Xem Nhiều 3/2023 #️ Soạn Sinh Học 6 Bài 35: Những Điều Kiện Cần Cho Hạt Nảy Mầm # Top 8 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 3/2023 # Soạn Sinh Học 6 Bài 35: Những Điều Kiện Cần Cho Hạt Nảy Mầm # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Sinh Học 6 Bài 35: Những Điều Kiện Cần Cho Hạt Nảy Mầm mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

1.1. Trả lời câu hỏi SGK

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 35 trang 113: 

Trả lời câu hỏi:

– Hạt đỗ ở cốc nào đã nảy mầm

– Giải thích vì sao hạt đỗ ở các cốc khác không nảy mầm được?

– Kết quả của thí nghiệm cho ta biết hạt nảy mầm cần những điều kiện gì?

Lời giải:

– Hạt ở cốc 3 đã nảy mầm.

– Cốc 1 hạt không nảy mầm được vì để khô, hạt thiếu nước không nảy mầm được.

– Cốc 2 hạt không nảy mầm được vì ngâm trong nước hạt bị thiếu không khí.

– Hạt nảy mầm được cần đủ nước và không khí.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 35 trang 114: 

Làm một cốc thí nghiệm có những điều kiện giống cốc số 3 trong thí nghiệm 1, rồi để trong hộp xốp đựng nước đá. Quan sát kết quả sau 3-4 ngày.

– Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm này có nảy mầm được không? Vì sao?

– Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt nảy mầm còn cần những điều kiện nào nữa?

Lời giải:

– Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm không nảy mầm được.

– Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 35 trang 114: 

Vận dụng những hiểu biết về các điều kiện nảy mầm của hạt, hãy giải thích cơ sở của một số biện pháp kĩ thuật sau:

Lời giải:

– Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng phải tháo hết nước ngay→ giúp cho hạt có đủ không khí để hô hấp, để hạt có thể nảy mầm.

– Phải làm đất thật tơi, xốp trước khi gieo hạt→Tạo điều kiện tốt cho hạt đủ không khí để hô hấp thì hạt mới nảy mầm.

– Khi trời rét phải phủ rơm rạ cho hạt đã gieo→ giữ ấm cho hạt, tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm.

– Phải gieo hạt đúng thời vụ→ tạo điều kiện thích hợp nhất về nhiệt độ, độ ẩm và không khí cho hạt nảy mầm.

– Phải bảo quản tốt hạt giống→ Để hạt không bị thối, hỏng, nấm mốc.

1.2. Giải bài tập SGK

Bài 1 (trang 115 sgk Sinh học 6): 

Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng ? Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào ? Thí nghiệm nhằm chứng minh điều gì ?

Lời giải:

     + Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc 3 ở thí nghiệm 1 làm cốc đối chứng.

     + Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng giống nhau về các điều kiện: hạt giống, nước, không khí nhưng khác nhau về điều kiện nhiệt độ (cốc đối chứng để ở nơi mát, cốc thí nghiệm để ở thùng nước đá).

     + Thí nghiệm nhằm chứng minh nhiệt độ là yếu tố cần thiết ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt. Nếu không có nhiệt độ thích hợp, hạt không thể nảy mầm.

Bài 2 (trang 115 sgk Sinh học 6): 

Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ?

Lời giải:

   Điều kiện cần cho hạt nảy mầm:

   – Điều kiện bên ngoài: độ ẩm, không khí, nhiệt độ, nước, cường độ ánh sáng,…

   – Điều kiện bên trong: chất lượng của hạt (kích thước hạt, màu sắc hạt, độ sạch bệnh, mức độ nguyên vẹn, lượng chất dinh dưỡng trong hạt,…).

Bài 3 (trang 115 sgk Sinh học 6): 

Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống ?

Lời giải:

   Thí nghiệm chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống:

   + Chuẩn bị: 2 cốc thủy tinh, giấy thấm, nước, 10 hạt đỗ tốt (chắc mẩy, kích thước đều nhau, hạt tròn đều, không bị sứt sẹo và không có nấm bệnh) và 10 hạt đỗ chất lượng kém (hạt nhăn, lép, bị sứt sẹo, kích thước không đồng đều).

   + Tiến hành:

     - Thấm đều 2 tấm giấy thấm vào nước cho đến khi vừa đủ ẩm, cho vào mỗi cốc thủy tinh 1 tấm giấy thấm.

