Top 13 # Cách Giải Rubik 3×3 Theo Công Thức Nâng Cao Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Cách Giải Rubik 3×3 Nâng Cao Theo Petrus Method

Phương pháp Lars Petrus, thường được gọi là “Petrus” là một cách giải Rubik 3×3 nâng cao xây dựng block, có thể dễ dàng học được mà không cần sử dụng thuật toán. Nó có số move trung bình ít hơn so với CFOP với rất ít lần regrip tay nhưng không thực sự hiệu quả bằng.

Ngày nay, người ta tiếp cận với Petrus như một phương pháp giải trung gian, sau khi học xong Layer-by-layer chứ ít người sử dụng làm phương pháp giải chính.

Petrus Method, được phát minh bởi Lars Petrus vào khoảng đầu những năm 1980, là một phương pháp điển hình cho việc xây dựng Block, trong đó F2L được giải hoàn toàn bằng tự nghiệm chứ không có công thức. Việc giải bằng Petrus sẽ bắt đầu từ block nhỏ 2x2x2 (khối vuông), rồi hoàn thành hai tầng đầu tiên và cuối cùng là tầng cuối. Petrus đôi khi cũng được sử dụng một phần trong CFOP, áp dụng cho XCross.

Lars Petrus – người phát minh ra Petrus Method

– Petrus từng nằm trong “tứ hoàng”, cùng với CFOP, Roux và ZZ Method. Nhưng ngày nay nó ít phổ biến hơn vì không thể cạnh tranh tốc độ được so với ba phương pháp mới đã kể trên.

– Đặc trưng cho Petrus là tạo một block vuông 2x2x2 đầu tiên, rồi xác định và định hướng lại cạnh như bước đầu của ZZ Method. Chính xác hơn là ZZ học hỏi từ Petrus.

– Do đã định hướng cạnh từ trước, Petrus có thể kết hợp với rất nhiều bộ công thức khác khi làm tầng cuối.

– Petrus được phát minh nhằm thay thế cho giải pháp Layer-by-layer phổ biến vào đầu những năm 1980 và thường được sử dụng trong fewest-moves vào khoảng thời gian này.

Ba bước cuối cùng của Petrus phiên bản cũ rất chậm chạp, do đó, tôi sẽ không đề cập tới nó nữa mà áp dụng các bộ công thức khác cho tầng cuối cùng (Last Layer) và bạn sẽ chỉ học thuần công thức mà thôi.

👉 Như vậy, chúng ta sẽ có 5 bước như sau:

Xây dựng khối 2x2x2 ở bất cứ đâu trên khối lập phương.

Mở rộng khối 2x2x2 thành khối 2x2x3.

Khắc phục “các cạnh xấu” và định hướng chúng.

Giải quyết hai tầng đầu tiên (F2L).

Giải quyết tầng cuối cùng (LL).

Mục tiêu trong bước này là tạo một block 2x2x2 ở bất cứ đâu trên khối lập phương. Hay rõ ràng hơn là tìm cách ghép một góc với ba cạnh sao cho khớp màu.

Có rất nhiều cách để tạo một block 2x2x2 nhưng đơn giản nhất sẽ theo trình tự sau:

Ghép góc với một cạnh.

Ghép một cạnh khác với viên trung tâm.

Ghép các cặp từ 1&2 để tạo một block 2x2x1.

Ghép viên cạnh cuối cùng khớp với 2 viên trung tâm.

Đặt tất cả lại với nhau.

Trong bước 1, chúng ta đã giải quyết được một phần của khối lập phương, block 2x2x2 có thể di chuyển tự do mà không sợ phá vỡ thứ gì. Không tệ! Trong bước 2, chúng ta sẽ mở rộng block 2x2x2 có sẵn thành 2x2x3. Nghĩa là ghép thêm một góc và hai cạnh vào block đã giải.

Cách làm tương tự như trước và hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không làm hỏng block 2x2x2. Nếu không thì quay lại bước 1…

Ý tưởng cơ bản của Petrus Method là giải quyết toàn bộ khối lập phương từ đây chỉ bằng cách xoay 2 mặt tự do. Nhưng khi bắt tay vào làm, bạn sẽ sớm phát hiện ra một số cạnh luôn bị “xoắn” sai hướng. Chúng ta gọi đó là những cạnh “xấu” (khái niệm cạnh “xấu” tương tự như EOLine của phương pháp ZZ).

