Top 6 # Cách Giải Các Bài Toán Lớp 4 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

Cách Giải Các Bài Toán Trung Bình Cộng Lớp 4

Dạng 1: Tìm TBC của nhiều số cho trước Muốn tìm trung bình cộng của hai hay nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi lấy kết quả chia cho số các số hạng.

Ví dụ: Tìm trung bình cộng của các số sau: 5, 10, 14, 27

Hướng dẫn:

Tổng của các chữ số là: 5 + 10 + 14 + 27 = 56

Số các số hạng là: 4

Trung bình cộng của 4 số đã cho là: 56 : 4 = 14

Đáp số: 14

Dạng 2: Tìm tổng của nhiều số khi biết TBC của các số đó Muốn tìm tổng của các số hạng ta lấy TBC nhân với số số hạng.

Ví dụ: Trung bình cộng số học sinh của hai lớp 4A và 4B là 32 học sinh.Biết lớp 4A có 29 học sinh.Hỏi lớp 4B có bao nhiêu học sinh?

Hướng dẫn:

Tổng số học sinh của hai lớp 4A và 4B là: 32 x 2 = 64 (học sinh)

Lớp 4B có số học sinh là: 64 – 29 = 35 (học sinh)

Đáp số: 35 học sinh

Dạng 3: Dùng phương pháp “giả thiết tạm” để giải bài toán TBC Phương pháp giả thiết tạm là cách thường dùng khi giải toán trung bình cộng lớp 4. Ngoài việc áp dụng các quy tắc cơ bản khi tìm số trung bình cộng ta cần đặt các giả thiết tạm thời để bài toán trở nên đơn giản hơn.

Ví dụ: Lớp 4A có 48 học sinh, lớp 4B có số học sinh nhiều hơn trung bình số học sinh của hai lớp 4A và 4B là 2 học sinh. Hỏi lớp 4B có bao nhiêu học sinh?

Hướng dẫn:

Nếu chuyển 2 học sinh từ lớp 4B sang lớp 4A thì số học sinh mỗi lớp bằng nhau (hay trung bình số học sinh của hai lớp không thay đổi)

Số học sinh của lớp 4A hay số học sinh mỗi lớp lớp là: 48 + 2 = 50 (học sinh)

Số học sinh lớp 4B là: 50 + 2 = 52 (học sinh)

Đáp số: 52 học sinh

Dạng 4: Tính TBC của tất cả các số hạng trong dãy số cách đều Muốn tìm TBC của tất cả các số hạng trong dãy số cách đều ta lấy số hạng đầu cộng với số hạng cuối , rồi chia tổng đó cho 2.

Ví dụ: Tìm trung bình cộng của tất cả các số hạng của dãy sau: 1; 2; 3; 4; 5; …..; 98; 99.

Hướng dẫn:

Dãy số trên là dãy số cách đều với khoảng cách là 1.

Số hạng đầu của dãy là: 1

Số hạng cuối của dãy là: 99

Trung bình cộng của tất cả các số hạng trong dãy số trên là: (1 + 99) : 2 = 50

Đáp số: 50

Các con có thể tham khảo và luyện tập thêm các dạng toán khác Tại Đây

Giải Toán Lớp 4, Hướng Dẫn Giải Bài Tập Toán Lớp 4 Chi Tiết

Giải bài tập Toán 4 trang 3, 4, 5 SGK: Ôn tập các số đến 100000

Giải bài tập Toán 4 trang 6, 7 SGK: Biểu thức có chứa một chữ – Luyện tập

Giải bài tập Toán 4 trang 9, 10 SGK: Các số có sáu chữ số – Luyện tập

Giải bài tập Toán 4 trang 11, 12 SGK: Hàng và lớp

Giải bài tập Toán 4 trang 13 SGK: So sánh các số có nhiều chữ số

Giải bài tập Toán 4 trang 13, 14, 15 SGK: Triệu và lớp triệu

Giải bài tập Toán 4 trang 16, 17, 18 SGK: Luyện tập triệu và lớp triệu

Giải bài tập Toán 4 trang 19 SGK: Dãy số tự nhiên

Giải bài tập Toán 4 trang 20 SGK: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