     - Cốc thủy tinh 1: bỏ vào 10 hạt đỗ chất lượng tốt, cốc thủy tinh 2: bỏ vào 10 hạt đỗ chất lượng kém. Đặt hai cốc ở nơi thoáng khí, mát mẻ; bổ sung nước hàng ngày.

     - Quan sát sự nảy mầm của các hạt đỗ ở hai cốc sau 3-4 ngày.

   + Kết quả:

     - Cốc 1: tất cả các hạt đỗ đều nảy mầm.

     - Cốc 2: không có (hoặc chỉ có một vài) hạt đỗ nảy mầm.

1.3. Bộ câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Trong điều kiện thời tiết giá lạnh, khi gieo hạt người ta thường che chắn bằng nilon hoặc phủ rơm rạ. Việc làm trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với sự nảy mầm của hạt ?

A. Độ thoáng khí

B. Độ ẩm

C. Nhiệt độ

D. Ánh sáng

Đáp án: C

Giải thích: Trong điều kiện thời tiết giá lạnh, khi gieo hạt người ta thường che chắn bằng nilon hoặc phủ rơm rạ để tăng nhiệt độ, giúp hạt nảy mầm tốt hơn.

Câu 2. Việc làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt có ý nghĩa gì ?

A. Giúp hạt không bị nhiệt độ cao của môi trường đất đốt nóng

B. Giúp khí ôxi xâm nhập vào đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp của hạt

C. Giúp tăng khả năng hấp thụ nước của hạt sau khi gieo cấy

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: B

Giải thích: Việc làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt có ý nghĩa giúp khí ôxi vào đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp của hạt – SGK trang 114.

A. Hạt lạc      B. Hạt bưởi

C. Hạt sen      D. Hạt vừng

Đáp án: C

Giải thích: Một số hạt có khả năng nảy mầm rất lâu. VD: hạt sen được cất giữ tới 2000 năm vẫn có khả năng nảy mầm – Em có biết? SGK trang 115.

Câu 4. Để hạt được nảy mầm trong điều kiện thời tiết lý tưởng, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

A. Tưới tiêu hợp lí

B. Phủ rơm rạ lên hạt mới gieo

C. Làm đất thật tơi, xốp trước khi gieo hạt

D. Gieo hạt đúng thời vụ

Đáp án: D

Giải thích: Để hạt được nảy mầm trong điều kiện thời tiết lý tưởng, chúng ta cần gieo hạt đúng thời vụ – SGK trang 105

1. Phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo

2. Cày xới đất thật kỹ trước khi gieo hạt

3. Tháo hết nước trong trường hợp đất mang hạt đã gieo bị ngập úng

4. Thường xuyên bón phân cho hạt đã gieo

A. 2, 3

B. 1, 2, 3

C. 2, 3, 4

D. 2, 4

Đáp án: A

Giải thích: Các việc làm giúp cho hạt đã gieo hô hấp tốt hơn: Cày xới đất thật kỹ trước khi gieo hạt, tháo hết nước trong trường hợp đất mang hạt đã gieo bị ngập úng.

Câu 6. Trong các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt, điều kiện nào đóng vai trò tiên quyết ?

A. Hạt được trồng tại vùng đất tơi xốp, giàu khoáng.

B. Hạt được bảo quản tốt, vẫn giữ nguyên vẹn phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

C. Hạt được che đậy kĩ càng bằng rơm, rạ sau khi gieo

D. Hạt được gieo đúng thời vụ

Đáp án: B

Giải thích: Trong các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt, điều kiện đóng vai trò tiên quyết là hạt được bảo quản tốt, vẫn giữ nguyên vẹn phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

Câu 7. Chọn một số hạt đậu tốt, khô cho vào 3 cốc thuỷ tinh, cốc 1 không cho nước, cốc 2 đổ ngập nước còn cốc 3 lót dưới những hạt đậu một lớp bông ẩm rồi để cả 3 cốc vào chỗ mát. Sau một thời gian, hạt ở cốc nào sẽ nảy mầm ?

A. Cả ba cốc      B. Cốc 3

C. Cốc 2      D. Cốc 1

Đáp án: B

abc

Câu 8. Ba điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự nảy mầm của hạt là

A. không khí, nhiệt độ và độ pH thích hợp.

B. không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

C. ánh sáng, nhiệt độ và độ pH thích hợp.

D. ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.

Đáp án: B

Giải thích: Ba điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự nảy mầm của hạt là: không khí, nhiệt độ và độ ẩm thích hợp – SGK trang 115.

