Xem Nhiều 3/2023 #️ Sử Dụng Microstation V8 Căn Bản # Top 4 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 3/2023 # Sử Dụng Microstation V8 Căn Bản # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sử Dụng Microstation V8 Căn Bản mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Published on

Microstation v8 guide Audiobook tiếng Anh cho bé, truyện cổ tích tiếng anh, luyện nghe: https://www.youtube.com/watch?v=-9_RT-9ZQzU&t=29s

1. TỰ HỌC MICROSTATION V8 VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG AUTOCAD Biên soạn: Huỳnh Văn Trúc

5. Để giúp bạn ấn định nội dung hiển thị, mỗi khung nhìn của MicroStation có một tổ hợp các điều kiểm riêng. Các điều kiểm này cho phép bạn thay đổi hướng nhìn và kết quả nhìn thấy trong một khung nhìn, mà không hề ảnh hưởng đến nội dung tất cả các cửa sổ khung nhìn khác. Các điều kiểm khung nhìn nằm trong góc dưới bên trái của mỗi cửa sổ khung nhìn. Mách bảo: Đóng tất cả các cửa sổ thiết kế trong tập tin .dgn của bạn không phải là đóng tập tin. Bạn đóng tất cả các cửa sổ thiết kế, nhưng tập tin vẫn được mở. Thanh tựa đề phía trên của màn hình vẫn chỉ ra tên của tập tin đang mở. Các chức năng của chuột trong MicroStation Các chức năng của chuột trong MicroStation Với chuột, bạn có thể thực hiện 3 chức năng chính: 1. Data Point – Chọn lệnh hoặc các mục của lệnh đơn từ giao diện và định vị điểm, ví dụ như điểm bắt đầu và kết thúc cho một đoạn thẳng. 2. Reset – Ngưng một quá trình. Reset thực hiện nhiều tác vụ khác nhau, tùy thuộc vào qui trình đang được thực hiện 3. Snap (còn gọi là Tentative point – điểm thử) – Chúng ta sử dụng phím chuột này để định vị và chọn điểm một cách chính xác, bám vào các phần tử có sẵn, các điểm ví dụ như điểm cuối hoặc điểm giữa của đối tượng. Trong các chức năng kể trên thì Data Point được sử dụng thường xuyên nhất, tiếp đến Reset. Thiết lập mặc định cho chuột của MicroStation là chuột có 2 phím. Nếu bạn sử dụng chuột 2 phím, thiết lập mặc định cho Tentative Snap là động tác nhấn đồng thời cả 2 phím chuột. Một chuột 3 phím sẽ giúp bạn đạt được hiệu ứng hiệu quả lớn nhất cho việc sử dụng với MicroStation. Với loại chuột này bạn sẽ có một phím cho một trong các dạng phổ biến nhất của việc nhập liệu đồ họa trong MicroStation. Chúng ta sử dụng phím giữa (hay là bánh xe) trên một chuột 3 phím cho Tentative Snap. Để thiết lập cấu hình chuột cho chức năng này, ta phải gán chức năng cho phím giữa hoặc là bánh xe. Gán chức năng Tentative Snap cho phím chuột giữa 1. Chọn Button Assignments từ lệnh đơn thả xuống Workspace từ thanh lệnh đơn chính của MicroStation. Hộp thoại Button Assignments xuất hiện. 2. Sử dụng phím Data Point (phím chuột trái) để nhấn vào từ Tentative nằm ở khu trái của hộp. 3. Đọc thông điệp hiển thị trong khu Button Definition Area. 4. Nhấn phím chuột giữa (hoặc là kéo bánh xe xuống) vào thanh Button Definition Area. Một khi bạn đã nhấn vào đây, mục Invoked by cho Tentative Button sẽ chuyển thành Middle Button. Huỳnh Văn Trúc 5

7. 5. Nhấn Reset Sử dụng Fence để co giãn và sao chép các phần tử Có khi bản vẽ của ta nhanh chóng trở thành dày đặc và khó thêm vào bất kỳ một chi tiết nào khác. Ta hãy thử sử dụng Fence Stretch để xử lý tình huống này, tạo không gian cho các phần tử mới. Ở ví dụ này ta có bản vẽ P&ID có chứa đơn vị xử lý số 1 và số 3. Ta muốn bổ sung đơn vị hoạt động số 2 vào giữa. 1. Chọn công cụ Place Fence. Thiết lập các dữ liệu sau vào cửa sổ Tool Settings: Fence Type: Block Fence Mode: Inside 2. Nhập một Data Point tại vị trí số 1, Data Point thứ 2 tại vị trí số 2 để vẽ Fence. 3. Chọn công cụ Manipulate Fence Contents. Nhập các dữ liệu sau vào cửa sổ thiết lập tham số Manipulate Fence Contents. Operation: Stretch Fence Mode: Inside 4. Bật lên tính năng AccuDraw, nếu nó chưa được kích hoạt 5. Nhập một Data Point tại vị trí số 3. Hàng rào bây giờ sẽ dịch chuyển động theo con trỏ. 5. Dùng AccuDraw dịch con trỏ sang trái, nhập số 3.4, sau đó nhập một Data Point. 6. Nhấn Reset. Huỳnh Văn Trúc 7

11. Một bước ren của trục đã được tách rời ra khỏi đối tượng và được sao chép. Lần này thì những phần tử có một phần nào đó nằm phía trong chồng lên đường fence cũng như các phần tử nằm phía trong đường fence đều được sao chép. 6. Nhấn Reset. Mẹo: Cách duy nhất để xóa đi một fence, ngoài việc thoát ra khỏi tập tin thiết kế, là nhấn chọn công cụ Place Fence lần nữa. Làm việc với Fence Một phương cách để nhóm các phần tử lại với nhau là sử dụng công cụ Place Fence. Một Fence (hàng rào) là một đường viền tạm thời, được vẽ bao chứa một số phần tử nhằm mục đích thực hiện một tác vụ đối với nhóm các phần tử này. Hộp công cụ Fence bao gồm năm công cụ, công cụ căn bản nhất trong số chúng là Place Fence. Bạn chỉ có thể gọi bốn công cụ kia sau khi đã vẽ một Fence. Place Fence tạo 6 loại Fence khác nhau và có 6 phương pháp vẽ Fence. Các dạng Fence cũng như các phương pháp bao gồm: Dạng Fence Miêu tả Block Hai Data Point đứng chéo nhau tạo một Fence hình chữ nhật Shape Bạn có thể các đọan fence với chiều dài và góc tùy ý Circle Nhập một Data Point cho tâm và vẽ một Fence hình tròn Element Nhận diện một phần tử dạng shape (đường viền hình học đóng kín). Bạn sẽ có một Fence trùng với đường viền phần tử. From View Vẽ một Fence bao quanh chu vi của khung nhìn được chọn. From Dgn Vẽ Fence chọn tất cả phần tử trong tập tin thiết kế, bất chấp cửa sổ khung File nhìn hiện hành Fence Mode Hành động Inside Chọn các phần tử nằm hòan tòan trong Fence Overlap Chọn các phần tử nằm bên trong và chạm vào đường viền Fence Clip Các phần tử và phần của phần tử nằm trong đường viền Fence. Void Các phần tử nằm hòan tòan phía ngoài Fence. VoidCác phần tử nằm phía ngoài và chạm vào đường viền Fence. Overlap Void-Clip Các phần tử và phần phần tử nằm phía ngòai Fence. Hiệu chỉnh nội dung của Fence Sử dụng Mannipulate Fence Contents để hiệu chỉnh các phần tử được định nghĩa bởi một đường Fence. Công cụ Mannipulate Fence Contents có sáu mục lựa chọn khác nhau. Tác vụ Miêu tả Huỳnh Văn Trúc 11

13. Active Level – Lớp hiện hành Khi ta chọn một Level trong hộp công cụ Attributes, Level này sẽ trở thành Active Level (lớp hiện hành). MicroStation cho bạn chọn tại một thời điểm chỉ một Level làm lớp hiện hành. Hộp thiết lập View Level sẽ chỉ ra Level hiện hành qua phần text màu trắng trên nền xanh. Có nhiều cách để thiết lập Level hiện hành: – Nhấn vào danh sách Level trong hộp công cụ Attributes, sau đó chọn Level hiện hành. – Nhấn đúp vào Level mà bạn muốn ấn định nó thành Level hiện hành trong hộp thoại Level Manager, hộp thoại này sẽ mở ra trong thanh trạng thái khi bạn nhấn chuột vào phần hiển thị Level. Huỳnh Văn Trúc 13

16. Thường thì một tổ chức sẽ thiết lập những chuẩn riêng của họ về biểu tượng và thuộc tính để sử dụng cho các dự án của mình. Một dự án về bản đồ có thể yêu cầu các thông tin địa chính phải được vẽ trên level có tên là Cadastral, nhưng những thuộc tính của các phần tử này sẽ khác nhau, tùy thuộc vào lớp thông tin. Ví dụ: Tên level Color Linestyle Weight Ranh giới tiểu bang 0 – (đen) 0 (gạch liền nét) 6 Ranh giới tỉnh 0 – (vàng) 7 (gạch dài vừa, gạch dài cỡ trung) 4 Ranh giới thành phố 0 – (đen) 4 (gạch dài, gạch ngắn) 3 Ranh giới khu vực 0 – (đen) 6 (2 gạch ngắn, 1 gạch vừa) 2 Các thuộc tính được qua xác định tham số được thiết lập trước. Ví dụ, trong khoảng thời gian Active Color được ấn định là red, thì màu sắc của tất cả các phần tử được vẽ ra trong khoảng thời gian này đều là red (đỏ). Thay đổi thiết lập hiện hành sẽ không ảnh hưởng đến các phần tử đã được vẽ trước đó. Nhưng mặt khác, bạn có thể thay đổi bất kỳ thuộc tính nào của một phần tử được vẽ trước đây, chuyển thành giá trị của thuộc tính được thiết lập hiện thời với công cụ Change Element Attributes. Hộp công cụ Attributes Hộp công cụ Attributes thường được gắn neo ở phía trên cửa sổ MicroStation. Hộp công cụ này hiển thị Level hiện hành, số của màu, số của dạng đoạn (line style), số của bề dày đường (line weight), và một hình ảnh miêu tả kiểu và bề dày đường thẳng. Từ công cụ này bạn có thể thay đổi level hiện hành và Active Symbology. (Level cũng như mục lựa chọn ByLevel sẽ được bàn tới trong một bài sau.) Color – màu sắc MicroStation cung cấp nhiều màu sắc. Theo mặc định, bạn có thể sử dụng 254 màu khác nhau cho bản vẽ của mình. Ngòai ra, bạn có thể tạo ra nhiều tổ hợp màu bổ sung cho các màu mặc định này, tạo nên “bảng màu” tùy biến của riêng bạn. Bạn có thể thay đổi màu sắc trong tập tin thiết kế hiện hành qua động tác đính kèm một bảng màu khác vào cho nó. Tất cả 254 màu không có tên riêng, chúng được gán số nhận diện. Để ấn định Active Color (màu hiện hành) bạn nhấn vào tựa đề được tô màu trong hộp công cụ Attributes. Bảng màu sẽ mở ra. Hãy dịch con trỏ qua bảng màu, đến với màu mong muốn, sau đó nhấn chuột để chọn. Màu hiện hành (Active Color) mới sẽ được hiển thị trong hộp Attributes. Huỳnh Văn Trúc 16

