Top 7 # Cách Dạy Con Học Xem Đồng Hồ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Maiphuongus.net

5 Cách Dạy Con Biết Xem Đồng Hồ

Việc dạy chữ số cho con đã khó, việc dạy con tư duy xem thời gian tương ứng với những con số trên đồng hồ lại càng khó hơn.

Thế nhưng, tôi cho rằng, không có việc gì khó, chỉ sợ không biết cách. Vạn vật trên thế giới sinh ra đều có quy luật của nó. Dạy con cách tính thời gian hay nhận biết thời gian cũng chẳng hề nằm ngoài quy luật đó!

Bước 1: Giúp trẻ ghi nhớ số từ 1 – 60

Trước hết, nền tảng để con có thể nhận biết một cách đầy đủ lượng thời gian trên đồng hồ là bạn phải chắc chắn rằng con bạn có thể đọc được những con số từ 1 đến 60. Điều này hoàn toàn nằm trong khả năng ghi nhớ của trẻ, vì vậy bạn không phải gặp nhiều khó khăn.

Bước 2: Giúp con thuộc bảng cửu chương 5

Hãy bỏ ra một khoảng thời gian nhất định để con bạn học thuộc lòng bảng cửu chương 5. Một khi đã nhớ bảng cửu chương, bé sẽ rất dễ dàng tính được số phút của đồng hồ, thay vì đếm từng phút một.

Bước 3: Giúp con vẽ đồng hồ trên giấy

Không có phương pháp nào hiệu quả hơn đối với trẻ là hãy để chúng tự vẽ chiếc đồng hồ lên mặt giấy. Cách làm này giúp cho cả bộ não và các giác quan của trẻ cùng hoạt động để tiếp nhận hình ảnh của chiếc đồng hồ.

Chọn một mảnh giấy tròn tương ứng với một chiếc đồng hồ trong nhà bạn và khêu gợi cùng bé làm sao để vẽ chúng. Tất nhiên, bạn cần hỗ trợ giúp bé cách vẽ nhanh nhất và đơn giản nhất.

Bước 4: Cùng trẻ tô màu cho đồng hồ

Màu sắc là một trong những yếu tố kích thích các cơ quan cảm giác của trẻ hoạt động một cách tích cực nhất. Hãy giúp trẻ chia nhỏ, đều các thành phần trên đồng hồ và cùng tô nhiều màu sắc khác nhau lên từng mảnh. Trò chơi này giúp bé quên đi sự nhàm chán và tỏ ra hứng thú trong việc ghi nhớ hình ảnh cũng như những con số.

Bước 5: Dùng bút màu để định hình các múi giờ

Hãy dạy con từ những điều đơn giản rồi mới đến cái phức tạp. Sử dụng một chiếc chì màu mà trẻ yêu thích chơi trò di chuyển chúng đến từng ô và đọc số giờ từ 1 cho đến 12. Dường như sự lặp lại nhiều lần của việc di chuyển từ chiếc chì màu giúp bé hình thành những thói quen phản ứng với các múi giờ một cách tự nhiên.

Bước 6: Giúp trẻ nhận biết nhiều số hơn trên đồng hồ

Hãy sử dụng một mảnh giấy khác và vẽ chiếc đồng hồ với những dấu hiệu tỉ mỉ hơn có các số từ 1 đến 12. Tiếp theo sử dụng chiếc bút chì di chuyển trên đồng hồ để bé có sự liên hệ từ chiếc đồng hồ nhiều màu sắc sang chiếc đồng hồ đơn sắc với nhiều con số. Mỗi lần di chuyển, bạn nên giải thích cho bé hiểu ý nghĩa của từng con số ứng với lượng thời gian nhất định.

Bước 7: Kết hợp giữa giờ với phút, giây

Sau khi bé có thể nhận thức được số giờ chẵn, bạn mở rộng thêm phần ý nghĩa của kim phút và kim giây với những chiếc bút chì có màu sắc khác nhau. Trước hết là ý nghĩa của chiếc bút chì chỉ số phút và giải thích ý nghĩa của mỗi khoảng cách giữa các số là 5 đơn vị như đã dạy.