Câu 9. Hạt lạc giữ được khả năng nảy mầm khoảng

A. 3 – 5 năm.

B. 1 – 2 năm.

C. 7 – 8 tháng.

D. 1 – 2 tháng.

Đáp án: C

Giải thích: Hạt lạc giữ được khả năng nảy mầm khoảng 7 – 8 tháng – Em có biết? SGK trang 115.

A. Bị luộc chín

B. Vùi vào cát ẩm

C. Nhúng qua nước ấm

D. Phơi ngoài ánh sáng mặt trời

Đáp án: A

Giải thích: Hạt sẽ mất hoàn toàn khả năng nảy mầm trong trường hợp bị luộc chín, vì nhiệt độ cao sẽ làm chết phôi.

1.4. Lý thuyết trọng tâm

1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

– Thí nghiệm 1:

– Thí nghiệm 2:

   + Làm thí nghiệm giống cốc 3 rồi để trong hộp xốp đựng nước đá. Quan sát kết quả sau 3 – 4 ngày.

→ Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:

– Ba điều kiện bên ngoài cần cho sự nảy mầm: cần đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.

– Sự nảy mầm còn phụ thuộc vào chất lượng hạt giống: hạt giống tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc.

2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất?

– Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ.

Soạn Sinh học 6 Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm file DOC

Soạn Sinh học 6 Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm file PDF

Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo.

Bài 35. Những Điều Kiện Cần Cho Hạt Nảy Mầm

Hạt giống sau khi thu hoạch được phơi khô và bảo quản cẩn thận, có thể giữ được trong một thời gian dài mà không có gì thay đổi.

Nhưng nếu đem gieo hạt đó vào đất thoáng và ẩm hoặc tưới ít nước thì hạt sẽ nảy mầm. Tuy nhiên, thời gian nảy mầm của các hạt khác nhau là khác nhau

+ Hạt cà phê chỉ còn khả năng nảy mầm sau vài giờ bảo quản

+ Hạt đỗ, lạc, vừng giữ được khả năng nảy mầm sau 7 – 8 tháng bảo quản

+ Hạt sen có thể giữ được khả năng nảy mầm sau nhiều năm bảo quản

+ Ở Ai Cập, các nhà khoa học tìm thấy hạt của những cây lúa mì có tuổi đời cách đây hàng nghìn năm. Khi đem gieo chúng vẫn có khả năng nảy mầm

Vậy điều kiện cần cho hạt này mầm là gì?

1. Thí nghiệm về những điều kiện nảy mầm của hạt a. Thí nghiệm 1

– Chuẩn bị:

+ Chọn các hạt đỗ tốt, khô bỏ vào cốc thủy tinh (mỗi cốc 10 hạt)

+ Cốc 1: Không bỏ gì thêm

+ Cốc 2: Đổ nước cho ngập hạt khoảng 6 – 7 cm

+ Cốc 3: lót xuống dưới những hạt đỗ 1 lớp bông ẩm

+ Cả 3 cốc đều để ở chỗ mát

+ Quan sát sự nảy mầm của hạt đổ sau 3 – 4 ngày

– Kết quả:

– Nhận xét:

+ Hạt ở cốc 1 không nảy mầm vì: hạt thiếu nước

+ Hạt ở cốc 2 không nảy mầm vì: hạt bị ngâm ngập trong nước (rightarrow)​ hạt không có không khí

+ Hạt ở cốc 3 này mầm vì: hạt có đủ nước và không khí

b. Thí nghiệm 2:

– Làm 1 cốc thí nghiệm như cốc số 3 ở trên. Sau đó cho cốc thí nghiệm vào hộp xốp đựng nước đá. Để 3 – 4 ngày quan sát hiện tượng nảy mầm của hạt.

– Kết quả: hạt trong cốc thí nghiệm không nảy mầm vì: nhiệt độ trong thùng nước đá thấp (rightarrow) ​ hạt không nảy mầm được

* Kết luận

– Từ thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 cho ta biết điều kiện bên ngoài cần cho sự nảy mầm của hạt là: nước, không khí và nhiệt độ

– Tuy nhiên, để hạt nảy mầm được còn phụ thuộc vào chất lượng của hạt như: hạt giống tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc thì hạt cũng sẽ khó nảy mầm hoặc không nảy mầm.

