Xem Nhiều 6/2023 #️ Soạn Văn Lớp 10 Bài Phương Pháp Thuyết Minh Ngắn Gọn Hay Nhất # Top 10 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 6/2023 # Soạn Văn Lớp 10 Bài Phương Pháp Thuyết Minh Ngắn Gọn Hay Nhất # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Văn Lớp 10 Bài Phương Pháp Thuyết Minh Ngắn Gọn Hay Nhất mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Soạn văn lớp 10 bài Phương pháp thuyết minh ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm…). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.

Sách giải soạn văn lớp 10 bài Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

+ Đảm bảo tính chính xác về đối tượng một cách trung thực, chính xác, khách quan

+ Nội dung: chuẩn xác, hấp dẫn, sinh động

+ Trình tự thuyết minh phải hợp lý, khoa học, nhất quán theo không gian, thời gian, sự việc

+ Ngoài tri thức cần có phương pháp thuyết minh phù hợp

– Mối quan hệ giữa các phương pháp, mục đích thuyết minh

+ Phương pháp thuyết minh: hệ thống cách thức người thuyết minh sử dụng để đạt mục đích mình đề ra

+ Không có nhu cầu, mục đích thuyết minh sử dụng mong đạt, mục đích để tìm phương pháp

– Nhu cầu thuyết minh: không thể thỏa mãn, mục đích thuyết minh không thể đạt được nễu người thuyết minh không có phương pháp phù hợp

→ Phương pháp và mục đích thuyết minh không tách rời

1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

Đọc các đoạn trích (SGK trang 48, 49) và trả lời câu hỏi:

a. Cho biết tác giả mỗi đoạn trích đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

b. Phân tích tác dụng của từng phương pháp trong việc làm cho sự vật hay hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, sinh động và hấp dẫn.

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

a. Thuyết minh bằng cách chú thích

Đọc lại câu văn “Ba-sô là bút danh” đã dẫn trong phần luyện tập trước và trả lời câu hỏi (SGK, trang 50).

b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả

Đọc đoạn văn tiếp tục giới thiệu về thi sĩ Ba-sô (mục 2.b. SGK, trang 50) và trả lời câu hỏi:

Sách giải soạn văn lớp 10 bài Một số phương pháp thuyết minh

– Đoạn 2: Phương pháp thuyết minh, nêu định nghĩa kết hợp phân tích

– Đoạn 3: Phương pháp số liệu kết hợp với phương pháp so sánh. Số liệu mới mẻ, cấu tạo tế bào của con người được thuyết minh kết hợp với những so sánh hấp dẫn tạo ra sự thuyết phục với người nghe

– Đoạn 4: Phương pháp phân tích. Miêu tả lại các vật dụng, cách thức chơi trò hát trống quân

a, Thuyết minh bằng chú thích

Câu “Ba -sô là bút danh” không sử dụng phương pháp định nghĩa, không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm, bản chất của nhà văn này

Phương pháp chú thích và định nghĩa:

– Giống: đều có cấu trúc A là B

– Khác nhau: – Phương pháp định nghĩa đòi hỏi khoa học, chính xác (yếu tố B phải đạt được hai yếu tố: đặt đối tượng định nghĩa vào loại lớn hơn; chỉ ra yếu tố nói đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt với các đối tượng cùng loại.

+ Phương pháp chú thích: sử dụng mềm dẻo, dễ, linh hoạt hơn

b, Thuyết minh bằng giảng giải nguyên nhân- kết quả

Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê, và nguồn gốc bút danh Ba-sô (được thuyết minh chủ yếu)

→ Phương pháp thể hiện mối quan hệ nhân quả, dù nguyên nhân được trình bày dài hơn thì nội dung thông báo chính vẫn là kết quả

– Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô

– Đoạn trích được trình bày hợp lí, hấp dẫn vì người viết sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh → hình ảnh hiện lên hấp dẫn, sinh động hơn

Câu hỏi bài Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh tập 2 trang 51

1. Để lựa chọn phương pháp thuyết minh cần căn cứ vào mục đích thuyết minh.

2. Việc vận dụng phương pháp thuyết minh nhằm: đạt được mục đích thuyết minh, làm nổi bật bản chất và đặc trưng của đối tượng, làm cho người đọc/nghe dễ tiếp nhận và cảm thấy hứng thú.

