Xem Nhiều 5/2023 #️ Soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa Hay Nhất # Top 12 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 5/2023 # Soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa Hay Nhất # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa Hay Nhất mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Tìm hiểu chung để soạn Chiếc thuyền ngoài xa

1. Tác giả

–     Nguyễn Minh Châu (1930-1989) sinh ra tại Nghệ An.

Tác giả Nguyễn Minh Châu (1930-1989)

– Là nhà văn kháng chiến và có những sáng tác trong cả hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ.

– Những tác phẩm nổi tiếng: Cửa sông, Dấu chân người lính, Miền cháy, Bến quê,…

2. Tác phẩm

– Chiếc thuyền ngoài xa Ngữ Văn 12 được in lần đầu tiên trong tập Bến quê và sau đó được tác giả lấy làm tên chung cho tập truyện ngắn từ truyện Bức tranh trở đi được in vào năm 1987.

– Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (từ đầu … “chiếc thuyền lới vó đã biết mất“): Hai phát hiện rất quan trọng của Phùng – nhân vật nhiếp ảnh gia.

+ Phần 2 (phần còn lại): Câu chuyện đáng thương của người đàn bà làng chài.

II. Hướng dẫn soạn chiếc thuyền ngoài xa chi tiết

Câu 1

Phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa độc đáo và tinh tế trên biển:

+ Bức tranh bằng mực tàu, cảm tưởng như vừa khám phá ra chân lí của sự hoàn thiện, trong khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.

+ Đôi mắt người nghệ sĩ tinh tường, nhà nghề mới phát hiện ra được vẻ đẹp của mặt biển mờ sương.

+ Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc khi được khám phá và sáng tạo, cảm nhận được cái đẹp tuyệt diệu.

+ Sự hài hòa, toàn vẹn, lãng mạn của cuộc đời khi cảm nhận rằng tâm hồn đang được thanh lọc.

Câu 2

Phát hiện thứ hai chất chứa đầy nghịch lí:

+ Bước ra từ trong chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ ẩn hiện trong màn sương mờ ảo là một người đàn bà có vẻ ngoài xấu xí, mang vẻ mệt mỏi và cam chịu.

+ Một gã đàn ông dáng vẻ thô kệch, trông vẻ dữ dằn, độc ác, xem việc hành hạ, đánh đập vợ như một cách để giải tỏa những uất ức, khổ đau.

Chiếc thuyền ngoài xa lung linh, mờ ảo

→ Ẩn phía sau cái đẹp tưởng như “toàn bích, toàn thiện’ mà anh bắt gặp được lại là một sự việc thô bạo, vô lý như trò đùa quái ác của cuộc sống vậy.

– Khi tận mắt chứng kiến cảnh người đàn ông làng chài đánh vợ khiến nhân vật Phùng kinh ngạc… anh vứt ngay chiếc máy xuống đất.

Câu 3

Câu chuyện của người đàn bà kể ở tòa án huyện mang ý nghĩa:

+ Câu chuyện thể hiện về mặt hiện thực đời sống, giúp những người như Phùng hay như Đẩu có thể hiểu được ngọn ngành lý do của những hành động tưởng như vô lý, không thể chấp nhận được như vậy.

+ Người đàn bà ấy có thể chấp nhận chịu bị bạo hành như vậy chứ nhất quyết không chịu ly hôn.

+ Người đàn bà làng chài mang trong mình tình yêu thương vô bờ bến với những đứa con, người đàn bà ấy đã chắt lọc hạnh phúc nhỏ nhoi giữa những nỗi đau khổ triền miên.

→ Góc nhìn của một người nghệ sĩ với cuộc đời và con người: không thể nhìn nhận một cách dễ dãi, giản đơn về những sự việc xảy ra trong cuộc sống.

Câu 4

*Nhân vật người đàn bà vùng biển:

– Ngoại hình thô kệch, xấu xí.

– Cuộc đời: thiếu may mắn, chịu nhiều lam lũ, cực khổ.

– Tính cách: Luôn cam chịu, nhẫn nhục dù cho thường xuyên bị chồng bạo hành.

– Giàu lòng tự trọng: khi biết được rằng hành động vũ phu của người chồng bị người khách lạ và đứa con biết thì bà đau đớn,nhục nhã và xấu hổ vô cùng.

– Sống sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, hiểu chồng, thương con → Người phụ nữ vị tha và giàu đức hi sinh.