Bước 8: Liên hệ giữa thời gian với những hoạt động hàng ngày

Để bé có thể nhớ lâu thì một bước hết sức quan trọng là giúp bé liên hệ thời gian với những hoạt động hàng ngày. Đặt những chiếc bút chì lên một số thời gian nhất định và một bảng liệt kê các hoạt động chính trong ngày như giờ ăn, giờ đi học, giờ ra chơi… Cách làm này sẽ còn gợi cho bé về mặt thời gian khi chúng trực tiếp tham gia các hoạt động nói trên.

Bước 9: Kiểm tra ngược để rèn luyện trí nhớ

Nếu không thường xuyên kiểm tra những điều mà bạn đã dạy thì lâu dần chúng sẽ quên. Vì vậy, để giúp con có được trí nhớ lâu dài thì nên có bước kiểm tra ngược. Biện pháp này dựa vào tính mâu thuẫn trong logic nhận thức để trẻ có thể tìm ra điều đúng nhất. Thỉnh thoảng bạn nên làm sai một số giờ để con có thể nhận ra và chất vấn bạn.

Thanh Tâm Ảnh: Wikihow Theo Màn Ảnh Sân Khấu

Dạy Bé Cách Xem Đồng Hồ

Mỗi độ tuổi khác nhau trẻ em có những nhân thức riêng về thời gian.

– Dưới 12 tháng tuổi Trẻ em ở độ tuổi này chưa có cảm nhận gì về thời gian.

– 12-15 tháng tuổi Lúc này, Trẻ em đã hiểu được ý nghĩa của các con số đơn giản. Bạn có thể dạy bé biết đếm số theo đúng thứ tự 1-2-3 khi sắp xếp đồ chơi.

– 21 tháng tuổi Trẻ em đã có thể hiểu được các cụm từ mang ý nghĩa thời gian đơn giản như “bây giờ” và “lát nữa”. Bạn có thể kể cho bé các câu truyện có tình tiết đơn giản chứa đựng các mốc thời gian như: hôm qua, hôm nay, buổi sáng, buổi chiều, thứ 7, chủ nhật…Và bạn có thể yêu cầu bé tự kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian.

– 2-3 tuổi Trẻ em tuổi này đã có thể nhận biết được hầu hết những cụm từ chỉ thời gian mà bố mẹ thường dùng. Trẻ cũng có thể phân biệt được các từ chỉ thời gian quá khứ và tương lai. Vì vậy bạn có thể dạy các mốc thời gian như “Hôm qua bé đã được đi đâu?”; “Ngày mai sẽ làm gì?”…

Với trẻ em 3 tuổi bạn có thể cùng bé đề ra một thời gian biểu cho những công việc hằng ngày. Mặc dù chưa biết xem đồng hồ hay lịch nhưng bé nhận biết rõ ràng được hôm qua, hôm nay hay buổi sáng, buổi tối… Bạn tập cho con làm mọi việc theo thời gian biểu sẽ giúp bé hình thành ý thức cá nhân một cách có kỉ luật.

– 3-4 tuổi Trẻ em tuổi này đã hiểu được các từ cụm từ thời gian cơ bản, các từ lặp lại như: “hàng ngày”; “hàng tháng”; “các buổi sáng”…

Bạn đã có thể dạy trẻ các trò chơi đếm số, xếp hình, ghép chữ ABC…Bố, mẹ cũng có thể dạy bé làm quen và ghi nhớ thứ tự các ngày trong tuần, thứ tự các tháng trong năm.

– 4-5 tuổi Trẻ em tuổi này đã nhận biết được đầy đủ các mốc thời gian quan trọng. Trẻ cũng đã có thể sử dụng các cụm từ “30 phút”; “10 phút” để ước lượng thời gian. Đây chính là giai đoạn bạn có thể dạy bé cách xem giờ.