18. Giống như với dạng đường, bề dày đường chỉ mang tính biểu tượng. Khi bạn tăng hay giảm tỷ lệ hiển thị, bề dày sẽ luôn luôn xuất hiện như thể nó có cùng một kích cỡ điểm ảnh trên màn hình. Thế chúng sẽ dày bao nhiêu khi được in ra? Ta sẽ trả lời câu hỏi này sau. Fill – Tô đầy Thỉnh thoảng, sẽ là một tính năng hữu dụng và mang tính thẩm mỹ cao nếu bạn tô màu cho một phần tử đóng kín. Phần lòng sông hồ biển, các đường viền của các công trình xây dựng, cũng như các chi tiết cơ khí là những ví dụ tốt cho loại phần tử mà bạn muốn tô màu. Khi tô màu cho phần tử, ta có ba lựa chọn Fill Type: None Phần tử sẽ không được tô đầy. Opaque Phần tử được tô với màu sắc của phần tử được chọn. Outline Phần tử được tô với Active Fill Color (màu tô hiện hành) Một khi phần tử được tô đầy, bạn có thể bật/tắt tính năng hiển thị tô đầy trong hộp thiết lập View Attributes, ta sẽ bàn đến mục này sau. Công cụ Change Element Attributes (Thay đổi thuộc tính phần tử) Bạn sử dụng công cụ này để thay đổi ngoại hình của các phần tử sẵn có. Khi sử dụng Change Element Attributes, ta thay đổi các thuộc tính phần tử riêng lẻ, hoặc theo nhóm, hoặc trong một tổ hợp. Để thay đổi thuộc tính của phần tử , hãy thực hiện các bước sau: Chọn công cụ Change Element Attributes. Thiết lập Method là Change. Huỳnh Văn Trúc 18

19. Bật mục Use Active Attributes để thay đổi thuộc tính của phần tử giống như thuộc tính hiện hành. hoặc Tắt mục Use Active Attributes để thay đổi thuộc tính phần tử mà không sử dụng các thiết lập phần tử hiện hành. Sau đó, bật các thuộc tính mà bạn muốn thay đổi. Chọn đối tượng cần thay đổi Thực hiện các đo đạc Sau khi đã có thể vẽ các phần tử với kích cỡ chính xác cũng như tại các vị trí chính xác, ta cần đo đạc kết quả của mình. Điều này sẽ trở nên quan trọng hơn khi ta học được các kỹ thuật thiết kế có bao gồm sự tương tác giữa các phần tử khác nhau cũng như các công cụ khác nhau. Các bước đo đạc trong MicroStation cũng tương tự như các bước vẽ phần tử. Đầu tiên bạn chọn công cụ, sau đó làm theo yêu cầu của chương trình để chọn phần tử hoặc vị trí cần thiết. Bạn cần thực hành việc sử dụng AccuSnap để nhận diện các điểm chính (Keypoint) của phần tử, khiến cho các công cụ này hoạt động suôn sẻ. Ta hãy xem xét qua các công cụ đo đạc. Công cụ đo khoảng cách Measure Distance Measure Distance có nhiều lựa chọn khác nhau. Mục đích chính của nó là đo đạc một khoảng cách tuyến tính giữa hai vị trí. Ta hãy thử dùng nó với một số tham số để đo đạc cho một nhóm văn phòng. Measure Distance cũng có thể đo đạc khoảng cách dọc theo phần tử. Nếu bạn sử dụng các điểm với mục Along Element, MicroStation có thể tính toán ra khoảng cách có bao chứa nhiều cung tròn hoặc đường cong hoặc các góc, chừng nào mà điểm đầu và điểm cuối còn ở trên cùng một phần tử. Mục lựa chọn cuối cùng của công cụ Measure Distance là Minimum Between. Sử dụng mục này, MicroStation sẽ chọn đoạn thẳng ngắn nhất nằm giữa hai phần tử mà bạn lựa chọn và hiển thị hình họa khỏang cách đó. Các công cụ Measure Radius và Measure Angle Hai công cụ này không có nhiều tham số. Chúng thực hiện các đo đạc đơn giản, chỉ yêu cầu bạn chọn phần tử để đo đạc. Công cụ Measure Area (đo diện tích) Một công cụ đo đạc khác là Measure Area, bao gồm các mục lựa chọn cho nhiều tính toán khác nhau. Huỳnh Văn Trúc 19

20. Element Fence Intersection Union Difference Flood Points Diện tích của một đối tượng đóng. Diện tích được bao bởi đường fence. Diện tích được giới hạn bởi phần giao của hai hay nhiều đối tượng đóng. Diện tích được giới hạn bởi phần hợp của hai hay nhiều đối tượng đóng. Diện tích được giới hạn bởi phần khác nhau của hai hay nhiều đối tượng đóng. Diện tích bao bởi các đối tượng tiếp xúc với nhau tạo thành một vùng hoặc là các điểm cuối của đối tượng nằm trong phạm vi Max Gap. Diện tích mặt phẳng với các đỉnh được xác định bởi một loạt các điểm dữ liệu. Công cụ Measure Length Hộp công cụ Measure còn bao gồm 2 công cụ khác. Measure Length xác định chiều dài tổng thể của một phần tử mà bạn chọn. Kiểm tra Message Center (phần hiển thị thông báo) Khi bạn nhấn Reset, khoảng cách cuối sẽ biến khỏi thanh trạng thái. Nếu bạn nhấn chuột vào nơi khoảng cách vừa được hiển thị trên thanh Status thì Message Center sẽ xuất hiện. Minh họa: Cửa sổ Message Center Huỳnh Văn Trúc 20

21. Cửa sổ Message Center cho phép bạn xem xét lại các lỗi, các lời cảnh báo cũng như các thông tin đã được hiển thị trước đây trong thanh trạng thái. Số lượng đa mặc định cho các thông điệp được lưu trữ cho mục hiển thị này trong Message Center là 50. Bạn có thể thay đổi con số này. Hãy nhấn chuột phải vào khu vực hiển thị thông báo của thanh trạng thái, chọn Properties từ lệnh đơn thả xuống, thay đổi số lượng các thông điệp được lưu trữ trong trường này. Các công cụ hiệu chỉnh Các công cụ hiệu chỉnh có mặt trong hộp công cụ Manipulate. Copy (sao chép) Tính năng copy tạo ra bản sao chép của các phần tử sẵn có mà không ảnh hưởng đến phần tử gốc. Nhận diện phần tử cần được sao chép với một Data Point rồi bạn nhập một Data Point thứ 2 tại nơi bạn muốn có bản sao chép. Sau đó bạn có thể tạo ra các bản sao chép khác nữa qua việc nhập Data Point. Động tác nhấn phím Reset sẽ thả phần tử được chọn ra khỏi qui trình sao chép. Ghi chú: Sau khi nhận diện một điểm gốc trong tương quan với phần tử bằng một Data Point, bạn có thể thực hiện Undo Last Data Point (hủy bỏ tác vụ nhập Data Point gần nhất) để thiết lập một điểm gốc tại một nơi khác. Move (dịch chuyển) Tính năng Move sẽ đổi vị trí cho một phần tử, đưa nó đến một vị trí mới, sau khi nhận diện phần tử cần được dịch chuyển, bạn nhập một Data Point thứ 2 để định nghĩa vị trí mới cho nó. Bạn có thể tiếp tục tái định vị phần tử được chọn với các Data Point khác. Chỉ tới khi nhấn phím Reset bạn mới thả phần tử này ra khỏi qui trình. Mirror (soi gương-lấy đối xứng) Tính năng Mirror sẽ đối xứng các phần tử được chọn qua một trong 3 trục : trục nằm ngang, nằm dọc hay một đoạn thẳng (do người sử dụng định nghĩa). Hãy nhận diện phần tử cần được soi Huỳnh Văn Trúc 21

22. gương với một Data Point. Nhập vào một Data Point thứ 2 để xác định trục. Thay vì hiệu chỉnh phần tử được chọn, bạn cũng có thể sao chép nó qua động tác bật lên mục Make Copy trong cửa sổ thiết lập tham số. Để giải thích chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn đối xứng một phần tử, bảng sau đây sẽ chỉ ra các mục lựa chọn cho trục soi gương cũng như kết quả của tác vụ soi gương. Tùy chọn trục lấy đối Kết quả xứng Horizontal Phần tử được soi gương qua trục X. Phần tử được soi gương thay đổi theo chiều dọc, trên xuống dưới hay dưới lên trên Vertical Phần tử soi gương qua trục Y. Phần tử được soi gương thay đổi theo chiều ngang, trái qua phải hay phải qua trái. Line Phần tử được soi gương qua một trục do người sử dụng định nghĩa (Data Point thứ 2 và thứ 3). Phần tử kết quả thay đổi dọc theo trục này. Align Elements By Edge (sắp sếp phần tử theo cạnh) Align Elements By Edge cung cấp một con đường dễ dàng để sắp xếp 2 hay nhiều phần tử xoay quanh một “cạnh”. Cạnh ở đây có thể là trục X, Y hay trục Z vuông góc với khung nhìn. Bạn có thể chọn cạnh để làm căn cứ cho việc sắp xếp các phần tử từ cửa sổ Tool Settings. Phần tử thứ nhất được chọn sẽ là căn cứ cho việc sắp xếp các phần tử khác. Rotate (Xoay phần tử) Công cụ Rotale Element sẽ xoay một hay nhiều phần tử được chọn. Tham số Method Huỳnh Văn Trúc Hiệu ứng Thiết lập phương pháp xoay và co giãn phần tử. – Active Angle (góc hiện hành) – Các phần tử được xoay theo góc hiện hành, giá trị góc có thể được nhập vào qua bàn phím 22

24. Khi bạn sao chép song song các đường SmartLine Shapes hoặc các đoạn của SmartLine thì mục Miter hoặc Rounded sẽ làm đầy các khoảng trống được tạo giữa các phần tử kết quả bằng một miter (góc nhọn) hay một cung tròn. Một tính năng mạnh mẽ của công cụ này là bạn có thể nhập vào một khoảng cách xác định để dịch chuyển hay sao chép: Hãy nhập khoảng cách vào cửa sổ thiết lập tham số. Sau khi bạn nhận diện phần tử cần dịch chuyển hay sao chép song song, bạn có thể ấn định hướng từ cạnh tới cạnh của việc dịch chuyển phần tử mới bằng con chuột. Khi bạn sử dụng Move hoặc Copy Parallel đối với các SmartLine shape, các đoạn SmartLine, các đường đa giác, hoặc các hình tròn, hãy để ý là toàn bộ hình dạng đó có thể trở nên to ra hay nhỏ đi, nhận được các góc điền hay bo tròn, trong khi phần dài nhất của từng đoạn sẽ vẫn giữ quan hệ song song. Construct Array – Tạo mẫu sắp xếp Construct Array tạo ra nhiều bản copy của một hoặc một nhóm phần tử và định vị chúng theo một mẫu sắp xếp hình chữ nhật hoặc hình tròn với những khoảng cách đều đặn. Một mẫu sắp xếp hình chữ nhật sẽ sao chép và tạo nên một ma trận phần tử có số lượng cột và hàng xác định. Khoảng cách giữa các phần tử có thể được ấn định riêng cho từng hướng. Khoảng cách được đo từ tâm của phần tử này đến tâm của phần tử tiếp theo. Một mẫu sắp xếp tròn sẽ sao chép các phần tử xoay quanh một điểm có thật hoặc một điểm ảo, một đường tròn hay cung tròn, khoảng cách giữa các phần tử được tính trong độ xoay. Vẽ cùng MicroStation Nhiều công cụ trong hộp Main được sử dụng để bổ sung phần tử mới vào thiết kế. Các phần tử khác nhau về loại và độ phức tạp và thường tuân theo cùng một qui trình thực hiện như sau: – Chọn công cụ thích hợp để tạo ra phần tử mong muốn. – Nhập các tham số mong muốn vào cửa sổ thiết lập tham số. – Ấn định vị trí cho phần tử mới Trong một số trường hợp, qui trình các bước này có thay đổi chút ít. Một số phần tử đòi hỏi bạn phải nhập nhiều hơn một vị trí để định vị chúng, một số lại đòi hỏi các thông tin đầu vào bổ sung, còn một số lại đòi bạn phải sử dụng một công cụ bổ sung để ấn định vị trí cho phần tử. Ta hãy xem xét kỹ hơn một số công cụ của MicroStation. 1.Nhóm công cụ vẽ đối tượng tuyến tính 1.1 Công cụ Place Line (vẽ đoạn thẳng) đơn giản. Place Line nằm trong hộp công cụ Linear Elements, bạn có thể tìm thấy nó trong hộp Main. Công cụ này giúp bạn vẽ một đoạn thẳng đơn giản vào trong bản thiết kế. Huỳnh Văn Trúc 24

