Xem Nhiều 5/2023 #️ Soạn Văn 9 (Ngắn Nhất) # Top 12 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 5/2023 # Soạn Văn 9 (Ngắn Nhất) # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Văn 9 (Ngắn Nhất) mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giới thiệu về Soạn Văn 9 (ngắn nhất)

Phong cách Hồ Chí Minh – Soạn Văn 9 (ngắn nhất) Các phương châm hội thoại Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minhĐấu tranh cho một thế giới hòa bình – G.G.Mác-két Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minhTuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Xưng hô trong hội thoạiViết bài tập làm văn số 1: Văn thuyết minh Chuyện người con gái Nam Xương Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Sự phát triển của từ vựng Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn) Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) Truyện Kiều của Nguyễn Du Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều) Thuật ngữ Miêu tả trong văn bản tự sự Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) Trau dồi vốn từ Viết bài tập làm văn số 2: Văn tự sự Thúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều) Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên) Chương trình địa phương (phần văn) Tổng kết về từ vựng Đồng chí Bài thơ về tiểu đội xe không kính Kiểm tra truyện trung đại Tổng kết về từ vựng (tiếp) Nghị luận trong văn bản tự sự Đoàn thuyền đánh cá Bếp lửa Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Tập làm thơ tám chữ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ánh trăng Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp) Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Làng (trích) Chương trình địa phương phần tiếng việt Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Luyện nói : Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Lặng lẽ Sa Pa Ôn tập phần Tiếng Việt Viết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sự Người kể trong văn bản tự sự Chiếc lược ngà Kiểm tra thơ và truyện hiện đại Kiểm tra phần tiếng việt Ôn tập phần tập làm văn Cố hương Ôn tập làm văn (tiếp theo) Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)

Soạn văn 9 Tập 2

Bàn về đọc sách Khởi ngữ Phép phân tích và tổng hợp Luyện tập phân tích và tổng hợp Tiếng nói của văn nghệ Các thành phần biệt lập Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Viết bài tập làm văn số 5 – Văn nghị luận Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten Liên kết câu và liên kết đoạn văn Con cò Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Mùa xuân nho nhỏ Viếng lăng bác Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị luận văn học Sang thu Nói với con Nghĩa tường minh và hàm ý Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Mây và sóng Ôn tập về thơ Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) Tổng kết phần văn bản nhật dụng Kiểm tra về thơ Chương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II) Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học Bến quê Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II Luyện nói : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Những ngôi sao xa xôi Biên bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Trích Rô-bin-xơn Cru-xô) Tổng kết về ngữ pháp Luyện tập viết biên bản Hợp đồng Bố của Xi-Mông Ôn tập về truyện Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) Con chó Bấc (Trích Tiếng gọi nơi hoang dã) Kiểm tra về truyện Kiểm tra phần Tiếng Việt lớp 9 học kì 2 Luyện tập viết hợp đồng Bắc Sơn (Trích hồi bốn) Tổng kết phần văn học nước ngoài Tổng kết phần tập làm văn Tôi và chúng ta (Trích cảnh ba) Tổng kết phần văn học Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

Các phương châm hội thoạiSử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minhLuyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minhCác phương châm hội thoại (tiếp theo)Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minhLuyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minhCác phương châm hội thoại (tiếp theo)Xưng hô trong hội thoạiChuyện người con gái Nam XươngCách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếpSự phát triển của từ vựngLuyện tập tóm tắt tác phẩm tự sựChuyện cũ trong phủ chúa TrịnhHoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn)Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)Truyện Kiều của Nguyễn DuChị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều)Thuật ngữMiêu tả trong văn bản tự sựKiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều)Trau dồi vốn từViết bài tập làm văn số 2: Văn tự sựThúy Kiều báo ân báo oán (Trích Truyện Kiều)Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt NgaMiêu tả nội tâm trong văn bản tự sựLục Vân Tiên gặp nạn (Trích Truyện Lục Vân Tiên)Chương trình địa phương (phần văn)Tổng kết về từ vựngĐồng chíBài thơ về tiểu đội xe không kínhKiểm tra truyện trung đạiTổng kết về từ vựng (tiếp)Nghị luận trong văn bản tự sựĐoàn thuyền đánh cáBếp lửaTổng kết về từ vựng (tiếp theo)Tập làm thơ tám chữKhúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹÁnh trăngTổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luậnLàng (trích)Chương trình địa phương phần tiếng việtĐối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sựLuyện nói : Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâmLặng lẽ Sa PaÔn tập phần Tiếng ViệtViết bài tập làm văn số 3 – Văn tự sựNgười kể trong văn bản tự sựChiếc lược ngàKiểm tra thơ và truyện hiện đạiKiểm tra phần tiếng việtÔn tập phần tập làm vănCố hươngÔn tập làm văn (tiếp theo)Kiểm tra tổng hợp cuối học kì INhững đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)Bàn về đọc sáchKhởi ngữPhép phân tích và tổng hợpLuyện tập phân tích và tổng hợpTiếng nói của văn nghệCác thành phần biệt lậpNghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sốngCách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sốngChuẩn bị hành trang vào thế kỉ mớiCác thành phần biệt lập (tiếp theo)Viết bài tập làm văn số 5 – Văn nghị luậnNghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo líChó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-tenLiên kết câu và liên kết đoạn vănCon còLuyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn vănCách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo líMùa xuân nho nhỏViếng lăng bácNghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị luận văn họcSang thuNói với conNghĩa tường minh và hàm ýNghị luận về một đoạn thơ, bài thơCách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơMây và sóngÔn tập về thơNghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)Tổng kết phần văn bản nhật dụngKiểm tra về thơChương trình địa phương phần tiếng việt (Lớp 9 học kì II)Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn họcBến quêÔn tập tiếng việt lớp 9 học kì IILuyện nói : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơNhững ngôi sao xa xôiBiên bảnRô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Trích Rô-bin-xơn Cru-xô)Tổng kết về ngữ phápLuyện tập viết biên bảnHợp đồngBố của Xi-MôngÔn tập về truyệnTổng kết về ngữ pháp (tiếp theo)Con chó Bấc (Trích Tiếng gọi nơi hoang dã)Kiểm tra về truyệnKiểm tra phần Tiếng Việt lớp 9 học kì 2Luyện tập viết hợp đồngBắc Sơn (Trích hồi bốn)Tổng kết phần văn học nước ngoàiTổng kết phần tập làm vănTôi và chúng ta (Trích cảnh ba)Tổng kết phần văn họcTổng kết phần văn học (tiếp theo)Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi

Soạn Văn Lớp 9 Ngắn Nhất

Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 9, chúng tôi đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.

Trong bài học này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học về “Đoàn thuyền đánh cá”.

1. SOẠN VĂN ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ SIÊU NGẮN

Tóm tắt: Đoàn thuyền đánh cá

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được nhà thơ sáng tác vào năm 1958 khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên con người về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn, cảnh đoàn thuyền đi trên biển đánh bắt cá và cảnh đoàn thuyền trở về vào bình minh của ngày hôm sau.

Bố cục:

3 phần

– Phần 1 (2 khổ đầu):Cảnh đoàn đánh cá ra khơi

– Phần 2 (4 khổ tiếp theo): Cảnh đoàn thuyền đánh trên biển

– Phần 3 (khổ cuối): Hình ảnh đoàn thuyền trở về

Giá trị nội dung

Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của người dân chài trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước, đồng thời bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thớ trước khung cảnh thiên nhiên đất nước giàu đẹp.

Đoc – hiểu văn bản

Câu 1: Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. Dựa vào trình tự ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ. Hãy nêu không gian và thời gian được miêu tả trong bài thơ.

Trả lời:

* Bố cục

– Đoạn 1: Hai khổ thơ đầu là cảnh đoàn thuyền đánh cá lên đường và tâm trạng náo nức của con người.

– Đoạn 2: Bốn khổ thơ tiếp theo là cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển.

– Đoạn 3. Còn lại là cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh.

* Không gian, thời gian

– Không gian là mặt biển bao la, rộng lớn với sự hiện diện của mặt trời, mặt biển, trăng sao, mây, gió.

– Thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ: Từ lúc hoàn hôn buông xuống, trời biển vào đêm đến lúc mặt trời đội biển nhô lên, một ngày mới bắt đầu. Nhịp tuần hoàn của vũ trụ điểm nhịp thời gian cho đoàn thuyền đánh cá làm việc.

Câu 2: Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian nào? Bằng những biện pháp nghệ thuật gì, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trước thiên nhiên vũ trụ.

Trả lời:

– Bài thơ miêu tả trọn vẹn một đêm lao động trên biển của đoàn thuyền đánh cá. Hai khổ thơ đầu là cảnh ra khơi. Khung cảnh thiên nhiên dẫu chỉ phác hoạ ít nét mà vẫn cho ta cảm nhận được vẻ chắc nịch, thấm đậm không khí khẩn tr­ơng của một buổi xuất bến ra khơi. Hai câu thơ đầu gợi tả sự vận động của thời gian, mặt trời xuống biển, từng đợt sóng gợn những nét ngang luân chuyển qua lại như­ then cửa và mặt trời xuống đến đâu, cánh cửa đêm nh­ư đ­ợc kéo xuống đến đó. Khi những ánh sáng mặt trời tắt hẳn cũng là lúc “sóng đã cài then”, “đêm sập cửa”. Đúng thời điểm ấy, trong không gian của một đêm đã bắt đầu ấy, thênh thênh vút lên, bừng sáng tiếng hát của ngư­ dân.

Mà là ánh sáng của thanh âm, của khúc hát lãng mạn cất lên từ lòng tin, từ tình yêu lao động, của sắc cá bạc đan dệt thành. Những vần trắc trong khổ thơ đầu (lửa, cửa, khơi, khơi) hoà điệu cùng khúc hát, rất có giá trị trong việc gợi tả vẻ thoáng đạt, sáng láng ấy. Một cách tự nhiên, những vần thơ mở đầu hút ng­ời đọc vào không khí lao động của ngư­ dân lúc nào không hay.

– Bốn khổ thơ tiếp theo là cảnh lao động trên biển đêm. Những khổ thơ này tập trung nhiều hình ảnh tráng lệ, vẻ tráng lệ đã đ­ược gợi ra từ đầu bài thơ với hình ảnh “Mặt trời… như hòn lửa“. Đến đây, cảnh đánh cá đêm trên biển được miêu tả hết sức sinh động. Đó là những động từ mạnh mẽ (lái gió, l­ớt, dàn đan, quẫy, kéo xoăn tay,…), là những hình ảnh gợi tả cái kì vĩ, lớn lao (mây cao, biển bằng, dặm xa,bụng biển, thế trận, vây giăng, đêm thở), là những sắc màu lộng lẫy, rực rỡ như­ trẩy hội, và cả những nét thơ mộng, bay bổng (buồm trăng, lấp lánh đuốc đen hồng, trăng vàng choé, sao lùa, vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông, nắng hồng,…). Vẻ đẹp của biển trời hoà quyện với vẻ đẹp của con ng­ời lao động dệt lên bức tranh tráng lệ, rạo rực sức sống, rạng rỡ vẻ đẹp giàu say lòng ngư­ời. Có lẽ không ở đâu nữa vẻ đẹp và cái nguồn sống bất tận diệu kì của biển Đông lại đẹp hơn ở những câu thơ này :

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,

Đêm thở: sao lùa n­ước Hạ Long.

Chỉ một hình ảnh “Đêm thở” mà ta như­ thấy cả màn đêm phập phồng, thấy cả gió, cả sóng nước. Theo nhịp thở của vũ trụ, ngàn con sóng dồn đuổi ánh lên những đợt vàng sáng lấp lánh của vẩy cá phản chiếu ánh trăng, của ánh trăng, của sao. Thật huyền diệu!.

Câu 3: Em hãy chọn phân tích một hình ảnh đặc sắc trong các khổ 1,3,4,7. Bút pháp xây dựng hình ảnh của tác giả có gì nổi bật?

Trả lời:

– Khổ 3: Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập vào với kích thước rộng lớn của thiên nhiên: lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng,…

– Bút pháp lãng mạn nổi bật trong việc sáng tạo hình ảnh thơ, với những liên tưởng sáng tạo, độc đáo, nhiều so sánh thú vị, thủ pháp phóng đại được sử dụng hợp lí.

Câu 4: Bài thơ có nhiều từ hát, cả bài hát cũng như một khúc ca. Đây là khúc ca gì và tác giả làm thay lời ai? Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp góp phần tạo nên âm hưởng bài thơ như thế nào?

Trả lời:

Bài thơ có bốn từ “Hát”. Cả bài như một khúc ca, ngợi ca lao động, với tinh thần làm chủ, với niềm vui phơi phới mà nhà thơ viết thay cho những người lao động. Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng, cách gieo vần biến hóa linh hoạt. Vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen lẫn vần cách. Vần trắc tạo nên sức dội, sức mạnh. Vần bằng tạo nên sự vang xa, bay bổng… tất cả góp phần làm nên âm hưởng của bài thơ vừa khỏe khoắn sôi nổi, vừa phơi phới bay bổng.

Câu 5: Qua những bức tranh về thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ, em có nhận xét gì về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên đất nước và con người lao động?

Trả lời:

Nhà thơ Huy Cận có cái nhìn tươi mới và cảm xúc hào hứng, tràn đầy niềm vui về cuộc sống. Thiên nhiên tráng lệ, giàu có là nguồn tài nguyên vô tận luôn phục vụ con người, tham gia tích cực vào cuộc sống. Con người hăng hái say mê lao động làm chủ cuộc sống, xây dựng cuộc sống mới. Chính nhà thơ đã viết “Không khí lúc này thật vui, cuộc đời phấn khởi, nhà thơ cũng rất phấn khởi. Cả một vùng than, vùng biển đang hăng say lao động từ bình minh cho đến hoàng hôn và cả từ hoàng hôn cho đến bình minh”. Đây là một cái nhìn tin tưởng và phấn khởi của nhà thơ trước cuộc đời mới. Cái nhìn ấy, cảm xúc ấy là kết quả của quá trình đi thực tế dài ngày tại vùng mở Quảng Ninh. Bắt đầu từ đây hồn thơ Huy Cận này nở trở lại trong niềm vui say cuộc sống mới.

Luyện tập

Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ.

Trả lời:

Với đôi mắt quan sát sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, trái tim nhạy cảm và tài năng nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ đã vẽ lên trước mắt chúng ta một khung cảnh lao động tuyệt vời trên biển. Cả bài thơ như một bức tranh sơn mài lộng lẫy với những sắc màu huyền ảo, cuốn hút vô cùng:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Đoàn thuyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn. Phía tây, mặt trời như một hòn lửa” đỏ rực đang lặn vào lòng đại dương mênh mông. Màn đêm buông xuống kết thúc một ngày. Chính vào thời điểm ấy, ngư dân bắt tay vào công việc quen chuộc của mình: ra khơi đánh cá. Măt biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang, náo nức. thể hiện niềm vui to lớn của con người lao động được giải phóng: “Cầu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đây là cách nói độc đáo. sáng tạo của Huy Cận, khiến chúng ta tưởng như tiếng hát hòa cùng gió mạnh, thổi căng cánh buồm, đẩy thuyền phăng phăng rẽ sóng. Cánh buồm no gió tượng trưng cho khí thế phơi phới đi lên của công cuộc dựng xây đất nước.

2. SOẠN VĂN ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ CHI TIẾT

3. SOẠN VĂN ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ HAY NHẤT

Soạn văn: Đoàn thuyền đánh cá (chi tiết)

Học sinh xem câu hỏi bên trên.

Lời giải

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1 (trang 142 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Bố cục:

– Phần 1: 2 khổ đầu: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

– Phần 2: 4 khổ thơ tiếp: Cảnh đánh bắt cá trong đêm

– Phần 3: Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

– Thời gian được miêu tả trong bài thơ: Từ hoàn hôn, đến đêm, đến rạng sáng

– Không gian rộng mênh mông của biển Hạ Long

Câu 2 (trang 142 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

– Người lao động hiện lên trong không gian biển rộng lớn

– Bằng biện pháp nhân hóa, so sánh tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động trước thiên nhiên, vũ trụ: “Thuyền ta lái gió với buồm trăng …. Dàn đan thế trận lưới vây giăng”

Câu 3 (trang 142 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

– Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi dưới khung cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, tráng lệ. “Mặt trời xuống biển như hòn lửa – Sóng đã cài then đêm sập cửa”. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa để làm cho cảnh hoàng hôn trên biển trở nên lung linh hơn, có hồn và sắc thái hơn. Trên nền không gian ấy là hình ảnh đoàn thuyến lái gió ra khơi với những câu hát ru của gió rít bên cánh buồm

– Hình ảnh con thuyền và người dân lao động được thể hiện trong khổ thơ “Thuyền ta lái gió với buồm trăng …. Dàn đan thế trận luwois vây giăng” cho thấy sự mạnh mẽ của con thuyền và con người. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa làm cho con thuyền giống như con người, có hành động trạng thái. Hanh động này có được nhờ sự điều khiển điêu luyện, khỏe mạnh của con người. Con người hiện lên tràn đầy kinh nghiệm trong công việc đánh bắt cá

Câu 4 (trang 142 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

– Đây là khúc ca ca ngợi lao động với tinh thần làm chủ thiên nhiên

– Tác giả thay lời những người lao động để viết lên khúc ca này

– Giọng điệu của bài thơ nhanh, dứt khoát, dõng dạc tạo âm hưởng vui tươi, hào sảng, mạnh mẽ. Các câu thơ, khổ thơ vần với nhau tạo ra âm hưởng vang vọng, vươn xa.

Câu 5 (trang 142 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

Nhà thơ Huy Cận có cái nhìn tươi mới và tràn đầy sức sống trước thiên nhiên và người dân lao động. Thiên nhiên dưới điểm nhìn của ông bao giờ cũng huy hoàng, nguy nga, tráng lệ, giàu đẹp và tràn đầy sức sống, sự vận động. Con người lao động trong công việc của mình bao giờ cũng là người làm chủ, mạnh mẽ, rắn rỏi, quyết liệt và tràn đầy kinh nghiệm.