*Nhân vật người chồng

– Vốn dĩ là một anh con trai hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng cuộc sống đã biến anh thành một người vũ phu, ích kỉ và tàn bạo.

→ Người chồng vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của những đau khổ, bất hạnh.

*Chị em Phác

+ Người chị: dù yếu ớt nhưng rất can đảm, là điểm tựa cho mẹ, ngăn cản hành động dại dột của đứa em.

+ Phác: thương mẹ nhưng cũng chỉ biết nhìn sự độc ác, tàn nhẫn của cha, vì còn bé nên chưa hiểu nhiều về lẽ đời.

→ Hình ảnh những đứa trẻ phải sống trong cuộc sống đầy bạo lực, phải chứng kiến sự tàn bạo, đánh đập hàng ngày.

*Nghệ sĩ Phùng

+ Người có tâm hồn tinh tế, đầy nhạy cảm.

+ Người lính vào sinh ra tử nên rất căm ghét áp bức, bất công, làm mọi thứ vì cái thiện, lẽ công bằng.

+ Thấu hiểu, đồng cảm với mọi vui buồn, cay đắng ở đời.

→ Người mang tâm hồn nghệ sĩ, sự thấu hiểu, giàu lòng trắc ẩn.

Câu 5

Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm có nét độc đáo:

Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo

+ Tạo ra tình huống truyện đầy bất ngờ: đằng sau cảnh tượng huyền ảo như mơ lại là hình ảnh thô bạo của một gã đàn ông vũ phu. Điều đó khiến Phùng – người nghệ sĩ nhạy cảm thấy lạ lùng và ngạc nhiên.

+ Sau đó, Phùng lại được chứng kiến hình ảnh về những đứa con của người đàn bà làng chài phản ứng trước những hành động hung bạo của người cha đối với mẹ, tâm hồn anh nghệ sĩ đã có những thay đổi về cách nhìn nhận.

+ Qua cuộc trò chuyện ngắn với người đàn bà làng chài thì anh hiểu ra sâu sắc hơn về nguyên nhân thực sự phía sau sự cam chịu của người đàn bà ấy.

– Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu xây dựng tình huống độc đáo ở đó bộc lộ hết mọi mối quan hệ, khả năng về ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những thay đổi bước ngoặt trong hệ tư tưởng, tình cảm.

Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá và phát hiện về đời sống.

Câu 6

Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa cần nắm ngôn ngữ người kể chuyện rất độc đáo:

– Thông qua nhân vật Phùng, tác giả tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo, độc đáo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật và thuyết phục hơn hẳn.

– Sử dụng ngôn ngữ nhân vật rất phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.

– Ngôn ngữ kể chuyện sáng tạo, linh hoạt.

III. Tổng kết phần soạn Chiếc thuyền ngoài xa

1. Giá trị nội dung

– Từ cái nhìn hiện thực đa chiều đã giúp cho nhà văn nhận ra đời sống con người trong cả ở những sự kiện bề mặt nhưng khuất lấp trong bề sâu của nó, nhận ra những quy luật tất yếu và cả những ngẫu nhiên, những may rủi đầy bất trắc và khó lường trước của cuộc đời mỗi người.

2. Giá trị nghệ thuật

–       Cách kể chuyện trần thuật.

–       Ngôn từ sáng tạo, linh động.

Soạn Bài Chiếc Thuyền Ngoài Xa

Nguyễn Minh Châu MỤC TIÊU BÀI HỌC

– Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra sự thật: đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình làng chài. Từ đó thấu hiểu: mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản, sơ lược khi nhận cuộc sống và con người.

– Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc hoạ nhân vật của một cây bút viết truyện ngắn bản lĩnh, tài hoa.

NỘI DUNG BÀI HỌC I- Tiểu dẫn:

– Nguyễn Minh Châu: (20/10/1930) Quê Quỳnh Lưu, Nghệ An.

– Là nhà văn có tâm huyết với nghề.

– Quá trình sáng tác chia làm hai gia đoạn:

+ Trước những năm 80: ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn.

+ Sau những năm 80: chuyển sang cảm hứng thế sự với các vấn đề đạo đức và triết học nhân sinh.

– Các tác phẩm tiêu biểu: Sgk.

– ” Chiếc thuyền ngoài xa” ra đời 1983. Lúc đầu được in trong tập ” Bến quê” xuất bản 1985, sau được NMC lấy làm tên chung cho tuyển tập truyện ngắn từ ” Bức tranh” trở đi. 1987.

– Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm ra đời khi đất nước đã thoát khỏi chiến tranh, bước vào giai đoạn phát triển kinh tế.Nhu cầu dân chủ hoá xã hội trở thành mối quan tâm hàng đầu và là nỗi trăn trở suy tư của giới văn nghệ sĩ.

– Tác phẩm tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của NMC ở giai đoạn thứ hai.Tâm điểm khám phá là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.

II- Đọc hiểu:

1- Tình huống truyện:

Tình huống nhận thức: nhân vật tôi qua những sự kiện chứng kiến đã vỡ lẽ ra nhiều điều.

chiếc thuyền, bình minh ng con người buộc phải

sương sớm, con người, chấp nhận không thể

hài hoà thành một tổng thể đẹp thay đổi.

→ ” cảnh đắt”

→ Chân lí được ngộ ra:

+ Đối lập với thực tế là những lí thuyết sách vở đẹp đẽ và lòng tốt xa vời.

+ Có độ chênh lớn giữa bức ảnh đẹp và cuộc sống nhọc nhằn, đau đớn của những nhân vật chính trong ảnh. Những trăn trở về nghề của Phùng: nghệ thuật chưa phản ánh hết đa chiều cuộc sống.

2- Nhân vật truyện:

a) Người bố:

– Trước: hiền lành, cục tính.

– Sau: thô lỗ, cộc cằn, vũ phu thường xuyên rất dã man

→ Sự cơ cực biến đổi con người sâu sắc

b) Người mẹ:

– Ở người đàn bà này toàn những nét xấu xí, thô kệch.

– Luôn phải chịu đựng những bi kịch gia đình:

+ Bị chồng đánh đập một cách tàn bạo, nhẫn tâm.

+ Luôn có thái độ cam chịu đầy nhẫn nhục

→ Đó là thái độ hi sinh cao cả

→ Nhà văn dùng hình ảnh ” chiếc xe tăng hỏng” như dụng ý: cuộc chiến chống đói nghèo tăm tối con gian nan hơn cả cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm và chừng nào chưa thoát khỏi cảnh đói nghèo chừng ấy con người còn phải sống chung với cái ác cái xấu.

– Ẩn đằng sau lớp vỏ xấu xí đó lấp lánh vẻ đẹp tâm hồn nơi người đàn bà:

+ đau đớn, nhục nhã, thương tổn trước sự chứng kiến của con.→ che dấu sự khốn khổ của bản thân, cảnh bạo lực gia đình, bảo vệ con đừng căm thù bố.

+ Vẻ đẹp của người đàn bà thể hiện rõ hơn khi đối diện với toà án:

Đầu tiên là phản ứng quyết liệt

Tiếp đến là nét mặt tái xám, lo sợ đứng ngồi không yên & bà bác bỏ tất cả những lí lẽ mà Đẩu đưa ra.

Bà hiểu nỗi bế tắc, khốn khổ của chồng và cao hơn là hiểu được thiên chức của người mẹ & van xin ” Đừng bắt tôi bỏ nó”.

→ Là người hiểu đời, hiểu người, vì vậy bà cương quyết không li hôn với chồng, yêu thương gia đình, luôn bảo vệ hạnh phúc nhỏ nhoi có phần cam chịu song tha thiết với những gì nhỏ bé.

c) Cậu bé Phác:

– Yêu mẹ, bênh vực mẹ nên sinh ra căm thù bố.

– Xông vào đánh bố để bảo về mẹ:

+ Nièm tin tuổi thơ bị đổ vỡ.

+ Phản ứng tự nhiên của đứa trẻ yêu mẹ mà thành căm phẫn mù quáng.

d) Đẩu – thẩm phán huyện:

– Cán bộ có lương tâm và có kiến thức.

– Tốt bụng, đầy thiện chí nhưng nông nỗi, không thực sự hiểu biết đời sống thực tế.

→ Hiểu ra sự thật: con người muốn thoát khỏi đau khổ, tăm tối, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải là thiện chí hoặc lí thuyết xa vời.

3- Tư tưởng nhân đạo của NMC:

– Báo động về tình trạng bạo lực, xót thương, lo âu về tình trạng phụ nữ và trẻ em bị ngược đãi.

– Nguy cơ trẻ em sớm nhiễm thói vũ phu, thô bạo do bị tổn thương tâm hồn, mất niềm tin.

– Nôi lo âu đầy trách nhiệm của NMC về tình trạng đói nghèo, tăm tối, bế tắc dẫn đến tình trạng bạo lực.