* Lưu ý: tất cả các yếu tố trên đều tác động đến sự nảy mầm của hạt. Thiếu bất kì 1 yếu tố nào thì hạt cũng sẽ không nảy mầm.

2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất?

– Một số hình ảnh ứng dụng hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt trong sản xuất

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK

Câu 1: Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng ? Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào ? Thí nghiệm nhằm chứng minh điều gì ?

Cốc 3 ở thí nghiệm 1 được dùng làm cốc đối chứng. Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng giống nhau về các điều kiện: hạt giống, nước, không khí. nhưng khác nhau về điều kiện nhiệt độ. Thí nghiệm nhằm chứng minh dù có đầy đủ các điều kiện khác, nhưng nếu lạnh quá hạt cũng không nảy mầm được. Vậy hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp.

Câu 2: Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ?

– Điều kiện bên ngoài cần cho hạt nảy mầm là: Nước (độ ẩm), nhiệt độ, không khí.

– Điều kiện bên trong cần cho hạt nảy mầm là: chất lượng hạt giống: hạt giống tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc.

Câu 3: Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống ?

Muốn chứng minh được sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống, cần thiết kế thí nghiệm như sau: Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài (đủ nước, đủ không khí. có nhiệt độ thích hợp), nhưng khác nhau về chất lượng hạt giống. Ví dụ. chỉ để một cốc có hạt giống tốt (hạt chắc. mẩy. không bị sứt sẹo, không bị sâu bệnh) còn các cốc khác đều có một trong những loại hạt giống xấu (hại bị mọt. hạt bị mốc, hạt bị lép, hạt bị sứt sẹo…).

Những Điều Cần Biết Về Học Tiếng Anh Cho Trẻ Em Mầm Non

Ở lứa tuổi mẫu giáo, nhiều bé đã được cha mẹ cho học các lớp hoặc các chương trình học tiếng anh cho trẻ em mầm non. Việc học tiếng anh cho trẻ mầm non đã được khoa học chứng minh mang lại rất nhiều lợi ích. Học tiếng anh cho trẻ mầm non giúp trẻ tiếp thu một cách tự nhiên, nghe nói chuẩn và phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như tư duy tốt hơn. Vậy khi cho trẻ mẫu giáo học tiếng anh, phụ huynh nên biết những gì?

1. Phát triển ngoại ngữ đối với trẻ em mầm non

Bắt đầu học ngoại ngữ khi đã lớn có thể coi là một sự lãng phí. Bởi, khi trẻ được 4 tháng, trẻ đã có thể nhận biết tất cả các âm thanh xung quanh. Đến tháng thứ 6, các bé đã có thể phân biệt được đâu là tiếng mẹ đẻ khi nghe bố mẹ và những người xung quanh nói chuyện.

Xét trên thực tế, ở các quốc gia phát triển, việc cho trẻ học ngoại ngữ được diễn ra từ rất sớm. Nhiều chuyên gia nhận định, đối với trẻ nhỏ, ngôn ngữ chính là một sự bắt chước tự nhiên và thoải mái nhất. Vậy nên ở độ tuổi mầm non, việc cho trẻ học tiếng anh là một việc làm vô cùng cần thiết.

Học tiếng anh cho trẻ mầm non giúp các bé được tiếp cận với ngoại ngữ từ sớm, nhất là trong giai đoạn bé đang học nói. Các bé được tiếp cận với ngoại ngữ từ sớm thường có khả năng phát triển ngôn ngữ cao hơn so với những bé bình thường.

2. Những lợi ích việc học tiếng anh cho trẻ mầm non

2.1. Trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả

Việc học tiếng anh cho trẻ mầm non sẽ giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ theo phương thức tự nhiên nhất. Đây là cách khơi gợi khả năng học ngoại ngữ của các em từ rất sớm thay vì để các em học thụ động khi trưởng thành. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái khi tham gia vào các khoá học tiếng anh. Học tiếng anh cho trẻ mầm non giúp trẻ đến với ngôn ngữ nước ngoài một cách tự nhiên giống như ngôn ngữ mẹ đẻ.

2.2. Giúp trẻ thông minh hơn

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc học tiếng anh rất tốt cho não bộ của trẻ em. Tiếng anh hiện đang là ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới. Chính vì vậy, việc học tiếng anh cho trẻ mầm non vô cùng cần thiết. Vừa giúp trẻ có nền tảng ngoại ngữ, vừa giúp trẻ có khả năng phát triển tư duy não bộ. Trẻ được học và giao tiếp bằng cả hai thứ tiếng là tiếng mẹ đẻ và tiếng anh sẽ giúp gia tăng sự linh hoạt của não bộ. Đồng thời, đối với những trẻ được học ngoại ngữ từ sớm, sẽ làm tăng khả năng xử lý kiến thức ngay từ khi còn bé.

