Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Truyện Kiều Phần 2 – Trao Duyên mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xin chào các em! Hôm nay, Soạn Văn sẽ hướng dẫn các em soạn văn bản: Trao duyên. Đây là một trích đoạn trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du và được biên soạn trong chương trình ngữ Văn 10 Tập 2. Mời các em cùng tham khảo!
I. Tìm hiểu chung
* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích Trao duyên được trích từ câu 723 đến câu 756, là lời Thúy Kiều nói cùng Thúy Vân, mở đầu cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều khi gia đình gặp biến cố.
* Bố cục: Đoạn trích được chia làm 3 phần:
Phần 1: 12 câu đầu: Kiều tìm cách thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.
Phần 2: 15 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật cho Vân và dặn dò em.
Phần 3: 8 câu cuối: Kiều đau đớn, vật vã đến ngất đi.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa:
Kiều được sống trong kí ức đẹp, nàng xót xa, đau đớn khi phải mang những kỉ vật riêng tư chia sẻ với người khác.
Kiều nói với Vân mà như nói với chính bản thân mình. Nhắc lại những kỉ niệm tình yêu cho thấy sức sống mãnh liệt của tình yêu giữa Kiều với Kim Trọng, Kiều trao cho Vân kỉ vật nhưng không thể trao cho Vân kỉ niệm, tình cảm mà nàng dành cho Kim Trọng sẽ không bao giờ phai.
Câu 2:
* Những từ ngữ cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết: thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối…; người mệnh bạc; Mất người; Thấy hiu hiu gió thì hay chị về; hồn; Dạ đài cách mặt khuất lời; người thác oan.
* Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa:
Khi không còn tình yêu, Kiều cảm thấy trống trải và vô nghĩa, chỉ nhìn thấy cái chết xung quanh.
Tư tưởng về cái chết của Nguyễn Du: ảnh hưởng thuyết luân hồi của đạo Phật.
Sự băn khoăn và day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người, thương xót trước thân phận của người con gái tha thiết yêu thương mà số phận nghiệt ngã.
Câu 3:
* Kiều đối thoại với Thúy Vân, với chính mình và với Kim Trọng.
* Diễn biến tâm trạng của Kiều qua các lời thoại trong đoạn trích:
Đối với chính mình: Sau khi trao duyên cho Vân, Kiều cảm thấy trống rỗng, buông xuôi. Không còn tình yêu của Kim Trọng, nàng cảm thấy như mình đã chết đi rồi.
Câu 4:
Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích: Lí trí mách bảo nàng trao duyên cho Thúy Vân và hy sinh cứu cha mẹ để làm tròn chữ hiếu. Nhưng con tim hướng về tình yêu lại khiến nàng thổn thức, đau đớn. Đây cũng là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, cũng là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con. Ở đây, Kiều được sống chân thực và tự nhiên với đời sống tình cảm của con người. Nguyễn Du không hề biến Kiều trở thành tấm gương đạo đức đơn giản.
3
/
5
(
3
bình chọn
)
Soạn Bài Trao Duyên Trích Truyện Kiều Của Nguyễn Du
Soạn bài Trao duyên trích Truyện Kiều của Nguyễn Du
1. Tìm hiểu xuất xứ của bài thơ
– Trích đoạn “Trao duyên” thuộc phần một: Gặp gỡ và đính ước của truyện kiều. Sau chuyến đi chơi mùa xuân, Kim Trọng và Thúy Kiều đã có những ấn tượng tốt đẹp về đối phương. Để có thể tiếp tục gặp gỡ, Kim TRọng đã chuyển đến ở gần nhà của Thúy Kiều. Một hôm cả gia đình Thúy Kiều về ngoại, Thúy Kiều đã lén về trước và chủ động sang nhà Kim Trọng, ở đây hai người đã cùng nhau kết tóc hẹn thề dưới trăng. Trích đoạn “Trao duyên” khắc họa lại không gian thể nguyền ấy.
2. Nhận xét nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố và hình ảnh ẩn dụ
– Miêu tả khung cảnh của đêm thề nguyền, tác giả Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều những điển cố, điển tích của Trung Hoa cũng như những hình ảnh ẩn dụ như:
Việc sử dụng các từ ngữ ước lệ, đưa vào những điển cố điển tích đã góp phần làm cho không khí của buổi thề nguyền thêm trang trọng, lãng mạn và làm nổi bật cái thiêng liêng của lễ kết tóc nguyện thề của Kim Trọng và Thúy Kiều.