Sách giải soạn văn lớp 10 bài Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh

Sử dụng phương pháp thuyết minh do mục đích thuyết minh quyết định

– Phương pháp thuyết minh cần gây được hứng thú, hấp dẫn với người nghe, người đọc

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Phương pháp thuyết minh lớp 10 tập 2 trang 51

Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp phương pháp thuyết minh trong đoạn trích “Hoa lan Việt Nam” (Mục chúng tôi trang 51).

Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm…). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.

Sách giải soạn văn lớp 10 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 51

Phương pháp chú thích: Hoa lan được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả”… nữ hoàng của các loài hoa.

– Phương pháp phân tích, giải thích: “Họ lan được chia thành hai nhóm: nhóm phong lan…lớp thảm mục”

– Phương pháp nêu số liệu “Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa, của lá về hình dáng, màu sắc

→ Ngoài ra, tác giả dùng yếu tố miêu tả hấp dẫn: “Cánh môi cong lượn như gót hài, cánh hoa trong mãnh…đang bay lượn”

→ Đoạn trích cung cấp hiểu biết, tri thức về hoa lan, loài hoa được ưa chuộng. Người viết cần có hiểu biết sự thật khoa học, chính xác, khách quan

– Tác giả phối kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh: chú thích, phân loại, liệt kê, nêu ví dụ…

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 51

Giới thiệu nghề thủ công truyền thống của nước ta: trồng lúa, nuôi tằm, làm gốm, thêu, dệt, may…

Lựa chọn nghề làm gốm để thuyết minh:

– Lịch sử hình thành

+ Thời nhà Lý, ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều, Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú được cử đi sứ Bắc Tống

Sau chuyến đi sứ, ba ông thăm, học được một số kỹ thuật đem về truyền bá, cho dân chúng

+ Nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống (trước năm 1127)

– Qúa trình sản xuất gốm

Đất sét được lấy từ trong làng, được đem về ngâm trong bể chứa nước ( “bể đánh” và “bể lắng” dùng ngâm đất sét khô vào khoảng 3- 4 tháng)

+ Sau khi loại bỏ được tạp chất, đất được đưa sang “bể phơi” trong thời gian 3- 4 ngày, rồi được chuyển qua “bể ủ”

– Bước hai: nặn cốt, sửa hàng, phơi khô sản phẩm

Bước ba: quét men, vẽ hình ảnh, trong đó vẻ đẹp của gốm phụ thuộc vào lớp men (men rạn, men thô, men chảy, men trơn, men lam)

Công đoạn cuối cùng cho gốm vào lò: lò bầu, lò éch, lò hình hộp và lò ga

Hình thành thương hiệu

Có nhiều làng nghề gốm tạo ra những sản phẩm đẹp, nổi tiếng được mang đi xuất khẩu thị trường nước ngoài

Tags: soạn văn lớp 10, soạn văn lớp 10 tập 2, giải ngữ văn lớp 10 tập 2, soạn văn lớp 10 bài Phương pháp thuyết minh ngắn gọn , soạn văn lớp 10 bài Phương pháp thuyết minh siêu ngắn

Soạn Bài Phương Pháp Thuyết Minh Ngắn Gọn Và Hay Nhất

Hướng dẫn soạn bài Phương pháp thuyết minh lớp 8 chi tiết

I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh

Bài 1 (trang 126 sgk Ngữ văn 8 tập 1): Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh

a) Đọc lại các văn bản thuyết minh vừa học ( Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất) và cho biết các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì.

b) Làm thế nào để có các tri thức ấy ? Vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ ở đây như thế nào ?

c) Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không ?

a. – Cây dừa Bình Định sử dụng loại tri thức khoa học địa lí.

– Tại sao lá cây có màu xanh lục sử dụng loại tri thức khoa học thực vật. Huế sử dụng loại tri thức khoa học văn hóa.

– Khởi nghĩa Nông Văn Vân sử dụng loại tri thức khoa học lịch sử.

– Con giun đất sử dụng loại tri thức khoa học sinh vật.

b. Để có được những tri thức đó chúng ta phải quan sát, học tập, tích lũy kiến thức.

Quan sát không đơn thuần là nhìn mà chọn những đặc điểm tiêu biểu của sự vật (đặc điểm có tính ý nghĩa về nội dung và hình thức). Biết cách phân tích đặc điểm của sự vật đó.

Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy là để làm cơ sở, tiền đề cho việc làm bài văn thuyết minh. Có kiến thức thực tế thì bài viết mới trở nên thuyết phục, hấp dẫn.

c. Không thể dùng tưởng tượng, suy luận thuần túy để làm bài văn thuyết minh.

Bài 2 (trang 126 SGK Ngữ văn 8 tập 1): Phương pháp thuyết minh

a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:

– Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam. – Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). (Khởi nghĩa Nông Văn Vân)

Câu hỏi: Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy, người ta cung cấp một kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh.

b.

Phương pháp liệt kê:

Đọc các câu, đoạn văn sau và cho biết phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự vật.

– Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm,… (Cây dừa Bình Định) – Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải… (Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)

c. Phương pháp nêu ví dụ:

Chỉ ra ví dụ trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của nó đối với việc trình bày các xử phạt những người hút thuốc lá nơi công cộng

Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la). (Ôn dịch thuốc lá)

d. Phương pháp dùng số liệu

Đoạn văn sau cung cấp những số liệu nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không?

Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy, đồng thời số thán khí không ngừng gia tăng. Vậy vì sao đến nay dưỡng khí vẫn còn? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một héc-ta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí. Vì thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kì to lớn.

e. Phương pháp so sánh

Trong câu văn sau, phép so sánh được dùng như thế nào và với mục đích gì?

Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng 3 đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

g. Phương pháp phân tích, phân loại

Trong văn bản Huế, người viết đã trình bày đặc trưng của thành phố Huế theo những mặt nào?

a. Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ “là”. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.

– Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ “là”, đưa ra bản chất đối tượng.

b. Người viết đã dùng phương pháp liệt kê trong các câu, đoạn văn trên. Tác giả lần lượt trình bày tính chất của sự vật, các biểu hiện cụ thể của đối tượng theo một trật tự nhất định. Tác dụng của phương pháp này là làm cho người đọc nắm đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng một cách cụ thể, rõ ràng.

Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.

Đoạn trích trong bài “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.

c. Việc nêu ra ví dụ cụ thể về thái độ nghiêm khắc với những người hút thuốc lá nơi công cộng có tác dụng thuyết phục về ý thức giữ gìn sức khoẻ cộng đồng, đồng thời nhấn mạnh và kêu gọi mọi người nhìn nhận vấn đề thuốc lá một cách nghiêm túc.

– Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh được sử dụng rất phổ biến. Nêu ra những dẫn chứng xác thực để minh họa cho vấn đề đang được thuyết minh làm cho người đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt được vấn đề.

d. Những số liệu được cung cấp là:

Dưỡng khí chiếm 20% thể tích.

Thán khí chiếm 3%.

500 năm.

1 hécta cỏ hấp thụ mỗi ngày 900kg thán khí và nhả ra 600kg dưỡng khí.

– Các số liệu có ý nghĩa thuyết minh cho tầm quan trọng của thực vật nói chung, cỏ nói riêng một cách cụ thể, chân xác. Trong văn bản thuyết minh, nhất đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên, các số liệu là cơ sở quan trọng để người viết thuyết minh về một vấn đề gì đó. Số liệu sử dụng trong văn bản thuyết minh phải có độ tin cậy cao, được chứng thực bằng phương pháp khoa học.

e. Thuyết minh về độ rộng lớn của biển Thái Bình Dương, người viết đã tiến hành so sánh với các đại dương khác để giúp người đọc có được ấn tượng cụ thể về diện tích của nó. Phép so sánh có tác dụng làm nổi bật, cụ thể hoá đối tượng cần thuyết minh.

g. Để trình bày các đặc điểm của thành phố Huế, người ta phải dùng phương pháp nhân loại, phân tích:

Trung tâm văn hóa, nghệ thuật.

Thiên nhiên Huế rất đẹp.

Các kiến trúc của Huế rất nổi tiếng.

Món ăn của Huế rất phong phú, đa dạng.

Huế đấu tranh kiên cường.

Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những thành phố anh hùng

II. Luyện tập

Bài 1 (trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1) Tác giả bài Ôn dịch, thuốc lá đã nghiên cứu, tìm hiểu rất kĩ để nêu lên yêu cầu chống nạn thuốc lá. Em hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết.