26. Rounded (làm tròn) Với dạng đoạn là “lines”, mỗi đỉnh sẽ được vẽ dưới dạng Vertex Type bo tròn dựa trên giá trị của trường Rounding Radius (bán (dạng đỉnh) kính bo tròn) Chamfered (vạt góc) Với dạng đoạn là “lines”, mỗi đỉnh sẽ được vẽ dưới dạng một góc vát dựa trên giá trị trong trường Chamfered Offset. Rounding (Với Vertex Type đượcNếu tính năng này được bật lên, nó sẽ ấn định bán kính Radius (bán ấn định là Rounded) cho một đỉnh bo tròn. kính bo tròn) Chamfer Offset (với Vertex Type đượcẤn định 2 khoảng cách cần thiết để định nghĩa một góc vát ấn định là Chamfered) Chamfer. Join Elements Nếu tính năng này bị tắt đi, thì các đoạn sẽ được vẽ dưới dạng các phần tử riêng lẻ, (kết hợp phần tính năng đóng chuỗi (Close Element – bắt vào điểm đầu tiên) cũng bị tắt theo. tử) Rotate AccuDraw toNếu tính năng này được bật lên, sau khi bạn nhập vào một Smartline segments (xoayđoạn thẳng, AccuDraw sẽ xoay la bàn của nó sao cho trục X Placement AccuDraw đến cácnằm trùng với đoạn thẳng mà bạn vừa mới vẽ nên. Nếu tính Setttings (các đoạn) năng này bị tắt đi, chương trình sẽ tắt tính năng định hướng tham số vẽ của AccuDraw đối với SmartLine. SmartLine) Always start in line Nếu tính năng này được bật lên thì dạng đoạn của mode (luôn luôn bắt SmartLine bình thường sẽ được ấn định mặc định là Lines đầu bằng một đoạn (đoạn thẳng), bất chấp dạng đoạn thẳng cuối cùng được sử thẳng) dụng. Nếu tính năng này bị tắt, AccuDraw sử dụng loại dạng mà bạn vừa sử dụng gần đây nhất. 2. Nhóm công cụ vẽ đối tượng polygon Hình vuông, hình tam giác, và hình lục giác (6 cạnh) là các đường viền hình học hữu dụng trong công việc tạo bản vẽ và thiết kế. Chúng ta gọi các đường viền hình học đó là Polygons. MicroStation gọi tất cả các đường viền hình học bao kín quanh một khu vực là các phần tử đóng kín (closed element). Khác với những phần tử tuyến tính, một tính năng mạnh mẽ của các phần tử đa giác là chúng có thể được tô đầy hoặc bằng màu sắc hoặc bằng mẫu vật liệu. 2.1 Công cụ Place Block (vẽ hình chữ nhật) Công cụ Polygon đơn giản nhất là Place Block. Công cụ này tạo ra một hình chữ nhật hay một hình vuông. Khi bạn chọn công cụ này, bạn có thể quyết định giữa 2 phương pháp vẽ Block – orthogonal (vuông góc) hay rotated (xoay). Phương pháp Kết quả Place Block Orthogonal – Các cạnh của Block này sẽ tạo thành góc vuông đối với trục X và (vuông góc) trục Y. – 2 Data Point nằm theo đường chéo định nghĩa nên Block. – Data Point thứ nhất “gắn neo” (định vị) cho Block. – Block sẽ thay đổi động khi bạn dịch con trỏ để nhập vào Data Point thứ 2. Huỳnh Văn Trúc 26

27. Rotated (xoay) – Các cạnh của Block này sẽ tạo góc vuông với các trục do người sử dụng định nghĩa. – Block được định nghĩa bởi 3 Data Point. – Data Point thứ nhất gắn neo cho Block. – Data Point thứ 2 định nghĩa trục xoay cho Block. – Block sẽ thay đổi động trên màn hình khi bạn dịch con trỏ để nhập vào Data Point thứ 3. Các mục khác có trong cửa sổ Tool Settings của công cụ này bao gồm Area (khu vực), Fill Type (kiểu làm đầy) và Fill Color (màu sắc làm đầy). 2.2 Công cụ Place Shape Place Shape cho phép bạn tạo ra một đường viền hình học có hình dạng tự do. Bạn ấn định chiều dài và góc cho mỗi đoạn của đa giác bằng cách nhập cả 2 giá trị này vào cửa sổ AccuDraw. Chiều dài hoặc góc của đoạn đa giác cũng có thể được vẽ một cách tùy ý bằng chuột. Nếu chiều dài và góc của đoạn shape đã được ấn định rồi thì đoạn đa giác mới sẽ được hiển thị gắn kèm vào con trỏ khi bạn dịch chuyển nó vào vị trí. Có 2 phương pháp để đóng một shape: – Nhấn vào nút lệnh Close Element trong cửa sổ Tool Settings sẽ khiến cho đường shape tự động đóng lại. – Nhập điểm Data Point cuối cùng của đoạn cuối cùng trùng với vị trí của điểm đầu tiên của đoạn đầu tiên. 2.3 Công cụ Place Orthogonal Shape Khi sử dụng công cụ này, động tác định vị 2 Data Point đầu tiên sẽ ấn định trục cho shape. Tất cả các đoạn của shape sau đó sẽ hoặc tạo góc vuông hoặc nằm song song với trục này. Đóng lại một shape vuông góc qua động tác nhập điểm cuối của đoạn cuối vào cùng vị trí như điểm đầu của đoạn đầu. Enter shape vertex (nhập đỉnh cho đường viền hình học) là lời yêu cầu duy nhất mà bạn nhận được từ thanh trạng thái trong suốt thời gian sử dụng công cụ này. Thông điệp này yêu cầu bạn dịch con trỏ và nhập vào các Data Point, tiếp tục vẽ các đoạn khác cho tới khi shape hoàn tất. 2.4 Công cụ Place Regular Polygon Huỳnh Văn Trúc 27

28. Place Regular Polygon là một công cụ vẽ shape mạnh mẽ. Nó cho phép bạn tạo ra các đa giác đều, chứa từ 3 tới 100 cạnh. Có 3 chế độ vẽ Polygon, tất cả đều định nghĩa kích cỡ của Polygon. Chế độ vẽ Polygon Miêu tả Placement Inscribed (nội tiếp) Các đỉnh của đa giác sẽ nằm trên đường tròn đa giác. Data Point thứ nhất định nghĩa tâm điểm của đa giác, Data Point thứ 2 định nghĩa khoảng cách bán kính kể từ tâm cho tới các đỉnh. Circumscribed (ngoại Các cạnh của đa giác sẽ tiếp tuyến từ phía ngoài với đường tròn đa giác. tiếp) Data Point thứ nhất nhận diện tâm của đa giác và Data Point thứ 2 định nghĩa khoảng cách bán kính kể từ tâm cho tới điểm tiếp tuyến nằm giữa cạnh đa giác. By Edge (theo cạnh) Cũng cần 2 Data Point nhưng chẳng có điểm nào trong số này định nghĩa tâm của Polygon. 2 điểm này sẽ định nghĩa chiều dài và góc của một cạnh Polygon, làm căn cứ xác định tâm Polygon cũng như khoảng cách bán kính. 3. Nhóm công cụ vẽ cung tròn 3.1 Công cụ Place Arc (vẽ cung tròn) Place Arc có trong hộp công cụ Main. Bạn hãy sử dụng công cụ này để tạo ra một phần tử cung tròn trong tập tin thiết kế. Place Arc cũng xuất hiện trong hộp công cụ Arc. Ta hãy xem xét tính năng này. 3.2 Công cụ Place Circle Place Circle sẽ vẽ một phần tử tròn đóng kín vào tập tin thiết kế. Công cụ này có mặt trong khung công cụ Main. Place Circle cũng có mặt cả trong hộp công cụ Ellipses. Hãy vẽ các đường tròn theo các phương pháp sau. Center (tâm) Các đường tròn sẽ được vẽ qua động tác định nghĩa một điểm tâm và một điểm nằm trên đường tròn. Nếu các tham số Diameter (đường kính) hoặc Radius (bán kính) đã được định nghĩa thì bạn chỉ cần định nghĩa điểm tâm mà thôi Diameter Các đường tròn sẽ được vẽ qua việc định nghĩa một điểm trên (Đường đường tròn và điểm đối diện tạo với điểm đầu thành một đường kính) kính. Edge Các đường tròn sẽ được vẽ qua việc định nghĩa 3 điểm nằm trên Huỳnh Văn Trúc 28

30. Minh họa: Nút lệnh Snap Button với tất cả các chế độ bắt điểm. Khả năng bắt điểm tùy thuộc vào công cụ đang được sử dụng. (Nếu công cụ hiện hành không hỗ trợ một chế độ bắt điểm thì tên của chế độ bắt điểm sẽ bị đưa về trạng thái xám mờ). Giống như các hộp công cụ khác của MicroStation, thanh Snap Mode hiển thị lô gợi nhớ khi bạn trỏ chuột vào một nút lệnh nào đó và giữ yên chuột vài giây đồng hồ. Một lần nhấn chuột vào một nút lệnh sẽ khiến cho mục được chọn có độ ưu tiên cao hơn và tạm thời “viết đè lên” chế độ bắt điểm hiện hành trong một tác vụ. Nhấn đúp chuột vào một chế độ tức là ấn định lại chế độ bắt điểm hiện hành (Active Snap Mode). Nền màu xám thẫm cho biết chế độ bắt điểm hiện hành. Nút lệnh đầu tiên trên thanh Snap Mode dùng để bật/tắt tính năng AccuSnap. Các chế độ bắt điểm (Snap Modes) Chế độ Biểu tượng Điểm Tentative sẽ bắt vào : Nearest hoặc Near Snap Point Keypoint hoặc Keypoint Snap Điểm nằm trên phần tử, gần nhất với con trỏ. Midpoint hoặc Midpoint Snap Điểm giữa của một đoạn thuộc phần tử, nằm gần với con trỏ nhất. (Đối với cung tròn ê-líp, chương trình sẽ bắt vào điểm nằm trên cung tròn, tại vị trí một nửa góc quét, khác với điểm nằm tại một nửa khoảng cách cung.) Bắt vào tâm của các phần tử (hình tròn, cung tròn, đoạn text), những thứ có điểm tâm. Tâm điểm của các phần tử khác (đa giác đóng kín, chuỗi đoạn thẳng hoặc đường B-Splines). Điểm gốc của một ô hoặc một phần tử text, tâm điểm (centroid) của Bspline, Data Point thứ nhất trong một phần tử đo đạc, đỉnh thứ nhất của một đoạn thẳng, chuỗi đoạn thẳng hoặc shape. Điểm giữa của toàn bộ một chuỗi đoạn thẳng, của một phần tử đa đoạn thẳng, của một chuỗi phức hợp (chứ không phải điểm giữa của đoạn nằm gần con trỏ nhất). Điểm giữa của một đoạn thẳng hay một cung tròn. (Cho một phần của hình ê líp, điểm tentative sẽ bắt vào điểm nằm trên đường cong tại phần nửa của khoảng cách cung, khác với điểm tại phần nửa của góc quét.) Center Snap Origin Snap Bisector Snap Huỳnh Văn Trúc Điểm gần nhất trong tất cả các điểm chính (Keypoint) nằm trên phần tử. Thường thì đây là chế độ bắt điểm hữu dụng nhất. 30

