Trong giai đoạn chớm ho, sổ mũi phụ nữ mang thai có thể áp dụng một số biện pháp dân gian. Những bài thuốc dân gian tuy thời gian khỏi lâu hơn nhưng an toàn, không tác dụng phụ. Nếu bà bầu kiên trì sẽ có kết quả tốt đẹp mà không hề ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ.
Quất có thành phần chủ yếu là pectin, vitamin C, đường, acid hữu cơ. Quả quất có vị chua, hơi ngọt, mùi thơm, tính ôn, có tác dụng chỉ khát, giảm ho. Quả quất được dùng làm thuốc chữa ho. Mật ong chứa glucoza, levuloza, saccarose, muối vô cơ, các acid hữu cơ, các men tiêu hóa, chất béo, protein, chất thơm. Vị ngọt, tính bình quy vào 5 kinh tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tác dụng giảm ho của mật ong vượt trội so với dextromethophan.
Tinh chất gừng chứa tinh dầu, chất béo. Vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh phế, tỳ và vị. Dùng làm hết nôn, tiêu đờm, trong dân gian gừng dùng hỗ trợ tiêu hóa, dùng trong trường hợp kém ăn, cảm mạo, phong hàn.
Kinh giới và tía tô là hai vị thuốc chữa cảm mạo phong hàn, có vị cay tính ấm, trị đau nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Tía tô cũng là một vị thuốc dùng an thai (dân gian thường dùng tô ngạnh – phần cành có phân nhánh của cây tía tô để chữa động thai). Bài thuốc chữa cảm mạo bằng tía tô cho người mang thai rất đơn giản, chỉ cần cho kinh giới, tía tô mỗi thứ một nắm, đổ hai bát nước vào sắc đến khi chỉ còn một bát nước thì đem uống khi còn ấm. (Lưu ý: khi sắc nên đậy kĩ, đun lửa to để tinh dầu không bị bay đi nhiều). Sau khi uống nên ăn thêm một bát cháo trứng gà và nằm đắp chăn ấm. Cháo phải nóng và có nhiều hành, tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm mà không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe khi mang thai.
– Khò họng ngày 3-4 lần bằng nước muối, mặn chừng nào tốt chừng đó, cho diệt khuẩn, nhất là mẹ nào đau rát họng, viêm họng. Liên tục tới khi hết cảm.
Xông hơi giải cảm (Xông hơi toàn thân).
Lấy 1 cái nồi thật to và 1 chiếc chăn mỏng. Mua ở chợ 1 phần lá xông giải cảm (thường gồm lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô) mua thêm 3-4 cây sả, đập dập cho vào nồi to cùng bó lá xông, cho nước 2/3 nồi, nấu sôi, trùm chăn lại rồi mở nắp nồi ra, ghé mặt cách nồi khoảng 30 cm, hai tay giơ ngang lên gần mặt, áp 2 đầu gối vào sát 2 tay (như cách xông hơ sau khi sinh).
Tuy rất đơn giản, nhưng cách xông hơi toàn thân này lại giúp các mẹ giải cảm cực kỳ tốt. Nếu gấp không mua được lá xông, chỉ cần dùng tinh dầu tràm-khuynh diệp cũng được. Khi trùm chăn thì cho khoảng 15 giọt dầu Tràm- Khuynh diệp Ích Nhi vào. Xông tương tự như trên.
Phòng tránh cảm, ho, sổ mũi cho bà bầu:
Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm không rọi quạt vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ. Tra thuốc nhỏ mũi.
Tiêm phòng cúm trước khi mang thai.
Tránh di chuyển (đi chơi xa) trong quá trình mang thai vì việc di chuyển nhiều cũng làm tăng nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh.