Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta (Chi Tiết) mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài. Trả lời câu 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Lời giải chi tiết:
– Bố cục: ba phần.
– Dàn ý:
+ Mở bài (Từ “Dân ta…” đến “kẻ cướp nước”). Nêu vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, đó là một sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược.
+ Thân bài (Từ “Lịch sử…. đến “lòng nồng nàn yêu nước”). Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
+ Kết bài (Từ “Tinh thần… ” đến hết): Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.
Câu 2 Trả lời câu 3 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào? Lời giải chi tiết:
Để chứng minh cho nhận định:
“Dân ta có một lòng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng biểu hiện tinh thần yêu nước trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc trong lịch sử và hiện tại. Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước là những biểu hiện trong cuộc kháng chiến hiện tại. Do đó ở phần nội dung, tác giả đã nêu dẫn chứng cụ thể về những việc là hành động của mọi giới, mọi tầng lớp trong nhân dân. Đồng thời, tác giả cũng đi từ lời nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.
Câu 3 Trả lời câu 4 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy. Lời giải chi tiết:
Trong bài văn, có những hình ảnh so sánh ở đoạn cuối.
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi giấu kín đáo trong rương, trong hòm.”
Bằng những hình ảnh được so sánh ấy, người đọc có thể hình dung rất rõ ràng hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo và biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
Câu 4 Trả lời câu 5 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đọc lại đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:
a) Câu mở đoạn và câu kết đoạn.
b) Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?
c) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình: “từ… đến …” có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Lời giải chi tiết:
a) Câu mở đoạn:” Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước”.
Câu kết đoạn: “Những cử chí cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.
b) Dẫn chứng được sắp xếp theo cách liệt kê với mô hình “từ… đến”.
c) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình được liên kết mô hình “từ… đến ” có mối quan hệ hợp lí, được sắp xếp theo cùng một diện như: lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn cư trú.
Câu 5 Trả lời câu 6 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật? Lời giải chi tiết:
Nghệ thuật lập luận nổi bật:
– Bố cục chặt chẽ
– Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân
– Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
Luyện tập LUYỆN TẬP
Câu 2. Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ … đến”.
ND chính
Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã làm sáng tỏ một chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
chúng tôi
Soạn Bài: Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Tác giả Hồ Chí Minh (xem lại bài Cảnh khuya,, Rằm tháng giêng).
2. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một văn bản nghị luận với các đặc điểm được giới thiệu trong chương trình Tập làm văn. (Bài 18, 19, SGK Ngữ văn 7, tập hai)
3. Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN
1. Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
2. Bài văn có bố cục ba phần :
– Mở bài (từ đầu đến “lũ bán nước và lũ cướp nước”) nêu lên vấn đề nghị luận : Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
– Thân bài (tiếp theo đến “lòng nồng nàn yêu nước”) : Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
– Kết bài (phần còn lại) : Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
3. Để chứng minh cho nhận định : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng :
– Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.
– Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.
4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh : tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tính thần yêu nước.
Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước ; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi.
5. Câu mở đoạn của đoạn văn này :
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Câu kết đoạn của đoạn văn :
Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình “từ … đến …” và được sắp xếp thẹo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp. Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,… ; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.
6. Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật:
– Bố cục chặt chẽ.
Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.
– Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
Soạn Bài Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta Ngắn Gọn Nhất
Bạn đang tìm tài liệu soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta?Không cần tìm nữa,tài liệu soạn bài chi tiết và ngắn gọn nhất của chúng tôi sau đây sẽ giúp em hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Cùng tham khảo…
Tìm hiểu chung
– Bài văn trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam (tên gọi từ năm 1951 đến năm 1976 của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay).
– Thể loại: Văn chính luận
– Nội dung chính: Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. Với những bằng chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục, bài văn làm sáng tỏ chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quí báu của ta”.
– Bố cục văn bản:
+ Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và lũ cướp nước”): Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.
+ Phần 2 (tiếp theo đến ” lòng nồng nàn yêu nước“): Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.
+ Phần 3 (đoạn còn lại): Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.
Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta chi tiết
Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu và luyện tập soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trang 26 SGK Ngữ văn 7 tập 2.
Đọc – hiểu văn bản
1 – Trang 26 SGK
Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.
Trả lời:
Vấn đề nghị luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Câu văn chủ chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài văn ở phần đầu là: ” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta “.
2 – Trang 26 SGK
Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.
Trả lời:
– Bố cục bài văn gồm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và lũ cướp nước”) : Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.
+ Phần 2 (tiếp theo đến ” lòng nồng nàn yêu nước“) : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.
+ Phần 3 (đoạn còn lại) : Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.
– Dàn ý theo trình tự lập luận trong bài:
+ Mở bài (Từ ” Dân ta…” đến “kẻ cướp nước“): Nêu vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, đó là một sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược.
+ Thân bài (Từ ” Lịch sử…. đến “lòng nồng nàn yêu nước“): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
+ Kết bài (Từ “Tinh thần…” đến hết): Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước của dân được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến.
3 – Trang 26 SGK
Để chứng minh cho nhận định: ” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
Trả lời:
Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng biểu hiện tinh thần yêu nước trong cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc trong lịch sử và hiện tại. Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước là những biểu hiện trong cuộc kháng chiến hiện tại. Do đó ở phần nội dung, tác giả đã nêu dẫn chứng cụ thể về những việc là hành động của mọi giới, mọi tầng lớp trong nhân dân. Đồng thời, tác giả cũng đi từ lời nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.
4 – Trang 26 SGK
Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.
Trả lời:
Trong bài văn, tác giả có sử dụng những hình ảnh so sánh ở đoạn cuối:
– Tinh thần yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước.
– Tinh thần yêu nước như các thứ của quý… kín đáo.
Bằng những hình ảnh được so sánh trên, người đọc có thể hình dung rất rõ ràng hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo và biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
5 – Trang 26 SGK
Đọc lại đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay…” đến “…nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:
a) Câu mở đoạn và câu kết đoạn.
b) Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?
c) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình: ” từ… đến …” có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
a) Câu mở đoạn: ” Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước”.
Câu kết đoạn: ” Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.
b) Dẫn chứng được sắp xếp theo cách liệt kê với mô hình ” từ… đến “.
c) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình được liên kết mô hình “từ… đến” có mối quan hệ hợp lí, được sắp xếp theo cùng một phương diện như: lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn cư trú.
6 – Trang 26 SGK
Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật?
Trả lời:
Nghệ thuật lập luận nổi bật:
– Bố cục chặt chẽ
– Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân
– Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta phần Luyện tập
1 – Trang 27 SGK
Học thuộc lòng đoạn văn từ đầu đến “… tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”. (Học sinh tự làm)
2 – Trang 27 SGK
Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ … đến…”.
Trả lời:
Có thể tham khảo các đoạn văn sau:
(2) Quê ngoại em là một vùng quê rất yên bình và xinh đẹp. Từ cánh đồng làng đến lũy tre xanh trước cổng vào, từ con đường làng đến những ngôi nhà nhỏ ấm cúng, tất cả đều toát lên vẻ thanh bình. Con người nơi đây cũng rất thân thiện, chân chất, giản dị và chăm chỉ. Quê ngoại là nơi lưu giữ nhiều kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của em.
* Bằng những dẫn chứng cụ thể phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
* Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.
[ĐỪNG SAO CHÉP] – Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta một cách tốt nhất. “Trong cách học, phải lấy tự học làm cố” – Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.
Tâm Phương (Tổng hợp)
Soạn Văn 7 Vnen Bài 19: Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta
Soạn văn 7 VNEN Bài 19: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
A. Hoạt động khởi động
(Trang 19 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). Giới thiệu ngắn gọn về tinh thần yêu nước được thể hiện ở mỗi hình ảnh sau đây.
Trả lời:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không phải là một tình cảm tự nhiên mà nó là một sản phẩm lịch sử được hun đúc bởi chính lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước nhân dân Việt Nam luôn phải gồng mình lên để đối mặt với các thế lực thù địch xâm lược để làm nên sức mạnh kỳ diệu. Ngược dòng thời gian trở về với quá khứ, đã có rất nhiều những vị anh hùng anh dũng, những trận chiến “lừng lẫy năm châu trấn động địa cầu” đã làm rạng danh Tổ quốc vinh quang. Những con người đứng lên chống giặc ngoại xâm trong những câu chuyện được kể lại như sự tích Thánh Gióng, cuộc khởi nghĩa bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo,… và hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc là hai cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mĩ. Những chiến công oanh liệt đó khiến cả thế giới năm châu phải nể phục một dân tộc kiên cường, bất khuất vì chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc hiểu văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
2. Tìm hiểu văn bản.
(Trang 21 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a) Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ giao ở dưới.
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
(Trang 21 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.
(Trang 21 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c) Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp chúng theo trình tự như thế nào?
(Trang 21 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). d) Trong bài văn, tinh thần yêu nước được so sánh, liên hệ với những hình ảnh nào? Tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh ấy là gì?
(Trang 21 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). e) Đọc lại đoạn văn từ “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước” và trả lời các câu hỏi sau:
* (1) Xác định câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn văn.
* (2) Các dẫn chứng trong đoạn văn được sắp xếp theo cách nào?
* (3) Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình : “từ … đến …” có mối quan hệ với nhau như thế nào?
(Trang 21 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). g) Nhận xét về nghệ thuạt nghị luận của văn bản ở các phương diện sau:
* Xây dựng bố cục.
* Cách chọn lọc và trình tự đưa dẫn chứng.
* Cách sử dụng hình ảnh so sánh.
Trả lời:
a. Chủ đề: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Nghị luận về tình yêu nước của nhân dân ta.
b. Bố cục:
* Đoạn 1: “Dân ta … lũ cướp nước”: Giới thiệu chung về tinh thần yêu nước.
* Đoạn 2: “Lịch sử… yêu nước”: Những biểu hiện của tình yêu nước của nhân dân ta.
* Đoạn 3: Còn lại: Nhiệm vụ chung của chúng ta.
Lập dàn ý trình tự lập luận:
a) MB
– Nêu luận đề: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. và khẳng định: “Đó là một truyền thống quý báu của ta
– Sức mạnh của lòng yêu nước khi tổ quốc bị xâm lăng:
+ Ví với làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn.
+ Lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn.
+ Nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước.
b) TB
– Lòng yêu nước của nhân dân ta được phản ánh qua nhiều cuộc kháng chiến
+ Là những tranh sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, THĐ, LL, QT…
+ Chúng ta có quyền tự hào…Chúng ta phải ghi nhớ công ơn…
– Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
+ Các lứa tuổi: Từ cụ gia đén nhi đồng…
+ Đồng bào khắp mọi nơi
+ Kiều bào ở vùng tạm chiếm
+ Nhân dân miền ngược-miền xuôi.
+ Khẳng định ai cùng một lòng yêu nước ghét giặc
Các giới các tầng lớp xã hội.
+ Chiến sĩ ngoài mặt trận bám giặc tiêu diệt giặc
+ Phụ nữ khuyên chồng….
+ Nông dân, công nhân…
+ Các điền chủ
Tiểu kết, khẳng định: “Những cử chỉ….yêu nước”
c) KB
– Ví lòng yêu nước như các thứ của quý. Các biểu hiện của lòng yêu nước.
– Nêu nhiệm vụ, phát huy lòng yêu nước để kháng chiến.
c. Những luận điểm được đưa ra:
* Tinh thần yêu nước trong lịch sử các triều đại.
* Tinh thần yêu nước trong kháng chiến chống Pháp.
d. Hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng :
* Tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn …
* Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
e. (1)
* Câu mở đầu: Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
* Câu kết đoạn: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
(2) Cách sắp xếp dẫn chứng: theo mô hình “từ … đến” và theo trình tự: tuổi tác, khu vực, tiền tuyến, hậu phương, tầng lớp, giai cấp, …
(3) Các sự việc và con người được sắp xếp theo mô hình có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già, trẻ, gái, trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,… nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.
g. Nghệ thuật nghị luận của bài có những điểm nổi bật :
* Bố cục chặt chẽ.
* Dẫn chứng chọn lọc, trình bày theo trình tự thời gian, dẫn chứng giàu sức thuyết phục.
* Cách diễn đạt trong sáng, hình ảnh so sánh độc đáo.
3. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận ,
(Gợi ý: Bài có mấy phần? Mỗi phần gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn gồm những luận điểm nào ? Hàng ngang (1) lập luận theo quan hệ nhân – quả , hàng ngang (3) lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp , hàng ngang(4) là suy luận tương đồng, hàng dọc(1) là suy luận tương đồng theo dòng thời gian.)
(Trang 22 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). b. Nhận xét về bố cục và phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận (Mỗi văn bản nghị luận có mấy phần, mối phần có yêu cầu gì? Để nghị luận người viết cần sử dụng những phương pháp nghị luận nào)
Trả lời:
Bố cục 3 phần:
1. Mở bài: lập luận theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.
* Câu 1 :nêu vấn đề nghị luận 1 cách trực tiếp.
* Câu 2 :khẳng định giá trị của vấn đề.
* Câu 3: so sánh mở rộng và xác định phạm vi giới hạn,biểu hiện của vấn đề.
2. Thân bài: (giải quyết vấn đề): Biểu hiện của tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Trong lịch sử (gồm 3 câu ):
* Câu 1: Giới thiệu khái quát và chuyển ý.
* Câu 2: Liệt kê dẫn chứng.