Bước 3 có lẽ là bước khó hiểu nhất của Petrus Method, nhưng bạn nên yên tâm một điều rằng, một khi đã hiểu thì đây thực sự là bước đơn giản nhất.

1/ Xác định các cạnh “xấu”

Để dễ theo dõi, hãy cầm khối Rubik như tôi với màu vàng ở mặt trên ( U), màu đỏ hướng về phía đối diện ( F).

a. Nhìn vào mặt U/D (tổng cộng 5 viên cạnh), nếu bạn thấy:

▪️ Màu xanh dương/ xanh lá thì cạnh đó là xấu.

▪️ Màu đỏ/ cam thì điều đó có nghĩa bạn cần nhìn màu còn lại của viên cạnh. Nếu màu còn lại là trắng/ vàng thì cạnh đó là xấu.

b. Nhìn vào mặt F/B của lớp giữa E-slice (tổng cộng 2 viên cạnh) . Quy tắc được áp dụng tương tự như trên. Nếu bạn thấy:

▪️ Màu xanh dương/ xanh lá thì cạnh đó là xấu.

▪️ Màu đỏ/ cam thì điều đó có nghĩa bạn cần nhìn màu còn lại của viên cạnh. Nếu màu còn lại là trắng/ vàng thì cạnh đó là xấu.

2/ Định hướng lại cạnh “xấu”

Số lượng các cạnh xấu luôn luôn là số chẵn và nó giới hạn trong (2,4,6). Bạn có thể định hướng lại cạnh “xấu” theo từng cặp.

Sau khi giải hai tầng đầu tiên, bạn sẽ có luôn dấu thập vàng nhờ việc định hướng cạnh từ trước

Những gì bạn làm trong bước 4 sẽ khá giống với những gì bạn làm ở bước 1 và 2. Tuy nhiên, bạn chỉ được phép xoay hai mặt R và U mà thôi.

Từ block 2x2x3 đã tạo, mục tiêu là ghép thêm 2 góc và 3 cạnh để mở rộng nó thành block 2x2x3 (hoàn thành hai tầng). Bước này sẽ trở nên cực kỳ dễ dàng vì các cạnh đã được định hướng. Bạn cứ dành thời gian ghép thử liên tục, một lúc là sẽ ra vấn đề thôi.

Bây giờ chúng ta đã ở tầng cuối cùng. Sau khi xong bước 4, nếu bạn không có dấu thập vàng trên đỉnh thì có nghĩa là bạn đã làm sai bước 3 – bước định hướng các cạnh. Đây là một lỗi rất phổ biến với những bạn mới làm quen với việc nhận biết cạnh “xấu” và “tốt”. Nhưng không sao, hãy quay lại và nên nhớ rằng tôi luôn chờ bạn ở đây.

Kiên nhẫn là đức tính bạn cần rèn luyện khi speedcubing

▪️ OCLL/ PLL hay còn gọi là 2 look OLL/ PLL. Đây là cách dễ dàng và phổ biến nhất để hoàn thành bước này, vì hầu hết mọi người đều đã học CFOP trước khi tìm hướng dẫn Petrus.

▪️ Số thuật toán cần học của OCLL là 7 và PLL là 21, tổng cộng chỉ 28 thuật toán cho cả hai bước – một con số rất dễ chịu với những bạn nào lười học. Thậm chí bạn cũng có thể giảm số lượng thuật toán xuống bằng cách chia nhỏ PLL ra thành 2 bước (2 look PLL), tuy nhiên điều này sẽ kéo thời gian giải hơn chút.

▪️ Mặc dù công thức không mấy nhiều nhưng số move trung bình của cách này cũng chỉ là 19,14 move.

▪️ COLL giúp bạn định hướng và hoán vị các góc tầng cuối, còn EPLL sẽ hoán vị các cạnh còn lại. Phương pháp này được khá nhiều cuber ưa thích vì nó có số move thấp hơn OCLL/ PLL và còn nhận biết trường hợp dễ dàng hơn, rất phù hợp với những phương pháp như ZZ hay Petrus vì các cạnh đã được định hướng sẵn (hay đã có dấu thập sẵn). Ngoài ra, COLL/ EPLL cũng là một subset nhỏ của ZBLL.

