Xem Nhiều 3/2023 #️ Soạn Bài: Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc – Phần 1: Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu # Top 11 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 3/2023 # Soạn Bài: Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc – Phần 1: Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc – Phần 1: Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xin chào các em! Hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Phần 1: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

* Những nét chính về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu:

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu là Trọng Phủ, Hối Trai, sinh tại quê mẹ – làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), xuất thân trong một gia đình nhà nho.

Năm 1843, ông đỗ tú tài

Năm 1846, ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp thì được tin mẹ mất, ông phải bỏ thi để về quê chịu tang mẹ. Dọc đường về, ông bị đau mắt nặng rồi bị mù. Ông về Gia Định, mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và làm thơ.

Năm 1859, Pháp đánh vào Bến Nghé, ông lại chuyển về Cần Giuộc, rồi về Bến Tre. Mặc dù bị giặc Pháp dụ dỗ nhưng ông vẫn luôn giữ tấm lòng son sắt và chung thủy với đất nước.

Câu 2:

a) Lý tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng trên cơ sở tình cảm: mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho, nhưng lại rất đậm đà tính nhân văn và truyền thống dân tộc. Đó là những con người có tấm lòng nhân hậu, thủy chung, biết giữ gìn nhân cách ngay thẳng, cao cả, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chống lại những thế lực bạo tàn, cứu nhân độ thế.

b) Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

Ghi lại chân thực thời kỳ đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc, biểu dương tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược.

Ca ngợi những sĩ phu yêu nước

Giữ niềm tin vào tương lai tươi sáng

Tinh thần bất khuất trước kẻ thù

c) Sắc thái Nam Bộ độc đáo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu được biểu hiện ở từng nhân vật trong các rác phẩm của ông. Mỗi người dân Nam Bộ có thể dễ dàng bắt gặp mình trong các nhân vật của ông, từ lời ăn, tiếng nói, sự mộc mạc, chất phác cho đến tâm hồn nồng nhiệt, cách cư xử khoáng đạt, hồn nhiên.

Câu 3:

Điều gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa 2 nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu: Nguyễn Trãi cũng lấy cái nền tảng của nhân nghĩa là quyền lợi của nhân dân. Nhưng đến Nguyễn Đình Chiểu thì tư tưởng nhân nghĩa mới thực sự phổ biến rộng rãi đến nhân dân, thực sự gần gũi với nhân dân.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Soạn Bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Phần Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu

1. Tóm tắt nội dung bài

Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và sự nghiệp thơ văn phong phú, đa dạng của ông. Qua đó ta thấy được tấm lòng của ông đối với đất nước, với nhân dân.

Bút pháp trữ tình, đạo đức

Mang đậm chất Nam Bộ

Câu 1: Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu. Anh chị có cảm nhận sâu sắc điều gì qua cuộc đời nhà thơ?

Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu:

Nguyễn Đình Chiểu ( 1822-1888) hiệu là Hối Trai, xuất thân trong gia đình nhà Nho.

Sinh ra tại quê mẹ – tỉnh Gia Định.

Năm 1943 : ông thi đỗ tú tài

Năm 1946: ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp. Khi ông chuẩn bị thi → nhận được tin mẹ mất ⇒khóc mẹ mù mắt.

NĐC mở trường dạy học, bốc thuốc ở Gia Định.

Năm 1859: Pháp đánh chiếm GIa Định, ông gia nhập nghĩa quân, bàn mưu kế đánh giặc, viết thơ văn yêu nước…

Cảm nhận: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương trong sáng, cao đẹp về nhân cách, nghị lực và ý chí, về lòng yêu nước, thương dân và thái độ trung kiên, bất khuất trước kẻ thù.

Câu 2: Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

Dựa vào những đoạn trích đã học về truyện Lục Vân Tiên (ở lớp 9 và lớp 11), hãy cho biết lí tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình cảm nào.

Lí tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình cảm đối với nhân dân (đó là những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc)

Ở tác phẩm Lục Vân Tiên, ta thấy tác phẩm nhằm mục đích truyền dạy những bài học về đạo làm người chân chính, mang tinh thần nhân nghĩa của nho học nhưng lại đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc.

Những mẫu người lí tưởng trong tác phẩm là những con người sống nhân hậu, thủy chung, biết giữ gìn nhân cách thẳng ngay, cao cả, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.

Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? Tác động tích cực của những sáng tác thơ văn ấy đối với cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đương thời?

Nội dung trữ tình yêu nước: Là những sáng tác đi cùng với những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp bấy giờ:

Tác giả ghi lại chân thực một thời đau thương của đất nước

Khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta

Tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm gây bao thảm họa cho nhân dân

Đả kích mạnh mẽ bọn làm tay sai cho giặc

Biểu dương những anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh cho tổ quốc.

Tác động tích cực của những sáng tác thơ văn ấy đối với cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đương thời: Cổ vũ tinh thần chiến đấu, ghi nhận sự cống hiến và khẳng định tình yêu nước của nhân dân ta. Thúc đẩy phong trào của nhân dân đấu tranh chống quân xâm lược

Theo anh (chị) sắc thái Nam bộ độc đáo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu biểu hiện ở những điểm nào?

Sắc thái Nam bộ được thể hiện qua lối thơ thiên kể về cốt cách nhân vật từ lời ăn tiếng nói môc mạc, bình dị đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác, cách cư xử khoáng đạt, hồn nhiên.

Câu 3: Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh (chị) cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này? Hãy trình bày ý kiến của mình.

Điều gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu

Tư tưởng của hai nhà thơ đều gắn với tinh thần yêu nước.

Tư tưởng cuat hai nhà thơ đều bắt nguồn từ lòng thương dân sâu sắc.

bài giảng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác giả Nguyễn Đình Chiểu để nắm vững hơn những kiến thức cần đạt về văn bản này.

Câu 1: Hãy kể ra các sự kiện lớn trong cuộc đời nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và tác động của chúng đối với sáng tác thơ văn của ông. Câu 2: Kể tên các tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu qua hai giai đoạn sáng tác mà anh (chị) đã học và nêu quan niệm văn chương của ông. Câu 3: Nguyễn Đình Chiểu là người mở đầu dòng văn yêu nước cuối thế kỉ XIX. Hãy phân tích các tác phẩm tiêu biểu và nêu bật ý nghĩa của chúng đối với lịch sử văn học Việt Nam.

Các sự kiện lớn trong cuộc đời nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Năm 1833, Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học.

Năm 1843, vào Gia Định thi đỗ tú tài

Năm 1849, chuẩn bị đi thi tiếp thì nghe tin mẹ mất, ông bị ốm nặng và khóc thương mẹ mà mù hai mắt.

Năm 1859, giặc Pháp tràn vào sông Bến Nghém, chiếm thành Gia Định, ông về quê vợ.

Từ năm 1961 -962, ông lui về Ba Tri tiếp tục dạy học, bốc thuốc và tham gia kháng chiến cùng với nhân dân.

Giặc Pháp chiếm ba tình miền Tây, Nguyễn Đinhg Chiểu tỏ thái độ không hợp tác với chúng.

3-7-1888, ông buồn rầu, đau ốm và mất.

Tất cả các sự kiện lớn trong cuộc đời nhà thơ đã trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác thơ văn.

Giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta

Sáng tác tiêu biểu nhất của Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn này là Truyện Lục Vân Tiên. Ngoài ra, thể hiện tinh thần đạo lí còn có Dương Từ – Hà Mậu.

Giai đoạn sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta

Khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, Nguyễn Ddình Chiểu liền chuyển sang lên án mạnh mẽ quân xâm lược với các tác phẩm: Chạy giặc, Xúc cảnh (Ngắm gió đông) Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục Tỉnh, Thơ điếu Phan Tòng, Ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh.

Quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu: văn dĩ tải đạo

Nguyễn Đình Chiểu là người mở đầu dòng văn yêu nước cuối thế kỉ XIX. Điều này được thể hiện rõ trong bài thơ Chạy giặc, bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm xúc động nhất về người anh hùng nông dân Nam Bộ. Nó được đánh giá là “một tượng đài nghệ thuật hiếm có. Bi tráng là tầm vóc và tính chất của tượng đài nghệ thuật ấy: Vừa hoành tráng, hùng tráng vừa thông thiết, bi ai. Thể hiện một quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu một cách mới lạ mà người đọc chưa từng thấy trong văn học yêu nước giai đoạn trước đó.”

