Xem Nhiều 6/2023 #️ Tìm Hiểu Tuyên Ngôn Độc Lập # Top 15 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 6/2023 # Tìm Hiểu Tuyên Ngôn Độc Lập # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Tuyên Ngôn Độc Lập mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

TÌM HIỂU TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH

– Văn chính luận của HCM thắm đượm tình cảm; giàu hình ảnh; giọng điệu đa dạng: khi ôn tồn, thấu tình đạt lí; khi đanh thép, mạnh mẽ, hung hồn.

– Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.

Về sự kiện Bác đọc TNĐL, nhà thơ Tố Hữu viết:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc: Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức,

+ Nhật đầu hàng Đồng minh

+ CMTT thành công, cả nước giành chính quyền thắng lợi.

+ Ngày 26 tháng 8 năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội

– Đối tượng hướng tới của bản TN còn là nhân dân trên toàn thế giới. Phần cuối của tác phẩm, Bác đã viết: “Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước VN DCCH, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:”.

– Tương ứng với đối tượng trên, TNĐL còn nhằm mục đích bẻ gãy những luận điệu xảo trá của kẻ thù đang dã tâm nô dịch trở lại đất nước ta.

– Bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Cách lập luận như trên chúng ta đã từng bắt gặp trong bản “TNĐL lần hai” của dân tộc – Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi). Trước khi lời “đại cáo” (báo cáo rộng khắp) cất lên cho ai nấy đều hay, điểm tựa lí luận quán xuyến được tác giả đặt ra là: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Từ “nguyên lí” chung đó, giặc minh trở thành kẻ Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế – Gây binh kết oán trải hai mươi năm, còn quân ta trong tư thế Đem đại nghĩa để thắng hung tàn – Lấy chí nhân để thay cường bạo.

– Mở đầu bằng cách trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ làm cơ sở pháp lí:

+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791:

+ Vừa khôn khéo: Tỏ ra tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của cha ông kẻ xâm lược vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại

à Đó là suy luận hợp lí, sáng tạo, là đóng góp quan trọng nhất trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác, là phát súng lệnh cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa.

+ Về chính trị: không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào, thi hành luật pháp dã man, chia rẽ dân tộc, tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu

– Pháp kể công “bảo hộ”, bản tuyên ngôn lên án chúng:

+ “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.”

+ Vậy là trong 5 năm, chúng bán nước ta hai lần cho Nhật.

– Pháp nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, chúng có quyền lấy lại Đông Dương, tuyên ngôn chỉ rõ:

+ Chính pháp là kẻ phản bội lại Đồng minh, hai lần dâng Đông Dương cho Nhật.

– Ba câu văn ngắn gọn vừa chuyển tiếp vừa khẳng định:

+ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị .

+ Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay.

+ Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ.

– Khẳng định về quyền độc lập tự do của dân tộc: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”

-. Lời văn đanh thép như một lời thề, thể hiện ý chí, quyết tâm của cả dân tộc.

Là áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Bác:

– Lập luận: chặt chẽ, thống nhất từ đầu đến cuối (dựa trên lập trường quyền lợi tối cao của các dân tộc)

– Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc.

– Dẫn chứng: xác thực, lấy ra từ sự thật lịch sử

– Ngôn ngữ: đanh thép, hùng hồn, chan chứa tình cảm, cách xưng hô bộc lộ tình cảm gần gũi.

TC: Lòng yêu nước thương dân nồng nàn, sâu sắc.

– TNĐL là 1 văn bản ngắn gọn khúc chiết khẳng định quyền tự do bất khả xâm phạm của d/t VN; có tính chiến đấu cao đập tan luận điệu của kẻ thù xâm lược nước ta.

– TNĐL t.hiện tầm tư tưởng ; tầm văn hoá lớn của tư tưởng y/n & căm thù giặc s/ sắc của HCM, xứng đáng là một bản hùng văn của dân tộc ta.

1/ Nhà Văn Nguyễn Công Hoan: “Với một nội dung ngắn gọn, súc tích được thể hiện bằng thể văn chính luận mẫu mực, sâu sắc, lập luận chặt chẽ lí lẽ sắc sảo mà vẫn dung dị, gần gũi, thuyết phục, đi sâu vào lòng người. Tuyên ngôn độc lập của HCM thực sự là một văn kiện lịch sử vô giá, một bản anh hùng ca cách mạng của dân tộc ta, đất nước ta”.