LUYỆN TẬP

Khổ thơ đầu là bức tranh về đoàn thuyền đánh cá lúc giăng buồm ra khơi. Hai câu thơ đầu của khổ thơ miêu tả không gian, thời gian trong thời điểm ấy. “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”, không gian bước vào buổi chiều tà, lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Thời gian tiến dần về đêm, bóng đêm bao phủ cả không gian ở câu thơ thứ hai “sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Tác giả miêu tả không gian, thời gian trong cái nhìn nhân hóa, mọi sự vật hiện tượng hiện lên sinh động, có hồn, như những sinh thể mang sự sống đang đắm mình vào màn đêm của thiên nhiên.

Hai câu thơ sau miêu tả hình ảnh đoàn thuyền ra khơi. Tiếng hát của những con người lao động hòa vào với gió của đất trời, thổi căng cánh buồm của sự sống, của niềm hăng say lao động . Tác giả Huy Cận đã sử dụng hình ảnh rất độc đáo “câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát được sử dụng như một phép hoán dụ, đó là hình ảnh của những người dân lao động hăng say với công việc, là tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên của họ. Khổ thơ đầu không chỉ là bức tranh đoàn thuyền đánh cá ra khơi mà còn thể hiện sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên đất nước.

Soạn văn: Đoàn thuyền đánh cá (hay nhất)

Học sinh xem câu hỏi bên trên.

Lời giải

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)

a) Bố cục bài thơ gồm 3 phần

Phần 1 (2 khổ đầu): Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi, lên đường, tâm trạng náo nức

Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên bển

Phần 3 (còn lại): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh

b) Không gian và thời gian miêu tả trong bài thơ

– Trong bài thơ có hai cảm hứng chính: ảm hứng lao động, cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ

– Cảm hứng tạo hình ảnh đoàn thuyền đánh cá qua lăng kính của tác giả trở nên kì vĩ, lớn lao

– Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả gợi tả hình ảnh con thuyền lướt giữa gió trăng

Câu 2 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Hai khổ thơ đầu miêu tả cảnh ra khơi:

+ Thời điểm: ra khơi vào lúc đêm (mặt trời xuống biển)

+ Không gian: rộng lớn của biển cả (sóng cài then, đêm sập cửa)

– Tác giả sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để diễn tả không gian, thời gian của ngư dân ra khơi

– Những khổ thơ tập trung nhiều hình ảnh tráng lệ, vẻ đẹp tráng lệ được gợi từ đầu bài thơ với hình ảnh

Câu 3 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Bốn khổ thơ tiếp theo là cảnh lao động trên biển đêm tráng lệ, sinh động

+ Sử dụng động từ mạnh lái gió, dàn đan, quẫy, kéo xoăn tay…

+ Hình ảnh vũ trụ lớn lao, kì vĩ mây cao, biển bằng, dặm xa, bụng biển, thế trận…

+ Sự giàu có của biển cả: cá thu, cá song, cá nhụ, cá đé

+ Những gam màu rực rỡ, lộng lẫy: buồm trăng, lấp lánh đuốc đen hồng, trăng vàng chóe, sao lùa, vẩy bạc…

– Hình ảnh biển đêm như một sinh vật biển giàu sức sống (Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long)

+ Vẻ đẹp của biển đêm hòa quyện với vẻ đẹp của con người lao động dệt lên bức tranh tráng lệ, rạo rực sức sống, rạng rỡ vẻ đẹp giàu say lòng người

+ Vẻ đẹp biển trời hòa quyện với vẻ đẹp của con người lao động dệt lên bức tranh lao động, làm say lòng người

→ Nhiều hình ảnh thực và lãng mạn kết hợp tạo ra khung cảnh hài hòa giữa con người với tự nhiên.

Câu 4 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Bài thơ như một khúc ca, ca ngợi người lao động với tinh thần làm chủ lao động, tự nhiên

– Lời thơ dõng dạc, giọng điệu say mê, hào hứng

– Vần điệu nhịp nhàng, khỏe khoắn, biến điệu linh hoạt

+ Vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách tạo nên sức mạnh, sự vang dội

+ Vần bằng tạo nên sự bay bổng, vang xa, tất cả góp phần làm nên âm hưởng bài thơ khỏe khoắn, sôi nổi, phơi phới

Câu 5 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Tác giả Huy Cận với niềm say mê trước vẻ đẹp của tự nhiên, con người lao động, đã vẽ nên bức tranh tráng lệ:

+ Con người say mê, hăng hái lao động làm chủ đất nước

+ Thiên nhiên tráng lệ, giàu có, nguồn tài nguyên vô tận phục vụ con người

– Nhà thơ rũ bỏ được nỗi buồn thời thế để đón nhận cuộc sống mới của tự do, dân chủ

+ Con người phấn khởi trước công cuộc xây dựng cuộc sống mới

+ Tâm hồn tác giả nảy nở trở lại trong niềm vui say cuộc sống mới

LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 142 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Mở đầu bài thơ, tác giả Huy Cận mở ra trước mắt người đọc cảnh bao la, rộng lớn và tâm thế hào hứng trước khi ra khơi của ngư dân.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa.