III- Tổng kết:

– Nghệ thuật:

+ Hình ảnh chi tiết, chân thực giàu ý nghĩa biểu tượng.

+ Lời văn giản dị, giọng văn nhỏ nhẹ triết lí.

+ Quan sát tinh tế, rung cảm giàu chất thơ.

– Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện cái nhìn về đời sống của NMC đầy lo âu, trĩu nặng tình thương đầy trách nhiệm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống người dân.

Tóm Tắt Chiếc Thuyền Ngoài Xa Hay, Ngắn Nhất (5 Mẫu).

Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa

Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa Bài tóm tắt: Chiếc thuyền ngoài xa 1

Theo lời trưởng phòng đi thực hiện bộ ảnh cho tờ lịch năm mới, Phùng đã chụp được một bức ảnh đắt giá ở vùng biển miền Trung. Đó là cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương mờ ảo. Ấy thế mà khi thuyền cập bến, anh thấy cảnh một người đàn ông đang đánh đập vợ mình. Người đàn bà ấy được mời lên chánh án huyện, Phùng khuyên ngăn nhưng người đàn bà nhất quyết không bỏ chồng và kể cho mọi người nghe câu chuyện về cuộc đời mình. Phùng rời đi với bộ ảnh tuyệt đẹp nhưng anh biết rằng đằng sau đó là một sự thật không hề đẹp đẽ.

Bài tóm tắt: Chiếc thuyền ngoài xa 2

Chiếc thuyền ngoài xa là một câu chuyện gửi gắm nỗi niềm trăn trở giữa nghệ thuật và cuộc sống đạo đức. Phùng – một nhiếp ảnh đã đến vùng biển miền Trung để săn được những bức ảnh đẹp của thiên nhiên. Sau nhiều ngày chờ đợi, anh cũng đã có được bức ảnh đắt giá. Nhưng đằng sau bức ảnh ấy là một hiện thực mà Phùng phải suy ngẫm, người đàn bà bị chồng hành hạ và đánh đập nhưng lại không bỏ chồng vì cuộc sống của họ còn có nhiều điều người ngoài không thể biết được. Phùng nhận ra rằng luật pháp và chánh án cũng không thể giúp đỡ cuộc sống của người đàn bà này. Anh nhận ra giá trị sâu sắc về cuộc sống, rằng mình phải nhìn nhận sự vật nhiều chiều chứ không phải chỉ qua một cái nhìn đầy cảm quan từ vẻ bề ngoài của nó.

Bài tóm tắt: Chiếc thuyền ngoài xa 3

Cắm trại trên biển nhiều ngày, Phùng đã chụp được những bức ảnh đắt giá về cảnh thuyền và biển cho bộ lịch năm mới. Tưởng chừng Phùng sẽ rời đi với tâm trạng vui vẻ và chiến lợi phẩm nộp lại cho trưởng phòng, thế nhưng trước mặt anh lúc này là một hiện thực phũ phàng. Con thuyền mà anh cho là có vẻ đẹp đắt giá là nơi người chồng đang hành hạ, đánh đập vợ mình một cách dã man. Đứa con của họ vì thương mẹ nên cũng đánh lại cha. Phùng ra tay ngăn cản nhưng không thành, người phụ nữ lúc này được mời lên chánh án. Phùng khuyên người đàn bà bỏ chồng nhưng không được. Người đàn bà ấy kể cho họ nghe lí do vì sao chị không thể bỏ người chồng vũ phu, tệ bạc ấy. Phùng hiểu rằng mọi thứ mình nhìn thấy không phải là toàn bộ câu chuyện. Anh rời đi với nỗi tiếc nuối, dù sau này, những tấm ảnh của Phùng được mọi người rất yêu thích nhưng anh vẫn luôn thấy ở đó những hình ảnh hiện thực đau thương đến không thể quên.