Giải bài tập Toán 4 trang 22 SGK: Luyện tập so sánh và sắp xếp thứ tự các số tự nhiên

Giải bài tập Toán 4 trang 23 SGK: Yến, tạ, tấn

Giải bài tập Toán 4 trang 24 SGK: Bảng đơn vị đo khối lượng

Giải bài tập Toán 4 trang 25, 26 SGK: Luyện tập giây, thế kỉ

Giải bài tập Toán 4 trang 27, 28 SGK: Tìm số trung bình cộng

Video: Video: Cách tìm trung bình cộng của dãy số cách đều

Giải bài tập Toán 4 trang 29, 31, 32 SGK: Biểu đồ

Giải bài tập Toán 4 trang 33, 34 SGK: Luyện tập biểu đồ

Giải bài tập Toán 4 trang 35, 36, 37 SGK: Luyện tập chung chương 1

Giải Toán lớp 4 Chương 2: Bốn phép tính với các số tự nhiên. Hình học

Giải Toán lớp 4 Chương 3: Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3. Giới thiệu hình bình hành

Giải Toán lớp 4 Chương 4: Phân số – Các phép tính với phân số. Giới thiệu hình thoi

VnDoc ngoài hỗ trợ giải bài tập tiếng Việt 4 còn giúp Giải bài tập môn Toán lớp 4, giúp tôi giải toán lớp 4 để cùng em học Toán lớp 4 tốt hơn. Lời giải hay cho bài tập môn Toán trong sách giáo khoa lớp 4 giống như một cuốn sách giải hay sẽ cùng em học Toán lớp 4, giúp các em học sinh có lời giải hay cho những bài tập toán khó khi học.

Các Bài Toán Về Trung Bình Cộng Lớp 4

CÁC BÀI TOÁN VỀ TRUNG BÌNH CỘNG LỚP 4

1. Lý thuyết các bài toán về trung bình cộng

a. Tìm trung bình cộng của các số

Muốn tìm trung bình cộng của hai hay nhiều số, ta tính tổng của các số đó rồi lấy kết quả chia cho số các số hạng.

Trung bình cộng = TỔNG CÁC SỐ

chia

SỐ CÁC SỐ HẠNG

Nếu bài toán cho trung bình cộng và số các số hạng, thì

Tổng các số

= Trung bình cộng

nhân

Số số hạng.

Nếu bài toán cho tổng các số hạng và trung bình cộng thì

Số các số hạng

= Tổng các số

chia

Trung bình cộng

Ví dụ 1. Tìm trung bình cộng của hai số $1$ và $17$.

Hướng dẫn.

Ta có tổng của hai số là $1+17=18$.

Số các số hạng là: $2$.

Trung bình cộng của hai số đã cho là: $18:2=9$.

Ví dụ 2. Tìm trung bình cộng của các số sau: $6, 9, 13, 28$.

Hướng dẫn.

Tổng của các số là: $6 + 9 + 13 + 28 = 56$;

Số các số hạng là: $4$;

Trung bình cộng của bốn số đã cho là: $56 : 4 = 14$.

Ví dụ 3. Biết trung bình cộng của ba số là 10. Tìm tổng của ba số đó.

Hướng dẫn.

Trung bình cộng của ba số là: $10$;

Số các số hạng là: $3$;

Tổng của ba số đã cho là: $10 times 3 = 30$.

Ví dụ 4. Tổng các số bằng $240$ và trung bình cộng của các số là $60$. Tìm số lượng các số?

Hướng dẫn.

Tổng của các số là: $240$;

Trung bình cộng của các số đã cho là: $60$;

Số các số hạng là: $240:60=4$.

b. Phương pháp giải toán trung bình cộng

Bước 1: Xác định số lượng các số hạng có trong bài toán;

Bước 2: Tính tổng các số hạng vừa tìm được;

Bước 3:

Trung bình cộng

= “Tổng các số hạng”

chia

“số các số hạng có trong bài toán”;

Bước 4: Kết luận.

Ví dụ. Trường TH Lương Thế Vinh có 3 lớp tham gia trồng cây. Lớp 4A trồng được 17 cây, lớp 4B trồng được 13 cây, lớp 4C trồng được 15 cây. Hỏi trung bình mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?

