhất

Đàn guitar acoustic là một người bạn tuyệt vời bên cạnh để giải trí và thỏa mãn đam mê âm nhạc, chính vì vậy đang có rất nhiều bạn tự học đàn guitar tại nhà, từ chơi guitar đệm hát acoustic, đến chơi solo fingerstyle, chơi guitar cổ điển,… Nhưng cũng có một sự thật là số lượng người tự học đàn guitar tại nhà và số lượng người bỏ cuộc là tỷ lệ thuận với nhau. Càng có nhiều người tự học đàn, càng có nhiều người mất phương hướng, không biết cách học đúng đắn dẫn đến bỏ cuộc.

Nếu bạn đang là một người đang tự học đàn guitar tại nhà, đang có một số vấn đề khi học đàn khiến bạn gặp bế tắc, thì đây là bài viết thích hợp dành cho bạn. Hay nếu bạn chỉ mới bắt đầu việc tự học đàn guitar, thì những phương pháp trong bài viết này sẽ rất hữu ích để bạn có một cách học guitar đúng đắn và nhanh tiến bộ nhất.

5 Cách Tự Học Đàn Guitar Tại Nhà Nhanh Tiến Bộ Nhất

1. Đừng xem thường kỹ thuật cơ bản

Chơi đàn guitar đòi hỏi việc kết hợp rất nhiều kỹ thuật khác nhau để có thể tạo nên một bài hát hay và hoàn chỉnh. Chỉ cần bạn tập một kỹ thuật cơ bản “không tới” thì cũng sẽ dẫn đến bài nhạc bạn chơi nghe sẽ rất chói tai. Chúng tôi đã gặp và giao một anh chàng với kỹ thuật lead guitar và fingerstyle cực kỳ ấn tượng! Họ có thể chơi được những bài solo rất khó với kỹ thuật cực kỳ siêu! Nhưng cho đến khi thấy bạn ấy chơi đệm hát thì chúng tôi mới… “bật ngửa” vì anh chàng không có một tí kiến thức nào về nhịp phách, lẫn điệu đàn. Thậm chí nhìn cậu ấy chơi đệm hát giống như những bạn mới tập chơi, đúng là không thể tin được!

Hãy dành nhiều thời gian cho những kỹ thuật cơ bản, và nhớ là đừng bỏ qua bước nào. Nếu bạn đang tập chạy nốt, hãy đảm bảo là từng nốt đều vang lên tròn trịa và đều nhau. Nếu bạn đang tập nhịp, hãy tập với Metronome hoặc máy tập nhịp để đảm bảo mình tập đúng…. Hãy tìm những tài liệu trên mạng, chọn lọc và tập luyện kỹ lưỡng cho từng loại kỹ thuật. Đó là một trong những cách tự học đàn guitar tại nhà khiến bạn tiến bộ đều và vững chắc nhất.

2. Tập luyện, tập luyện và tập luyện!

Điều này nghe có vẻ… hiển nhiên!?! Vì không tập luyện thì làm sao mà chơi đàn guitar được chứ! Nhưng đối với một người tự học đàn guitar tại nhà như bạn, thì liệu bạn có tự tin rằng mình biết cách tập luyện đúng đắn hay không?

Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi chơi guitar (hay bất kỳ loại nhạc cụ chơi bằng tay nào khác), đó là khả năng nhớ vị trí tay của bạn. Dù bạn chơi piano, hay chơi đàn guitar, thì bạn cũng cần phải điều khiển ngón tay của mình chơi đúng vị trí mà không cần phải suy nghĩ, có như vậy thì bạn mới có thể theo kịp nhịp độ của bài nhạc được!Nó giống như là một quán tính của bạn, mà điều này chỉ có thể có được bằng cách tập luyện.

Đừng tập luyện nhiều, hãy tập luyện đều! Việc tập luyện 20′ một ngày, và tập mỗi ngày trong tuần hiệu quả hơn nhiều so với tập 4 tiếng một ngày, nhưng một tuần chỉ tập một lần.