* Câu 3: Xác định thái độ trách nhiệm của chúng ta.
Trong hiện tại (gồm 5 câu):
* Câu 1: Giới thiệu khái quát và chuyển ý.
* Câu 2;3;4: Liệt kê dẫn chứng.
* Câu 5: Nhận định đánh giá vấn đề.
3. Kết bài: (kết thúc vấn đề)
* Câu 1: So sánh giá trị của tinh thần yêu nước.
* Câu 2;3: 2 biểu hiện khác nhau của lòng yên nước.
* Câu 4;5: Xác định bổn phận trách nhiệm của chúng ta.
b. ⇒ Sơ đồ bố cục
Lập luận theo chiều dọc của bài Tinh thần yêu nước được sơ hồ hóa như sau:
Phương pháp lập luận:
* Hàng ngang 1;2: quan hệ nhân quả.
* Hàng ngang 3: quan hệ tổng phân hợp.
* Hàng ngang 4: quan hệ tổng phân hợp.
* Hàng dọc 1;2: quan hệ suy luận tương đồng theo thời gian
* Hàng dọc 3: quan hệ nhân quả so sánh suy luận.
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
(Trang 22 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). a) Đọc gợi ý sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.
Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe (người đọc) đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là một tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói (người viết)
(Trang 22 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:
* Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa
* Em thích đọc sách, vì qua sách em học được rất nhiều điều.
* Trời nóng quá, đi ăn kem đi.
(Trang 23 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận trong các câu ở mục (1).
(Trang 23 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (3) Vị trí của luận cứ và kết luận trong các câu ở mục (1)
Trả lời:
(1)
(2) Mối quan hệ giữ luận cứ và kết luận vô cùng chặt chẽ, luận cứ chính là nguyên nhân để đưa đến kết luận.
(3) Vị trí của luận cứ và luận điểm có thể thay đổi được cho nhau. ví dụ:
Chúng ta không đi chơi công viên nữa, (vì) hôm nay trời mưa.
* Chống nạn thất học.
* Dân ta có một lòng nồng nàng yêu nước.
* Sách là người bn lớn của con người.
(Gợi ý: Do luận điểm có vai trò quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận phải khoa học chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi: Vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì, có cơ sở thực tế không, có tác dụng gì? Muốn trả lời câu hỏi đó thì phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ)
Trả lời:
Đặc điểm cơ bản của luận điểm:
* Ngắn gọn.
* Có tính khái quát cao.
* Có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
* Phương pháp luận mang tính xã hội chặt chẽ.
(Trang 23 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). c. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ra ở dưới: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
(Trang 23 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). ( 1) Văn bản nêu nên tư tưởng gì? Tư tưởng đấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm?
(Trang 23 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). (2) Văn bản có bố cục mấy phần? Hãy cho bt cách lập luận đc sử dụng trong bài?
Trả lời:
1) Tư tưởng được nêu: Vai trò của việc học cơ bản đối với một nhân tài.
Luận điểm chính của bài văn thể hiện rõ từ nhan đề của bài văn: học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn nói cách khác để trở thành tài phải học từ cơ bản.
Những câu mang luận điểm:
* Ở đời có nhiều người đi học nhưng ít ai biết học cho thành tài.
* Tác gỉa nêu truyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng.
* Chỉ ai chịu khó luyện tập trong động tác cơ bản thật tốt thật tình thì mới có tiền đồ.
(2) Bố cục gồm 3 phần
Mở bài: câu đầu “Ở đời…cho thành tài”.
Thân bài: “Danh họa….Phục hưng”
* Câu chuyện: đóng vai trò minh họa cho luận điểm chính
* Phép lập luận: suy luận nhân quả.
Kết bài : phần còn lại
* Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp:
(Trang 24 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2. Bổ sung luận cứ cho các kết luận sau:
a) Em rất yêu trường em…
b) Nói dối rất có hại…
c)…Nghĩ một lát nghe nhạc thôi.
d)…Trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e)…em rất thích đi tham quan.
Trả lời:
1. Em rất yêu trường em, vì nơi đây em đã trưởng thành.
2. Nói dối rất có hại vì điều đó sẽ làm cho người khác mất lòng tin.
3. Mệt quá rồi, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
4. Trẻ em rất non nớt nên cần biét nghe lời cha mẹ.
5. Đi nhiều nơi được mở rộng tầm hiểu biết nên em rất thích đi tham quan.
