Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Sinh 8 Bài 13: Máu Và Môi Trường Trong Cơ Thể Hay mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài soạn được các chuyên gia hàng đầu môn sinh học với nhiều năm kinh nghiệm ôn luyện thi của chúng tôi chia sẻ miễn phí đến bạn đọc.
1. Soạn Sinh 8 bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
– Huyết tương – Bạch cầu
– Hồng cầu – Tiểu cầu
Máu gồm……… và các tế bào máu.
Các tế bào máu gồm………….., bạch cầu và……………
Hướng dẫn giải chi tiết:
Máu gồm huyết tương và các tế bào máu.
Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Câu 2:
– Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,…), máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không?
– Thành phần chất trong huyết tương (bảng 13) có gợi ý gì về chức năng của nó?
– Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào tim về tới phổi có màu đỏ thẫm?
Hướng dẫn giải chi tiết:
– Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,…), máu không lưu thông dễ dàng trong mạch nữa.
– Chức năng huyết tương: đảm bảo độ loãng của máu để máu dễ lưu thông, khoáng cung cấp chất dinh dưỡng và muối, vận chuyển chất thải.
– Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi do hồng cầu vận chuyển giàu ôxi, còn máu từ các tế bào tim về tới phổi có màu đỏ thẫm do hồng cầu vận chuyển chủ yếu là CO 2.
Câu 3:
– Các tế bào cơ, não… của cơ thể người có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài được không?
– Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?
Hướng dẫn giải chi tiết:
– Các tế bào cơ, não… do nằm sâu trong cơ thể người nên không được liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài nên không thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài.
– Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua máu, nước mô và bạch huyết được thực hiện qua trao đổi chất.
Câu 4:
Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.
Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể?
Hướng dẫn giải chi tiết:
– Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi trường trong luôn lưu chuyển quanh tất cả các tế bào.
2. File tải miễn phí bài soạn sinh 8 bài 13 bản đầy đủ nhất:
Chúc các em thành công!
Giải Vbt Sinh Học 8 Bài 13: Máu Và Môi Trường Trong Cơ Thể
Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
I – Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 (trang 32 VBT Sinh học 8): Chọn từ thích hợp: huyết tương, bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, điền vào chỗ trống những câu sau:
Trả lời:
Máu gồm huyết tương và các tế bào máu
Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Bài tập 2 (trang 32-33 VBT Sinh học 8):
1. Khi cơ thể bị mất nước nhiều (tiêu chảy, lao động nặng ra mồ hôi nhiều …), máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không?
2. Thành phần các chất trong huyết tương có gợi ý gì về chức năng của nó?
3. Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào có màu đỏ tươi, còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
Trả lời:
1. Khi cơ thể bị mất nước nhiều thì máu không thể lưu thông trong mạch nữa vì sẽ không duy trì được máu, các chất dinh dưỡng, chất cần thiết khác và chất thải ở trạng thái lỏng.
2. Thành phần các chất trong huyết tương gồm: nước (90%) và chất dinh dưỡng, chất cần thiết khác, muối khoáng, chất thải (10%).
Chức năng của huyết tương là duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
3.Máu từ phổi về tim rồi tới các tế bào do hồng cầu có Hb khi kết hợp với O 2 làm máu có màu đỏ tươi. Máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi do hồng cầu có Hb kết hợp với CO 2 làm máu có màu đỏ thẫm.
Bài tập 3 (trang 33 VBT Sinh học 8):
1. Các tế bào cơ, não của cơ thể có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài được không?
2. Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?
Trả lời:
1. Các tế bào cơ, não nằm ở các phần sâu trong cơ thể người, không được liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài nên không thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài.
2. Sự trao đổi chất của các tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết. Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
II – Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
Bài tập (trang 33 VBT Sinh học 8): Em hãy hoàn chỉnh các thông tin sau:
Trả lời:
– Thành phần cơ bản của máu là huyết tương và các tế bào máu.
– Vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải và các chất cần thiết khác trong cơ thể là chức năng của huyết tương.
– Các chất lấy từ môi trường ngoài và đưa tới các tế bào của cơ thể là nhờ các hệ cơ quan bao gồm da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.
III – Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 (trang 34 VBT Sinh học 8):
– Máu gồm những thành phần cấu tạo nào?
– Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu?
Trả lời:
– Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
– Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
Hồng cầu vận chuyển O 2 và CO 2.
Bài tập 2 (trang 34 VBT Sinh học 8): Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể?
Trả lời:
Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể.
Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào, giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.
Bài tập 3 (trang 34 VBT Sinh học 8):
– Cơ thể em nặng bao nhiêu kg?
– Đọc phần “Em có biết” và thử tính xem cơ thể em có khoảng bao nhiêu lít máu?
Trả lời:
– Ví dụ: Nữ 45 kg. Lượng máu gần đúng của cơ thể là: 45 × 70 = 3150 ml máu.
– Ví dụ: Nam 65 kg. Lượng máu gần đúng của cơ thể là: 65 × 80 = 5200 ml máu.
Bài tập 4 (trang 34 VBT Sinh học 8):
– Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào?
– Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
– Môi trường trong của cơ thể gồm máu, nước mô, bạch huyết.
– Môi trường trong cơ thể có vai trò giúp các tế bào trong cơ thể thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
+ Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.
+ Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết.
+ Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hoà vào máu.
Bài tập 5 (trang 35 VBT Sinh học 8): Hãy đánh dấu × vào ô ở đầu câu trả lời không đúng.
Trả lời:
Thành phần cấu tạo của máu:
Các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 8 (VBT Sinh học 8) khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Soạn Sinh Học 9 Bài 54 Ô Nhiễm Môi Trường
Soạn Sinh học 9 Bài 54 Ô nhiễm môi trường thuộc Phần 2 SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG và là CHƯƠNG III: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
Lý thuyết
– Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đối, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
– Ô nhiễm chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên : núi lửa phun nham thạch gây nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển…
Ô nhiễm môi trường tạo điêu kiện cho nhiêu loại sinh vật gây bệnh cho người và động vật phát triền. Mỗi người, cán phải tích cực chống ó nhiễm mồi trường để phòng bệnh.
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: khí cacbon ôxit (CO), khí lưu huỳnh điôxit (SO 2), khí cacbỏnic (CO 2), nitơ điôxit (NO 2)… và bụi.
Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải rất đa dạng nhưng chủ yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu: gỗ củi, than đá. dầu mỏ, khí đốt,…
Bảng 54.1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại: thuốc trừ sâu, thuốc diệt sâu bệnh. Việc sử dụng thuốc bào vệ thực vật bên cạnh hiệu suất cây trồng còn có tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, sức khoẻ của con người.
Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ có khá năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một sô bệnh di truyền, bệnh ung thư
Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử… và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân.
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn
Chất thải rắn gây ô nhiễm bao gồm các dạng vật liệu được thải ra qua quá trinh sản xuất và sinh hoạt:
– Các chất thải công nghiệp như đổ cao su, đồ nhựa, giấy, dụng cụ kim loại, đồ thuỷ tinh, tro xi,…
– Các chất thài từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là rác thải hữu cơ như thực phẩm hư hỏng, lá cây,…
– Chất thải từ hoạt động xây dựng gồm có đất, đá, vôi, cát,…
– Chất thải từ khai thác khoáng sản gồm đất, đá,…
– Hoạt động y tế thải ra bông băng bần, kim tiêm,…
Các gia đình thãi ra nhiều loại rác như túi nilon dùng đựng đồ và gói thức ăn, thức ăn thừa,…
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
Bên cạnh các sinh vật có ích, nhiều nhóm sinh vật trong cơ thể mỗi người gây bệnh cho người và các sinh vật khác… Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước và rác thải từ bệnh viện… không được thu gom và xử lý đúng cách đã tạo môi trường cho nhiều sinh vật gây hại cho người và động vật phát triển
Câu hỏi cuối bài:
1. Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?
Những hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường như:
+ Đốt cháy nhiên liệu (củi, than, dầu mỏ, dầu khí, khí đốt) trong các hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, các bệnh viện.
+ Sử dụng không đúng cách thuốc trừ sâu trong nông nghiệp.
+ Do các hoạt động, chất độc hóa học trong chiến tranh, thử vũ khí hạt nhân để lại chất thải phóng xạ.
+ Không xử lí các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản, y tế, các chất thải trong các hộ gia đình.
2. Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác:
+ Tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển…
+ Tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
+ Ô nhiễm môi trường có khả năng gây đột biến ở người và sinh vật, gây ra một số bệnh di truyền, bệnh ung thư.
+ Làm suy thoái các hệ sinh thái, môi trường sống của con người và sinh vật.
3. Hãy lấy ví dụ minh họa: – Chất thải từ các nhà máy làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên – Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường – Mạch nước ngầm bị ô nhiễm
+ Nước thải từ nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, thải ra sông Thị Vải làm chết nhiều cá và các loài thủy sinh khác.
+ Kênh Nhiều Lộc, Thị Nghè trước đây thường xuyên bị người dân xung quanh vứt rác xuống dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng và bị tắc dòng chảy.
+ Bãi rác Đông Thạnh, Hóc Môn sau nhiều năm chôn lấp đã làm ảnh hưởng đến đến nguồn nước ngầm của các khu vực lân cận.
4. Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả.
Ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả là do:
– Người trồng rau quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy cách.