3. Nhịp điệu là điều quan trọng nhất

Nhịp là nền tảng trong âm nhạc và cũng là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người tập guitar nói chung và đặc biệt là người đệm hát nói riêng. Thế nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng rất nhiều người tự học đàn guitar tại nhà lại không quan tâm tới nhịp khi tập guitar. Dù bạn đánh những kỹ thuật ảo diệu đến cỡ nào, hợp âm của bạn hay đến cỡ nào đi chăng nữa mà đánh sai nhịp thì cũng hỏng.

Nếu bạn đang tập guitar mà không sử dụng metronome thì có lẽ đã đến lúc để tải phần mềm metronome miễn phí tập đi là vừa rồi đấy

4. Học hợp âm chặn song song với hợp âm mở

Vấn đề lớn của rất nhiều các bạn tự học đàn guitar tại nhà đó là hợp âm chặn! Đó là một sự phí phạm bởi vì hợp âm chặn có thể giúp bạn chơi đàn guitar hay hơn và tiến bộ hơn bình thường rất, rất nhiều! Có hàng trăm kỹ thuật và bài hát có thể được kết hợp với hợp âm chặn, thế nên cho dù nó có khăn như thế nào đi nữa, hãy bắt đầu tập hợp âm chặn thôi!

Thời gian đầu tập luyện hợp âm chặn sẽ rất khó khăn cho bạn, nhưng hãy tin chúng tôi đi! Với phương thức tập luyện ở phần 3, chỉ trong vòng 1 tuần thôi bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng cả mặt luôn! Bạn càng chơi nhiều, thì bạn chặn hợp âm càng dễ. Đến một lúc nào đó bạn sẽ tự nhủ với mình rằng:” Hồi đó tại sao mình lại bấm hợp âm chặn khó thế nhỉ? Nó có cái gì đâu mà loại xoắn???”

Chúng tôi biết bạn là những người đơn thuần chỉ học đàn guitar để thỏa mãn đam mê đàn hát của mình và để xả stress sau những giờ học hành và làm việc căng thẳng. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc là tự học guitar tại nhà thì không cần học tí gì về nhạc lý! Có muôn vàn thứ hay ho có thể được mang lại chỉ bằng việc bạn học quy tắc hình thành âm giai, hợp âm. Hay bạn có thể dò tone bài hát một cách dễ dàng chỉ qua việc học nốt trên cần đàn.

6. Học cách “nghe”

Kỹ năng nghe là một trong những kỹ năng bị “xem thường” nhất, nhưng lại là một trong những kỹ năng “lợi hại” nhất cho việc cảm âm và biến bạn thành một tay chơi guitar xuất sắc (trớ trêu vậy đấy?!?). May thay, đối với những người tự học đàn guitar tại nhà thì kỹ năng này không khó để luyện tập.

90% những người chơi guitar xuất sắc, có khả năng cảm âm siêu hạng mà tôi đã gặp đều xuất thân từ việc tự học guitar. Bởi vì họ đều có một điểm chung: yêu âm nhạc và thích nghe nhạc. Bạn hãy tận dụng tất cả những cơ hội bạn có để luyện nghe. Nghe nhạc live acoustic, nghe nhạc trong lúc làm việc, nghỉ ngơi,… Nhưng đừng nghe không, hãy CẢM NHẬN nữa!

Hãy đoán xem bài hát đang chơi ở tông trưởng hay tông thứ, đoán xem vòng hợp âm trong bài này là gì, và kiểm chứng sau. Hãy đoán xem bài hát này được chơi bằng bao nhiêu tay guitar, hay chỉ là solo,… Có cả tỉ cách để bạn luyện nghe, thế nên, hãy biến nó thành thói quen- một thói quen tốt. Hãy nghe, cảm nhận, và chơi theo, đó là lối đi đúng đắn cho người tự học guitar!