(Trang 24 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 3. Viết tiếp kết luận cho luận cứ sau:
a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm…
b, Ngày mai đã đi thi rồi mà còn bài vở nhiều quá…..
c, Một số bạn nói năng thật khó nghe…..
d, Các bạn đã lớn rồi…
e, Cậu này ham đá bóng thật …
Trả lời:
H – làm BT3
a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, nên em phải đi ra ngoài.
b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, vì thế em phải học suốt đêm.
c. Nhìn bạn nói năng thật khó nghe, nên chúng ta cần phải có một cuộc luận bàn về văn hoá ứng xử.
d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó cần phải gương mẫu.
e. Cậu này ham đá bóng nên đá bóng rất giỏi.
D. Hoạt động vận dụng
(Trang 24 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 1. Giới thiệu về quốc kì, quốc ca Việt Nam.
Trả lời:
Quốc kì và Quốc ca Việt Nam chính là quốc hồn quốc túy của dân tộc gắn liền với lịch sử 4000 năm dựng nước, giữ nước của cha ông ta. Ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng rất thiêng liêng và cao quý. Nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và 5 cánh sao tượng trưng cho 5 tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết. Lá cờ đỏ sao vàng là kết tinh của tình yêu nước, lòng tự hào, tự tôn và niềm tin của dân tộc Việt Nam. Không những vậy, Quốc kỳ của Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng đại diện cho chủ quyền quốc gia, độc lập của Việt Nam. Vào năm 1944, Dù chưa được nhìn thấy lá cờ, nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác Tiến quân ca và trong ca khúc có những câu như “…Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,… Sao vàng phấp phới”. Quốc ca Việt Nam là bài Tiến quân ca do Văn Cao sáng tác và được Hồ Chí Minh chọn làm Quốc ca Việt Nam. Bài Quốc ca đem lại không khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm nhân dân ta anh dũng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hát Quốc ca là nghi thức quan trọng, khi nghe được hát Quốc Ca dưới là cờ đỏ sao vàng bay phấp phới thì trong mỗi trái tim của người dân Việt Nam lại dâng trào mãnh liệt tình yêu quê hương, niềm tự hào, tự tôn, lòng biết ơn và niềm tin vào dân tộc sáng ngời.
(Trang 24 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 2.Tìm hiểu thêm ở các môn Lịch sử, địa lý, Giáo dục công dân,… để viết thành lập luận cho một trong các luận điểm sau:
a. Yêu quê hương, đất nước là tình cảm tự nhiên ở mỗi con người.
b. Yêu nước là phẩm chất của một công dân chân chính.
c. Biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người là rất phong phú.
Trả lời:
Yêu quê hương, đất nước là tình cảm tự nhiên ở mỗi con người. Tình cảm thiêng liêng đó được khơi nguồn từ tình yêu gia đình, yêu làng xóm, yêu dòng sông, yêu cánh đồng,…và yêu những những thứ gần gũi, bình dị nhất. Quê hương là nơi đẹp nhất đối với mỗi con người bởi đó là nơi chôn rau cắt rốn, nơi gần gũi nhất, nơi lưu giữ những kỷ niệm thơ ấu thiêng liêng. Tình yêu quê hương trong mỗi người Việt luôn trào dâng da diết và mãnh liệt. Có người yêu những xóm làng nghoằn ngoèo có cây xanh phủ kín hai ven đường, những cánh đồng lúa chín bao la, bát ngát chảy quanh những con sông xanh biếc. Người khác lại yêu những chiếc nón đội của bà, của mẹ được tạo nên bởi đôi tay khéo léo của các nghệ nhân. Và những người con xa quê chưa có dịp trở về lại yêu lắm những trưa hè vang lên bởi câu hát ru à ơi của người mẹ, người bà đầy tình yêu thương. Con người và cảnh vật của quê hương đã in đậm trong trái tim mỗi người Việt Nam. Con người ai ai cũng được sinh ra một lần và cũng một lần đi vào cõi vĩnh hằng mãi mãi. Và khi đến giây phút “nhắm mắt buông tay” để vĩnh biệt hồng trần thì hình ảnh quê hương, gia đình vẫn luôn hiện lên là những ký ức đẹp đẽ và thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.
(Trang 24 Ngữ Văn 7 VNEN tập 2). 3.Sưu tầm những hình ảnh thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân. Sắp xếp các hình ảnh đó theo một ý tưởng nhất định
Trả lời:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Soạn văn lớp 7 VNEN ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Hướng dẫn học Ngữ văn 7 Tập 1, Tập 2 chương trình VNEN mới.
Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Tinh Thần Yêu Nước Của Nhân Dân Ta (Chi Tiết) trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!