– Bài viết sự hiểu biết sâu sắc của người viết về vấn đề trình bày

Kiến thức y học:

Khói thuôc chưa nhiều chất độc.

Vòm họng, phế quản, nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc làm tê liệt.

Khói thuốc gây ho hen viêm phế quản.

Trong khói thuốc lá có chất đi-o-xin… giảm sút sức khỏe con người.

Khói thuốc ung thư vòm họng, ung thư phổi.

Chất ni-co-tin trong thuốc lá làm huyết áp tăng cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.

– Sự hiểu biết về tâm lí xã hội, sự quan tâm tới vấn đề xã hội

Bệnh viêm phế quản… hại sức khỏe cộng đồng.

Hút thuốc lá nơi công cộng… sinh con suy yếu

Từ điếu thuốc sang cốc bia rồi đến ma túy… từ điếu thuốc.

Bài 2 (trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1) Bài viết đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào để nêu bật tác hại của thuốc lá Trả lời

– Tác giả sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh trong bài viết để tăng tính chân thực và thuyết phục:

+ Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh tác hại khôn lường của việc hút thuốc với uống rượu (Hẳn rằng người hút thuốc… người uống rượu)

+ Phương pháp phân tích, giải thích: Phân tích các chất độc hại có trong thuốc lá ảnh hưởng tới sức khỏe con người ( trong khói thuốc có… sút kém)

+ Phương pháp nêu ví dụ, số liệu: ngày nay đi các nước phát triển… người vi phạm.

Bài 3 (trang 129 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Đọc văn bản thuyết minh (trang 129 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời câu hỏi: Thuyết minh đòi hỏi những kiến thức như thế nào? Văn bản này đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

Ngã ba Đồng Lộc là giao điểm giữa hai đường tỉnh lộ số 8 và số 15 thuộc vùng đất đồi Hà Tĩnh. Trên một đoạn đường khoảng 20 km mà có những 44 trọng điểm đánh phá của giặc Mĩ và đã phải chịu đựng hơn 2 057 trận bom. Ở đây có một tập thể kiên cường gồm 10 cô gái tuổi đời từ 17 đến 20 làm nhiệm vụ san lấp hố bom, làm đường, đào hầm trú ẩn, bảo đảm an toàn cho xe và người qua lại. Ngày 24 – 7- 1968, sau 18 lần giặc Mĩ cho máy bay đánh phá ác liệt vào khu vực này, cả 10 chị em vẫn trụ lại kiên cường, bất khuất, giữ vững mạch đường đến hơi thở cuối cùng Cũng trên mảnh đất anh hùng này đã sinh ra người anh hùng trẻ tuổi La Thị Tám, một cô gái đầy nhiệt tình cách mạng gan dạ, mưu trí. Liên tục 116 ngày đêm làm nhiệm vụ, chị đã quan sát, đánh dấu những quả bom chưa nổ ở các trọng điểm địch đánh phá ác liệt. Ba lần bị bom nổ vùi lấp, chị vẫn kiên cường bám sát trận địa, đánh dấu đủ, rõ các hút bom, phục vụ đắc lực cho việc phá bom, đảm bảo giao thông thông suốt. Ngày nay Ngã ba Đồng Lộc trở thành một nơi tưởng niệm những tấm gương oanh liệt của các cô gái thanh niên xung phong trong thời kháng chiến chống Mĩ. (Báo Quân đội nhân dân, 1975)

Văn bản thuyết minh Ngã ba Đồng Lộc

– Kiến thức:

Vị trí địa lý của Ngã ba Đồng Lộc

Về tập thể 10 cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ san lấp hố bom, đào hầm, đảm bảo an toàn giao thông

Cô gái La Thị Tám đầy nhiệt tình cách mạng, dũng cảm và mưu trí.

– Phương pháp thuyết minh

Liệt kê: kể tên việc làm của 10 cô gái thanh niên xung phong.