– Không tuân thủ quy định thời gian thu hoạch rau quả sau phun thuốc bảo vệ thực vật.
→ Sau khi thu hoạch thì thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn tại trong rau quả. Khi ăn vào sẽ gây ngộ độc.
Xem Video bài học trên YouTubeGiáo viên dạy thêm cấp 2 và 3, với kinh nghiệm dạy trực tuyến trên 5 năm ôn thi cho các bạn học sinh mất gốc, sở thích viết lách, dạy học
Soạn Bài Lớp 8: Thuế Máu
Soạn văn 8 tập 2 bài Thuế máu
Soạn văn 8 bài Thuế máu
Soạn bài lớp 8: Thuế máu trích trong Bản án chế độ thực dân Pháp do Nguyễn Ái Quốc sáng tác. Bài soạn văn 8 Thuế máu này được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.
Soạn bài lớp 8: THUẾ MÁU(Trích Bản án chế độ thực dân Pháp – Nguyễn Ái Quốc)
I. VỀ TÁC PHẨM
Văn bản này được trích từ chương I cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp – một tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Đây là tác phẩm từng gây tiếng vang lớn trên khắp thế giới bởi nó đã vạch trần bản chất tàn bạo, xảo trá phía sau lớp vỏ lừa bịp “Bình đẳng, bác ái” của chủ nghĩa thực dân.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.
2. a) Thái độ của các quan cai trị thực dân đố với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra.
Trước chiến tranh, họ bị xem là “những tên da đen bẩn thỉu… giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta”.
Khi chiến tranh bùng nổ, lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc lên, khoác cho những danh hiệu cao quý và rồi đẩy họ đi khắp các chiến trường.
Cách đối xử của bọn thực dân lộ rõ bản chất bỉ ổi và thủ đoạn lừa bịp của chúng. Những người An Nam, vô hình trung đã trở thành vật hi sinh, trở thành những tấm lá chắn cho Pháp trên khắp các chiến trường.
b) Số phận bi thảm của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân:
Cuối đoạn, tác giả còn nêu ra con số chính xác về sự hi sinh của những người bản địa cho những mục đích xấu xa của thực dân (Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa).
3. a) Các thủ đoạn và mánh khoé bắt lính của bọn thực dân:
b) Chiêu bài “tình nguyện” hay chính là những trò bịp bợm của bọn cầm quyền.
Song song với những biện pháp rất mạnh tay trên, bọn thực dân vẫn tích cực rêu rao về sự đầu quân tình nguyện của những người dân thuộc địa.
Thế nhưng thực ra, không hề có sự hiến dâng tình nguyện xương máu nào hết. Thực tế, để không bị bắt lính, người dân thuộc địa hoặc phải bỏ trốn, hoặc phải đút lót. Cũng có khi, họ thậm chí phải tìm cách tự làm cho mình bị nhiễm các loại bệnh nặng nhất để không phải đem thân ra lính.
4. Kết quả sự hi sinh của những người dân thuộc địa được trả bằng những cáI giá thật là tàn tệ:
5. a) Ba phần của Thuế máu được bố cục theo trình tự thời gian (trước, trong và sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất). Với trình tự sắp xếp này, tác giả đã lột trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, sự tàn bạo, xấu xa của bọn thực dân. Đồng thời, thân phận thảm thương của người dân nô lệ cũng được miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
b) Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện chủ yếu qua các phương diện sau:
6. Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích.
III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
1. Tóm tắt
Phần 1 chỉ rõ sự giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp bắt dân thuộc địa làm bia đỡ đạn và chết thay cho bọn tướng tá thực dân. Phần 2 tố cáo cái gọi là tình nguyện của những người dân thuộc địa. Phần 3 nói về kết quả của sự hi sinh, vạch trần những lời lẽ lừa bịp, giả nhân giả nghĩa của bọn thống trị. Cả ba phần làm nổi bật tính chất dã man của Thuế máu đánh vào dân thuộc địa.
2. Cách đọc
Để làm nổi bật những sự thật khủng khiếp, ghê tởm phía sau những chiêu bài lừa bịp, đồng thời để tạo nên sức tác động tối đa đối với bạn đọc (trong đó có nhân dân Pháp), tác giả Nguyễn ái Quốc đã vận dụng những cách viết vô cùng sáng tạo, linh hoạt, tạo nên những giọng điệu phong phú: khi thì tường thuật lạnh lùng, khi thì châm biếm sâu cay… Phía sau đó luôn luôn là thái độ sục sôi căm phẫn, làm tấm lòng thương xót đớn đau trước những số phận, những cảnh ngộ oan nghiệt mà chế độ thực dân đã gây ra.
Bạn đang xem bài viết Soạn Sinh 8 Bài 13: Máu Và Môi Trường Trong Cơ Thể Hay trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!