31. Intersection Snap hoặc Intersect Snap Tangent Snap Tangent Snap Point Perpendicular Point Snap Perpendicular Point Snap Parallel Snap Point Through Snap hoặc Thru Point Snap Point On Snap Điểm giao của hai phần tử. (Khi thực hiện bạn cần bắt ít nhất 2 điểm tentative). Điểm tentative thứ nhất sẽ bắt vào một phần tử và khiến cho phần tử này được tô nổi bật. Điểm tentative thứ hai bắt vào phần tử thứ 2 và cả 2 đoạn này được chương trình sử dụng để tìm ra giao điểm của chúng, được hiển thị dưới dạng các đoạn thẳng gạch chấm chấm (nếu 2 phần tử này không thật sự cắt nhau, nhưng phần hình chiếu của 2 phần tử này cắt nhau, thì đoạn này sẽ bao gồm cả phần hình chiếu của phần tử để tìm đến điểm cắt.) Cứ tiếp tục bắt điểm cho tới khi bạn tìm được giao điểm mong muốn. Hai điểm tentative cuối cùng sẽ định nghĩa vị trí của động tác bắt giao điểm. Tiếp tuyến với một phần tử có sẵn – cạnh của phần tử mà bạn vẽ mới sẽ bị hạn chế để đảm bảo tính tiếp tuyến với một phần tử có sẵn. Khi bạn dịch chuyển con trỏ trong tác vụ vẽ phần tử, điểm tentative sẽ dịch chuyển động dọc theo phần tử này để bảo toàn tính tiếp tuyến. Tiếp tuyến đối với một phần tử có sẵn – cạnh của phần tử mà bạn vẽ mới sẽ bị hạn chế để tiếp tuyến với một phần tử có sẵn. Điểm tentative không dịch chuyển động khi bạn dịch con trỏ, mà bị khóa tại vị trí. Vuông góc với một phần tử có sẵn – đoạn thẳng mà bạn vẽ nên sẽ bị hạn chế để đảm bảo tính vuông góc với một phần tử có sẵn – điểm tentative sẽ dịch chuyển động dọc theo phần tử này để gìn giữ tính vuông góc khi bạn dịch con trỏ trong công đoạn kết thúc việc vẽ phần tử mới. Vuông góc với một phần tử có sẵn – đoạn thẳng mà bạn vẽ nên bị hạn chế để đảm bảo tính vuông góc với phần tử có sẵn tại điểm tentative. Điểm tentative sẽ không dịch chuyển động khi bạn dịch con trỏ, mà nó bị khóa tại vị trí. Song song với một phần tử có sẵn, nhưng không định nghĩa một điểm mà đoạn thẳng mới sẽ phải đi qua. Thay vào đó, sau khi bạn chấp nhận điểm tentative, đoạn thẳng mà bạn vẽ nên sẽ chạy song song với đoạn thẳng bị điểm tentative bắt được. Bắt vào điểm chính (Keypoint) của một phần tử và định nghĩa một điểm mà phần tử bạn vẽ mới sẽ phải đi qua (hay một phần kéo dài của phần tử này sẽ phải đi qua). Bắt vào phần tử gần nhất theo quy định sau: Bắt điểm khi bạn nhập từ điểm Data Point thứ 2 trở đi: bạn hạn chế rằng điểm Data Point tiếp theo sẽ phải nằm trên phần tử này (nếu nó là một phần tử đóng kín) hoặc ở trên một đường thẳng đi qua phần tử này (nếu đó là một phần tử tuyến tính). Bắt điểm khi bạn nhập Data Point đầu tiên: bạn hạn chế phần tử mới (hoặc phần kéo dài của nó) sẽ phải đi qua phần tử này (hoặc đoạn thẳng đi qua phần tử này) từ điểm Data Point thứ 2. Thiết lập cho AccuSnap AccuSnap cung cấp những tính năng bắt điểm căn bản và một sự trợ giúp hình họa cho việc bắt điểm vào phần tử. Trong chế độ AccuSnap, bạn chỉ cần chọn một công cụ và dịch con trỏ lên trên phần tử đó, để AccuSnap tìm và hiển thị điểm bắt gần nhất cho bạn. Khi nhìn thấy điểm bắt đúng đắn, bạn hãy nhập một Data Point để chấp nhận điểm này. Huỳnh Văn Trúc 31

33. Keypoint sensitivity Hiệu chỉnh xem con trỏ phải gần điểm cần bắt tới mức nào thì AccuSnap mới bắt vào điểm đó Stickynes Hiệu chỉnh độ nhạy cảm của AccuSnap đối với phần tử hiện hành. Bạn càng ấn định Stickyness sang phía phải (dấu +) thì AccuSnap càng bắt vào những phần tử nằm xa. Snap Tolerance (sai số Hiệu chỉnh con trỏ phải nằm gần một phần tử tới mức nào thì chương bắt điểm) trình mới có thể bắt được một điểm tentative vào phần tử đó Giới thiệu AccuDraw Trong một số trường hợp, chúng ta vẽ một loạt đoạn thẳng qua việc nhập các điểm Data Point tại các vị trí gần đúng. Trong đa phần trường hợp, bạn cần một độ chính xác cao hơn để hoàn tất bản vẽ. AccuDraw là công cụ hỗ trợ cho bạn nhập dữ liệu một cách chính xác. Nói một cách đơn giản nhất, AccuDraw cho phép bạn nhập tọa độ bằng bàn phím rồi áp dụng dữ liệu đầu vào đó cho tác vụ MicroStation hiện hành. Nếu bạn định tạo một đoạn thẳng mới hoặc xử lý các phần tử sẵn có, AccuDraw cho phép bạn kiểm soát dữ liệu được nhập vào với một độ chính xác mà bạn không thể nào đạt tới khi dùng chuột. AccuDraw là một công cụ trợ giúp vẽ, tính toán các tham số như: – Vị trí hiện thời của con trỏ – Data Point được nhập trước đó – Hướng tọa độ gần nhất – Những tham số mà công cụ hiện hành cần tới. – Mọi hướng mà bạn đã nhập vào sử dụng bàn phím hoặc các mục lựa chọn AccuDraw Sau khi thực hiện các tính toán này, AccuDraw sẽ tạo nên tọa độ với mức chính xác tương thích và áp dụng chúng cho công cụ hiện hành. Kích hoạt AccuDraw Khi AccuDraw được bật lên, sẽ có một cửa sổ nhỏ có 2 trường X và Y xuất hiện trên màn hình của bạn. Theo giá trị mặc định, AccuDraw được bật lên trong lần đầu bạn mở một tập tin thiết kế. Nếu nó chưa được bật lên, bạn có thể bật AccuDraw qua động tác nhấn vào biểu tượng của nó trong thanh công cụ Primary Tools (xem hình dưới). Để nhập tọa độ chính xác trong khi sử dụng một công cụ vẽ, hãy nhập giá trị số mong muốn vào các trường X và Y tương thích của cửa sổ AccuDraw. Mặc dầu vậy, AccuDraw không có nghĩa chỉ là trường X và Y. Bạn có thể gắn neo cho hộp nhập dữ liệu đầu vào AccuDraw. Khác với đa phần các hộp công cụ, AccuDraw chỉ có thể được gắn neo vào đường viền phía trên hay phía dưới của màn hình. La bàn của AccuDraw. Một tính năng khác của AccuDraw sẽ tự động xuất hiện khi bạn nhập một Data Point. Tính năng này gọi là AccuDraw compass, nó kết hợp với các trường X, Y của cửa sổ AccuDraw để cung cấp một hiệu ứng trực quan dựa trên tác vụ MicroStation hiện hành. Huỳnh Văn Trúc 33

36. 2. Nhập một Data Point tại một điểm bất kỳ trên khung nhìn. Bạn sẽ không nhìn thấy hình chữ X của AccuSnap. Bởi đây chỉ là một điểm trong không gian mà thôi. Minh họa: Cửa sổ AccuDraw – AccuDraw trong chế độ hình chữ nhật. Cửa sổ AccuDraw chỉ ra các giá trị 0 là giá trị khởi đầu cho X và Y. Tiêu điểm nhập liệu bây giờ ở một trong hai trường của AccuDraw. Nếu bạn dịch con trỏ, bạn sẽ thấy một sự thay đổi. 3. Dịch con trỏ sang phải (dọc theo trục X dương) Tiêu điểm bây giờ ở trong trường X. Khi trường này được tô nổi bật, là tiêu điểm của AccuDraw đang ở trong trường này. 4. Nhập số 2.75 (qua bàn phím), sau đó dịch con trỏ lên trên. Tính năng hiển thị động của đoạn thẳng phản ánh giá trị bạn vừa nhập vào. Cụ thể hơn, trường X tự động khóa để bảo tồn giá trị bạn vừa nhập vào và tiêu điểm nhập liệu nhảy sang trường Y. Đoạn thẳng được hiển thị động, thể hiện khoảng dịch chuyển song song 2.75 tính theo trục X. Bạn cũng nên để ý rằng bạn có thể bấm phím Tab, phím Enter, phím  để dịch chuyển giữa các trường X và Y. Khi bạn nhập vào số 2.75, đoạn thẳng sẽ thay đổi động với mỗi chữ số được nhập qua bàn phím. Khả năng thay đổi động theo mỗi động tác bấm phím này cung cấp cho bạn sự phản hồi trực quan từ quá trình thiết kế và giúp cho bạn tóm bắt các lỗi lầm trước khi chúng có cơ hội xảy ra (ví dụ như việc nhập vào số 275 thay vì số 2.75). Dịch con trỏ lên phía trên của màn hình (theo trục Y dương). Đoạn thẳng chưa được vẽ thật sự, chỉ được hạn chế để tuân thủ giá trị bạn đã nhập vào. Tiêu điểm nhập liệu key-in tự động chuyển sang trường Y, sẵn sàng chấp nhận giá trị nhập tiếp theo. 5. Nhập vào giá trị Y là 1.5 Đoạn thẳng bây giờ được hiển thị động với giá trị X là 2.75 và giá trị Y là 1.5. Huỳnh Văn Trúc 36