Phương pháp nêu ví dụ: “ba lần bị bom nổ vui lấp… giao thông thông suốt”

Phương pháp dùng số liệu: “Ngày 24/7/ 1968… hơi thở cuối cùng”

Bài 4 (trang 129 SGK Ngữ văn 9 tập 1)

Hãy cho biết cách phân loại sau đây của một bạn lớp trưởng đối với những bạn học yếu trong lớp có hợp lí không:

“Lớp ta có nhiều bạn học chưa tốt. Trong đó có những bạn có điều kiện học tốt nhưng ham chơi, nên học yếu. Có những bạn học được nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thường bỏ học, hoặc đi muộn nên học yếu. Lại có những bạn vốn kiến thức cơ sở yếu từ lớp dưới, tiếp thu chậm, nên học yếu. Đối với ba nhóm học sinh đó, chúng ta nên có những biện pháp khác nhau để giúp đỡ họ”. Trả lời

Sự phân loại của lớp trưởng là hợp lý vì chỉ có 3 nguyên nhân dẫn tới việc học yếu trong lớp:

Có điều kiện học tốt nhưng ham chơi nên học yếu

Gia đình khó khăn, thường bỏ học, đến lớp chậm nên học yếu.

Kiến thức yếu, tiếp thu chậm nên học yếu.

Bạn chốt vấn đề bằng việc nêu ra ý tưởng giúp đỡ các bạn học yếu.

Soạn bài Phương pháp thuyết minh lớp 8 ngắn nhất

I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh

Bài 1 trang 126 SGK Ngữ văn 8 tập 1

a. Các văn bản thuyết minh Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất đã sử dụng những tri thức về tự nhiên (Địa lí, Sinh học,…), tri thức về xã hội (Văn hoá, Lịch sử,…).

b. Để có các tri thức ấy cần phải quan sát, học tập, tìm tòi, tích lũy kiến thức lâu dài.

c. Không thể dùng tưởng tượng, suy luận để làm bài văn thuyết minh.

Bài 2 trang 126 SGK Ngữ văn 8 tập 1

a. Trong các câu văn ta thường gặp từ “là”. Sau từ “là”, người ta cung cấp những kiến thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng . Loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ “là”, đưa ra được bản chất, đặc trưng đối tượng.

b. Tác dụng của phương pháp liệt kê : trình bày tri thức theo một trật tự nhất định.

c. Ví dụ trong đoạn văn là phần trong ngoặc đơn “ở Bỉ, từ năm 1987… 500 đô la”. Đưa ra ví dụ có tác dụng minh họa rõ hơn để người đọc dễ hiểu, tạo tính chính xác, thuyết phục hơn cho lời văn.

d. Đoạn văn cung cấp những số liệu cụ thể 20%, 3%, 500 năm, một héc-ta, 900kg, 600kg. Việc sử dụng số liệu giúp làm tăng tính thuyết phục của văn bản.

e. Tác dụng của phương pháp so sánh : đối chiếu, so sánh để làm nổi bật, cụ thể hóa đối tượng cần thuyết minh.

g. Bài Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt : thiên nhiên, kiến trúc, nhà vườn, món ăn, tinh thần quật cường của nhân dân.

II. Luyện tập

Bài 1 trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Phạm vi tìm hiểu vấn đề trong bài Ôn dịch, thuốc lá :

– Tác hại thuốc lá với sức khỏe (người hút và những người xung quanh).

– Tác hại thuốc lá với hành vi văn hóa.

– Việc chống thuốc lá ở các nước phát triển.

Bài 2 trang 128 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong Ôn dịch, thuốc lá : Phân loại, phân tích; định nghĩa, giải thích; nêu ví dụ; so sánh; dùng số liệu.

Bài 3 trang 129 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Ngã Ba Đồng Lộc là giao điểm…

– Phương pháp liệt kê: Liệt kê số tuổi đời của 10 cô gái và liệt kê số lượng những trận bom hằng ngày, nhiệm vụ của 10 cô gái lấp bom, số lần bị vùi lấp.

Bài 4 trang 129 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Cách phân loại đó hợp lí vì ba loại đó không trùng lặp, không có trường hợp học sinh vừa ở loại này vừa ở loại khác.

Kiến thức cơ bản

– Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.

– Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giái thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại,…

Soạn Bài Phương Pháp Thuyết Minh Lớp 10 Đầy Đủ Hay Nhất

Hướng dẫn soạn bài Phương pháp thuyết minh lớp 10 hay nhất do Wikihoc biên soạn

Các bài soạn trước đó:

SOẠN BÀI PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH LỚP 10 HAY NHẤT

I.Sự quan trọng của phương pháp thuyết minh (sgk)

Phương pháp thuyết minh là một hệ thống những cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt được mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh có tầm quan trọng rất lớn trong việc làm bài văn thuyết minh.