Gợi ý làm bài: Câu 1:

Câu 4: Trình bày những đóng góp đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu cho văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX.

Nói về giá trị và nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có người nhận xét “Thơ văn Đồ Chiểu xứng đáng là ngôi sao sáng, là ngọn cờ tiêu biểu của thơ văn yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX”.

Về nghệ thuật: thơ văn Nguyễn Đình Chiểu giàu sức truyền cảm. Trong các bài tơ Đường luật, văn tế, ông thể hiện một tài nghệ điêu luyện.

Về ngôn từ, lời văn của ông mộc mạc mà tề chỉnh, từ dùng chính xác, giàu sức gợi cảm.

Về hình ảnh, ông có tài lựa chọn những chi tiết rất điển hình.

Về thể loại (Đường luật, văn tế hay truyện thơ) nghệ thuật của ông đều bình dị, mộc mạc, đậm đà bản săc dân tộc, đặc biệt là bản sắc địa phương Nam Bộ.

Câu 1: Căn cứ vào những kiến thức đã học về Nguyễn Đình Chiểu và các tác phẩm của ông, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về nhận định của nhà thơ Xuân Diệu: “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”

Nhận định trên của Xuân Diệu đã thâu tóm, khái quát được những tình cảm mà Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân. Tấm lòng yêu nước thương dân trong ông chính là một đặc điểm nổi bật trong tâm hồn của ông. Đặc biệt khi viết về nhân dân, những con người lao động bình thường tác giả đã dùng cả sự trân trọng và nâng niu của mình đối với những nét tính cách đơn sơ, mộc mạc, bình dị của người dân lao động. Tác giả tìm thấy, khẳng định và ngợi ca những nét đẹp của họ. (nhân nghĩa, thủy chung,….)

Nguyễn Đình Chiểu không chỉ yêu thương, trân trọng những người nông dân lao động bình dị mà còn phát hiện những nét tính cách ngời sáng của họ khi đất nước cần. Họ là nông dân biết trăn trở và suy tư trước thời cuộc. Họ là những con người khi đất nước cần thì sẵn sàng hi sinh vì đất nước, sẵn sàng bảo vệ đôc lập, tự do của dân tộc.

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu

Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu Sau khi thực dân Pháp xâm lược

Cảm ơn các bạn

Soạn Bài Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu

Soan bai Van te nghia si Can Giuoc – Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Câu 1: Những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu: – Nguyễn Đình Chiểu(1822-1888) tự là Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ. Ông sinh tại quê mẹ, làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Cha của ông là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên. Mẹ là Trương Thị Thiệt. + Năm 1843 ông đỗ tú tài tại trường Gia Định, năm 1846, ông ra Huế chuẩn bị thi tiếp, nhưng không may khi ông ra Huế thi thì được tin mẹ mất. Ông trở về chịu tang mẹ, ông vừa ốm nặng vừa thương khó mẹ nên bị mù cả hai mắt. Ông về quê dạy học và chuyển sang học thuốc.

+ Trên đường về chịu tang mẹ năm 1849 ông đã bị đau mắt nặng và dẫn đến mùa lòa. + Với sự can đảm, không khuất phục trước số phận, ông quyết định về Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân. + Khi giặc Pháp đánh vào Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu đứng đầu trong tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. + Ông cũng các vị lãnh tụ nghĩa quân, bàn mưu tính kế cho cuộc kháng chiến.

* Cuộc đời của nhà thơ: + Mặc dù bị mù cả hai mắt nhưng với tinh thần không khuất phục trước số phận ông đã mở trường dạy học ở Gia Định để dạy học, bốc thuốc giúp dân, với tinh thần luôn vì dân vì nước, ông có tấm lòng trong sáng, giàu nghị lực, là người thầy giáo giỏi, là vị thầy thuốc có tâm. NHững tác phẩm của ông có tác dụng to lớn trong việc phản ánh hiện thực của cuộc sống, tố cáo tội ác của bọn thực dân.

Câu 2: Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: + Thông qua những tác phẩm đã hoc, có thể thấy lý tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu được xây dựng trên tinh thần nhân nghĩa, ông luôn coi trọng đạo đức, giữ đúng chuẩn mực của một nhà nho yêu nước. + Ông có tinh thần yêu nước, thương dân, mắt tuy không sáng, nhưng lại có tâm trong sáng.

-Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu: Ông tố cáo tội ác của bọn cường hào, bọn xâm năng, ông nêu cao hình tượng của người nông dân nghèo khổ, ông căm thù bọn chúng. + Điều đó được thể hiện qua mặc dù bị mù nhưng khi thực dân Pháp tràn vào Gia định xâm lược, ông vẫn cùng những vị lĩnh tụ của cuộc kháng chiến làm nên được những giá trị to lớn cho dân tộc.Nêu cao được tinh thần yêu nước, thương dân.

+ Thơ văn của ông đề cao về đạo đức, nhân nghĩa, là những bài thơ nói lên tiếng lòng của những người nông dân nghèo họ, họ căm ghét những cuộc chiến tranh xâm lược. + Những tác phẩm của ông nói lên tiếng đau khổ của người nông dân khi phải chịu đựng những khổ cực của cuộc chiến tranh, đau khổ luôn vì nước, vì dân. Những sáng tác của ông đều có tác động mạnh mẽ đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nó góp phần tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

+ Hơn nữa ông còn ca ngợi tinh thần đoàn kết keo sơn của người nông dân Việt Nam, những con người luôn vì dân vì nước, sẵn sàng hy sinh xương máu vì dân tộc Việt Nam. *Sắc thái Nam Bộ độc đáo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện ở cách miêu tả nhân vật của ông. + Nhân vật trong tác phẩm của ông là người nông dân hiền lành, chất phát, những người nông dân phải chịu đựng những khó khăn vất vả. + Những người chiến sĩ kiên cường, dám đối mặt với những khó khăn, thử thách để dành được độc lập cho dân tộc.

Câu 3: Tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này: + Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi đều có những điều gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa. Nhưng mỗi tác giả lại có cách miêu tả tư tưởng đó có điểm riêng biệt: + Ở Nguyễn Trãi ông lấy nhân nghĩa đó là ông đề cập đến quyền lợi của người nông dân. + Ở Nguyễn Đình Chiểu, tinh thần nhân nghĩa đó thể hiện ở nỗi khổ của nhân dân, ông xuất phát từ nỗi đau khổ của nhân dân.

CÁC BẠN LIKE FANPAGE ĐỂ THEO DÕI CÁC BÀI VĂN MỚI NHẤT NHÉ!

Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu ).

Bùi Đức Quân

Website Luyện thi online miễn phí,hệ thống luyện thi trắc nghiệm trực tuyến miễn phí,trắc nghiệm online, Luyện thi thử thptqg miễn phí

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc HOC247, Đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nội dung Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Soạn, hoàn cảnh sáng tác bài “văn tế nghĩa sĩ cần giuộc” là, Chúng mình Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc la tiếng khóc mang tầm vóc sử thi, Phần Lung khởi bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Wiki

PHẦN MỘT: TÁC GIẢ.

I. Cuộc đời.

– Nguyễn Đình Chiểu – Đồ Chiểu( 1822 – 1888) Tự là Mạnh Trạch, hiệuTrọng Phủ, Hối Trai ( cái phòng tối )

– Sinh tại quê mẹ: Làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.

– Xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên vào Gia Định làm thư lại, lấy bàTrương Thị Thiệt người Sài Gòn làm vợ thứ, sinh ra Nguyễn Đình Chiểu.

– 1833 ông Huy đưa Nguyễn Đình Chiểu vào Huế ăn học, 1840 Nguyễn Đình Chiểu về Nam, 1843 thi đỗ tú tài, 1846 ra Huế thi tiếp nhưng đến 1949 lúc sắp thi thì mẹ mất, bỏ thi về Nam đội tang mẹ. Trên đường đi bị đau mắt nặng vì khóc mẹ quá nhiều nên đã bị mù hai mắt.

– Bị mù từ năm 27 tuổi, Nguyễn Đình Chiểu vẫn mở lớp dạy học, làm thuốc chữa bệnh cho người nghèo và sáng tác thơ văn chống Pháp.

– 1859 Pháp đánh Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu đánh giặc và sáng tác nhiều thơ văn chiến đấu.