Biện pháp so sánh làm nổi bật vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ của buổi hoàng hôn trên biển. Dường như vũ trụ chuyển mình vào trạng thái nghỉ ngơi “sóng cài then”, “đêm sập cửa”. Thiên nhiên vũ trụ đi vào trạng thái nghỉ ngơi không tàn lụi, ngược lại, rất huy hoàng. Chính trong khung cảnh đó, hình ảnh con thuyền đánh cá ra khơi, chứa đựng niềm cảm hứng yêu đời, say mê lao động của ngư dân. Họ với công việc quá quen thuộc “lại ra khơi” đầy hào hứng và say mê, hóa thân trong “khúc hát căng buồm cùng gió khơi”. Sự hòa quyện đẹp đẽ, trữ tình giữa thiên nhiên, vũ trụ với người lao động cho thấy niềm thiết tha yêu đời, lạc quan của những người làm chủ tương lai, đất nước

Soạn Văn 9 Ngắn Nhất Bài: Những Đứa Trẻ

Câu 1: Thử chia văn bản thành ba phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần. Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nến sự kết nối chặt chẽ.

Câu 2: Xem xét hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa, ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp và quan hệ giữa hai gia đình để lí giải vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, khiến cho hơn ba mươi năm sau ông vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức xúc động.

Câu 1: Văn bản có thể chia thành 3 phần

Phần 1 (từ đầu.. ấn em nó cúi xuống): tình bạn đẹp, trong sáng của những đứa trẻ

Phần 2 (tiếp… Cấm không được đến nhà tao!): Ông bố cấm không cho những đứa trẻ chơi với nhau

Phần 3 (Còn lại): Tình bạn vẫn tiếp tục, mặc cho ông bố ngăn cản

Có những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3

Chi tiết: Những câu chuyện cổ tích, những con chim được nhắc lại từ ở đầu cho đến cuối đoạn trích

Tác dụng: Khiến cho đoạn trích có sự kết nối chặt chẽ từ đầu cho đến cuối.

Câu 2: Hoàn cảnh gia đình:

Chú bé A-li-ô-sa: con nhà nghèo, mồ côi cha từ lúc ba tuổi, mẹ đi lấy chồng khác còn em ở cùng với ông bà ngoại.

Ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp: là con nhà giàu, bố chúng đã từng làm đại tá, dù đã về hưu song cuộc sống của chúng vẫn rất sung túc và đủ đầy.

Mối quan hệ giữa hai gia đình: Mặc dù là hàng xóm nhưng hai gia đình có địa vị xã hội khác nhau nên cũng không thể thân thiết

Nhà văn ấn tượng sâu sắc với tình bạn tuổi thơ trong trắng vì:

Tuy gia cảnh khác nhau, địa vị xã hội khác nhau nhưng giữa chúng có điểm tương đồng rất lớn đó là sự thiếu thốn tình cảm gia đình.

Cả bốn đứa trẻ đều còn rất nhỏ, tuổi cũng ngang ngang nhau, đang ở trong độ tuổi nghịch ngợm và ưa khám phá.

Những kí ức và kỉ niệm này đã khiến cho bốn đứa trẻ thiếu thốn tình thương ấy xích lại gần nhau.

Câu 3: Một số hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả:

1. Cả ba đứa có bẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại. Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con..

2. Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà

3. Một trong số ba anh em chúng cứ phải luôn đứng canh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi.

4. Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm.

5. Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,…

6 … nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ…

Cảm nhận về những hình ảnh:

Những đứa trẻ ấy cần được yêu thương, chăm sóc và bảo hộ.

Chúng nghe bị chi phối và áp đặt đến đáng thương.

Cuộc sống của chúng bị tù túng đến nỗi chúng không còn nhìn thấy và cảm nhận được niềm vui nữa.

Câu 4: Câu chuyện đời thường và câu chuyện cổ tích được lồng vào nhau:

Khi nhắc đến mẹ thật và mẹ khác trong câu chuyện của những đứa trẻ: nhân vật tối đã nghĩ ngay tới dì ghẻ ác độc trong truyện cổ tích

Hình ảnh người bà cũng xuất hiện trong câu chuyện đời thường và gắn liền với những câu chuyện cổ tích

Sự đan xen như một cách để ông tái hiện lại tâm hồn, suy nghĩ của trẻ thơ, những câu chuyện cổ tích và tình thưng giữa những đứa trẻ đã trở thành sợi dây gắn kết giữa chúng.