Nắm được phương pháp, người viết (người nói) mới truyền đạt đên người đọc (người nghe) những hiểu biết về sự vật, sự việc, hiện tượng một cách dê dàng và hiệu quả.

Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc:

Làm nổi bật bản chất và nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng

Làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.

Người học cần rèn luyện kĩ năng nhận thức, phân loại các phương pháp thuyết minh đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh vào những bài tập cụ thể, từ đó có kĩ năng vận dụng phương pháp thuyết minh vào làm văn cũng như trong cuộc sống.

II Một số phương pháp thuyết minh

1 Ôn tập các phương pháp thuyết minh

Trong đoạn văn có các phương pháp thuyết minh sau:

Đoạn (1)

Phương pháp liệt kê giải thích

Tác dụng: Bảo đảm tính chuẩn xác và thuyết phục người nghe

Đoạn (2):

Phương pháp định nghĩa, phân tích giải thích

Tác dụng: Cung cấp những thông tin bất ngờ thú vị về bút danh của thi sĩ Ba-sô

Đoạn (3):

Phương pháp nêu số liệu, so sánh

Tác dụng: Gây ấn tượng mạnh, tăng sức hấp dẫn và độ chính xác cho thông tin

Đoạn (4):

Phương pháp phân loại, giải thích

Tác dụng: Cung cấp thông tin thú vị về loại hình nghệ thuật dân gian

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

a, So sánh phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa và phương pháp thuyết minh bằng chú thích

Giống nhau: Chung mô hình cấu trúc “A là B”

Khác nhau:

Sử dụng phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa sẽ đặt đối tượng thuyết minh vào một loại lớn hơn, rộng hơn và có ý nghĩa bao quát hơn

Sử dụng phương pháp thuyết minh bằng chú thích sẽ nêu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác, chưa phản ảnh đầy đủ bản chất đối tượng

b, Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân và kết quả

Mục đích 1 và mục đích 2 đều là mục đích chính của đoạn văn nhưng mục đích 2 phù hợp hơn

Các ý trong đoạn văn có quan hệ nhân quả

III Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh

Người làm văn thuyết minh căn cứ vào mục đích thuyết minh để quyết định chọn phương pháp thuyết minh phù hợp

Mục đích chủ yếu nói thật rõ về sự vật, hiện tượng không phải duy nhất.

Phương pháp thuyết minh còn được vận dụng để làm cho văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc

IV Luyện tập phương pháp thuyết minh

Câu 1 trang 51 sgk ngữ văn lớp 10 tập 2

Nhận xét về các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn trên

Chú thích: Hoa lan là “loài hoa vương giả.. là “nữ hoàng của các loài hoa”

Phân tích, giải thích: Họ Lan thường được chia thành hai nhóm…

Nêu số liệu: Chỉ riêng mười loài hoa của cgi lan Hài Vệ nữ đã…

Trong đoạn văn thuyết minh này tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh:

Vì vậy mà bài văn thuyết minh có tính chính xác khách quan sinh động và hấp dẫn

Câu 2 trang 52 sgk ngữ văn lớp 10 tập 2

Giới thiệu về một trong những nghề truyền thống của quê hương mình

Dàn bài gợi ý:

1.Mở bài:

Giới thiệu chung về đất nước Việt Nam

Đưa ra vai trò cần thiết của nghề trồng lúa nước

2.Thân bài

Nguồn gốc

Đặc điểm

Số lượng, phân loại

Cách trồng và chăm sóc

Công dụng chính

3.Kết bài:

Tóm lại nội dung và suy nghĩ của em về nghề trồng lúa nước

Các bài soạn tiếp theo:

Soạn Văn Lớp 8 Bài Ôn Tập Về Văn Bản Thuyết Minh Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 8 bài Ôn tập về văn bản thuyết minh ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2) Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận? Câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2) Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì? Câu 4 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2) Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?

Soạn văn lớp 8 bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Soạn văn lớp 8 trang 35 tập 2 bài Ôn tập về văn bản thuyết minh ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Ôn tập lý thuyết tập 2 trang 35

Câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống?

Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?

Câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?

Câu 4 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?