3. Phân tích hiệu quả biểu đạt của các từ láy được sử dụng trong đoạn trích
– Trong đoạn trích Thề nguyền, tác giả Nguyễn Du đã sử dụng hệ thống các từ láy như:
4. Tác giả đã tô đậm tính chất thiêng liêng của cuộc thề nguyền giữa Kiều và Kim Trọng như thế nào?
– Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng hàng loạt những hình ảnh ẩn dụ, những điển cố, điển tích để làm tăng thêm tính trang trọng, màu sắc lãng mạng, nên thơ của buổi thề nguyền của Kim Trọng và Thúy Kiều. Đồng thời tính chất thiêng liêng này còn được thể hiện qua hành động cũng như suy nghĩ nội tâm của hai nhân vật:
+ Vì tình yêu với chàng Kim, Thúy Kiều đã dám phá bỏ mọi lề lối thông thường của lễ giáo phong kiến, nàng xăm xăm băng lối vườn khuya một mình để sang nhà của Kim Trọng. Có thể thấy đây là một hành động đầy táo bạo. Quan niệm phong kiến xưa về tình yêu nam nữ đó là “nam nữ thụ thụ bất thân”, nhưng Thúy Kiều đã gạt bỏ hết rào cản để đi theo tiếng gọi của tình yêu.
+Kim Trọng và Thúy Kiều đã cùng nhau làm lễ thề nguyền, những nghi thức thề nguyền đều diễn ra đúng như những nghi thức thề nguyền thường thấy.
5. Phân tích lời nói của Kiều khi sang nhà Kim Trọng
-Khi Thúy Kiều lén sang nhà của Kim Trọng, nàng đã nói với chàng Kim:
“Khoảng vắng đêm trường
Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”
+ ” Khoảng vắng đêm trường” ở đây không chỉ là không gian vật lí, chỉ thời điểm mà Thúy Kiều và Kim Trọng gặp mặt mà đó còn là không gian của tâm lí. Những đôi lứa yêu nhau thường mong từng phút, từng giây có thể ở cạnh nhau, vì vậy khoảng vắng đêm trường ở đây không chỉ nhấn mạnh sự nhớ nhung của Thúy Kiều với chàng Kim mà còn muốn nói đến thời khắc quý báu của tình yêu.
+ Thúy Kiều cũng nhẫn mạnh tình yêu dành cho Kim Trọng “Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa”, đây là lời thú nhận đầy chân thành của Kiều, vì Kim Trọng mà nàng bất chấp lễ giáo phong kiến, một đường xăm xăm đến nhà chàng Kim như để thỏa nỗi nhớ mong.
6.Nhận xét hình tượng nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích
Thúy Kiều hiện lên trong đoạn trích là một người con gái đầy táo bạo, mãnh liệt, vì tình yêu với chàng Kim mà Kiều không ngần ngại chống đối lại với lễ giáo phong kiến, chủ động tìm đến nhà Kim Trọng, chủ động nắm giữ tình yêu của mình. Bên cạnh đó ta cũng có thể thấy được tình yêu sâu sắc cùng với sự trân trọng của Thúy Kiều dành cho chàng Kim, vì chàng Kim mà Kiều tranh thủ từng phút giây gặp gỡ, băng băng vượt lối vườn khuya để gặp Kim Trọng, tình yêu mãnh liệt ở Thúy Kiều thật đáng trân trọng, cũng thật đáng ngưỡng mộ.
Theo chúng tôi
Soạn Bài: Truyện Kiều Phần 2 – Chí Khí Anh Hùng
I. Tìm hiểu chung
* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích Chí khí anh hùng được trích từ câu 2213 đến câu 2230 nói về việc Từ Hải dứt áo ra đi dựng sự nghiệp anh hùng.
* Bố cục: Đoạn trích có thể được chia làm 3 phần:
Phần 1: 4 câu đầu: Khát vọng lên đường của Từ Hải và cuộc chia tay sau nửa năm chung sống.
Phần 2: 12 câu tiếp: Cuộc đối thoại giữa Từ Hải với Kiều – thể hiện tính cách anh hùng của Từ Hải
Phần 3: 2 câu còn lại: Hành động dứt khoát ra đi của người anh hùng Từ Hải.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Hàm nghĩa của các cụm từ:
Lòng bốn phương: chí nguyện lập nên công danh sự nghiệp
Mặt phi thường: chỉ tính chất khác người, xuất chúng.
* Những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với người anh hùng Từ Hải: trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường, thoắt, trông vời, trời bể mênh mang, thanh gươm yên ngựa,…
Câu 2:
Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều:
Câu 3:
Đặc điểm của cách miêu tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích: khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ. Trong đó, bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ được gắn bó chặt chẽ với nhau.