Dạy bé xem giờ như thế nào? Chúng ta có thể tuần tự dạy trẻ theo thứ tự sau đây:

2. Dạy bé học đếm 1, 2, 3, 4, 5 Ngày nay trẻ em 4-5 tuổi đều có thể đếm được đến 20 hoặc thậm chí là hơn nhiều. Để trẻ học giờ việc cần thiết là bạn giúp trẻ có thể đếm được đến 60.

Bạn có thể luyện tập nhớ số cho bé ở bất cứ đâu, trên bảng giá trong cửa hàng, số nhà, ngày trên lịch… Đồng thời cũng hãy cho bé nhiều cơ hội được chính tay ghi ra những con số đó, như ghi lại tỉ số của một trò chơi, ghi số điện thoại của bố mẹ… Bé sẽ dần dần củng cố được khả năng nhận diện và ghi nhớ con số.

3. Tập đếm nhóm 5 Vì các mốc chỉ giờ được chia theo nhóm năm nên bạn phải dạy bé đếm các nhóm năm. Có thể bé không hiểu lắm nhưng bạn cần phải dạy cho bé nhớ được thứ tự lớn bé các con số từ 0 đến 60. Bạn cũng có thể cùng con chơi trò “Năm, mười” – một trò chơi rất quen thuộc. Đó cũng là một cách giúp bé dễ nhớ hơn Hãy hỏi con xem bé nghĩ… – Nếu con đếm theo nhóm 5 số một thì sau 20 là bao nhiêu? Sau 45 là bao nhiêu?

4. Làm quen với chiếc đồng hồ Một khi con bạn đã bắt đầu thành thục với những con số. Bạn có thể cho bé làm quen với các đồng hồ điện tử để bé thành thạo hơn với các con số hoặc bạn có thể dạy bé làm quen với chiếc đồng hồ Analog luôn cũng được. Có thể sử dụng chính đồng hồ trong nhà bạn, hoặc cùng con trổ tài khéo léo làm một chiếc đồng hồ thủ công hay là mua cho bé một chiếc đồng hồ trẻ em mà TOKI cung cấp, dù thế nào đi nữa thì cũng đều có thể cho con nhận biết kim giờ, kim phút, kim giây, xem chúng khác nhau thế nào.

Chú ý: TOKI có các mẫu chính hãng với thiết kế bắt mắt. Mặt số rõ ràng với kim giờ kim phút, kim giây. Nhiều đồng hồ có cả các vạch số chỉ phút 0;5;10..60 giúp bé đọc giờ dễ dàng. Mặt đồng hồ cũng có các họa tiết sống động khiến bé thích thú khi xem giờ hơn.

Bảo với con rằng muốn đọc kim giờ thì bé chỉ cần xem nó đang chỉ vào con số nào. Tuy vậy, dạy về kim phút có phần khó hơn, vì lúc này bé không đọc con số ghi trên đồng hồ nữa mà phải đếm theo nhóm 5 số một, bắt đầu từ vị trí số 12 (tương đương 0) để biết được thật ra đấy là số bao nhiêu.

1) Sáng sớm bé dậy cho bé nhìn đồng hồ, hỏi con dậy lúc mấy giờ?

2) Đánh răng rửa mặt xong hỏi mấy giờ rồi con? Khi con trả lời xong thì hỏi tiếp vậy là từ khi dậy đến khi đi vệ sinh và đi đánh răng rửa mặt con làm trong mấy phút?

3) Ăn sáng thì bắt đầu lúc mấy giờ, mẹ quy định đến mấy giờ vậy là bao nhiêu phút. Nếu quá thời gian quy định của mẹ vậy là nhìn đồng hồ và xem thử con trễ bao nhiêu phút.

4) Bắt đầu ra khỏi nhà lúc mấy giờ, và con sẽ lên trường lúc mấy giờ vậy là mình đi trong bao lâu. Cái này áp dụng cho đi đâu cũng được chẳng hạn: mấy mẹ con mình đi siêu thị, mình đi lúc 12:20′ đến khi về nhà cho chúng nhìn đồng hồ và hỏi mình đi trong bao lâu?