▪️ COLL gồm 42 công thức với trung bình move là 9,78, EPLL chính là 4 công thức hoán vị cạnh trong PLL với trung bình move là 8,75. Tổng cộng cách giải này gồm 46 công thức và mang lại số move là 18,53, ít hơn một chút so với OCLL/ PLL.

▪️ Được coi là “chén thánh” của Speedcubing, rất ít ai có thời gian cũng như đủ kiên nhẫn để học toàn bộ các công thức này. ZBLL gồm 494 công thức riêng biệt, giúp bạn hoàn thành tầng cuối cùng bằng cách định hướng các góc và hoán vị góc-cạnh, tất cả chỉ trong một bước duy nhất.

▪️ ZBLL có số lần di chuyên trung bình là 12,08 giây, một lợi thế đáng kể so với các cách trên. Nếu bạn đã thành thục những phương pháp khác, muốn thử thách bản thân bằng một bộ công thức “cực khủng” thì ZBLL là dành cho bạn.

▪️ Petrus là cách giải Rubik 3×3 nâng cao sử dụng ít move hơn CFOP và hầu hết, nếu không nói là tất cả các phương pháp không xây dựng block khác.

▪️ Tự nghiệm nhiều hơn và ít công thức hơn CFOP.

▪️ Có thể kết hợp với nhiều bộ công thức khác ở bước cuối.

▪️ Khó khăn (đặc biệt với những bạn mới chơi) trong việc tối ưu hóa block buiding.

▪️ Khó tối ưu Finger Trick vì nhiều bước cần tự nghiệm.

▪️ Có tốc độ ở mức trung bình – khá, khó cạnh tranh với CFOP, Roux hay ZZ.

Công Thức Xoay Rubik Tầng 3 Cơ Bản Và Nâng Cao

Điểm lại một chút về phương pháp xoay Rubik cơ bản, phương pháp này bao gồm 7 bước như hình vẽ. Trong đó 4 bước cuối cùng là dùng để hoàn thành tầng 3 của khối Rubik. Để xem lại cách xoay 2 tầng 1 và 2 cũng như các kiến thức xoay Rubik cơ bản, bạn vui lòng xem lại bài viết về Hướng dẫn cách chơi rubik 3x3x3 cơ bản.

Các công thức tiến hành xoay tầng 3 với phương pháp cơ bản sẽ lần lượt trải qua 4 bước như sau:

Bước 1: Tạo hình chữ thập ở tầng 3

Bước đầu tiên trong việc giải tầng 3 Rubik đó là tạo một hình chữ thập màu vàng ở tầng 3 này, nhưng không cần đúng màu với các mặt cạnh. Kết quả của bước 3 sẽ trông như sau ( màu xám là màu mà bạn không cần quan tâm đến).

Cách 1: Ở bước này, mặc dù chúng ta có 3 trường hợp của tầng 3 là: chỉ có 1 Dot, có 3 Dot hình chữ L, có 3 Dot theo đường thẳng. Nhưng phương pháp ở bước này chỉ cần một công thức đó là: F R U R’ U’ F’ .

– Trong trường hợp 1 Dot: chúng ta cần xoay công thức này ba lần

– Trong trường hợp 3 Dot chữ L: chúng ta cần xoay hai lần

– Trong trường hợp 3 Dot đường thẳng nằm ngang: chúng ta xoay công thức này 1 lần

Lưu ý: Khi đó tầng 3 của khối Rubik sẽ lần lượt thay đổi theo thứ tự như hình dưới. Hướng của khối Rubik rất quan trọng, ví dụ: hình dạng “L” phải có dạng như minh họa và đường thẳng phải nằm ngang.

Cách 2: Đây là 1 cách làm tắt, nếu như bạn đang ở dạng chữ L, bạn sẽ có thể chuyển ngay đến dạng chữ thập mà chỉ cần xoay 1 lần công thức là: F U R U’ R ‘F’

Bước 2: Hoán vị các viên cạnh màu vàng

Sau bước 1, chúng ta có một hình chữ thập màu vàng ở lớp cuối cùng, nhưng màu của các mặt cạnh có thể không đúng. Kết quả của bước 2 chính là đưa các mặt cạnh của hình chữ thập về đúng với màu tâm các mặt cạnh.