Hướng dẫn.

Có lớp 4A, 4B, 4C tham gia trồng cây nên số các số hạng là $3$;

Tổng các số hạng bằng tổng số cây mà 3 lớp đã trồng: $17 + 13 + 15 = 45$ (cây);

Trung bình mỗi lớp trồng được số cây là: $45 : 3 = 15$ (cây).

c. Giải toán trung bình cộng bằng phương pháp “giả thiết tạm”

Phương pháp giả thiết tạm là cách thường dùng khi giải toán trung bình cộng lớp 4. Ngoài việc áp dụng các quy tắc cơ bản khi tìm số trung bình cộng ta cần đặt các giả thiết tạm thời để bài toán trở nên đơn giản hơn.

Ví dụ 1. Lớp 4A có 48 học sinh, lớp 4B có số học sinh nhiều hơn trung bình số học sinh của hai lớp 4A và 4B là 2 học sinh. Hỏi lớp 4B có bao nhiêu học sinh.

Hướng dẫn.

Cách 1: Phương pháp giả thiết tạm

Nếu chuyển 2 học sinh từ lớp 4B sang lớp 4A thì lúc này số học sinh trung bình của 2 lớp vẫn không thay đổi và số học sinh mỗi lớp bằng nhau (Vì lớp 4B có số học sinh nhiều hơn trung bình số học sinh của hai lớp 4A và 4B là 2 học sinh);

Suy ra, số học sinh của lớp 4A hay số học sinh mỗi lớp lớp là: $48 + 2 = 50$ (học sinh);

Số học sinh lớp 4B là: $50 + 2 = 52$ (học sinh);

Đáp số: Lớp 4B có 52 (học sinh).

Cách 2: 

Nếu trung bình số học sinh của hai lớp tăng thêm 2 học sinh thì số học sinh của hai lớp tăng thêm: $2 times x 2 = 4$ (học sinh).

Nếu lớp 4A có thêm 4 học sinh thì trung bình số học sinh của hai lớp tăng thêm 2 học sinh và bằng số học sinh của lớp 4B (bằng luôn số học sinh lớp 4A lúc đó);

Suy ra, số học sinh lớp 4B là: $48 + 4 = 52$ (học sinh);

Đáp số: Lớp 4B có 52 (học sinh).

Ví dụ 2. Rạp Kim Đồng một buổi chiếu phim bán được 500 vé gồm hai loại 2000đ và 3000đ. Số tiền thu được là 1120000đ. Hỏi số vé bán mỗi loại là bao nhiêu?

2. Các ví dụ dạng toán về trung bình cộng lớp 4

Bài 1. Xe thứ nhất trở được 45 tấn hàng, xe thứ hai trở được 53 tấn hàng, xe thứ ba trở được số hàng nhiều hơn trung bình cộng số tấn hàng của hai xe là 5 tấn. Hỏi xe thứ ba trở được bao nhiêu tấn hàng.

Hướng dẫn. Muốn biết xe thứ ba trở được bao nhiêu tấn hàng, ta cần tìm trung bình cộng số tấn hàng hai xe đầu trở được.

Trung bình cộng số tấn hàng hai xe đầu trở được là: (45 + 53) : 2 = 49 (tấn);

Xe thứ ba trở được số tấn hàng là: 49 + 5 = 54 (tấn);

Đáp số: 54 (tấn).

Bài 2. Có hai thùng dầu, trung bình mỗi thùng chứa 38 lít dầu. Thùng thứ nhất chứa 40 lít dầu. Tính số lít dầu của thùng thứ hai.

Hướng dẫn.

Bài này không yêu cầu chúng ta đi tìm trung bình cộng mà yêu cầu đi tìm số lít dầu ở thùng thứ hai. Vậy bước đầu tiên chúng ta cần tính tổng số lít dầu của cả hai thùng.

Tổng số lít dầu ở cả hai thùng là: 38 x 2 = 76 (lít);

Số lít dầu của thùng thứ hai là: 76 – 40 = 36 (lít).

Đáp số: 36 (lít).

Bài 3. Tìm trung bình cộng của các số sau

a) $1, 3, 5, 7, 9$;

b) $0, 2, 4, 6, 8, 10$.