Kiểu mẫu người anh hùng vốn là nhân vật truyền thống trong văn học trung đại với nét đặc trưng là chí khí “bốn phương”, suy nghĩ và hành động ngắn gọn, dứt khoát, chủ yếu được miêu tả nhiều hơn ở khía cạnh lí trí, phần tình cảm có vẻ giản đơn và phần mờ nhạt hơn.
3.5
/
5
(
4
bình chọn
)
Soạn Bài Truyện Kiều Phần 1 Tác Giả
Tài liệu hướng dẫn soạn bài soạn Truyện Kiều (phần Tác giả) của Học Tốt biên soạn giúp em tìm hiểu những nét cơ bản nhất về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du và những nét đặc trưng cơ bản về nội dung, nghệ thuật của thơ văn ông.
Cùng tham khảo…
Kết quả cần đạt
Hiểu được ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội và các nhân tố thuộc cuộc đời riêng đối với sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
Nắm vững những điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn ông.
Tìm hiểu chung về tác giả Nguyễn Du
1. Cuộc đời
– Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc – Bắc Ninh. Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời.
– Những biến cố trong gia đình:
+ 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản.
+ Nguyễn Khản làm quan tới chức Tham tụng nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm và là người rất mê hát xướng → Có điều kiện tiếp xúc, cảm nhận vẻ đẹp cũng như nỗi đau thân phận của những người làm nghề hát xướng.
– Quê hương:
+ Quê cha: Hà Tĩnh – vùng đất thuộc khúc ruột miền Trung khổ nghèo, nơi có sông Lam, núi Hồng, sơn thủy hữu tình. Đây là nơi giàu truyền thống cách mạng và văn hóa.
+ Quê mẹ: xứ Kinh Bắc hào hoa, cái nôi của dân ca quan họ ngọt ngào, say đắm lòng người mà Nguyễn Du ít nhiều được hưởng qua những lời ru của mẹ.
+ Nơi sinh ra và lớn lên: kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến, lộng lẫy, hào hoa.
– Thời đại và xã hội:
+ Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng đầy bóng tối, khổ đau: loạn lạc, khởi nghĩa nông dân, kiêu binh nổi loạn (tính chất bi kịch).
+ Diễn ra nhiều biến cố lớn: Nhà Thanh xâm lược; Tây Sơn thay đổi sơn hà diệt Lê, Trịnh, diệt Xiêm, đuổi Thanh, huy hoàng một thuở; Nhà Nguyễn lập lại chính quyền chuyên chế và thống nhất đất nước, thiết lập chế độ cai trị hà khắc (1802).
– Cuộc đời Nguyễn Du:
+ Thời thơ ấu và niên thiếu: sống trong không khí một gia đình phong kiến quý tộc bậc nhất ở kinh thành Thăng Long → có điều kiện thuận lợi để dùi mài kinh sử, tích lũy vốn văn hóa, văn học, làm nền tảng cho sáng tác văn chương sau này.
+ Hiểu rõ bản chất của hàng quan lại đương thời cùng với cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến → để lại dấu ấn đậm nét trong các sáng tác của Nguyễn Du.
+ Đỗ Tam trường năm 18 tuổi (1783).
+ Từ 1789 – trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn, trải qua thời kì hơn 10 năm gió bụi lưu lạc ở quê vợ (Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam – nay thuộc tỉnh Thái Bình), ông rơi vào cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn, cực khổ.
→ Đem lại cho ông những hiểu biết và niềm cảm thông sâu sắc với cuộc sống cực khổ của nhân dân lao động, giúp ông suy ngẫm về xã hội, về thân phận con người trong sự biến động dữ dội của lịch sử.
⇒ Thúc đẩy sự hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo văn chương. Ông đã học được tiếng nói hàng ngày của người trồng dâu, trồng gai và nắm vững ngôn ngữ nghệ thuật dân gian, tạo tiền đề hình thành phong cách ngôn ngữ trong những sáng tác văn học bằng chữ Nôm, đặc biệt là ngôn ngữ của Truyện Kiều.
+ Từng có mưu đồ chống Tây Sơn nhưng thất bại, bị bắt rồi được tha → về quê cha (Hà Tĩnh) sống ẩn dật.
+ Từng được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, ông có dịp nâng cao tầm khái quát của những tư tưởng xã hội và thân phận con người trong các sáng tác văn học của mình.
+ Ông bị ốm và mất ở Huế ngày 18/9/1820.