Thực hiện công thức để hoán vị giữa cạnh vàng mặt F với cạnh vàng mặt L.

Xem xét thử 2 trường hợp ví dụ áp dụng dưới đây như sau:

– Trường hợp 1: Hai viên cần hoán vị cho nhau lần lượt ở mặt Trước và mặt Trái như hình. Sử dụng công thức 1 lần : R U R’ U R U2 R’ U

Nếu hai viên cần hoán vị với nhau 2 hai mặt đối diện như hình, chúng ta cần thực hiện công thức – Trường hợp 2: R U R’ U R U2 R’ U 2 lần . Tuy nhiên giữa mỗi lần thực hiện công thức, bạn cần điều chỉnh lại cách cầm Rubik để đảm bảo hoán đổi đúng các viên cạnh kề nhau (bằng phép xoay cả khối y2).

Bước 3: Đưa các viên Góc vàng về đúng vị trí, có thể sai hướng

Sau bước số 2, chúng ta gần như là hoàn thành Rubik, chỉ còn lại 4 góc của tầng 3 mà thôi. Chúng hiện có thể đang không ở đúng vị trí của mình. Nhiệm vụ của bước 3, đó là đưa các viên góc này về đúng vị trí, nhưng không cần đúng hướng mặt. Đúng vị trí được hiểu là 3 màu của viên góc là 3 màu của 3 mặt xung quanh vị trí của nó, nhưng không cần khớp nhau.

Công thức sử dụng ở bước này là U R U’ L’ U R’ U’ L

Ở bước này, một điều thú vị chúng ta sẽ thấy rằng: sẽ luôn chỉ có 0, 1 hoặc là 4 viên góc ở vị trí đúng.

– Nếu có 1 viên góc ở vị trí đúng: Cầm khối Rubik sao cho viên đúng này ở vị trí FRU ( Mặt trước, phía trên, bên trái, có chữ OK như hình). Áp dụng công thức: U R U’ L’ U R’ U’ L 1 lần

Trong thường hợp đã xoay một lần nhưng các viên góc chưa về vị trí, bạn có thể xoay thêm 1 lần nữa.

– Nếu không có viên góc nào ở vị trí đúng: bạn cần thực hiện công thức trên khoảng để tạo được 1 góc đúng, áp dụng cho góc nào cũng được.

– Nếu cả 4 viên góc đúng : thì chúc mừng bạn, bạn có thể chuyển ngay tới bước 7.

Do tính chẵn lẻ, số lượng các khối màu vàng được định vị chính xác bị giới hạn trong ba trường hợp: không có mảnh góc màu vàng nào ở đúng vị trí, hoặc chỉ có một hoặc cả bốn mảnh đều đúng.

Bước 4: Hoàn thành khối Rubik

Sau bước 3, chúng ta đã có mặt tầng 3 với hình như thập vàng và các góc vàng đúng vị trí. Tuy nhiên, các góc này có thể đang sai màu so với các mặt cạnh. Nhiệm vụ cảu bước 4 chính là định hướng lại các góc này để Hoàn thành khối Rubik.

– Giữ khối lập phương trong tay để viên mà bạn muốn định hướng nằm ở FRU (Mặt trước, góc trên bên phải).

– Thực hiện chẵn lần (2,4 lần) công thức sau: để định hướng đúng góc này. Mặt Rubik sẽ xoay tại chỗ theo chiều kim đồng hồ, dừng lại khi mặt vàng đúng vị trí. Lưu ý: Việc xáo trộn các tầng 1, 2 không có vấn đề gì cả vì chúng sẽ tự về vị trí đúng sau khi bạn giải xong tất cả các góc sai.

– Dùng U/ U’ di chuyển 1 viên góc cần định hướng khác đến FRU và áp dụng công thức trên để hoàn thành các góc và khối Rubik.

– Lặp lại các bước trên để hoàn thành định hướng mọi góc sai còn lại.

Lưu ý: Ngoài viên góc đầu tiên, tất cả các viên khác chỉ sử dụng U và U’ để di chuyển các góc đó tới vị trí FRU.