Bài tóm tắt: Chiếc thuyền ngoài xa 4

Phùng – nhân vật chính của truyện là một nghệ sĩ nhiếp ảnh, theo lời trưởng phòng, anh đi về một vùng biển miền Trung để thực hiện bộ ảnh cho tờ lịch năm mới. Tại đây, Phùng đã bắt gặp một hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp hiếm có. Đó là hình ảnh con thuyền ngoài xa trong làn sương mờ ẩn hiện. Phùng đã có được một cảnh mà anh cho rằng rất “đắt giá”. Thế nhưng, khi con thuyền ấy cập bến thì trước mặt Phùng lại là một hiện thực đáng buồn, người chồng vũ phu đang đánh vợ, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ nên đánh lại cha của nó. Trước sự việc như vậy, Phùng thấy bất bình và tiến đến ngăn cản. Không may, Phùng bị người đàn ông đó đánh đến bị thương. Bạn cũ của Phùng – Đẩu – đã mời người đàn bà ấy đến chánh án huyện nhưng chị ta không nghe theo lời khuyên của Phùng mà vẫn sống với chồng. Người đàn bà kể cho mọi người câu chuyện của mình và lí do không thể bỏ chồng. Phùng rời đi, tuy đã có bộ ảnh ưng ý nhưng anh luôn nhìn thấy đâu đó trong ảnh là người đàn bà đang bị chồng đánh đập.

Bài tóm tắt: Chiếc thuyền ngoài xa 5

Nhận yêu cầu từ trưởng phòng, Phùng – một nhiếp ảnh gia nghệ thuật đi đến vùng biển miền Trung (nơi anh từng chiến đấu và có người bạn tên là chánh án Đẩu) để chụp ảnh cho cuốn lịch cuối năm. Sau thời gian phục kích, anh đã phát hiện và chụp được một cảnh đắt trời cho: hình ảnh chiếc thuyền từ xa ẩn hiện trong sương mờ. Đó là một cảnh đẹp như một bức tranh mực tàu khiến anh bối rối như vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện và khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.

Thuyền cập bến, Phùng ngạc nhiên đến sững sờ khi thấy người đàn ông bước xuống đánh vợ dã man và người con – thằng Phác đánh bố để bảo vệ mẹ. Ba hôm sau, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, Phùng đã ra tay can thiệp và anh bị thương. Anh được đưa về trạm y tế của toà án huyện. Theo lời mời của chánh án Đẩu, người đàn bà hàng chài được mời đến tòa án huyện. Ở đây, anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao cảm thông, ngỡ ngàng. Anh ngạc nhiên khi thấy người đàn bà từ chối sự giúp đỡ của chánh án Đẩu và không chấp nhận ly hôn với người chồng vũ phu.

Phùng đã có một tấm ảnh được chọn vào bộ lịch thuyền và biển năm ấy. Tuy nhiên mỗi lần đứng trước tấm ảnh của mình, anh thấy hiện lên chiếc thuyền từ xa trong ánh sương mai với màu hồng của bình minh. Nếu nhìn lâu hơn, bao giờ Phùng cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ta từ tấm ảnh.

Ngân hàng trắc nghiệm miễn phí ôn thi THPT Quốc Gia tại chúng tôi

chiec-thuyen-ngoai-xa.jsp

Phân Tích Chiếc Thuyền Ngoài Xa Đầy Đủ Nhất

I. Mở bài phần phân tích Chiếc thuyền ngoài xa

1. Tác giả

– Nguyễn Minh Châu (1930-1989) sinh ra tại quê Nghệ An.

Tác giả Nguyễn Minh Châu (1930-1989)

– Là một trong số những nhà văn đã mở đường tài hoa và tinh anh nhất.

– Trong sự nghiệp văn học của mình, ông luôn trăn trở về số phận của nhân dân và trách nhiệm của những người cầm bút, luôn thiết tha để truy tìm ra những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu của tâm hồn.

2. Tác phẩm

– Chiếc thuyền ngoài xa được in trong tập Bến quê, tác phẩm đem đến cho bạn đọc cái nhìn đúng đắn về cuộc sống xung quanh và con người.

II. Thân bài phần phân tích Chiếc thuyền ngoài xa

1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh

a. Phát hiện không gian “cảnh đắt trời cho”

– Phùng vốn là người có niềm say mê nghệ thuật, trong một thoáng nhìn anh đã chớp lấy cảnh đắt trời cho:

Phân tích chiếc thuyền ngoài xa: Cảnh chiếc thuyền từ xa tuyệt đẹp

+ Nhận xét “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, một vẻ đẹp mang nét đơn giản nhưng toàn bích. Đó là cảnh tượng vi diệu của thiên nhiên, của cuộc sống khi nhìn từ xa.