Hướng dẫn.

a) Trung bình cộng của 5 số là: $$(1 + 3 + 5 + 7 + 9) : 5 = 5.$$

b) Trung bình cộng của 6 số là: $$(0 + 2 + 4 + 6 + 8 + 10) :  6 = 5.$$

Nhận xét: Từ ví dụ trên ta thấy trung bình cộng của dãy cách đều bằng:

Số ở chính giữa nếu dãy có số số hạng là lẻ.

Trung bình cộng 2 số ở giữa nếu dãy có số số hạng là chẵn.

Trung bình cộng = (số đầu + số cuối) : 2

Bài 4. Tìm 5 số lẻ liên tiếp biết trung bình cộng của chúng bằng 2011.

Hướng dẫn. Dựa vào nhận xét ở bài trước, ta dễ dàng xác định được bài toán gồm trung bình cộng của 5 số lẻ liên tiếp. Do đó trung bình cộng của 5 số này là số chính giữa.

Số thứ 3 (số chính giữa trong 5 số) là: 2011

Số thứ 2 là: $2011 – 2 = 2009$

Số thứ nhất là: $2009 – 2 = 2007$

Số thứ 4 là: $2011 + 2 = 2013$

Số thứ 5 là: $2013 + 2 = 2015$

Bài 5. Biết tuổi trung bình của 30 học sinh trong một lớp là 9 tuổi. Nếu tính cả cô giáo chủ nhiệm thì tuổi trung bình của cô và 30 học sinh sẽ là 10 tuổi. Hỏi cô giáo chủ nhiệm bao nhiêu tuổi?

Hướng dẫn.

Tổng số tuổi của 30 học sinh là: $9 times 30 = 270$ (tuổi).

Số người có trong lớp kể cả cô giáo chủ nhiệm: $30 + 1 = 31$ (người)

Tổng số tuổi của 31 người (kể cả cô giáo) là: $10 times 31 = 310$ (tuổi)

Số tuổi của cô giáo chủ nhiệm là: $310 – 270 = 40$ (tuổi)

Đáp số: 40 (tuổi)

3. Bài tập về trung bình cộng lớp 4

Bài 1. Tìm trung bình cộng của các số sau:

a) 10; 17 ; 24; 37 b) 1; 4; 7; 10; 13; 16; 19; 22; 25 c) 2; 6; 10; 14; 18; 22; 26; 30; 34; 38 d) 1; 2; 3; 4; 5;…; 2014; 2015 e) 5; 10; 15; 20;….; 2000; 2005

Bài 2. Trung bình cộng của 3 số bằng 25. Biết số thứ nhất là 12; số thứ hai là 40. Tìm số thứ 3.

Bài 3. Trung bình cộng của 3 số là 35. Tìm số thứ ba, biết số thứ nhất gấp đôi số thứ hai, số thứ hai gấp đôi số thứ ba.

Bài 4. Tìm 5 số chẵn liên tiếp, biết trung bình cộng của chúng bằng 126.

Bài 5. Tuổi trung bình cộng của cô giáo chủ nhiệm và 30 học sinh lớp 4A là 12 tuổi . Nếu không kể cô giáo chủ nhiệm thì tuổi trung bình cộng của 30 học sinh là 11. Hỏi cô giáo chủ nhiệm bao nhiêu tuổi?

Bài 6. An có 18 viên bi, Bình có 16 viên bi, Hùng có số viên bi bằng trung bình cộng số bi của An và Bình cộng thêm 6 viên bi, Dũng có số bi bằng trung bình cộng của cả 4 bạn. Hỏi Dũng có bao nhiêu viên bi?

Bài 7. Lân có 20 viên bi. Long có số bi bằng một nửa số bi của Lân. Quý có số bi nhiều hơn trung bình cộng của 3 bạn là 6 viên bi. Hỏi Quý có bao nhiêu viên bi?

Bài 8. Trọng lượng của năm gói hàng trong một thùng hàng lần lượt là 700g, 800g, 800g, 850g và 900g. Hỏi phải bỏ thêm một gói hàng nặng bao nhiêu gam vào thùng đó để trọng lượng trung bình của cả sáu gói sẽ tăng thêm 40g?