-Thực dân Pháp biết ông là người có tài tìm cách dụ dỗ, mua chuộc, nhưng ông tỏ thái độ bất hợp tác.

– 1888 ông qua đời. Cuộc đời ông là một tấm gương sáng về nghị lực và đạo đức, suốt đời chiến đấu không biết mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi nhân dân.

II. Sự nghiệp thơ văn.

1. Tác phẩm chính.

– Sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm.+ Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ – Hà Mậu.+ Chạy giặc+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.+ Văn tế Trương Định+ Thơ điếu Trương Định+ Thơ điếu Phan Tòng+ Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh.+ Ngư Tiều y thuật vấn đáp. ( Truyện thơ dài)

2. Nội dung thơ văn.

– Lý tưởng đạo đức nhân nghĩa.+ Nhân: Tình yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn.+ Nghĩa: Là những quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội.à Tất cả sáng tác của ông đều đặc biệt đề cao chữ nghĩa, là những bài học về đạo làm người. Đạo lí làm người của Nguyễn Đình Chiểu manh tinh thần Nho gia, nhưng lại rất đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc. Những nhân vật trong tác phẩm của ông đều là nhưng mẫu người lý tưởng, sống nhân hậu, thủy chung, ngay thẳng, dám xả than vì nghĩa lớn…– Lòng yêu nước thương dân.+ Thơ văn ông ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân. Đồng thời nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh cho Tổ Quốc.+ Ông còn tố cáo tội ác xâm lăng gây bao thảm họa cho nhân dân. Ông khóc than cho đất nước gặp buổi đau thương. Ông căn uất chửi thẳng vào mặt kẻ thù. Ông dựng lên bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ.à Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu của cuộc sống và chiến đấu đương thời, có tác dụng động viên, kích lệ không nhỏ tình thần và ý chí cứu nước của nhân dân.

3. Nghệ thuật thơ văn.

– Có nhiều đóng góp, nhất là văn chương trữ tình đạo đức. Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành, đầy tình yêu thương.– Thơ văn Nguyên Đình Chiểu còn mang đậm chất Nam Bộ: Từ lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị, đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác.– Các sáng tác thiên về chất chuyện kể, mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.à Hơn một thế kỷ trôi qua, tiếng thơ Đồ Chiểu vẫn ngân vang giữa cuộc đời. Tên tuổi nhà thơ mù yêu nước xứ Đồng Nai vẫn rực sáng trên bàu trời văn nghệ dân tộc bởi nhân cách cao đẹp  và những cống hiến lớn lao của ông cho văn học nước nhà.

PHẦN HAI: TÁC PHẨM.

I. Đọc hiểu tiểu dẫn.

1. Xuất xứ.

– Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An. Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn của quân ta diễn ra đêm 14/ 12/ 1861, hơn 20 nghĩa quân đã hi sinh anh dũng. Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang đã yêu cầu cụ Đồ Chiểu viết bài văn tế. Ngay sau đó vua Tự Đức ra lệnh phổ biến bài văn tế trong các địa phương khác.– Như vậy Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc không đơn thuần là sản phẩm của  nghệ thuật cá nhân mà còn là sản phẩm mang tính chất nhà nước, thời đại.

2. Thể loại và bố cục.

– Văn tế: Văn khóc, điếu văn.– Bố cục: 4 phần.+ Lung khởi: khái quát bối cảnh của thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết bất tử của ng­ười nông dân.+ Thích thực: Hồi tưởng lại hình ảnh và công đức người nông dân – nghĩa sĩ.+ Ai vãn: Bày tỏ lòng th­ương tiếc, sự cảm phục của tác giả đối với người nghĩa sĩ.+ Khốc tận ( Kết ): Ca ngợi linh hồn bất tử của các nghĩa sĩ.

3. Chủ đề.

– Văn tế nghĩa Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là một bài ca lớn, nó ca ngợi những con người nghèo khó theo Trương Công Định đáng giặc và họ đã hi sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến Cần Giuộc.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Đọc.

2.Tìm hiểu từ khó và điển cố.

– Chú thích SGK.

3. Giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3.1. Phần lung khởi.– Mở đầu là tiếng than: Hỡi ôi!….đó là tiếng khóc của Đồ Chiểu. Lời than mở đầu đã nóng bỏng trong cái dữ dội của chiến tranh, đặt người nghĩa sĩ vào thử thách lớn của lịch sử. – Vận nước là thước đo lòng người: Súng giặc…lòng dân trời tỏ. – Cách dùng từ và lối so sánh mộc mạc, giản dị trong câu văn biền ngẫu đối xứng, bộc lộ ý nghĩa cao quí của sự hi sinh trong chiến đấu chống Pháp của người dân lao động Nam Bộ.

3.2. Phần thích thực.* Nguồn gốc.– Xuất thân từ tầng lớp nông dân lao động nghèo khổ, cần cù, chất phác, hiền lành. Không phải lính chuyên nghiệp, chỉ quen công việc đồng áng, cuốc cày.* Tâm hồn.– Khi giặc Pháp xâm lược, người nông dân lam lũ bỗng chốc trở thành người lính can trường, có lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Đất nước có giặc họ tự nguyện tham gia giết giặc.àNhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã đủ can đảm để bước ra khỏi toà lâu đài của ngôn ngữ bác học đến với túp lều cỏ của ngôn ngữ bình dân, phô bày hết lòng căm thù giặc của nông dân một cách mãnh liệt. Hệ  thống ngôn từ Nam Bộ mạnh mẽ dứt khoát lột tả bản chất người nông dân quyết không đội trời chung với giặc. Nếu không có lòng yêu nước Nguyễn Đình Chiểu không thể hiểu thấu lòng người dân đến như vậy được.* Trang bị.– Thô sơ, thiếu thốn. Không biết võ nghệ, không học binh thư, không phải lính chuyên nghiệp, đối lập hoàn toàn với kẻ thù.* Chiến đấu dũng cảm và anh dũng hi sinh– Tiến công như vũ bão: Đâm, chém, đạp, lướt, xô, liều, đẩy…– Coi cái chết nhẹ như lông hồng, hiên ngang trên chiến địa, chiến đấu hết mình, quên mình.– Ngôn ngữ góc cạnh, chính xác, hình ảnh so sánh, động từ mạnh, thể hiện sự xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân.– Nguyễn Đình Chiểu không hề tô vẽ, mà cứ để nguyên một đám đông lam lũ, rách rưới, tay dao tay gậy aò ào xông vào đồn giặc. Lần đầu tiên Nguyễn Đình Chiểu đưa vào văn học bức tượng đài nghệ thuật về người nông dân lao động hoành tráng, hết mình, quên mình trong chiến đấu.3. 3. Phần ai vãn.– Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ hiện lên từ dòng nước mắt của Đồ Chiểu, bao trùm toàn bộ bài văn tế là hình tượng tác giả.– Tiếng khóc Đồ Chiểu hợp thành bởi 3 yếu tố : Nước, Dân, Trời. Đồ Chiểu nhân danh vận nước, nhân danh lich sử mà khóc cho những người anh hùng xả thân cho Tổ Quốc. Tiếng khóc ấy có tầm vóc sử thi, tầm vóc thời đại.

– Giọng điệu đa thanh giàu cung bậc tạo nên những câu văn thật vật vã, đớn đau.– Hình ảnh gia đình tang tóc, cô đơn, chia lìa, gợi không khí đau thương, buồn bã sau cuộc chiến.– Nhịp câu trầm lắng, gợi không khí lạnh lẽo, hiu hắt sau cái chết của nghĩa quân.– Tác giả sử dụng hình ảnh đẹp biểu hiện bề sâu cái chết cao quí của nghĩa sĩ.

3.4. Phần khốc tận ( kết ).– Tác giả đề cao quan niệm : Chết vinh còn hơn sống nhục. Nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân. Họ ra trận không cần công danh bổng lộc mà chỉ vì một điều rất giản đơn là yêu nước.– Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc bi tráng về người anh hùng thất thế.4. Kết luận.– Bài văn tế là hình ảnh chân thực về người nông dân Việt Nam chống Pháp với lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu hi sinh anh dũng tuyệt vời của người nông dân Nam Bộ trong phong trào chống Pháp cuối XIX.

– Với bài văn tế này lần đầu tiên trong lịch sử VH dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ. 

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc – Phần 1: Tác Giả Nguyễn Đình Chiểu trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!