Sách giải soạn văn lớp 8 bài Ôn tập lý thuyết

Trả lời câu 1 soạn văn bài Ôn tập lý thuyết trang 35

Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng trong đời sống:

– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng nhằm cung cấp tri thức cho con người bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

+ Tri thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.

Trả lời câu 2 soạn văn bài Ôn tập lý thuyết trang 35

Văn bản thuyết minh khác các kiểu văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận

+ Không sa đà vào kể truyện, thuật sự việc như tự sự.

+ Không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả.

+ Không mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, chủ đạo như văn biểu cảm.

+ Không đưa ra lý lẽ, lập luận như văn nghị luận.

→ Thuyết minh bao gồm việc trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan chân thực, rõ ràng.

Trả lời câu 3 soạn văn bài Ôn tập lý thuyết trang 35

Để làm tốt bài văn thuyết minh cần:

+ Bước chuyển bị tài liệu bằng việc quan sát, tìm đọc, thu thập thông tin từ nhiều nguồn ( sách vở, truyền thông, thực nghiệm…).

+ Phải xây dựng được bố cục của bài văn thuyết minh theo trình tự hợp lý.

+ Làm nổi bật được điều muốn thuyết minh: đặc điểm, tính chất, cách sử dụng…

+ Xác định rõ mục đích thuyết minh và đối tượng thuyết minh

+ Sử dụng hợp lý các phương pháp thuyết minh.

Trả lời câu 4 soạn văn bài Ôn tập lý thuyết trang 35

Những phương pháp thuyết minh được chú trọng:

+ Nêu định nghĩa

+ Giải thích

+ Liệt kê

+ So sánh

+ Dùng số liệu

+ Phân tích

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Ôn tập về văn bản thuyết minh lớp 8 tập 2 trang 35

Câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a) Giới thiệu một đồ dùng

b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh

c) Giới thiệu một thế loại văn học

d) Giới thiệu một phương pháp (làm đồ dùng học tập, thí nghiệm)

Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau:

a) Giới thiệu một đồ dùng:

b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em

c) Giới thiệu một thể loại văn học

d) Giới thiệu một loài hoa

e) Giới thiệu một loài động vật

g) Giới thiệu một sản phẩm mang bản sắc Việt Nam

Sách giải soạn văn lớp 8 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 35

a, Giới thiệu đồ dùng học tập hoặc trong sinh hoạt

Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng thuyết minh (thước kẻ, bút chì, bút máy…)

Thân bài:

– Nguồn gốc, xuất xứ của đồ dùng : hãng sản xuất

Hình dáng: Màu sắc, kích thước

Cấu tạo:

+ Gồm mấy phần?

+ Gồm những bộ phận nào?

+ Các bộ phận được sắp xếp ra sao? Công dụng của từng bộ phận

Cách sử dụng

Cách bảo quản

Kết luận: Giá trị, tầm quan trọng hữu ích của đồ dùng đó trong học tập

b, Dàn bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh tại quê hương

Thân bài:

– Vị trí địa lý

+ Diện tích ( lớn, nhỏ )

+ Đến đó bằng phương tiện gì thuận tiện?

+ Cảnh vật xung quanh thắng cảnh đó như thế nào?

– Nguồn gốc ( hình thành và phát triển)

+ Lịch sử hình thành: có từ bao giờ, ai là người khởi công xây dựng…

+ Hiện tại thắng cảnh đó trong tình trạng nào? ( cần tu sửa nâng cấp, đã được sửa sang kiên cố…)

+ Quy mô

– Nhìn toàn cảnh:

+ Nhìn tổng thể từ xa

+ Nổi bật nhất là điều gì

+ Kiến trúc nổi bật bên trong: Cách trang trí, sắp xếp, bố cục…

– Giá trị văn hóa lịch sử của địa danh

+ Địa danh tô điểm đẹp cho vùng quê như thế nào?