Bài 9. Lớp 5A và 5B trồng được một số cây. Biết trung bình cộng số cây 2 lớp đã trồng được là 235. Nếu lớp 5A trồng thêm 80 cây và lớp 5B trồng thêm 40 cây thì số cây 2 lớp bằng nhau. Tính số cây mỗi lớp đã trồng.

Bài 10. Trung bình cộng của 3 số bằng 24. Trung bình cộng của số thứ nhất và số thứ hai bằng 21, của số thứ hai và số thứ ba bằng 26. Tìm 3 số đó.

Bài 11. Trung bình cộng của 4 số bằng 25. TBC của 3 số đầu bằng 22, TBC của 3 số cuối bằng 20. Tìm TBC của số thứ hai và số thứ ba?

Bài 12. Tìm 3 số tự nhiên A, B, C biết trung bình cộng của A và B là 20, trung bình cộng của B và C là 25 và trung bình cộng của A và C là 15.

Bài 13. Trung bình cộng của 2 số bằng 57. Nếu gấp số thứ hai lên 3 lần thì trung bình cộng của chúng bằng 105. Tìm 2 số đó.

Bài 14. Khối lớp 4 của một trường Tiểu học có ba lớp. Biết rằng lớp 4A có 28 học sinh, lớp 4B có 26 học sinh. Trung bình số học sinh hai lớp 4A và 4C nhiều hơn trung bình số học sinh của ba lớp là 2 học sinh. Tính số học sinh lớp 4C?

Giải Toán Lớp 8 Bài 4: Phương Trình Tích

Giải Toán lớp 8 Bài 4: Phương trình tích

Bài 21 (trang 17 SGK Toán 8 tập 2): Giải các phương trình:

Lời giải

Bài 22 (trang 17 SGK Toán 8 tập 2): Bằng cách phân tích vế trái thành nhân tử, giải các phương trình sau:

Lời giải

Bài 23 (trang 17 SGK Toán 8 tập 2): Giải các phương trình:

Lời giải

Bài 24 (trang 17 SGK Toán 8 tập 2): Giải các phương trình:

Lời giải

Bài 25 (trang 17 SGK Toán 8 tập 2): Giải các phương trình:

Lời giải

Bài 26 (trang 17-18-19 SGK Toán 8 tập 2): TRÒ CHƠI ( chạy tiếp sức)

Chuẩn bị:

Giáo viên chia lớp thành n nhóm, mỗi nhóm gồm 4 em sao cho các nhóm đều có em học giỏi, học khá, học trung bình,…. Mỗi nhóm tự đặt cho nhóm mình một cái tên, chẳng…

Cách chơi:

Tổ chức mỗi nhóm học sinh ngồi theo hàng dọc, hàng ngang, hay vòng tròn quanh một cái bàn, tùy điều kiện riêng của lớp.

Giáo viên phát đề số 1 cho học sinh số 1 của các nhóm, đề số 2 cho học sinh số 2,…

Khi có hiệu lệnh, học sinh số 1 của các nhóm nhanh chóng mở đề số 1, giải rồi chuyển giá trị x tìm được cho bạn số 2 của nhóm mình. Khi nhận được giá trị x đó, học sinh số 2 mới được phép mở đề, thay giá trị của x vào, giải phương trình để tìm y rồi chuyển đáp số cho bạn số 3 của nhóm mình. Học sinh số 3 cũng làm tương tự. học sinh số 4 chuyển gái trị tìm được của t cho giáo viên (đồng thời là giám khảo).

Nhóm nào nộp kết quả đúng đầu tiên thì thắng cuộc.

Lời giải

– Học sinh 1: (đề số 1) 2(x -2) + 1 = x – 1

⇔ 2x – 4 – 1 = x -1 ⇔ x = 2

– Học sinh 2: (đề số 2) Thay x = 2 vào phương trình ta được:

(2 + 3)y = 2 + y ⇔ 5y = 2 + y ⇔ y = 1/2

– Học sinh 3: (đề số 3) Thay y = 1/2 vào phương trình ta được:

– Học sinh 4 (đề số 4) thay z = 2/3 vào phương trình ta được:

Vậy t = 2.