Soạn Bài: Tuyên Ngôn Độc Lập

Phần 1: Tác giả Hồ Chí Minh

I. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

* Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:

– Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn là một nhà chiến sĩ.

– Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học

+ Nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật, hùng hồn, hiện thực phong phú của đời sống và phải giữ tình cảm chân thật.

+ Nhà văn phải có ý thức đề cao tinh thần, cốt cách trong dân tộc mình.

+ Nhà văn phải tìm tòi sáng tạo.

– Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.

+ Khi cầm bút người tự đặt câu hỏi, viết cho ai? Viết để làm gì? Sau đó mới quyết định viết cái gì, xác định nội dung, viết như thế nào?

* Ý nghĩa: Quan điểm sáng tác trên đã chi phối đặc điểm sự nghiệp văn học của Bác có tư tưởng sâu sắc, có hình thức biểu hiện sinh động, đa dạng.

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh: Dù không phải là sự nghiệp chính nhưng Bác đã để lại di sản văn học lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách nghệ thuật.

a, Văn chính luận:

– Những thập niên đầu thế kỉ XX: những bài văn chính luận mang bút danh Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo Người cùng khổ, tiêu biểu nhất là Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản năm 1925).

– Ngày 02/ 09/ 1945: Bản tuyên ngôn độc lập – áng văn chính luận tiêu biểu, mẫu mực.

– Những văn kiện viết vào giờ phú thử thách đặc biệt của dân tộc với văn phong vừa hào sảng, vừa thiết tha: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1946).

b, Truyện và ký

– Thời gian Bác hoạt động ở Pháp

+ Văn tự: viết bằng tiếng Pháp.

+ Tác phẩm tiêu biểu: Pa – ri, lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành…

– Thời gian hoạt động cách mạng sau này: Nhật ký chìm tàu năm 1931, Vừa đi đường về kể chuyện (1963)…

c, Thơ ca

– Tập thơ Nhật ký trong tù

+ Hoàn cảnh sáng tác: mùa thu năm 1942 – mùa thu năm 1943 khi bác bị chính quyền Tưởng giới thạch giam cầm.

+ Tập thơ ghi chép lại tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của tác giả đồng thời cũng phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù.

– Trùm thơ người làm ở Việt Bắc: từ năm 1941 đến 1945 và thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

+ Những bài thơ tuyên truyền cách mạng như dân cày, bài ca sợi chỉ,…

+ Những bài thơ nghệ thuật vừa có màu sắc cổ điển và mang tính hiện đại: Pác Pó hùng vĩ, Nguyên tiêu, Cảnh khuya,…

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Đặc điểm của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:

* Tính đa dạng:

– Bác viết nhiều thể loại.

– Bác viết bằng nhiều thứ tiếng: tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng Việt,…

– Mỗi thể loại đều tạo được những nét độc đáo và hấp dẫn.

+ Văn chính luận: ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.

+ Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.

+ Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại có nét phong cách riêng.

* Tính thống nhất

– Cách viết ngắn gọn trong sáng, giản dị.

– Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau.

– Hình tượng nghệ thuật luôn vận động hướng về ánh sáng tương lai.

Luyện tập

Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại trong bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh):

a, Nhan đề, thi đề cổ điển: Mộ (Chiều tối).

b, Thể loại cổ điển: thất ngôn tứ tuyệt đường Luật.

c, Hai câu thơ đầu mang màu sắc cổ điển: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhân vật

* Bức tranh thiên nhiên:

– Không gian: rộng lớn.

– Thời gian: chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày → mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi.

– Cảnh vật:

+ Chim mỏi: biểu tượng cho buổi chiều tà → cảm nhận trạng thái bên trong của sự vật.

+ Chòm mây cô đơn đang trôi giữa bầu trời bao la.

– Nghệ thuật:

+ Sử dụng hình ảnh ước lệ, tượng trưng, bút pháp chấm phá.

→ Bức tranh thiên nhiên đẹp, buồn nơi núi rừng.

* Vẻ đẹp tâm hồn Bác:

– Yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên.

– Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác.

d, Hai câu thơ cuối mang màu sắc hiện đại: Bức tranh đời sống

– Hình ảnh:

+ Thiếu nữ say ngô: người lao động khỏe khoắn trẻ trung → con người là trung tâm của bức tranh, xuất hiện trong tư thế lao động.