+ Thu hút lượng khách du lịch

Kết bài: Tình cảm, cảm nghĩ chung về đối tượng

c, Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học mà em được học

Mở bài: Giới thiệu chung về thể loại văn học mà em chọn thuyết minh ( văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại)

Thân bài:

Khái quát chung:

+ Đưa ra khái niệm về thể loại văn học đó

– Các đặc trưng của thể loại:

+ Chỉ ra các đặc điểm cơ bản

+ Nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật có giá trị khu biệt

– Dẫn ra các tác phẩm văn học tiêu biểu của thể loại

Kết bài: Cảm nghĩ chung về thể loại văn học đó.

d, Giới thiệu về cách làm đồ dùng học tập

Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng học tập định làm ( hộp bút, giá để sách vở, túi vải đựng bút

Thân bài:

– Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Cách làm tiến hành theo từng bước

– Yêu cầu về mặt thành phẩm

– Điều cần chú ý trong quá trình làm ra sản phẩm

– Công dụng của đồ dùng học tập vừa làm

– Cách bảo quản, giữ gìn

Kết bài: Cảm nghĩ về vai trò của đồ dùng học tập tự làm

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 35

Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em

Tam Cốc Bích Động vốn là điểm du lịch nổi tiếng ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Với hơn 2 tiếng đi theo đường cao tốc Cầu Giẽ- Pháp Vân, bạn có thể tới được danh lam thắng cảnh thú vị này. Tam Cốc – Bích Động từ lâu được ngợi ca là Nam Thiên Đệ nhị động” . Bạn nên tới danh thắng này vào mùa hè để có thể di chuyển trên thuyền thăm các hang động đá vôi tuyệt mĩ. Tam Cốc có ba hang chính là hang Cả, hang Hai, và Hang Ba. Trong đó Hang Cả là hang động rộng và đẹp nhất. Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi ngồi trên thuyền đi sâu vào trong những hang động đã có tuổi đời hàng nghìn năm khám phá, chiêm ngưỡng vẻ đẹp như thực như mộng của các khối nhũ đá rủ xuống. Mỗi khối nhũ đá với nhiều cảnh độc đáo: rồng cuộn hổ quyd, cảnh tiên ông râu tóc bạc đánh cờ… Khi tới đây, mọi người sẽ cảm thấy sự an lạc, thư thái về tâm hồn. Thăm Bích Động bạn nhất định bạn phải tưới chùa Hạ và chùa Trung, chùa Thượng để chuyến đi được trọn vẹn. Nơi đây từng được thân phụ Nguyễn Du là nhà nho Nguyễn Nghiễm từng lưu lại tùy bút ” Búi đá, vườn câu tới đình chùa”. Bạn nào may mắn còn có cơ hội hái được những đóa hoa Sơn Kim Cúc bỏ xíu, thơm ngào ngạt để ướp trà với nước suối Tiên thì thật tuyệt vời.

Thuyết minh về thể loại thơ lục bát

Thể thơ lục bát là một trong những thể loại truyền thống của nền văn học Việt. Thơ lục bát trở nên phổ biến, đi sâu vào đời sống tinh thần thơ ca của nước ta thông qua những câu tục ngữ, ca dao, đồng dao, lời hát ru… Hiện nay nhiều nhà thơ hiện đại cũng sử dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Thể thơ lục bát thường do một cặp câu sáu tiếng và một câu tám tiếng xen kẽ lẫn nhau. Luật bằng trắc về thanh điệu cũng tạo nên sự hài hòa về nhịp điệu, tạo nhạc tính cho lời thơ. Cũng tuân thủ theo niêm luật nhất định, câu lục và câu bát tuân thủ chặt chẽ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận và nhị- tứ-lục phân minh. Về việc phối hợp thanh điệu, chỉ có tiếng thứ tư là trắc, tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám là bằng. Trong các câu tám các tiếng thứ sáu, thứ tám buộc phải khác dấu và ngược lại. Thể thơ này được gieo vần bằng, tiếng cuối câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát, cứ thế tạo nên sự nhịp nhàng êm ái cho câu thơ. Thơ lục bát mềm mại thích hợp để thể hiện tình cảm, cảm xúc của người Việt. Thơ lục bát luôn nền nã, nhẹ nhàng và kín đáo luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt.

Tags: soạn văn lớp 8, soạn văn lớp 8 tập 2, giải ngữ văn lớp 8 tập 2, soạn văn lớp 8 bài Ôn tập về văn bản thuyết minh ngắn gọn , soạn văn lớp 8 bài Ôn tập về văn bản thuyết minh siêu ngắn

Bạn đang xem bài viết Soạn Văn Lớp 10 Bài Phương Pháp Thuyết Minh Ngắn Gọn Hay Nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!