38. Cửa sổ AccuDraw phản ánh lại và hiển thị giá trị của khoảng cách/Angle là 0. Tiêu điểm nhập liệu đứng trong trường Distance (khoảng cách), vì AccuDraw cho rằng bạn muốn nhập một khoảng cách qua bàn phím. Nếu tiêu điểm nhập liệu không ở trong trường Distance, hãy nhấn Tab hoặc  để chuyển. 3. Nhập giá trị 3.5 cho Distance. Minh họa: La bàn AccuDraw trong chế độ Polar – Cửa sổ AccuDraw Tính năng hiển thị động của đoạn thẳng thay đổi để phản ánh giá trị vừa nhập được. Bên cạnh đó, trường khoảng cách tự động khóa lại để bảo toàn giá trị vừa nhập. Đoạn thẳng được hiển thị động với chiều dài 3.5 Đoạn thẳng chưa được vẽ, nó chỉ được hạn chế để thỏa mãn giá trị vừa nhập. Tiêu điểm nhập liệu không tự động chuyển sang trường Angle. Bạn cần nhấn phím A hoặc phím Tab hoặc  để thay đổi tiêu điểm nhập liệu sang trường Angle. 4. Nhấn phím  hoặc Tab. Tiêu điểm nhập liệu chuyển sang trường Angle. 5. Nhập giá trị góc 15.5 Đoạn thẳng bây giờ được tự động hiển thị với chiều dài 3.5 và góc 15.5. Chúng tôi xin nhắc lại rằng đoạn thẳng chưa được vẽ thật sự, mặc dù nó đã được hạn chế hoàn toàn qua những giá trị xác định. Nếu muốn, bạn vẫn có thể thay đổi các giá trị này. 6. Nhập một Data Point để hoàn tất việc vẽ đoạn thẳng. Minh họa: Hoàn tất đoạn thẳng. 7. Nhấn Reset Huỳnh Văn Trúc 38

39. Việc vẽ đoạn thẳng trong thực tế thật ra rất nhanh chóng và dễ dàng. Chúng tôi xin nhắc tóm tắt: Data Point, 3.5,  hoặc Tab, 15.5, Data Point. Hãy tự thử nghiệm lại. Liệt kê tất cả các phím tắt của AccuDraw Bảng sau đây sẽ miêu tả các phím tắt mặc định của MicroStation Phím Hiệu ứng Các phím phổ biến ? Mở ra cửa sổ AccuDraw Shortcuts Smart Lock Trong hệ tọa độ hình chữ nhật, nó sẽ khóa X thành 0 nếu con trỏ trỏ vào trục Y của mặt phẳng vẽ hay khóa Y bằng 0 nếu con trỏ trỏ vào trục X. Enter Trong hệ tọa độ góc (Polar), nó sẽ khóa góc thành 00, 900, -900 hoặc 1800 nếu con trỏ đang trỏ lên các trục của mặt phẳng vẽ hoặc nếu không thì nó sẽ khóa Distance vào với giá trị được nhập gần đây nhất. Space bar Chuyển đổi giữa 2 chế độ Rectangular và Polar Dịch chuyển điểm gốc của Drawing Plane (mặt phẳng vẽ) đến vị trí con trỏ hiện O thời. ~ L Các phím đặc biệt Xử lý một mục trong hộp thoại thiết lập tham số. Nó đi tìm mục đầu tiên thuộc dạng bật/tắt hoặc option button (nút lệnh tùy chọn), rồi bật/tắt hoặc đưa option button nhảy đến giá trị đúng luật tiếp theo Khóa trạng thái index hiện hành. Nếu một trục hay một khoảng cách không bị khóa, L sẽ tắt đi tính năng khóa. Mặt khác, nếu một trục hay một khoảng cách được khóa, thì L sẽ khóa tính năng khóa này lại. Hiệu ứng mang tính tạm thời, nó sẽ kéo dài cho tới khi bạn nhập một Data Point khác hoặc chạy phím tắt lần nữa XYZ X Y Z D A N C I K Bật/tắt trạng thái khóa cho giá trị X Bật/tắt trạng thái khóa cho giá trị Y Bật/tắt trạng thái khóa cho giá trị Z Khoảng cách/góc Bật/tắt trạng thái khóa cho giá trị Distance Bật/tắt trạng thái khóa cho giá trị Angle (góc) Snaps (bắt điểm) Kích hoạt chế độ bắt điểm Nearest (điểm gần nhất) Kích hoạt chế độ bắt điểm Center (điểm tâm) Kích hoạt chế độ Intersect (giao điểm) Mở ra hộp thoại thiết lập tham số Keypoint Snap Divisor, để ấn định Snap Divisor cho chế độ bắt điểm Keypoint Các phím thường gặp R, Q Sử dụng để nhanh chóng xoay mặt phẳng vẽ một cách tạm thời. Sử dụng để xoay mặt phẳng vẽ một cách lâu dài. Vì nó xoay cả ACS hiện hành nên R, A động tác xoay này vẫn được kích hoạt sau khi lệnh hiện hành kết thúc Huỳnh Văn Trúc 39

40. R, X R, Y R, Z Các phím khác Xoay mặt phẳng vẽ 900 quanh trục X Xoay mặt phẳng vẽ 900 quanh trục X Xoay mặt phẳng vẽ 900 quanh trục Z Khung nhìn Xoay mặt phẳng vẽ về tới góc xoay non-content (không nội dung) cuối cùng, cụ thể B là: Top, Front, Side, View hay là Auxiliary. Hãy chọn phím tắt lần nữa để tắt đi tính năng và đưa mặt phẳng vẽ về với góc xoay trước đó của nó Xoay giữa 3 mặt phẳng chính: Top, Front và Side (chỉ khi làm việc 3D). Tính năng này cũng hoạt động khi mặt phẳng gốc của bạn là một ACS hoặc một góc xoay theo E ngữ cảnh (context rotation), thế nên bạn không cần sử dụng RX, RY để xoay mặt phẳng vẽ đi một góc 900 F Xoay mặt phẳng vẽ theo các trục của một khung nhìn Front chuẩn S Xoay mặt phẳng vẽ theo các trục của một khung nhìn Right chuẩn T Xoay các mặt phẳng theo một khung nhìn Top chuẩn V Xoay mặt phẳng vẽ theo các trục của khung nhìn W, A Lưu trữ các thiết lập tham số sắp xếp mặt phẳng vẽ dưới dạng ACS G, A Gọi lại một ACS đã được lưu trữ Những lệnh ít gặp P Mở hộp thoại thiết lập Data Point Key-in để nhập một Data Point M Mở hộp thoại thiết lập Data Point Key-in để nhập nhiều Data Point Mở ra (hay là chuyển tiêu điểm đến) cửa sổ Key-in (cho cùng kết quả như khi chọn G, K Key-in từ lệnh đơn Utilities) Mở ra (hay chuyển tiêu điểm đến) hộp thoại AccuDraw Settings (cùng kết quả như G, S khi chọn lệnh AccuDraw từ lệnh đơn Settings) G, T Dịch chuyển tiêu điểm đến cửa sổ thiết lập tham số công cụ Q U J Operators (Tác vụ chính) Tắt AccuDraw Tạm thời ngưng AccuSnap Bật/tắt AccuSnap Thiết lập AccuDraw Cửa sổ AccuDraw Settings cung cấp sự truy cập đến các tham số cho Operation (hoạt động), Display (hiển thị) và Coordinates (tọa độ) của AccuDraw. Bình thường, cửa sổ AccuDraw Settings không cần được hiển thị trên màn hình. Rất nhiều tính năng kiểm soát và thiết lập trong AccuDraw Settings cũng có thể được truy cập qua phím tắt. Gọi cửa sổ AccuDraw Settings: Khi AccuDraw đang ở thể kích hoạt, Nhấn phím ? , chương trình sẽ hiển thị danh sách tất cả các phím tắt AccuDraw. Các phím tắt này chỉ hoạt động khi cửa sổ AccuDraw có tiêu điểm. 1. Nhấn vào dòng GS go to Settings. 2. Nhấn Run. Cửa sổ AccuDraw Settings xuất hiện. Huỳnh Văn Trúc 40

41. Lưu ý: Ngay cả khi cửa sổ chứa các phím tắt không hiển thị trên màn hình bạn vẫn có thể sử dụng phím tắt. Hay đơn giản nhập vào tổ hợp phím tương thích để chạy phím tắt. Thẻ Display: Như bạn thấy, các tham số trong phần Display cho phép bạn thay đổi cung cách mà AccuDraw xuất hiện trên màn hình. Bạn có thể thay đổi màu sắc của la bàn AccuDraw, bạn có thể bật/tắt các mục lựa chọn hiển thị khác và bạn có thể truy cập các phím tắt. Thẻ Coordinates: Thẻ Coordinates chỉ cho bạn hệ thống xoay nào đang được kích hoạt (bạn có thể thay đổi hệ thống xoay ở đây, nhưng sử dụng phím tắt spacebar (phím cách) khi đang làm việc sẽ là một phương pháp nhanh hơn). Bạn có thể bật/tắt các đơn vị roundoff, và các mục indexing trong cửa sổ này. Thẻ Operation: Một loạt các tham số cao cấp hơn đề cập đến các chi tiết cụ thể, được thể hiện trong thẻ Operation. Ở đây ta sẽ xem xét 2 tham số của thẻ Operation, rất quan trọng đối với hoạt động của AccuDraw: Tham số Floating Origin và Context Sensitivity. 1. Tham số Floating Origin AccuDraw thay đổi điểm gốc của mặt phẳng vẽ của nó sau mỗi lần bạn nhập một Data Point: la bàn AccuDraw dịch chuyển đến Data Point được nhập cuối cùng. Ta có thể tắt tính năng này qua động tác tắt hộp kiểm Floating Origin trong hộp thoại AccuDraw Settings. Bạn hãy tự thử tính năng này. Hãy chọn công cụ Place SmartLine và vẽ một số phần tử. Với công cụ Place SmartLine vẫn trong trạng thái kích hoạt, bạn quay trở lại hộp thoại AccuDraw Settings, tắt tính năng Floating Origin. Giờ bạn vẽ thêm một số đoạn thẳng khác. La bàn bây giờ không còn đi theo con trỏ khi bạn nhập các Data Point. Huỳnh Văn Trúc 41

42. Việc tắt đi này có thể tỏ ra hữu dụng trong một số trường hợp, đặc biệt khi bạn có một loạt các offsets (sao chép và dịch chuyển song song) từ một điểm tham chiếu duy nhất. 2. Tham số Context Sensitivity Context Sensitivity là một tính năng khác của AccuDraw, cho phép bạn bật tắt trong cửa sổ AccuDraw Settings. Tính năng này được bật theo mặc định. Context Sensitivity ép AccuDraw định hướng mặt phẳng vẽ của nó sao cho nó nằm dọc theo trục X của phần tử được tạo nên gần đây nhất. Sử dụng Place SmartLine, ta hãy xem một chút tính năng này. Với Context Sensitivity được bật lên, bạn sẽ thấy la bàn xoay sao cho phù hợp với Data Point cuối cùng bạn vừa nhập vào. Khi tắt đi tính năng Context Sensitivity, la bàn sẽ được định hướng theo khung nhìn View Attributes (Thuộc tính của khung nhìn) Thay đổi View Attributes (thuộc tính khung nhìn) Hình bên dưới là bản vẽ mặt bằng chỉ ra kích thước, nhãn, biểu tượng cùng các thành phần của ngôi nhà cao tầng ví dụ như tường, cầu thang, cửa ra vào, v.v… – nhiều thông tin đến mức nếu hiển thị tất cả, bản vẽ sẽ trở thành khó đọc. MicroStation cho phép bạn sử dụng View Attributes (thuộc tính của khung nhìn) để thay đổi cách xem xét bản vẽ, qua động tác ấn định những loại phần tử sẽ được hiển thị và cung cách xuất hiện cũng như ngoại hình của các phần tử khác. Ta hãy thử nghiệm với View Attributes. 1. Bạn chọn lệnh View Attributes từ lệnh đơn Settings. Hộp thoại View Attributes xuất hiện. Huỳnh Văn Trúc 42