2.3. Trẻ có khả năng phát âm chuẩn ngay từ đầu

Chắc hẳn nhiều bậc phu huynh đều thấu hiểu nổi khổ tâm khi con cái mình học tiếng anh nhưng không thể phát âm chuẩn. Học tiếng anh cho trẻ mầm non sẽ giúp bạn giải quyết được những rắc rối trên. Nếu bạn cho trẻ học tiếng anh từ sớm, ngay ở độ tuổi mầm non, trẻ sẽ có khả năng phát âm chuẩn tự nhiên ngay từ đầu. Ở độ tuổi này của các bé, thường thích học nói và làm quen với những âm điệu của ngôn ngữ. Vậy nên việc học tiếng anh cho trẻ mầm non sẽ giúp các bé không khó để phát âm đúng chuẩn bản ngữ.

Bên cạnh đó, việc các bé được kết hợp học với vốn từ vựng cơ bản, bảng chữ cái hay các con số,…. sẽ giúp cho trẻ có một nền tảng vững chắc để trẻ có thể học nhanh hơn so với các bạn cùng trang lứa khi đến tuổi đến trường.

2.4. Giúp trẻ tự tin trong giao tiếp

Học tiếng anh cho trẻ mầm non giúp trẻ tự tin hơn và mạnh dạn hơn trong giao tiếp xã hội. Cần có những phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ mầm non hiệu quả. Vì ở tuổi các em, truyền đạt và dạy dỗ cần phải khéo léo. Làm sao để bé vừa học vừa chơi, tạo cảm giác thoải mái như đang trò chuyện cùng bạn bè. Qua quá trình học tiếng anh, trẻ có thể khám phá thế giới và kết nối cũng như thu nạp thêm ngôn ngữ mới. Nhờ đó mà sau này, trẻ sẽ không còn cảm thấy e ngại trước mọi người, cũng như trở nên tự tin hơn.

3. Giai đoạn vàng của sự phát triển ngôn ngữ

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng từ 3 đến 5 tuổi (độ tuổi mẫu giáo) là giai đoạn vàng của sự phát triển ngôn ngữ. Nhiều chuyên gia ngôn ngữ còn khẳng định đợi bé 7 tuổi mới học tiếng anh là quá trễ. Theo đó, giai đoạn trẻ học mẫu giáo là thời điểm lý tưởng để bé được làm quen với tiếng Anh thiếu nhi.

Nhiều người ví bộ não của trẻ mầm non như một miếng bọt biển. Nếu được tiếp xúc với tiếng anh càng sớm, miếng “bọt biển” này “thấm hút” càng tốt. Từ những nghiên cứu và kết luận khoa học, ngày càng nhiều phụ huynh cho con học tiếng anh từ rất sớm. Cũng có vô số chương trình tiếng anh dành cho độ tuổi mầm non ra đời.

Để tận dụng “thời điểm vàng” này, phụ huynh nên tìm hiểu và lựa chọn những chương trình chất lượng; những trung tâm tiếng Anh thiếu nhi uy tín. Vì đây là lúc xây những “viên gạch” ngôn ngữ đầu tiên tạo “nền móng” vững chắc cho quá trình học tiếng anh sau này của trẻ.

4. Chọn đúng phương pháp để không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng tiếng Việt

Việc dạy và học tiếng Anh thiếu nhi cho trẻ mẫu giáo sẽ không ảnh hưởng gì đến việc phát triển ngôn ngữ tiếng Việt. Miễn là bé được học đúng phương pháp. Nhiều phụ huynh chỉ chú trọng việc học tiếng anh của con. Ở nhà, ba mẹ nói tiếng anh với bé. Bé được học tiếng anh với giáo viên bản ngữ trong các buổi học tại trung tâm. Bé được học tại các trường mầm non song ngữ 8 tiếng mỗi ngày. Đó là lý do khiến bé chậm phát triển tiếng Việt.

Đa phần chúng ta đều thống nhất quan điểm không nên đặt gánh nặng học hành lên con trẻ từ quá sớm. Lứa tuổi mẫu giáo các bé chỉ cần quan tâm đến 2 nhiệm vụ chính là ăn và chơi. Thông qua các hoạt động vui chơi hàng ngày, bé khám phá và học hỏi thế giới. Học tiếng Anh cho trẻ mầm non theo cách của người lớn không phù hợp.