5) Cho con coi hoạt hình, TV thì hỏi con là mấy giờ chiếu, và mấy giờ hết vậy là con coi TV được bao nhiêu phút?

6) Nếu bắt đầu dạy thì dạy con đọc số trên mặt đồng hồ trước, bắt đầu bằng giờ thôi chẳng hạn bây giờ là 8h mình đi ngủ, hay là 9h mình vào học, 3h mình tan trường rồi mới đến 3:30pm mình về đến nhà. Hay là 8:30am mình ra khỏi nhà…

Hãy kiên nhẫn nếu ban đầu bé dường như bị lẫn lộn hết cả lên. Thường thì các bé chuẩn bị vào lớp 1 đã có thể xem giờ và mỗi nửa giờ (ví dụ như 7 giờ, 7 rưỡi, 8 giờ…) bằng đồng hồ Analog và đồng hồ Digital. Nhưng nếu con bạn vẫn gặp nhiều khó khăn thì cũng đừng ép con, vào lớp 1 tiếp tục học cũng được mà.

Tài liệu sưu tầm có chính sửa TOKI

Những Cách Dạy Trẻ Xem Đồng Hồ Treo Tường Đơn Giản Nhất.

Đồng hồ treo tường đã trở thành vật dụng quen thuộc đối với mọi người và chắc chắn trong gia đình đều có ít nhất một đồng hồ treo tường. Khi trẻ đến giai đoạn 5 – 6 tuổi khi nhận thức về thời gian: sáng, trưa, chiều, tối, … Các hoạt động của đã có gắn liền với khung giờ nhất định. Dạy trẻ cách xem đồng hồ treo tường là một trong những cách để bé quản lý và ý thức về mặt thời gian.

Tại sao phải dạy bé cách xem đồng hồ treo tường? Đây là một trong những cách bé quản lý và ý thức về mặt thời gian.Các gia đình thường gặp tình trạng “Cho con chơi 5 phút nữa thôi”. Nhưng chơi 5 phút nữa là cả tiếng đồng hồ chơi bé vẫn chưa dừng.

Cách dạy trẻ xem đồng hồ treo tường

Cách 1: Sử dụng đồng hồ treo tường trong nhà

Dạy bé xem giờ bằng đồng hồ treo tường trong nhà đáng yêu.

Sử dụng luôn đồng hồ trong nhà để dạy trẻ xem đồng hồ treo tường. Đầu tiên là kim giờ. Giải thích cho bé hiểu có 3 loại kim, kim giờ là kim ngắn nhất tiếp đến là kim phút và kim giây là kim dài nhất

︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾︾

︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽︽

Tiếp đến là dạy cho bé kim phút. Giữ cho kim giờ cố định, di chuyển kim phút xung quanh và giải thích với trẻ mỗi vị trí kim phút sẽ gọi là gì. Nên bắt đầu di chuyển kim phút ở vị trí 5 phút, tiếp đến là 10 phút … Khí bé dần hiểu thì hướng dẫn bé tiếp xúc với số 6, 7, 8 … Nên theo lần lượt để bé hiểu đọc giờ gần giống như đọc số theo thứ tự. Như thế bé sẽ nhanh chóng thuộc và nhận diện nhanh chóng.

Đồng hồ con mèo treo cạnh tường thu hút ở ánh nhìn của bé

Cuối cùng là dạy trẻ xem kết hợp giữa kim giờ và kim phút: Ban đầu nên kiểm tra bé xem mấy giờ khi vị trí kim phút ở số 12. Tiếp theo đó sẽ dạy bé cách xem giờ: 3h30, 4h15, 9h05… Tiếp đến dạy bé các số phức tạp hơn: 2h03; 5h04…

Cách thứ 2: Vẽ đồng hồ ra giấy và chỉ bé cách xem đồng hồ treo tường.