Ví dụ: Các trường hợp giải định hướng góc tầng 3 cụ thể như sau:

– Trường hợp 1: Có 2 góc cần định hướng và liền nhau

– Trường hợp 2: Có 3 góc cần định hướng

– Trường hợp 3: Có 2 góc cần định hướng và đối diện nhau

– Trường hơp 4: Có 4 góc cần định hướng

Rubik 3×3 Nâng Cao Zz Method

Sau khi đã xác định xong các cạnh Xấu, mục tiêu của bước 1.2 chính là Định hướng lại chúng. Trước tiên, hãy xem xét chiến lược trước và ngâm cứu các Thuật toán ở đằng sau.

Như các bạn biết, mỗi khi bạn xoay ¼ mặt F/ B (hoặc F’/ B’) ( nhưng F2 và B2 thì không) sẽ làm thay đổi toàn bộ các cạnh trong một Layer. Điều này sẽ làm các cạnh “xấu” trở thành “tốt” và tốt lại trở thành “xấu”.

Vì vậy, chiến lược chung của bước 1.2 đó là đ ưa tất cả các cạnh “xấu” vào cùng một Layer F/ B rồi xoay một phần tư F/ B để đảo chúng lại thành “tốt”.

Tùy thuộc vào số lượng các cạnh cần phải định hướng, chi tiết giải từng trường hợp sẽ như sau:

0 : Không có cạnh nào Xấu. Tất cả đều ” Tốt”

Xác suất xảy ra: 1/2048 ~ 0.05%

Dĩ nhiên nếu rơi vào trường hợp này thì quả thật bạn quá may mắn! Tiếp tục thực hiện bước 1.2 thôi nào!

Xác suất xảy ra: 66/2048 ~ 3,22%.

Di chuyển một cạnh xấu đến mặt F/ B và thực hiện xoay một phần tư F/ B. Khi đó ta có 1 cạnh Tốt mới và 3 Cạnh xấu ( trước là 3 cạnh Tốt).

Vì vậy, hoán đổi cạnh Tốt mới này với cạnh Xấu còn lại nhưng không làm ảnh hướng tới F/B. thực hiện xoay một phần tư F/ B, để biến 4 cạnh Xấu thành 4 cạnh Tốt.

Xác suất: 495/2048 ~ 24,17%.

Di chuyển tất cả các cạnh xấu đến mặt F/ B và xoay một phần tư F/ B.

Xác suất: 924/2048 ~ 45,12%.

Di chuyển 3 cạnh xấu đến mặt F/ B và xoay một phần tư F/ B. Lúc này ta sẽ có 3 cạnh Tốt và 1 cạnh Xấu. Tổng hiện tại là 4 cạnh xấu, thực hiện tương tự như Trường hợp 4.

Hoặc có thể chia theo phương án giải 4 cạnh trước rồi cũng được.

Xác suất: 495/2048 ~ 24,17%.

Tác thành 2 nhóm 4 cạnh Xấu và giải như Trường hợp 4.

Xác suất: 66/2048 ~ 3,22%.

Tách thành 3 nhóm: 4 + 4 + 2. Ở trường hợp này, số cạnh xấu đang khá lớn. Vì vậy thay vì quan tâm cạnh Xấu, bạn hãy quan tâm đến các cạnh Tốt. Sử dụng các bước di chuyển để di chuyển 2 cạnh tốt này ra khỏi lớp F/B. Lúc này F/B sẽ chỉ còn lại các cạnh xấu. Dùng phép xoay ¼ cả hai mặt F/B như vậy bạn sẽ giải được 8 cạnh xấu và chỉ còn lại 2 cạnh xấu mà thôi.

Xác suất: 1/2048 ~ 0,05%.

Tuy đây là trường hợp tồi tệ nhất, nhưng may mắn cho bạn là xác suất để xuất hiện của nó cũng thấp như xác suất không có cạnh nào cần định hướng vậy.

Lúc này này, bạn ngay lập tức xoay ¼ mặt F/B để giải luôn 8 cạnh Xấu. Giờ chỉ còn lại 4 cạnh xấu ở lớp S mà thôi ha.