Khi cho bé mẫu giáo học tiếng anh, đã học là phải vui. Các bé trong độ tuổi này còn ham chơi; ưa vận động; thích môi trường vui vẻ, nhiều hoạt động hấp dẫn. Các cô cậu nhóc này chưa có khả năng tập trung theo những gì người lớn mong muốn. Chỉ khi được học mà chơi, chơi mà học bé mới cảm thấy hứng thú.

6. Học tiếng Anh chuẩn như trẻ em bản ngữ

Đối với ngôn ngữ tiếng anh, bộ não của bé lúc này như một “tờ giấy trắng”. Nếu những nét vẽ đầu tiên đẹp, bé sẽ có một bức tranh ngôn ngữ đẹp trong tương lai. Ngược lại, nếu có quá nhiều lỗi và các vết tẩy xóa, đó sẽ là bức tranh không hoàn hảo. Vì vậy, khi muốn con làm quen với tiếng Anh thiếu nhi khi còn học mẫu giáo, phụ huynh cần tạo điều kiện để con học tiếng anh chuẩn như trẻ em bản ngữ.

Và cách hiệu quả nhất là để bé được học cùng những giáo viên bản ngữ. Trẻ em bản ngữ học tiếng anh từ chính những người thân của chúng. Trẻ em Việt Nam nếu được học với giáo viên bản ngữ sẽ biết cách phát âm, nhấn trọng âm và dùng ngữ điệu như người bản ngữ.

Lời kết

Vậy từ những lợi ích và những điều nên biết từ việc học tiếng anh cho trẻ em mầm non từ bài viết này. Nếu chưa biết nên giúp con học thế nào cho hiệu quả hy vọng các bậc phụ huynh đã biết chọn đúng thời điểm và địa điểm học phù hợp cho chính con em mình.

Soạn Sinh Học 6 Bài 40: Hạt Trần Cây Thông

Soạn sinh học 6 Bài 40: Hạt trần Cây thông thuộc: CHƯƠNG VIII. CÁC NHÓM THỰC VẬT

Lý Thuyết:

Cây thông thuộc Hạt trần, là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn.

Cây thông thuộc Hạt trần, là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng hạt mầm lộ trên các lá noãn hở (vì vậy mới có tên là Hạt trần). Chúng chưa có hoa và quả.

Các cây hạt trần ở nước ta đều có giá trị thực tiễn.

Câu hỏi cuối bài:

1. Cơ quan sinh sản của thông là gì ? Cấu tạo ra sao ?

Cơ quan sinh sản của thông là nón đực và nón cái.

Cấu tạo:

– Nón đực:

* Nhỏ, màu vàng mọc thành cụm ở đầu cành

* Cấu tạo: 1 trục lớn nằm chính giữa, xung quanh trục là các vảy (nhị) mang túi phấn, trong túi phấn là hạt phấn.

– Nón cái:

* Lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ thành từng chiếc.

* Cấu tạo: 1 trục lớn ở giữa, xung quanh trục là các vảy (lá noãn) chứa noãn.

2. So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ.

Giống nhau:

– Cấu tạo: Cơ thể gồm rễ, thân, lá thật

– Sinh sản: Đã có cơ quan sinh sản

Khác nhau:

Cấu tạo

– Là cây thân gỗ lớn

– Thân cây phân cành, các cành mang các lá

– Là cây thân rễ, thân bò ngang trên đất

– Từ thân mọc ra các lá dạng như lông chim

Sinh sản

– Cơ quan sinh sản là nón.

– Nón đực chứa hạt phấn, nón cái chứa noãn

– Sau khi hạt phấn và noãn thụ tinh sẽ phát triển thành cây con

– Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở mặt dưới lá. Bào tử sau khi phát tán sẽ nảy mầm thành nguyên tản

– Sau khi nguyên tản nảy mầm sẽ hình thành túi tinh (chứa tinh trùng) và túi trứng (chứa trứng)

– Trứng và tinh trùng kết hợp tạo hợp tử và phát triển thành cây con

Xem Video bài học trên YouTube

Giáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học

Bạn đang xem bài viết Soạn Sinh Học 6 Bài 35: Những Điều Kiện Cần Cho Hạt Nảy Mầm trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!