Câu 1: Văn bản có thể chia thành 3 phần: đầu tiên là tình bạn đẹp, trong sáng của những đứa trẻ (từ đầu…ấn em nó cúi xuống), tiếp là Ông bố cấm không cho những đứa trẻ chơi với nhau (tiếp…đến Cấm không được đến nhà tao) và Đoạn còn lại là tình bạn vẫn tiếp tục, mặc cho ông bố ngăn cản.

Câu 2: Hoàn cảnh Chú bé A-li-ô-sa và Ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp hoàn toàn trái ngược nhau. Chú bé A-li-ô-sa là con nhà nghèo, mồ côi cha từ lúc ba tuổi, Ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp là con nhà giàu, bố chúng đã từng làm đại tá, dù đã về hưu song cuộc sống của chúng vẫn rất sung túc và đủ đầy.

Tuy gia cảnh khác nhau, địa vị xã hội khác nhau là trời vực trở thành bức tường ngăn cách những đứa trẻ ấy lại nhưng giữa chúng có điểm tương đồng rất lớn đó là sự thiếu thốn tình cảm gia đình. Cả bốn đứa trẻ đều còn rất nhỏ, tuổi cũng ngang ngang nhau.

Câu 3: Một số hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả là “Cả ba đứa có bẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại. Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con.”; “Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà”; “luôn đứng canh để đề phòng ông đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi”; “Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm” “Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời,…”

Câu 1: Văn bản có thể chia thành 3 phần

Câu 2: Hoàn cảnh gia đình trái ngược giữa Chú bé A-li-ô-sa và Ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp:

Tuy gia cảnh khác nhau, địa vị xã hội khác nhau nhưng giữa chúng có điểm tương đồng rất lớn:

Đó là sự thiếu thốn tình cảm gia đình

Tuổi cũng ngang ngang nhau, đang ở trong độ tuổi nghịch ngợm và ưa khám phá.

Câu 3: Một số hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm và cảm nhận về những hình ảnh:

Bà: Người bà luôn luôn chăm sóc lo lắng cho cháu

Soạn Văn 9 Ngắn Nhất Bài: Cảnh Ngày Xuân

Câu 1: Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân.

– Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? (Chú ý những đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật)

– Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyền Du khi gợi tả mùa xuân?

Câu 2: Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.

Thống kê những từ ghép là tính từ, danh từ, động từ (Gần xa, yến anh, chị em, tài tử, nô nức, dập dìu,…). Những từ ấy gợi không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?

Thông qua buổi du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ hình ảnh một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hây đọc kĩ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nêu những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.

Câu 3: Sáu câu thơ cuối gợi lên cảnh chị em Kiều du xuân trở về.

Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Vì sao?

Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?

Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối.

Câu 4: Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.

(Gợi ý: Đoạn thơ có kết cấu hợp lí như thế nào? Cách sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình. Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá,…).

Luyện tập

Câu 1: Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền với trời xanh / Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Cảnh ngày xuân

Câu 2: Cảm nhận cảnh thiên nhiên về mùa xuân qua 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân.

Câu 1: Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng:

Hình ảnh ” chim én đưa thoi” vừa gợi không gian ngày xuân, vừa ngầm ám chỉ thời gian mùa xuân trôi nhanh quá.

Mùa xuân có ba tháng, lúc này đã là tháng ba ( thiều quang….sáu mươi).

Hình ảnh thiên nhiên hòa quyện, gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống.

Nguyễn Du tả cảnh mùa xuân thật ngắn gọn chỉ bằng bốn câu thơ với một vài nét đặc tả, cảnh vật được chọn lọc: Ngôn ngừ binh dị, hàm súc, Nghệ thuật nhân hóa cùng với nghệ thuật đảo ngữ.

Câu 2: Những câu thơ của Nguyễn Du gợi tả không khí lễ hội bằng cả một hệ thống từ ngữ giàu sức biểu đạt.

Từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân Gợi tả sự đông vui, nhiều người, tấp nập của trai thanh gái lịch.

Từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu Gợi tả không khí rôn ràng, náo nhiệt của ngày hội.

Từ ghép tính từ: gần xa, nô nức.diễn tả tâm trạng náo nức, vui tươi, rộn ràng của những người đi hội.

Khắc họa được cả truyền thống văn hóa lễ hội xưa: Phong tục tảo mộ, du xuân.