2. Sự nghiệp thơ văn * Các sáng tác chính
– Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành… nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông.
– Về thể thơ chữ Hán: có 3 tập thơ, tổng cộng gồm 249 bài
+ Thanh Hiên tiền hậu tập: gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
+ Nam trung tạp ngâm: gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
+ Bắc hành tạp lục: gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.
– Về thơ chữ Nôm:
+ Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh): gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát, xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.
+ Văn tế thập loại chúng sinh: gồm 184 câu, chia ra làm ba phần chính với giọng văn thê thiết, vạch hướng con người đi vào con đường từ bi lương thiện để thoát khỏi cảnh tai ương khổ ai của kiếp nhân quả luân hồi.
+ Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu (98 câu) về những cô gái phường vải
+ Thác lời trai phường nón (48 câu) về những chàng trai phường nón
* Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật
– Nội dung:
+ Khuynh hướng hiện thực sâu sắc
Toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du dù rất đa dạng vẫn có một đặc điểm bao trùm là khuynh hướng hiện thực.
Về thơ chữ Hán của Nguyễn Du, không chỉ là những trang nhật kí ghi lại trung thực số phận và tâm trạng nhà thơ trong cơn bão táp của lịch sử mà còn thể hiện những suy nghĩ sâu sắc của ông về thời đại
Phản ánh một cuộc đời đầy những buồn đau và chán nản, tủi nhục qua hình ảnh cá nhân hiện ra là một người ốm đau, đói rét, già yếu, nghèo khổ, tóc bạc, cô đơn….
Không nhắm mắt buông xuôi mà bày tỏ thái độ mỉa mai và lên án xã hội bất công, đen tối: vạch ra sự đối lập gay gắt giữa người giàu, kẻ nghèo.
Lên án sự tàn nhẫn, bạc ác của các thế lực đen tối mà ông gọi chung là định mệnh.
+ Tiếng nói nhân đạo sâu sắc
Quan tâm sâu sắc tới thân phận con người. Tình thương và lòng thông cảm của Nguyễn Du đã bao trùm hết mọi kiếp người
Truyện Kiều là khúc ca về tình yêu trong sáng, là giấc mơ tự do làm chủ cuộc đời, là tiếng khóc xe ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.
Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du lấy sự khẳng định cuộc sống, hạnh phúc trần gian làm nền tảng. Nguyễn Du đã vượt qua những ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và tôn giáo để vươn tới khẳng định những giá trị tự thân của con người
– Nghệ thuật
+ Với học vấn uyên bác, ông thành công ở nhiều thể loại thơ ca cổ Trung Quốc: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành.
+ Sử dụng thơ lục bát, thơ song thất lục bát chữ Nôm đạt tới tuyệt đỉnh, kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo ngôn ngữ bình dân và bác học
+ Về thơ Nôm: Nguyễn Du sử dụng tài tình hai thể thơ dân tộc đã có là lục bát và song thất lục bát mà ở thể nào cũng đạt tới trình độ mẫu mực cổ điển.
Hướng dẫn soạn bài Truyện Kiều (phần 1 – Tác giả)
Gợi ý trả lời các câu hỏi bài tập luyện tập bài Truyện Kiều phần 1 tác giả trang 96 SGK Ngữ văn 10 tập 2.
1 – Trang 96 SGK
Anh (chị) có nhận xét gì về cuộc đời của Nguyễn Du? Những đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du góp phần lí giải những thành công trong sáng tác của nhà thơ như thế nào?
Trả lời:
Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:
– Thời đại và gia đình:
+ Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
+ Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm.
+ Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
– Cuộc đời:
+ Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.
+ Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc, …
– Đánh giá: Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.
2 – Trang 96 SGK
Cho biết các sáng tác chính của Nguyễn Du và đặc điểm chủ yếu của chúng.
Trả lời: * Các sáng tác chính của Nguyễn Du:
– Chữ Hán
+ Thanh Hiên thi tập
+ Nam Trung tạp ngâm
+ Bắc Hành tạp lục
– Chữ Nôm
+ Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)
+ Văn chiêu hồn
* Đặc điểm chủ yếu của các tác phẩm do ông sáng tác:
– Thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh,… đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả.
– Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. Với Truyện Kiều, đó không chỉ là sự lên án xã hội, mà còn là sự ngợi ca, trân trọng con người và vẻ đẹp kì diệu của tình yêu đôi lứa.
Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông.
Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu của văn học Việt Nam trung đại. Ông có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật, xứng đáng được gọi là thiên tài văn học.
[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Truyện Kiều phần 1 một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.
Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Truyện Kiều Phần 2 – Trao Duyên trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!