Bởi vì có hơn 2000 trường hợp định hướng cạnh khác biệt, việc ghi nhớ một thuật toán cho từng trường hợp là không thực tế. Thay vào đó, bạn hãy học cách nhận biết các mẫu EO quen thuộc và các kỹ thuật có thể được sử dụng để giải quyết chúng.

Ở đây, chúng ta sẽ chia thành các nhóm, là các kĩ thuật nhằm đưa các cạnh Xấu về lớp F. Những kỹ thuật này cũng có thể dễ dàng được để áp dụng cho mặt B.

Cách Đối Phó Công Thức Rubik 3X3 Tầng 3 Dễ Nhất

Rubik được coi là một khối lập phương với 6 mặt màu sắc vô cùng bắt mắt. Phải chăng người tạo ra những khối lập phương phức tạp này là fan của Hình học không gian? Công thức rubik 3×3 tầng 3 được rất nhiều người tìm hiểu chơi để phát triển trí óc và tư duy.

1. Rubik là gì? Trò chơi rubik trên Thế Giới

Hẳn các bạn đã quá quen thuộc đối với khối đồ chơi có tên là Rubik, nếu đối với những ai mê hình học không gian, đây chính là trò chơi “tẩm bổ” tốt nhất cho não bộ và cũng là cách hoàn hảo để nâng cao kỹ năng quan sát.

Rubik từng có tên là Magic Cube, nó được giới thiệu đến công chúng với cái tên hoàn toàn xa lạ như bây giờ, và cũng từ đó, khối rubik kia trở thành trò chơi tuyệt vời và phổ biến trên toàn thế giới.

Năm 1980, Khối rubik nhỏ nhắn này đã được “đưa vào hộ khẩu” của công ty Ideal Toy Corporation. Và được xác lập khai sinh với cái tên ngắn gọn và vô cùng khét tiếng như hiện tại.

Tại sao Rubik ra đời?

Rubik được coi là một khối lập phương với 6 mặt màu sắc vô cùng bắt mắt. Phải chăng người tạo ra những khối lập phương phức tạp này là fan của Hình học không gian? – Điều này cũng đúng, bởi người tạo ra khối rubik chính là một giáo sư kiến trúc tài năng và vô cùng đam mê những hình khối trong không gian.

Chính vì thế, ông tự mày mò, nghiên cứu và sáng tạo ra khối rubik huyền thoại lưu truyền mãi cho đến bây giờ với cách giải vô cùng hack não đối với những người mới tiếp cận. Món đồ chơi này được tạo ra bởi Erno Rubik, và sản phẩm nghiên cứu của ông cũng lấy tên ông, nhưng chính tại thời điểm đó, bản thân Rubik cũng chưa thể tưởng tượng ra được sức mạnh lan tỏa của chính khối đồ chơi đó.

Bạn có tin không nếu cha đẻ cũng phải khó hiểu về tác phẩm của mình?

Tôi từng nghe kể về Rubik, trong một câu chuyện thú vị của nhà kiến trúc, ông từng chia sẻ rằng, bản thân đã từng mất hơn một tháng trời để tìm ra lời giải cho chính câu đố của mình. Nhà kiến trúc đã vô tình khơi dậy một làn sóng thử tài rộng lớn cho toàn thế giới. Đặc biệt, đối tượng bùng nổ vì món đồ chơi có lẽ là những người mê hình khối và có sự tò mò cực kỳ cao.

Một công thức cơ bản để giải khối rubik một cách trơn tru và rõ ràng nhất, chính là quy trình 20 bước giải đố. Người ta áp dụng con số 20 này và đã đem lại những hiệu quả cực kỳ đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, ngày nay công thức chơi rubik đôi phần cải tiến và biến đổi. nó trở nên dễ dàng và ít số bước giải hơn.

Doanh thu cực khủng – Rubik dành cho ai

Để Minh chứng cho việc rubik chính là một làn sóng của thế giới lúc bấy giờ. Những con số của doanh thu lúc đó coi như là bằng chứng rõ nhất cho sức hot của khối lập phương này. Được bán ra năm 1975 và ngày sau đó tiêu thụ được 350 triệu khối rubik, một con số tưởng chừng như vượt cả những kỷ lục khó khăn nhất.