Dạy bé xem đồng hồ treo tường bằng gỗ

Ban đầu mẹ nên cắt một vòng tròn bằng giấy (nên là giấy cứng) chia thành 4 phần tương ứng với vị trí của các số: 3,6,9,12. Tiếp đó sẽ vạch tượng trưng các số trên đồng hồ, lần lượt từ số 1 đế số 12. Đối với các số 3,6,9,12 nên để các bé tô các màu sắc khác nhau để nổi bật và dễ nhớ.

Tiếp theo dùng một chiếc chì màu để minh họa cho kim giờ, di chuyển lần lượt bút chì màu tới các vị trí số khác nhau trên đồng hồ. Giải thích với bé là khi di chuyển đến số 5 là 5 giờ và làm tương tự với các số còn lại.

Sau đó dùng một bút chì màu màu khác dài hơn để tượng trưng cho kim phút, cũng như dùng trực tiếp đồng hồ treo tường mẹ nên dạy bé vị trí kim phút ở 5 phút, đến 10 phút khi trẻ hiểu sẽ bắt đầu những  6, 7, 8 phút. Các mẹ nên dạy lần lượt các phút theo thứ tự từ bé đến lớn.

Cuối cùng dùng cả 2 chì màu để minh họa kim giờ và kim phút. Di chuyển bút để hướng dẫn các giờ đơn giản 1:00, 2:00, 3h30… tiếp đến  di chuyển tới các vị trí phức tạp hơn 4h03, 8h09 … Cuối cùng khi trẻ đọc dễ dàng hơn, hãy minh họa với các vị trí 2 kim trùng nhau 12h00, 1h05, …

Cùng bé trải nghiệm những điều thú vị, rèn luyện được trí nhớ, khả năng tư duy, mẹ có thể kiểm tra hằng ngày mỗi khi nhìn lên đồng hồ treo tường và hỏi “Bây giờ là mấy giờ thế?” .. Chúc mẹ thành công!

Đừng bỏ qua mục tư vấn A-Z về đồng hồ treo tường trang trí giá rẻ ►►► Tại đây

 

 

 

  Đồng hồ treo tường chim công, đồng hồ đuôi công cách điệu, đồng hồ phong cách châu Âu… được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng nhất. Mang lại cho bạn những món trang trí có giá trị, là vật phẩm tặng biếu vô cùng trang trọng.

 

 

Nhằm mang lại tiện nghi hoàn hảo cho mọi nhà, KenDecor hân hạnh là nhà cung cấp chuyên nghiệp các loại sản phẩm trang trí nhà, nội thất thông minh, đồng hồ treo tường độc đáo, chính hãng, chuẩn chất lượng.

Cam kết từ KenDecor đến khách hàng:

*100% sản phẩm chính hãng

*Hoàn tiền 200% nếu sản phẩm không đúng chất lượng

*Chế độ bảo hành lên đến 3 năm

*Giao hàng nhanh chóng từ 2 – 4h, freeship nội thành TPHCM

*Tư vấn, CSKH 24/7 qua hotline: 0902 55 0203 (Mr.Tuấn)

 

 

GỌI NGAY 

090 2325323

 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN A – Z HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ

chúng tôi Nội thất thông minh – Nâng tầm cuộc sống

Địa chỉ:  

Cửa hàng: 417/4/7 Tân Sơn, P12, Quận Gò Vấp

Hotline: 0902 325 323 

 

Hướng Dẫn Học Toán Lớp 3 Xem Đồng Hồ

Bài học lần này chúng tôi sẽ cũng cấp kiến thức trọng tâm và hướng dẫn các bé học toán lớp 3 xem đồng hồ.

Bài học lần này vuihoc.vn sẽ cũng cấp kiến thức trọng tâm và hướng dẫn các bé học toán lớp 3 xem đồng hồ.

Xem đồng hồ là việc chúng ta xem thời gian ở trong đồng hồ, biết được tại thời điểm chúng ta xem đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ bao nhiêu phút bao nhiêu giây.

Đồng hồ số là đồng hồ sử dụng các số tự nhiên từ 1 đến 12 ở mặt đồng hồ

Trên mặt đồng hồ số có thể có đầy đủ kim giờ, kim phút, kim giây hoặc có thể chỉ gồm kim giờ và kim giây

Kim giờ là kim ngắn nhất trong mặt đồng hồ, nó di chuyển rất chậm, cứ 24 lần di chuyển 1 bước nghĩa là kết thúc một ngày.