+ Lò than rực hồng: tạo cảm giác ấm áp, xua tan cái lạnh chiều tối.

→ Chữ “hồng” làm bừng sáng bài thơ, tứ thơ vận động từ bóng tối ra ánh sáng → tinh thần lạc quan vượt lên mọi hoàn cảnh.

– Nghệ thuật:

+ Sử dụng thi pháp cổ điển lấy ánh sáng để tả bóng tối.

+ Điệp từ: ma bao túc – bao túc ma hoàn.

Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh

Tập thơ Nhật kí trong tù được Bác sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1943, khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt ở Quang Tây (Trung Quốc). Tập thơ gồm 133 bài thơ viết bằng chữ Hán, chủ yếu theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Tập thơ ghi chép những điểu tai nghe mắt thấy trong nhà tù và trên đường chuyển lao tại Quảng Tây – Trung Quốc cùng thái độ phê phán nghiêm khắc. Đồng thời tác phẩm cũng ghi lại tâm trạng, cảm xúc suy nghĩ của tác giả phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù.

Comments

Soạn Bài Tuyên Ngôn Độc Lập

Soạn bài Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) – Phần 2: Tác phẩm

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 41 sgk ngữ văn 12 tập 1) Bố cục:

Phần 1: (từ đầu đến không chối cãi được): cơ sở pháp lý và chính nghĩa

Phần 2: (tiếp đến phải được độc lập): vạch trần sự tàn ác, bộ mặt của thực dân Pháp

Phần 3: (còn lại) lời tuyên bố độc lập của nhân dân ta

Câu 2 (trang 41 ngữ văn 12 tập 1)

– Việc trích dân tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản tuyên ngôn Độc lập của Mĩ là cách lập luận sắc bén, khéo léo của tác giả

+ Dùng làm cơ sở pháp lí tuyên bố nền độc lập cho nước mình.

+ Đó là cơ sở suy rộng ra nền tự do của các dân tộc bị áp bức trên thế giới

– Ý nghĩa về mặt lập luận:

+ Tăng sức thuyết phục cho lời tuyên ngôn độc lập

+ Thể hiện sự khôn khéo, quyết liệt trong cách chiến đấu với kẻ thù

+ Nghệ thuật gậy ông đập lưng ông là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” dùng chính lý lẽ chính nghĩa của Pháp, Mỹ đập lại luận điệu xảo trá của chúng.

Câu 3 (trang 41 ngữ văn 12 tập 1) Tác giả vạch trần bản chất tàn bạo, xảo quyệt của thực dân bằng lý lẽ và sự thật xác đáng:

– Thực dân Pháp kể công “khai hóa”, thực tế chúng “cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”

+ Dẫn chứng cụ thể vạch mặt chúng về chính trị, xã hội, kinh tế

+ Đưa ra hình ảnh thực tế đất nước ta “xác xơ, tiêu điều”, nhân dân “nghèo nàn, thiếu thốn”

+ Điệp từ “chúng” liệt kê hàng loạt tội ác chồng chất, cứa sự căm thù của thực dân

– Thực dân Pháp kể công “bảo hộ” nhưng thực tế “chúng bán nước ta hai lần cho Nhật”:

+ Mùa thu 1940 thực dân Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp “quỳ gối, đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật” → Pháp hèn nhát, vô trách nhiệm

+ Chúng “thẳng tay khủng bố Việt Minh” khi bỏ chạy còn “nhẫn tâm giết tù chính trị”

– Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì Người khẳng định Đông Dương là thuộc địa của Nhật

Nước ta đứng lên giành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

→ Bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh khẳng định sự thật, lý lẽ thuyết phục, khẳng định nền độc lập dân tộc nhờ đấu tranh.