Có thể bạn cho rằng, Rubik khó và thích hợp với những người đam mê nghiên cứu hay những sinh viên, học sinh lớn. Nó cũng có thể khá khó khăn đối với một vài đứa trẻ, nhưng hiện nay, những trẻ giải được khối rubik khi còn bé xiu tăng lên nhanh chóng. Phải nói lớp trẻ thời nay càng ngày càng giỏi.

Nhận định về khối rubik

Thứ nhất, Những nhận định lố lăng về khối rubik mà đa số người chơi rút ra và được đúc kết dựa trên tính toán. Rằng chúng ta cần khoảng 1400 ngàn tỷ năm để có thể xoay hết những trường hợp của khối, từ cơ bản đến nâng cao.

Thứ 2, hẳn ai cũng quen với những khối rubik nhỏ gọn và rẻ tiền. Tuy nhiên, đã từng có một sản phẩm có giá trị lên đến hàng triệu đô và được mệnh danh là khối rubik đắt giá nhất trên thế giới. Nó được sản xuất năm 1995 và đặt tên là Masterpiece Cube. Được làm từ 18 cara vàng và toàn bộ thạch anh, ngọc lục bảo, hồng ngọc.

Thứ ba, Khối rubik lớn nhất thế giới được Tony Fisher chế tạo, nó nặng gần 100kg và cao hơn 1.56cm Trong khi khối rubik nhỏ chỉ vỏn vẹn 6mm và đang tiến đến nhỏ hơn trong tương lai. Khối rubik này thực sự hot khi dẫn giải Trò chơi cua năm vào 2 năm 1980 và 1981.

Thứ tư, Bạn có tin không khi tôi nói tác giả của khối rubik còn mất 1 tháng sau mới giải được sản phẩm của chính mình, Nhưng lại có hướng dẫn giải ra đời từ một cậu bé 13 tuổi. Cậu bé này tên Patrick Bossert và đã phát hành cho mình cuốn YOU CAN DO THE CUBE -Thời điểm đó bán đến hơn hàng triệu bản và nằm trong top những cuốn sách đắt hàng nhất.

và cuối cùng, Khối rubik được giải chỉ trên dưới 1 giây nhờ vào kỹ năng của robot. Phải nói, robot làm gì cũng nhanh hơn tốc độ con người chúng ta, và việc giải một khối lập phương toán học cũng không thể làm khó nó. Sub1 đã thành công với khối rubik 3×3 chỉ đúng 1 giây.

Công thức giải rubik 3×3 tầng 3

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giải rubik, nhưng đa số được thường xuyên sử dụng là GIẢI TẦNG, GIẢI KHỐI,… tintuctuyensinh cung cấp thêm thông tin cho bạn về phương pháp giải tầng 3 với khối rubik 3×3.

Để xoay được khối rubik tầng ba với 2 công thức cơ bản và nâng cao. đòi hỏi người đọc phải thực sự kiên nhẫn và có logic đối với công thức.

2. Công thức rubik 3×3 tầng 3

Những công thức lưu hành hiện nay cho thấy rất nhiều cách giải rubik hiệu quả và thành công. cách hữu hiệu nhất vẫn nên đi theo lộ trình cơ bản .

Tạo hình chữ thập ở tầng 3: Việc bạn chú ý là tạo một hình chữ thập ở tầng trên cùng của khối rubik, đừng để ý đến các màu vì mục đích bước này chỉ là hình chữ thập trên cùng thôi.

Cách để tạo hình chữ thập được áp dụng theo công thức F R U R’ U’ F’. Chúng ta có 3 trường hợp xảy ra ở bước này:

1 Dot: Xoay khối theo công thức trên 3 lần

3 Dot hình chữ L thì xoay khối theo công thức 2 lần

3 Dot thẳng hàng thì chỉ xoay 1 lần theo chiều kim đồng hồ là sẽ ra.

Công thức như sau: U R U’ L’ U R’ U’ L Giống như được quy định sẵn, chỉ luôn có 0 1 hoặc 4 viên góc ở vị trí đúng, nếu bạn chú ý thì ngay lập tức sẽ nhận ra

1 Viên góc đúng: Cầm rubik sao cho mặt trước, trên, trái có chữ Ok như hình vẽ dưới. Công thức cho đoạn này là U R U’ L’ U R’ U’ L 1 lần.

Lặp lại các định hướng trên để sửa các góc sai còn lại.