Kim phút là kim dài và to trong mặt đồng hồ, nó di chuyển với tốc độ vừa, mỗi lần nó di chuyển một dấu tích nhỏ thì 1 phút trôi qua. Cứ 60 lần nó di chuyển 1 bước thì có nghĩa là một giờ đồng hồ đã trôi qua

Kim giây là kim dài và mỏng, di chuyển rất nhanh. Mỗi lần nó di chuyển thì một giây trôi qua

Kim giờ, kim phút không giống nhau nhưng chúng cùng có chức năng dùng để đo lường thời gian.

60 giây = 1 phút. 60 giây hoặc 1 phút là thời gian mà kim giây di chuyển 1 vòng bắt đầu từ số 12 rồi quay 1 vòng về vị trí số 12 ban đầu.

60 phút = 1 giờ. 60 phút hoặc 1 giờ là thời gian mà kim phút di chuyển 1 vòng từ số 12 và kết thúc tại số 12.

24 giờ = 1 ngày. 24h hoặc 1 ngày là thời gian mà kim giờ di chuyển 2 vòng theo chu kì: bắt đầu di chuyển từ số 12 kết thúc tại số 12 và lặp lại quá trình này một lần nữa.

Giờ đúng là khi kim phút chỉ đúng vào số 12 và kim giờ chỉ bất kì vào số nào thì chính là giờ đúng của số đó.

Giờ đúng là 5 giờ, vì: kim phút chỉ đúng vào số 12, kim giờ chỉ vào số 5, nên nó là 5 giờ đúng

– Nhắc lại một số kiến thức con cần biết:

Một giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây.

Trên mặt đồng hồ mỗi số cách nhau 5 đơn vị bắt đầu từ số 12

Ví dụ từ số 12 đến 1 là 5 đơn vị, từ 1 đến 2 là 5 đơn vị, cứ như thế di chuyển thêm 1 số thì ta lại cộng thêm 5 đơn vị. Như vậy nếu từ 12 đến 2 sẽ là 10 đơn vị

– Khi xem đồng hồ giờ lẻ ta có những trường hợp sau:

Để tính số phút nếu kim phút chỉ đúng vào một số nào trên mặt đồng hồ: ta lấy 5 nhân với số mà kim phút chỉ

Nếu kim phút chỉ lệch thì ta lấy một số lớn mà kim phút vừa vượt qua nhân cho 5 rồi cộng thêm với những vạch nhỏ ở trong. Giữa 2 số có 4 vạch nhỏ.

Khi đồng hồ chỉ qua 30 phút thì được gọi là “giờ kém”

Ví dụ: đồng hồ chỉ 2 giờ 45 phút vì còn thiếu 15 phút nữa là 3 giờ đúng nên ta có cách gọi khác là 3 giờ kém 15 phút.

Giờ buổi sáng là từ: 12 giờ đêm đến 11 giờ 59 phút trưa

Giờ buổi chiều là từ: 12 giờ trưa đến 11 giờ 59 phút đêm.

– Cách đọc giờ buổi chiều theo có 2 cách: cách đọc theo 12 giờ chiều và cách đọc theo 24 giờ

– Cách đọc theo 24 giờ: bắt đầu đếm từ 12 giờ trưa cứ thêm 1 giờ thì ta lại cộng thêm 1 đơn vị. Nghĩa là nếu đồng hồ chỉ 1 giờ chiều ta lấy 12 + 1 = 13. hay 1 giờ chiều = 13 giờ

3.4 Những lưu ý đối với dạng toán lớp 3 xem đồng hồ.

Con cần ghi nhớ và phân biệt đâu là kim giờ, kim phút và kim giây

Đối với cách đọc giờ lẻ: cần lưu ý tới kim phút đã qua những số nào, số nào là to nhất trong cách số kim giờ đi qua, đếm đúng số vạch mà kim phút đã qua giữa 2 số.