43. 2. Đổi mục View Number thành 3. Chúng ta sẽ thay đổi thuộc tính khung nhìn của View 3. Ta hãy tắt đi các thông tin về kích thước (dimension), lời chú giải (text) cũng như bề dày đoạn thẳng (line weight). 3. Nhấn vào hộp kề bên Dimensions để bỏ đi dấu checkmark trong hộp và tắt tính năng này. 4. Tương tự, bỏ chọn mục Text. 5. Bỏ chọn mục Line Weights. 6. Nhấn Apply, nút lệnh nằm trong góc dưới cửa sổ thiết lập tham số View Attributes. Mách bảo: Chỉ khi bạn nhấn Apply thì những thay đổi mới bắt đầu có hiệu lực! View 3 cập nhật để phản ánh những thay đổi đó. Bây giờ kết quả khung nhìn của bạn đã rõ ràng và dễ đọc hơn. 7. Nhấn vào mục All trong cửa sổ thiết lập View Attributes MicroStation cập nhật tất cả các cửa sổ khung nhìn đang được mở với cùng các thuộc tính khung nhìn vừa được thay đổi 8. Đóng cửa sổ View Attributes. Các phím tắt để gọi View Atributes Phím tắt #1 1. Trỏ chuột vào biểu tượng chữ B của Bentley nằm trong góc trên bên trái của khung nhìn. 2. Nhấn phím chuột trái một lần để hiển thị lệnh đơn. Chọn lệnh View Attributes từ lệnh đơn này. Hộp thoại View Attributes xuất hiện. Huỳnh Văn Trúc 43

44. Phím tắt #2 Nhấn giữ phím “Ctrl” , nhấn phím B. Hộp thoại View Attributes xuất hiện. Pop Set và cửa sổ Tool Settings Pop Set và cửa sổ Tool Settings Cửa sổ Tool Settings xuất hiện bất cứ khi nào bạn chọn một công cụ MicroStation. Cửa sổ này có chứa các thiết lập, ấn định cách thức hoạt động của công cụ được chọn, và tên của công cụ sẽ xuất hiện trong thanh tựa đề của cửa sổ. Nút lệnh Pot Set sẽ ấn định cửa sổ này xuất hiện tại vị trí nào trên màn hình. Nếu bạn bật lên mục lựa chọn PopSet trong thanh công cụ Primary, thì cửa sổ Tool Settings sẽ xuất hiện gần lệnh đơn Main rồi biến mất, để rồi chỉ xuất hiện trở lại khi bạn cần tới nó. Nếu bạn bật lên mục lựa chọn PopSet trong thanh công cụ Primary, thì cửa sổ Tool Settings sẽ xuất hiện gần lệnh đơn Main rồi biến mất, để rồi chỉ xuất hiện trở lại khi bạn cần tới nó. Huỳnh Văn Trúc 44

Tự Học Microstation V8 Với Người Sử Dụng Autocad

TỰ HỌC MICROSTATION V8 VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG AUTOCAD

Biên soạn: Huỳnh Văn Trúc

Năm 2010

Thanh công cụ thuộc tính (Attributes) – Thanh công cụ Primary – Thanh công cụ chuẩn – Thanh lệnh đơn – Cửa sổ khung nhìn (1 – 8)….. 1. Lệnh đơn của MicroStation Thanh lệnh đơn được đặt trên cùng trong cửa sổ MicroStation và là một trong các nguồn truy cập chính cho các tính năng của MicroStation. Khi bạn nhấn vào một lệnh đơn, có một danh sách các mục lựa chọn sẽ xuất hiện. Mỗi mục trong lệnh đơn sẽ trực tiếp gọi lên một tác vụ hoặc mở một hộp thoại nơi bạn có thể định nghĩa thêm cho tác vụ mong muốn. Thanh lệnh đơn của MicroStation được tổ chức chặt chẽ và các lệnh được nhóm theo từng nhóm logic. – Nếu bạn muốn tìm một công cụ để sử dụng trong tập tin thiết kế của mình, hãy tìm đến lệnh đơn và chọn Tool. Danh sách các lệnh thả xuống liệt kê tất cả các công cụ mà bạn có thể sử dụng trong MicroStation. – Nếu bạn phải hiệu chỉnh các thiết lập cho tập tin thiết kế, hãy chọn Settings từ thanh lệnh đơn rồi nhìn vào danh sách cho Design File. 2. Các hộp thoại và các hộp cảnh báo (Alert Boxes) Huỳnh Văn Trúc

2

Một hộp thoại sẽ xuất hiện bất kỳ khi nào bạn chọn một mục lệnh đơn có đi kèm với ba dấu chấm, ví dụ như Open… Bạn hãy đơn giản nhập vào hộp thoại các thông tin mà chương trình đòi hỏi rồi chọn một hành động, ví dụ OK, Done hoặc Apply. 3. Các công cụ, các hộp công cụ và khung công cụ.

Chỉ duy nhất lệnh Delete đứng riêng lẻ một mình trong khung Main. 4. Lô gợi nhớ (Tool Tips) MicroStation có một tính năng được gọi là Tool Tips (lô gợi nhớ) để giúp bạn nhận diện một công cụ mà không cần kích hoạt nó. Sau khi bạn dịch chuột lên một biểu tượng hoặc một công cụ, hãy ngưng chuột một chút. Sẽ có một hình chữ nhật nho nhỏ xuất hiện, cho biết tên của công cụ này. Huỳnh Văn Trúc

3

5.

Cửa sổ thiết lập công cụ (Tool Settings Window)

Đa phần công cụ có các mục lựa chọn giúp bạn kiểm soát hoạt động của chúng. Các mục lựa chọn này xuất hiện trong hộp thoại Tool Settings (thiết lập công cụ). Bạn nhập vào hộp thoại Tool Settings những thông tin cần thiết cho từng tham số. Hộp thoại Tool Settings trôi nổi trong cửa sổ MicroStation, bạn không thể gắn neo cho nó. Theo mặc định, hộp thoại Tool Settings được mở ra ngay từ khi bắt đầu chạy chương trình. Nếu bạn đóng hộp thoại Tool Settings này, thì một hộp thoại Tool Settings mới sẽ tự động xuất hiện khi bạn chọn công cụ tiếp theo.

Để ý rằng các khung nhìn có thể được thay đổi kích cỡ, được dịch chuyển, được kéo chồng lên nhau và mỗi khung nhìn đều có tất cả các tính năng của một cửa sổ Window chuẩn. 8. View Controls – điều kiểm khung nhìn Huỳnh Văn Trúc

4

Để giúp bạn ấn định nội dung hiển thị, mỗi khung nhìn của MicroStation có một tổ hợp các điều kiểm riêng. Các điều kiểm này cho phép bạn thay đổi hướng nhìn và kết quả nhìn thấy trong một khung nhìn, mà không hề ảnh hưởng đến nội dung tất cả các cửa sổ khung nhìn khác. Các điều kiểm khung nhìn nằm trong góc dưới bên trái của mỗi cửa sổ khung nhìn. Mách bảo: Đóng tất cả các cửa sổ thiết kế trong tập tin .dgn của bạn không phải là đóng tập tin. Bạn đóng tất cả các cửa sổ thiết kế, nhưng tập tin vẫn được mở. Thanh tựa đề phía trên của màn hình vẫn chỉ ra tên của tập tin đang mở.

Các chức năng của chuột trong MicroStation Các chức năng của chuột trong MicroStation Với chuột, bạn có thể thực hiện 3 chức năng chính: 1. Data Point – Chọn lệnh hoặc các mục của lệnh đơn từ giao diện và định vị điểm, ví dụ như điểm bắt đầu và kết thúc cho một đoạn thẳng. 2. Reset – Ngưng một quá trình. Reset thực hiện nhiều tác vụ khác nhau, tùy thuộc vào qui trình đang được thực hiện 3. Snap (còn gọi là Tentative point – điểm thử) – Chúng ta sử dụng phím chuột này để định vị và chọn điểm một cách chính xác, bám vào các phần tử có sẵn, các điểm ví dụ như điểm cuối hoặc điểm giữa của đối tượng. Trong các chức năng kể trên thì Data Point được sử dụng thường xuyên nhất, tiếp đến Reset. Thiết lập mặc định cho chuột của MicroStation là chuột có 2 phím. Nếu bạn sử dụng chuột 2 phím, thiết lập mặc định cho Tentative Snap là động tác nhấn đồng thời cả 2 phím chuột. Một chuột 3 phím sẽ giúp bạn đạt được hiệu ứng hiệu quả lớn nhất cho việc sử dụng với MicroStation. Với loại chuột này bạn sẽ có một phím cho một trong các dạng phổ biến nhất của việc nhập liệu đồ họa trong MicroStation. Chúng ta sử dụng phím giữa (hay là bánh xe) trên một chuột 3 phím cho Tentative Snap. Để thiết lập cấu hình chuột cho chức năng này, ta phải gán chức năng cho phím giữa hoặc là bánh xe. Gán chức năng Tentative Snap cho phím chuột giữa 1. Chọn Button Assignments từ lệnh đơn thả xuống Workspace từ thanh lệnh đơn chính của MicroStation. Hộp thoại Button Assignments xuất hiện. 2. Sử dụng phím Data Point (phím chuột trái) để nhấn vào từ Tentative nằm ở khu trái của hộp. 3. Đọc thông điệp hiển thị trong khu Button Definition Area.

4. Nhấn phím chuột giữa (hoặc là kéo bánh xe xuống) vào thanh Button Definition Area. Một khi bạn đã nhấn vào đây, mục Invoked by cho Tentative Button sẽ chuyển thành Middle Button. Huỳnh Văn Trúc

5

3. Chọn Manipulate Fence Contents. Thiết lập các dữ liệu sau trên cửa sổ thiết lập tham số Manipulate Fence Contents: Operation: Scale Fence Mode: Clip Make Copy: Enabled (bật) X Scale: 2.0 Y Scale: 2.0 4. Dịch con trỏ đến vị trí muốn đặt hình trích và nhập một Data Point để vẽ các nội dung của fence đã bị co giãn. Đường fence mới (được co giãn) sẽ dịch chuyển động cùng con trỏ, nhưng theo hướng ngược lại.

Huỳnh Văn Trúc

6

5. Nhấn Reset Sử dụng Fence để co giãn và sao chép các phần tử Có khi bản vẽ của ta nhanh chóng trở thành dày đặc và khó thêm vào bất kỳ một chi tiết nào khác. Ta hãy thử sử dụng Fence Stretch để xử lý tình huống này, tạo không gian cho các phần tử mới. Ở ví dụ này ta có bản vẽ P&ID có chứa đơn vị xử lý số 1 và số 3. Ta muốn bổ sung đơn vị hoạt động số 2 vào giữa. 1. Chọn công cụ Place Fence. Thiết lập các dữ liệu sau vào cửa sổ Tool Settings: Fence Type: Block Fence Mode: Inside 2. Nhập một Data Point tại vị trí số 1, Data Point thứ 2 tại vị trí số 2 để vẽ Fence.

3. Chọn công cụ Manipulate Fence Contents. Nhập các dữ liệu sau vào cửa sổ thiết lập tham số Manipulate Fence Contents. Operation: Stretch Fence Mode: Inside 4. Bật lên tính năng AccuDraw, nếu nó chưa được kích hoạt 5. Nhập một Data Point tại vị trí số 3. Hàng rào bây giờ sẽ dịch chuyển động theo con trỏ. 5. Dùng AccuDraw dịch con trỏ sang trái, nhập số 3.4, sau đó nhập một Data Point. 6. Nhấn Reset.

Huỳnh Văn Trúc

7

Sử dụng một Fence block để hiệu chỉnh các phần tử Giả sử bạn đã có sẵn một bộ trục vít. Bạn đang cần sao chép chỉ phần trục vít để tạo ra một bộ trục vít mới. Hãy thử nghiệm Fence sẽ hữu ích như thế nào cho bạn trong việc này.