Câu 3: Sáu câu thơ cuối gợi lên cảnh chị em Kiều du xuân trở về:

Cảnh vật, không khí lúc du xuân trở về có sự khác biệt lớn so với buổi sáng: từ không khí nhộn nhịp nô nức, mọi thứ thật nhẹ nhàng, chậm rãi.

Những từ láy ” tà tà”, “thanh thanh”, ” nao nao”: thoáng gợi lên một nét buồn khó hiểu, nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật.

Cảm nhận: tâm trạng bâng khuâng, như có gì tiếc nuôi của chị em Thuý Kiều, đoạn thơ tả cảnh mà dường như đang chứa đựng linh cảm về điều gì đó sắp xảy ra.

Câu 4: Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Tả cảnh mà gợi tình, gợi những tâm trạng của con người trước bức tranh thiên nhiên:

Bức tranh đầu là cảnh thiên nhiên

Bức tranh tiếp theo là khung cảnh lễ hội Thanh minh nhộn nhịp, đông vui

Bức tranh cuối cùng là cảnh ngày hội tan, hai chị em Thuý Kiều tha thẩn ra về

Luyện tập

Câu 1: Thơ cổ Trung Quốc chú ý đến sự giao nhau, tiếp giáp giữa cỏ với trời. Còn Nguyễn Du chú ý đốn cái mênh mông của cỏ kéo dài đến tận chân trời:

Câu thơ cổ Trung Quốc: hương thơm (cỏ thơm), không chú ý đến màu hoa. Chữ “điểm” : lượng của hoa.

Thơ Nguyễn Du: màu sắc (cỏ non xanh), làm bật cái màu trắng của hoa trên nền xanh của cỏ để tạo sự hài hoà. Chữ “điểm”: động từ chỉ sự điểm tô, trang trí.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Nội dung : Đoạn trích miêu tả bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng

Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, nhiều từ láy, tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình.

Câu 2: Cảm nhận cảnh thiên nhiên về mùa xuân qua 4 câu thơ đầu:

Gợi không gian ngày xuân, mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết

Ngầm ám chỉ thời gian mùa xuân trôi nhanh quá.

Câu 1: Gợi tả không gian và thời gian với hình ảnh ” chim én đưa thoi” gợi không gian ngày xuân, vừa ngầm ám chỉ thời gian mùa xuân trôi nhanh quá, “thiều quang….sáu mươi” mùa xuân có ba tháng, lúc này đã là tháng ba.

Hình ảnh thiên nhiên gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống, khoáng đạt, trong trẻo….

Câu 4: Thành công của đoạn trích là nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo, tả cảnh mà gợi tình qua 3 bức tranh đặc sắc về ngày xuân: cảnh thiên nhiên đặc trưng của mùa xuân, khung cảnh lễ hội Thanh minh, cảnh ngày hội tan.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Đoạn trích miêu tả bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của đại thi hào Nguyễn Du (ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, nhiều từ láy, tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình)

Câu 2: Ngày xuân trong Truyện Kiều được được Nguyễn Du miêu tả với những hình ảnh chọn lọc, tinh tế: , mùa xuân mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết nhưng lại trôi qua quá nhanh.

Câu 1: Nguyễn Du tả cảnh mùa xuân thật ngắn gọn chỉ bằng bốn câu thơ gợi lên khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng qua nghệ thuật ngôn ngừ binh dị, hàm súc, nghệ thuật nhân hóa cùng với nghệ thuật đảo ngữ:

Câu 2: Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:

Câu 3: Sáu câu thơ cuối tả cảnh mà dường như đang chứa đựng linh cảm về điều gì đó sắp xảy ra (gợi nhiều hơn tả):

Câu 4: Đoạn trích là ba bức tranh đặc sắc về cảnh ngày xuân:

Bức tranh đầu là cảnh thiên nhiên đặc trưng của mùa xuân

Bức tranh tiếp theo là khung cảnh lễ hội Thanh minh nhộn nhịp, đông vui

Bức tranh cuối cùng là cảnh ngày hội tan, không gian êm đềm, lắng đọng của buổi chiều tà

Luyện tập

Câu 1: Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc với Nguyễn Du

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Nội dung của bài chính là bức tranh thiên nhiên, tươi đẹp trong sáng qua bút pháp nghệ thuật tài tình của Nguyễn Du:

Ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, nhiều từ láy miêu tả.

Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình.

Câu 2: Chỉ với bốn câu thơ nhưng một không gian xuân như được trải rộng trước mắt người đọc, gợi lên một không khí tươi mới, mát mẻ, sáng trong, tinh khiết.

Bạn đang xem bài viết Soạn Văn 9 (Ngắn Nhất) trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!