Đối với cách đọc giờ kém, chỉ đọc số phút ở vị trí chẵn như 35, 40, 45, 50, 55

Ví dụ: 2 giờ 40 phút hay 3 giờ kém 20 phút; 2 giờ 45 phút hay 3 giờ kém 15 phút; 2 giờ 50 phút hay 3 giờ kém 10 phút; 2 giờ 55 phút hay 3 giờ kém 5 phút

4. Bài tập vận dụng toán lớp 3 xem đồng hồ

Đối với dạng bài toán xem đồng hồ này học sinh cần luyện chắc kiến thức cơ bản từ đó mở rộng với những bài tập nâng cao. Nhằm giúp các em có nền tảng vững chắc để học ở các bậc học tiếp theo, Ngoài ra còn giúp các em ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày biết cách xem giờ, sắp xếp thời gian cho khoa học hợp lí.

Theo thứ tự từ trái qua phải có:

Đồng hồ A chỉ: 8 giờ đúng vì: kim giờ chỉ đúng số 8, kim phút chỉ đúng số 12

Đồng hồ B chỉ: 9 giờ đúng vì: kim giờ chỉ đúng số 9, kim phút chỉ đúng số 12

Dạng 2: Quay kim đồng hồ để được giờ tùy ý.

Bài 1: Quay kim đồng hồ như thế nào để được giờ như sau:

a) Để được 5 giờ 15 phút ta cần: Quay vị trí kim giờ ở đúng số 5 và quay kim phút ở vị trí số 3

b) Để được 12 giờ đúng ta cần quay: cả kim giờ và kim phút ở vị trí số 12

c) Để được 6 giờ 35 phút ta cần quay vị trí kim giờ ở số 6 và vị trí kim phút ở số 7

d) Để được 4 giờ kém 15 phút hay 3 giờ 45 phút ta cần quay: vị trí kim giờ ở số 3 và vị trí kim phút ở số 9

Bài 1: Đọc giờ sau đây theo cách đọc giờ buổi chiều.

Bài 2: Nối đồng hồ với thời gian tương ứng

Cách đọc giờ buổi chiều là:

a) 1 giờ 15 phút được đọc là: 13 giờ 15 phút

b) 10 giờ 20 phút được đọc là: 22 giờ 20 phút

c) 8 giờ 30 phút được đọc là: 20 giờ 30 phút

d) 6 giờ 45 phút được đọc là: 18 giờ 45 phút tối

Đồng hồ tương ứng với thời gian bài cho là:

Đồng hồ C là: 1 giờ kém 16 phút

Đồng hồ E là: 5 giờ kém 23 phút

Bài 1: Tính khoảng thời gian đã trôi qua

a) Từ 2 giờ 45 phút đến 5 giờ 15 phút đã trôi qua bao nhiêu giờ.

b) Từ 12 giờ đến 4 giờ 30 phút đã trôi qua bao nhiêu giờ

c) Từ 10 giờ đến 11 giờ 15 phút đã trôi zqua bao nhiêu giờ

d) Từ 3 giờ kém 15 phút đến 4 giờ đã trôi qua bao nhiêu giờ

a) Khoảng thời gian trôi qua là: 5 giờ 15 phút – 2 giờ 45 phút = 2 giờ 30 phút

b) Khoảng thời gian trôi qua là: 12 giờ là vị trí xuất phát đầu tiên có thể có là 0 nên lấy 4 giờ 30 phút – 0 giờ = 4 giờ 30 phút

c) Khoảng thời gian trôi qua là: 11 giờ 15 phút – 10 giờ = 1 giờ 15 phút

d) Khoảng thời gian trôi qua là: 4 giờ – 3 giờ kém 15 (hay 2 giờ 45 phút) = 1 giờ 15 phút

Toán lớp 3 xem đồng hồ không khó khăn nếu con nắm chắc kiến thức cơ bản, chăm chỉ luyện tập các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao. chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành để con học toán thêm thú vị hơn.