Huỳnh Văn Trúc

8

Thực hiện theo các bước sau: 1. Chọn công cụ Place Fence. Thiết lập các tham số như sau : Fence Type: Block Fence Mode: Inside (Chọn các phần tử nằm hòan tòan trong Fence) 2. Tạo Fence bao vòng quanh phần tử định chọn. Trong ví dụ này là phần trục vít, như hình minh họa. 3. Nhấn chọn công cụ Manipulate Fence Contents. Nhập vào cửa sổ thiết lập tham số Manipulate Fence Contents: Operation: Copy Fence Mode: Inside

4. Dịch con trỏ đến bất kỳ vị trí nào trong đường fence và nhập một Data Point. Một đường viền fence sẽ xuất hiện và dịch chuyển động cùng con trỏ, trong khi đường fence gốc được tô nổi bật vẫn ở nguyên vị trí cũ. 5. Dịch chuyển đường viền fence động đến một vị trí còn trống bên phải, nhập Data Point. Đường fence gốc sẽ biến mất khi đường fence mới được định vị. Phần trục vít là đối tượng duy nhất được sao chép, bởi nó là đối tượng duy nhất nằm hòan tòan phía trong fence. 6. Nhấn Reset

Huỳnh Văn Trúc

9

3. Chọn công cụ Manipulate Fence Contents. Nhập các tham số sau vào cửa sổ thiết lập tham số Manipulate Fence Contents: Operation: Copy Fence Mode: Overlap 4. Dịch con trỏ đến vị trí nằm gần đường fence và nhập một Data Point. Một đường viền Fence sẽ dịch chuyển động cùng với con trỏ, trong khi đường fence gốc vẫn ở nguyên vị trí cũ.

5. Dịch con trỏ đến vị trí còn trống nằm ở phía trên của đối tượng và nhập một Data Point để định vị nội dung đã được sao chép của đường fence.

Huỳnh Văn Trúc

10

Một bước ren của trục đã được tách rời ra khỏi đối tượng và được sao chép. Lần này thì những phần tử có một phần nào đó nằm phía trong chồng lên đường fence cũng như các phần tử nằm phía trong đường fence đều được sao chép. 6. Nhấn Reset. Mẹo: Cách duy nhất để xóa đi một fence, ngoài việc thoát ra khỏi tập tin thiết kế, là nhấn chọn công cụ Place Fence lần nữa. Làm việc với Fence Một phương cách để nhóm các phần tử lại với nhau là sử dụng công cụ Place Fence. Một Fence (hàng rào) là một đường viền tạm thời, được vẽ bao chứa một số phần tử nhằm mục đích thực hiện một tác vụ đối với nhóm các phần tử này.

Hộp công cụ Fence bao gồm năm công cụ, công cụ căn bản nhất trong số chúng là Place Fence. Bạn chỉ có thể gọi bốn công cụ kia sau khi đã vẽ một Fence.

Place Fence tạo 6 loại Fence khác nhau và có 6 phương pháp vẽ Fence. Các dạng Fence cũng như các phương pháp bao gồm: Dạng Fence Miêu tả Block Hai Data Point đứng chéo nhau tạo một Fence hình chữ nhật Shape Bạn có thể các đọan fence với chiều dài và góc tùy ý Circle Nhập một Data Point cho tâm và vẽ một Fence hình tròn Element Nhận diện một phần tử dạng shape (đường viền hình học đóng kín). Bạn sẽ có một Fence trùng với đường viền phần tử. From View Vẽ một Fence bao quanh chu vi của khung nhìn được chọn. From Dgn Vẽ Fence chọn tất cả phần tử trong tập tin thiết kế, bất chấp cửa sổ khung File nhìn hiện hành Fence Mode Hành động Inside Chọn các phần tử nằm hòan tòan trong Fence Overlap Chọn các phần tử nằm bên trong và chạm vào đường viền Fence Clip Các phần tử và phần của phần tử nằm trong đường viền Fence. Void Các phần tử nằm hòan tòan phía ngoài Fence. VoidCác phần tử nằm phía ngoài và chạm vào đường viền Fence. Overlap Void-Clip Các phần tử và phần phần tử nằm phía ngòai Fence. Hiệu chỉnh nội dung của Fence Sử dụng Mannipulate Fence Contents để hiệu chỉnh các phần tử được định nghĩa bởi một đường Fence. Công cụ Mannipulate Fence Contents có sáu mục lựa chọn khác nhau. Tác vụ Miêu tả Huỳnh Văn Trúc 11

Cửa sổ thiết lập tham số Level Display sẽ hiển thị trên màn hình. Bạn có thể bật hoặc tắt một số lượng Level tùy ý từ hộp thoại Level Display bằng cách nhấn vào Level muốn tắt/ mở. Level được tô đen là Level đang được mở. Bạn không thể tắt Level đang hiện hành.

Huỳnh Văn Trúc

12

Active Level – Lớp hiện hành Khi ta chọn một Level trong hộp công cụ Attributes, Level này sẽ trở thành Active Level (lớp hiện hành). MicroStation cho bạn chọn tại một thời điểm chỉ một Level làm lớp hiện hành. Hộp thiết lập View Level sẽ chỉ ra Level hiện hành qua phần text màu trắng trên nền xanh. Có nhiều cách để thiết lập Level hiện hành: – Nhấn vào danh sách Level trong hộp công cụ Attributes, sau đó chọn Level hiện hành.

– Nhấn đúp vào Level mà bạn muốn ấn định nó thành Level hiện hành trong hộp thoại Level Manager, hộp thoại này sẽ mở ra trong thanh trạng thái khi bạn nhấn chuột vào phần hiển thị Level.

Huỳnh Văn Trúc

13

Huỳnh Văn Trúc

14

15

Thường thì một tổ chức sẽ thiết lập những chuẩn riêng của họ về biểu tượng và thuộc tính để sử dụng cho các dự án của mình. Một dự án về bản đồ có thể yêu cầu các thông tin địa chính phải được vẽ trên level có tên là Cadastral, nhưng những thuộc tính của các phần tử này sẽ khác nhau, tùy thuộc vào lớp thông tin. Ví dụ: Tên level Color Linestyle Weight Ranh giới tiểu bang 0 – (đen) 0 (gạch liền nét) 6 Ranh giới tỉnh 0 – (vàng) 7 (gạch dài vừa, gạch dài cỡ trung) 4 Ranh giới thành phố 0 – (đen) 4 (gạch dài, gạch ngắn) 3 Ranh giới khu vực 0 – (đen) 6 (2 gạch ngắn, 1 gạch vừa) 2 Các thuộc tính được qua xác định tham số được thiết lập trước. Ví dụ, trong khoảng thời gian Active Color được ấn định là red, thì màu sắc của tất cả các phần tử được vẽ ra trong khoảng thời gian này đều là red (đỏ). Thay đổi thiết lập hiện hành sẽ không ảnh hưởng đến các phần tử đã được vẽ trước đó. Nhưng mặt khác, bạn có thể thay đổi bất kỳ thuộc tính nào của một phần tử được vẽ trước đây, chuyển thành giá trị của thuộc tính được thiết lập hiện thời với công cụ Change Element Attributes. Hộp công cụ Attributes Hộp công cụ Attributes thường được gắn neo ở phía trên cửa sổ MicroStation.

Hộp công cụ này hiển thị Level hiện hành, số của màu, số của dạng đoạn (line style), số của bề dày đường (line weight), và một hình ảnh miêu tả kiểu và bề dày đường thẳng. Từ công cụ này bạn có thể thay đổi level hiện hành và Active Symbology. (Level cũng như mục lựa chọn ByLevel sẽ được bàn tới trong một bài sau.) Color – màu sắc MicroStation cung cấp nhiều màu sắc. Theo mặc định, bạn có thể sử dụng 254 màu khác nhau cho bản vẽ của mình. Ngòai ra, bạn có thể tạo ra nhiều tổ hợp màu bổ sung cho các màu mặc định này, tạo nên “bảng màu” tùy biến của riêng bạn. Bạn có thể thay đổi màu sắc trong tập tin thiết kế hiện hành qua động tác đính kèm một bảng màu khác vào cho nó. Tất cả 254 màu không có tên riêng, chúng được gán số nhận diện.

Để ấn định Active Color (màu hiện hành) bạn nhấn vào tựa đề được tô màu trong hộp công cụ Attributes. Bảng màu sẽ mở ra. Hãy dịch con trỏ qua bảng màu, đến với màu mong muốn, sau đó nhấn chuột để chọn. Màu hiện hành (Active Color) mới sẽ được hiển thị trong hộp Attributes. Huỳnh Văn Trúc

16

Line Style (dạng đường) Một thuộc tính có khả năng phân biệt khá lớn khác cho các phần tử là Line Style (dạng đường). Dù bản vẽ của bạn là bản vẽ màu hay chấm đen. Một điểm gạch rời chắc chắn luôn luôn sẽ khác với một điểm liền. MicroStation cung cấp tám dạng đường căn bản . Cũng như với màu sắc, mỗi một dạng đường chuẩn này được gán một số nhận diện.

Line Weight – Bề dày đường MicroStation cho phép bạn sử dụng 32 bề dày đường khác nhau (còn được gọi là trọng lượng của đường) cho các phần tử. Các bề dày được đánh số từ 0 – 31, 0 là đường mảnh nhất.

Huỳnh Văn Trúc

17

Giống như với dạng đường, bề dày đường chỉ mang tính biểu tượng. Khi bạn tăng hay giảm tỷ lệ hiển thị, bề dày sẽ luôn luôn xuất hiện như thể nó có cùng một kích cỡ điểm ảnh trên màn hình. Thế chúng sẽ dày bao nhiêu khi được in ra? Ta sẽ trả lời câu hỏi này sau. Fill – Tô đầy Thỉnh thoảng, sẽ là một tính năng hữu dụng và mang tính thẩm mỹ cao nếu bạn tô màu cho một phần tử đóng kín. Phần lòng sông hồ biển, các đường viền của các công trình xây dựng, cũng như các chi tiết cơ khí là những ví dụ tốt cho loại phần tử mà bạn muốn tô màu. Khi tô màu cho phần tử, ta có ba lựa chọn Fill Type: None Phần tử sẽ không được tô đầy. Opaque Phần tử được tô với màu sắc của phần tử được chọn. Outline Phần tử được tô với Active Fill Color (màu tô hiện hành) Một khi phần tử được tô đầy, bạn có thể bật/tắt tính năng hiển thị tô đầy trong hộp thiết lập View Attributes, ta sẽ bàn đến mục này sau. Công cụ Change Element Attributes (Thay đổi thuộc tính phần tử) Bạn sử dụng công cụ này để thay đổi ngoại hình của các phần tử sẵn có. Khi sử dụng Change Element Attributes, ta thay đổi các thuộc tính phần tử riêng lẻ, hoặc theo nhóm, hoặc trong một tổ hợp.

Để thay đổi thuộc tính của phần tử , hãy thực hiện các bước sau: Chọn công cụ Change Element Attributes. Thiết lập Method là Change.

Huỳnh Văn Trúc

18

Bật mục Use Active Attributes để thay đổi thuộc tính của phần tử giống như thuộc tính hiện hành. hoặc Tắt mục Use Active Attributes để thay đổi thuộc tính phần tử mà không sử dụng các thiết lập phần tử hiện hành. Sau đó, bật các thuộc tính mà bạn muốn thay đổi. Chọn đối tượng cần thay đổi Thực hiện các đo đạc Sau khi đã có thể vẽ các phần tử với kích cỡ chính xác cũng như tại các vị trí chính xác, ta cần đo đạc kết quả của mình. Điều này sẽ trở nên quan trọng hơn khi ta học được các kỹ thuật thiết kế có bao gồm sự tương tác giữa các phần tử khác nhau cũng như các công cụ khác nhau.