+ Phùng trở nên bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Đó là niềm hạnh phúc lớn của người nghệ sĩ khi bắt gặp được cái đẹp và anh chợt nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật, của chất thơ.

b. Phát hiện bức tranh cuộc sống chứa đầy những nghịch lý

– Tình huống chiếc thuyền ngoài xa tạo nên sự mở đầu ấn tượng, độc đáo cho tác phẩm. Từ chiếc thuyền nhỏ xinh, đẹp đẽ mới nhìn phía xa xa vừa rồi, Phùng nhận thấy:

+ Một người đàn bà mang vẻ ngoài thô kệch xấu xí, mặt chất chứa đầy sự mệt mỏi bước ra khỏi chiếc thuyền và một lão chồng có tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, còn đôi mắt độc dữ cùng đi ra.

+ Hiện trước mắt Phùng là lão chồng “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”.

+ Trong hoàn cảnh ấy, người đàn bà chỉ biết cam chịu, không kêu van một lời, cũng chẳng chống trả, hay chạy trốn.

– Thái độ của nhân vật Phùng: “kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Phùng thực sự ngỡ ngàng nhận ra bản chất thật của cái đẹp đẽ, lung linh anh vừa bắt gặp được mới đó.

2. Câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện

– Khi chánh án Đẩu đưa ra lời đề nghị chị nên ly hôn, chị ta liền van xin khẩn thiết “con lạy quý tòa …đừng bắt con bỏ nó”, theo chị:

+ Người đàn ông ấy bản chất vốn không phải là kẻ vũ phu, tàn bạo và độc ác như vậy, anh ta cũng chỉ là một nạn nhân của cái cuộc sống đói khổ này thôi. Người chồng cũng là chỗ dựa cho gia đình khi có biển động.

Phân tích chiếc thuyền ngoài xa: Người đàn ông làm chủ con thuyền mưu sinh

+ Chị càng không thể một mình gồng gánh nuôi nấng trên dưới 10 đứa con, vả lại “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái vui vẻ, hòa thuận”.

– Qua câu chuyện được kể và thái độ của người đàn bà làng chài, cho ta thấy được người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói, cái khổ, cái ác và cả vòng luẩn quẩn của cái số phận đen đủi dồn đến chân tường. Nhưng ở người đàn bà ấy lại có một tâm hồn vị tha cao cả, tình yêu thương tha thiết và có những suy tư của người từng trải, vô cùng sâu sắc.

– Thái độ của chánh án Đẩu và nhiếp ảnh Phùng khi người đàn bà có những lý lẽ quyết không bỏ chồng:

+ Cả hai đều có chung cảm nhận giận dữ và bất bình.

+ Nhưng sau khi nghe xong tâm sự của người đàn bà ấy thì anh ta thấy như có “một cái gì vừa mới vỡ ra”.

– Nhận xét: Ban đầu, họ vốn quen nhìn cuộc đời bằng con mắt khá đơn giản và một chiều (chỉ nghĩ đơn giản rằng, những kẻ đi theo ngụy thì đều là xấu “lão ta hồi 75 có đi lính ngụy không?”), chỉ biết qua lý thuyết, qua sách vở, không sẵn sàng để đối mặt với những nghịch lý của cuộc đời.

3. Tấm ảnh được chọn

– Nghệ sĩ Phùng vẫn mang tấm ảnh đó về tòa soạn và quả nhiên tấm ảnh được chọn và treo ở nhiều nơi

– Phùng nhận thấy những giá trị trong bức ảnh của mình:

+ “Cái màu hồng hồng của sương mai” (biểu tượng cho nghệ thuật) và người đàn bà hàng chài nghèo khổ bước ra từ bức tranh (hiện thân cho đời thực).

Soạn chiếc thuyền ngoài xa

Soạn bài vội vàng chuẩn giáo án

Soạn bài hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn

III. Kết bài cho phần phân tích Chiếc thuyền ngoài xa

1. Giá trị nội dung

– Nêu cảm nhận về tác phẩm.

– Tác phẩm đã đem đến cho người đọc bài học về cách nhìn cuộc sống xung quanh và con người: phải nhìn đa diện, nhiều chiều, phải phát hiện bản chất thực sự đằng sau vẻ bề ngoài của hiện tượng.

2. Giá trị nghệ thuật

– Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc, cốt truyện hấp dẫn.

– Ngôn từ chắt lọc khắc họa nhân vật sắc sảo và điểm nhìn trần thuật linh hoạt, …

Soạn vào phủ chúa Trịnh chuẩn giáo án

Soạn văn tự tình siêu ngắn gọn

Phân tích bài thơ tự tình chuẩn nhất

Bạn đang xem bài viết Soạn Chiếc Thuyền Ngoài Xa Hay Nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!