Câu 4 (trang 42 sgk ngữ văn 12 tập 1) Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận xuất sắc: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn

– Lý luận thống nhất và chặt chẽ trong toàn bài

– Luận điểm xác thực, không thể chối cãi được

– Lý lẽ hùng hồn, đầy sức thuyết phục

– Đanh thép, sắc sảo khi biểu hiện tính chiến đấu, thái độ dứt khoát và bản lĩnh phi thường, sắc sảo ở trí tuệ, lối lập luận

→ Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn, có giá trị lịch sử lớn lao

LUYỆN TẬP

Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận có khả năng lay động hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam

– Đoạn văn khẳng định tinh thần kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm của người dân Việt Nam

– Lời trịnh trọng tuyên bố độc lập “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”

– Khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc, tự do

Tuyên ngôn độc lập trở thành áng văn chính luận xúc động lòng người được bộc lộ từ tấm lòng của người viết: đó là tấm lòng yêu nước nồng nàn, tự hào dân tộc mãnh liệt, khao khát độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ tự do, độc lập ở Hồ Chí Minh

Tấm lòng đó đã truyền vào trong từng lời văn tha thiết, tự hào đanh thép, có sức lay động tới triệu trái tim Việt Nam

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

Soạn Bài Tuyên Ngôn Độc Lập Tiếp Theo

Soạn bài Tuyên ngôn độc lập tiếp theo

I.Tác giả

II.Tác phẩm

1.Hoàn cảnh ra đời

Ngày 19-8-1945, chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta. Ngày 23-8-1945, tại Huế, trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị. Ngày 25-8-1945, gần một triệu đồng bào Sài Gòn – Chợ Lớn quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ không đầy 10 ngày, Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ.

Cuối tháng 8-1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Và ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỉ nguyên mới độc lập, tự do cho nhân dân và dân tộc ta.

a.Từ đầu đến không ai chối cãi được: Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập.

b.Từ Thế mà hơn 80 năm nay đến Dân tộc đó phải được độc lập: Bản cáo trạng tội ác của thực dân Pháp và quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.

c.Phần còn lại: Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố với thế giới.

3.1.Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản “Tuyên ngôn độc lập”

Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Hồ Chí Minh đã trích hai câu nổi tiếng trong hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp, trước hết để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại, sau nữa là “suy rộng ra…” nhằm nêu cao một chân lí tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới.

Cách mở bài rất đặc sắc, từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc. Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ.

3.2.Nội dung chính

a.Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp

-Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp, chúng “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.

-Năm tội ác về chính trị: 1 – tước đoạt tự do dân chủ, 2 – luật pháp dã man, chia để trị, 3 – chém giết những thiến sĩ yêu nước của ta, 4 – ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân, 5 – đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.

-Năm tội ác lớn về kinh tế: 1 – bóc lộc tước đoạt, 2 – độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, 3 – sưu thuế nặng nề, vô lí đã bần cùng nhân dân ta, 4- đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bốc lột tàn nhẫn công nhân ta, 5 – gây ra thảm họa cho hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945.

-Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã “bán nước ta hai lần cho Nhật”.

-Thẳng tay khủng bố Việt Minh, “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao bằng”.

b.Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta

-Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng Đồng minh.

-Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

-Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xóa bỏ.

-Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”.

“Một dân tộc dã man góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc dã man góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được đôc lập!”.

Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử không ai chối cãi được, đó là cơ sở thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn Độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một cách chặt chẽ với những lí lẽ đanh thép, hùng hồn.

c.Lời tuyên bố với thế giới

-Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiển nhiên).

-Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làm nên bằng xương máu và lòng yêu nước).

Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện phong cách chính luận của Hồ Chí Minh.

Cùng với bài thơ Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, bản Tuyên ngôn Độc lập phản ánh đúng diện mạo tinh thần và truyền thống chống xâm lược của dân tộc Việt Nam trong trường kỳ lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước.

Lối viết ngắn gọn (950 từ), có câu văn 9 từ mà nêu đủ nêu đúng một cục diện chính trị: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, nhưng những bằng chứng lịch sử về 10 tội ác của thực dân Pháp và quá trình dấu tranh giành độc lập của nhân dân ta là không ai chối cãi được. Sử dụng diệp ngữ tạo nên những câu văn trùng điệp đầy ân tượng: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của chúng ta trong những bể máu”. Cách dùng từ sắc bén: “cướp không ruộng đất”, “giữ đôc quyền in giấy bạc”, “quỳ gối đầu hàng… rước Nhật”, thoát ly hẳn… xóa bỏ hết… xoát bỏ tất cả…”. Hoặc “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”…

Tóm lại, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh góp phần làm giàu đẹp lịch sử và nền văn học dân tộc, tô thắm tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do của nhân dân ta.

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Tuyên Ngôn Độc Lập trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!