Các bước đo đạc trong MicroStation cũng tương tự như các bước vẽ phần tử. Đầu tiên bạn chọn công cụ, sau đó làm theo yêu cầu của chương trình để chọn phần tử hoặc vị trí cần thiết. Bạn cần thực hành việc sử dụng AccuSnap để nhận diện các điểm chính (Keypoint) của phần tử, khiến cho các công cụ này hoạt động suôn sẻ. Ta hãy xem xét qua các công cụ đo đạc. Công cụ đo khoảng cách Measure Distance

Measure Distance có nhiều lựa chọn khác nhau. Mục đích chính của nó là đo đạc một khoảng cách tuyến tính giữa hai vị trí. Ta hãy thử dùng nó với một số tham số để đo đạc cho một nhóm văn phòng. Measure Distance cũng có thể đo đạc khoảng cách dọc theo phần tử. Nếu bạn sử dụng các điểm với mục Along Element, MicroStation có thể tính toán ra khoảng cách có bao chứa nhiều cung tròn hoặc đường cong hoặc các góc, chừng nào mà điểm đầu và điểm cuối còn ở trên cùng một phần tử. Mục lựa chọn cuối cùng của công cụ Measure Distance là Minimum Between. Sử dụng mục này, MicroStation sẽ chọn đoạn thẳng ngắn nhất nằm giữa hai phần tử mà bạn lựa chọn và hiển thị hình họa khỏang cách đó. Các công cụ Measure Radius và Measure Angle Hai công cụ này không có nhiều tham số. Chúng thực hiện các đo đạc đơn giản, chỉ yêu cầu bạn chọn phần tử để đo đạc. Công cụ Measure Area (đo diện tích) Một công cụ đo đạc khác là Measure Area, bao gồm các mục lựa chọn cho nhiều tính toán khác nhau.

Huỳnh Văn Trúc

19

Diện tích của một đối tượng đóng. Diện tích được bao bởi đường fence. Diện tích được giới hạn bởi phần giao của hai hay nhiều đối tượng đóng. Diện tích được giới hạn bởi phần hợp của hai hay nhiều đối tượng đóng. Diện tích được giới hạn bởi phần khác nhau của hai hay nhiều đối tượng đóng. Diện tích bao bởi các đối tượng tiếp xúc với nhau tạo thành một vùng hoặc là các điểm cuối của đối tượng nằm trong phạm vi Max Gap. Diện tích mặt phẳng với các đỉnh được xác định bởi một loạt các điểm dữ liệu.

Công cụ Measure Length Hộp công cụ Measure còn bao gồm 2 công cụ khác. Measure Length xác định chiều dài tổng thể của một phần tử mà bạn chọn.

Kiểm tra Message Center (phần hiển thị thông báo) Khi bạn nhấn Reset, khoảng cách cuối sẽ biến khỏi thanh trạng thái. Nếu bạn nhấn chuột vào nơi khoảng cách vừa được hiển thị trên thanh Status thì Message Center sẽ xuất hiện.

Minh họa: Cửa sổ Message Center Huỳnh Văn Trúc

20

8 Cách Tái Sử Dụng Son Môi Cũ

Trộn son môi của bạn với Vaseline ở mặt trong cổ tay hoặc trên một chiếc thìa inox bằng cọ tô môi. Trong khi bạn có thể nhân đôi độ khả dụng của mẹo này bằng cách một lần nữa trộn hỗn hợp bạn vừa tạo thành với cây son bóng mới nhưng màu của nó chưa đúng ý bạn để tạo thành một màu môi mới lạ tuyệt đẹp. Không những thế bằng cách trộn các màu môi trực tiếp trên da tay sẽ làm ấm sản phẩm, giúp cho màu môi mới này trượt mượt nhẹ trên môi.

Bạn đang tìm kiếm một cây son môi có màu nhẹ nhàng ư? Hãy thử cách này: Thoa một lớp màu sáng của thỏi son lên đôi môi của bạn, rồi sử dụng một mẩu giấy thấm màu để loại bớt phần son thừa. Lặp lại quy trình này lần nữa. Bằng cách này, màu son sẽ bám vào môi của bạn, hơn cả việc bạn thoa liên tục nhiều lớp.

Chì viền môi

Dùng một một cây cọ tô son nhỏ và quệt nó vào thỏi son cũ. Giữ cây cọ khô ráo trong vài giây để kết cấu son đồng nhất. Sau đó, vẽ viền môi như bạn đang sử dụng chì kẻ viền môi, rồi tô trọn đôi môi với màu son bạn thích. Điều tuyệt vời nhất ư? Nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc tìm chì kẻ môi tiệp màu với màu môi của bạn, giờ đây bạn đã có chì kẻ môi làm tại nhà của riêng mình và chắc chắn màu sắc sẽ rất tự nhiên.

Dùng cọ stippling (cọ chuyên dụng để trộn hỗn hợp lỏng) trộn một ít son môi với một giọt dầu argan trên mặt trong tay. Nhẹ nhàng chấm một ít trên gò má rồi tán ra nhẹ ra xung quanh. Chọn một màu son nhẹ nhàng chẳng hạn như màu hồng của quả đào thay vì màu đỏ đậm của quả cherry.

Phấn mắt

Tại show runway thu 2014 của Ashish, chuyên gia trang diểm Sharon Dowsett đã thoa một ít son môi hồng lên phía ngoài đuôi mắt của các người mẫu để tạo hình tượng công chúa nghịch ngợm. Nếu phong cách này không cho bạn cảm giác thích thú, hãy thử sử dụng màu nude hoặc màu nâu để tạo nên màu mắt bóng, trong mờ.

Bạn đã từng bao giờ mơ ước trở thành một nhà phối màu trang điểm? Hãy đặt hai (hoặc nhiều hơn!) màu son vào một chiếc đĩa cũ, trộn chúng lại và cho vào lò viba quay trong vòng 5 giây. Kết quả? Một gam màu hoàn toàn mới lạ và ấn tượng xuất hiện, bạn có thể cất chúng trong một chiếc hộp sạch.

Son tint dưỡng

Dùng một nửa son dưỡng môi đựng trong hộp thiếc và thêm một phần tư thỏi son màu vào hộp. Dùng ngón tay của bạn hoặc cán cầm của chiếc muỗng để tạo nên hộp son dưỡng màu đặc biệt của riêng bạn.

Đánh nhiều lớp

Nếu bạn đang cân nhắc xem có nên thử thoa son theo nhiều lớp màu khác nhau không, thì còn cơ hội nào tuyệt vời hơn khi bạn đang có cơ man những thỏi son cũ? Sử dụng một lớp kem lót môi (lip primer) để làm lớp nền nhằm giúp giữ màu lâu hơn và lên màu chuẩn xác hơn, sau đó thoa các màu son khác nhau theo từng lớp, sử dụng các cây cọ khác nhau cho mỗi màu son để tránh thỏi son bị lẫn màu.

Hình Bình Hành(Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy)

Hình bình hành(Sử dụng bản đồ tư duy)

Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô về dự giờ lớp 8cBài giảng hình học 8Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích HằngKI?M TRA Bài CUHS1: Nêu định nghĩa hình thang. Nêu nhận xét: hình thang có 2 cạnh bên song,hình thang có 2 đáy bằng nhau?

HS2: Cho hình thang ABCD (AB

110o Em có nhận xét gì về quan hệ giữa các cạnh đối của tứ giác này?Tiết 12 HÌNH BÌNH HÀNHI. Dịnh nghĩa:hhhhinhhHình bình hànhĐịnh nghĩa110oEm có nhận xét gì về các cạnh đối của hình bên?Hình bình hành là hình như thế nào?a. Định nghĩa :Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song songTứ giác ABCD là hình bình hànhb. Nhận xét:Hình bình hành hành là hình thang đặc biệtHình thang có là hình bình hành không?Hình bình hành có là hình thang không?Theo định nghĩa để vẽ hình bình hành ta sử dụng công cụ gì?Tiết 12 HÌNH BÌNH HÀNHI. Dịnh nghĩa:hhhhinhhHình bình hànhĐịnh nghĩaa. Định nghĩa :b. Nhận xét:Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song II. Tớnh ch?t:Tính chất?2?2Cho hình bình hành hành ABCD (hình 67). Hãy thử phát hiện các tính chất về cạnh , về góc, về đường chéo của hình bình hành đó. Hình 67* Định lý:OTrong hình bình hành :Các cạnh đối bằng nhau.Các góc đối bằng nhau.Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.OChứng minhABCD là hình bình hành  ABCD là hình thang (AB

Tiết 12 HÌNH BÌNH HÀNHI. Dịnh nghĩa:hhhhinhhHình bình hànhĐịnh nghĩaa. Định nghĩa :b. Nhận xét:Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song II. Tớnh ch?t:Tính chất?21)Các cạnh đối bằng nhau.3)Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.2)Các góc đối bằng nhau.* Định lý:Một tứ giác muốn trở thành hình bình hành thì cần có thêm điều kiện gì?Hình bình hànhtứ giácCác cạnh đối song songCác cạnh đối bằng nhauCác góc đối bằng nhauHai cạnh đối song song và bằng nhau2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đườngTiết 12 HÌNH BÌNH HÀNHI. Dịnh nghĩa:hhhhinhhHình bình hànhĐịnh nghĩaa. Định nghĩa :b. Nhận xét:Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song II. Tớnh ch?t:Tính chất?21)Các cạnh đối bằng nhau.3)Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.2)Các góc đối bằng nhau.* Định lý:III.Dấu hiệu nhận biết:Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.Tứ giác có 2 cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.Tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.Dấu hiệu nhận biết?3:Trong các tứ giác sau, tứ giác nào là hình bình hành? Vì sao?

Dấu hiệu 2Dấu hiệu 4Dấu hiệu 5Dấu hiệu 3Không là HBHCác dấu hiệu nhận biếtTứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.Tứ giác có 2 cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.Tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.Tiết 12 HÌNH BÌNH HÀNHI. Dịnh nghĩa:hhhhinhhHình bình hànhĐịnh nghĩaHình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song. Tính chất3)Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.2)Các góc đối bằng nhau.1)Các cạnh đối bằng nhau.Dấu hiệu nhận biết1)Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.4)Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.5)Tứ giác có 2đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.3)Tứ giác có 2 cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.2)Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.a. Định nghĩa :b. Nhận xét:II. Tớnh ch?t:?2* Định lý:III.Dấu hiệu nhận biết:Trả lời câu hỏi phần mở bàiKhi hai đĩa cân nâng lên và hạ xuống (H.65), ABCD luôn là hỡnh gỡ?Hình bình hnh c u trong thc t?Các thanh sắt ở cửa xếp tạo thành các hỡnh bỡnh hànhHình bình hnh c u trong thc t?Các thanh sắt ở cửa xếp tạo thành các hỡnh bỡnh hànhHÌNH BÌNH HÀNHĐỊNH NGHĨADẤU HIỆU NHẬN BIẾT Tứ giác có các cạnh đối song songTÍNH CHẤT 1) Các cạnh đối bằng nhau 2) Các góc đối bằng nhau3)Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường1)Tứ giác có các cạnh đối song song2)Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau3)Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau4)Tứ giác có các góc đối bằng nhau5)Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đườngBài tập trắc nghiệm4. Hướng dẫn về nhàLàm bài tập 43,44,45 SGK trang 92Chứng minh các dấu hiệu nhận biết.Lm các bài tập: 44; 45; 47/ SGK/ 92; 93. Bi s? 78, 79 tr 68 SBT.

Bạn đang xem bài viết Sử Dụng Microstation V8 Căn Bản trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!