Xem Nhiều 6/2023 #️ Soạn Bài Ngắm Trăng (Hồ Chí Minh) # Top 7 Trend | Maiphuongus.net

Xem Nhiều 6/2023 # Soạn Bài Ngắm Trăng (Hồ Chí Minh) # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Ngắm Trăng (Hồ Chí Minh) mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Soạn bài Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)

* Bố cục: 2 phần

– phần 1: 2 câu đầu, hoàn cảnh ngắm trăng.

– phần 2: 2 câu cuối, sự giao hòa của con người với thiên nhiên.

Câu 1: Về các câu thơ dịch:

– Câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tâm hồn của Bác).

– Hai câu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ “nhòm” và “ngắm” trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Câu 2:

Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Đó là do đêm trăng quá đẹp, Bác chỉ mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn. Chính việc nhớ đến rượu, đến hoa trong cảnh tù ngục này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

Câu 3: Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Các từ chỉ người ( nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng ( nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù ( song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).

Câu 4:

Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét, … Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên.

Câu 5:

Nhà phê bình Hoài Thanh đã rất chính xác và tinh tế khi nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Có thể kể đến những bài thơ viết về trăng của Bác như: Ngắm trăng, Trung thu, Đêm thu, Rằm tháng giêng, cảnh khuya, … Trăng trong thơ Bác mang nhiều sắc vẻ khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ của Người.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn Bài Ngắm Trăng Của Hồ Chí Minh

Lòng yêu trăng, yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm cực khổ.

Bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, thi đề cổ điển nhưng tinh thần là của thời đại.

Câu 1: Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cành như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa”? Qua hai câu thơ đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh đẹp ngoài trời?

Hồ Chí Minh ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt bị cầm tù, bị đọa đày thế xác.

Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa” vì thi nhân xưa, khi tâm hồn thảnh thơi, thư thái, gặp đêm trăng đẹp, thường mang rượu ra uống trước hoa và để thưởng trăng.

Trước một đêm trăng quá đẹp, vốn là một con người yêu tự do, có tinh thần lạc quan, yêu đời, một tâm hồn nhạy cảm, trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Bác không thể kìm lòng.

Hai câu thơ đầu thể hiện tâm trạng bối rối, xốn xang của Bác trước cảnh đêm trăng đẹp. Bác chỉ tiếc không có rượu, có hoa để việc ngắm trăng, làm thơ thêm thú vị.

Câu 2. Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Hai câu đều có chữ chỉ người (nhân, thi gia) và chỉ trăng (nguyệt, minh nguyệt) ở hai đầu câu, chữ chỉ cửa sổ song sắt nhà tù (song) ở giữa. Cấu trúc dạng đối của câu thơ giúp cho việc biểu hiện ý nghĩa thơ hiệu quả hơn: mặc dù có sự ngăn cách của cửa sổ nhà tù nhưng người vẫn thả tâm hồn mình vượt qua ngăn cách ấy để tìm đến với vầng trăng, vầng trăng cùng vượt qua song sắt để tìm đến ngắm nhà thơ trong tù. Như vậy, cả hai (vầng trăng và nhà thơ – người tù) đã chủ động tìm đến với nhau, giao hòa cùng nhau và ngắm nhau say đắm. Trăng và người như đôi bạn tri kỉ. Biện pháp nhân hóa đã làm tăng hiệu quả nghệ thuật của câu thơ.

Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Câu 3. Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?

Qua bài thơ, chúng ta thấy Bác Hồ dường như không một chút bận tâm đến tình cảnh hiện tại của mình: bị giam cầm, cùm xích, bị đói rét, bệnh tật hành hạ mà luôn mở rộng tấm lòng mình đón nhận và giao hòa với thiên nhiên, với cuộc sống bên ngoài.

Bác là một con người giàu nghị lực, lạc quan, ung dung, tự tại trong hoàn cảnh lao tù, trước sự tàn bạo của kẻ thù.

Câu 4. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Hãy chép lại bài thơ Bác Hổ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài). Cuộc “ngắm trăng” trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?

“Thơ Bác đầy ánh trăng” được hiểu là Bác viết nhiều bài thơ về trăng, những hình ảnh ánh trăng trong thơ Bác cũng rất đẹp, thơ mộng. Đó cũng là tình yêu thiên nhiên của Bác.

Chúng ta có thể kê ra các bài thơ Người viết về trăng: Vọng nguyệt (Ngắm trăng – 1942 – 1943), Thu dạ (Đêm thu), Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng – 1948), Báo tiệp (Tin thắng trận – 1948), Đối nguyệt (Đối trăng), Cảnh khuya (1947), Cảnh rừng Việt Bắc (1947), Đi thuyền trên sông Đáy (1949)…

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Soạn Bài Ngắm Trăng Của Hồ Chí Minh, Ngữ Văn Lớp 8

Học Tập – Giáo dục ” Văn, tiếng Việt ” Văn lớp 8

Trong chương trình soạn văn lớp 8 nói riêng và chương trình Ngữ văn THCS nói chung, các em được học rất nhiều bài thơ hay của Hồ Chí Minh, một trong số đó phải kể đến bài thơ Ngắm trăng. Các em cùng soạn bài Ngắm trăng để thấy được tâm hồn thi sĩ, tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác Hồ.

https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-van-lop-8-soan-bai-ngam-trang-30575n.aspx Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị trước bài với phần Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn lớp 8 của mình.

Soạn bài Tổng kết phần Văn trang 130 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Soạn bài Ôn tập phần làm văn trang 151 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Học trực tuyến môn Ngữ văn lớp 6 ngày 8/4/2020, Phương pháp tả cảnh Soạn bài Ông đồ, Ngữ văn lớp 8 Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn, trả lời câu hỏi SGk Ngữ Văn 8

soan bai ngam trang cua ho chi minh ngu van lop 8

, soan bai ngam trang ho chi minh, huong dan soan bai ngam trang cua ho chi minh chi tiet,

Tuyển tập văn mẫu lớp 8 Bài văn mẫu lớp 8 được chúng tôi cung cấp dành cho những em học sinh lớp 8. Những bài văn mẫu mặc dù chỉ mang tính chất tham khảo nhưng cũng phần nào giúp cho các em nắm bắt được cách viết, cách triển khai ý và không …

Tin Mới

Soạn bài Hai chữ nước nhà

Qua phần soạn bài Hai chữ nước nhà trang 162 SGK Ngữ văn 8, tập 1, các em học sinh sẽ hiểu hơn về nỗi đau đớn, xót xa trước cảnh nước mất nhà tan, sự căm thù trước tội ác của giặc ngoại xâm và lời căn dặn đầy xúc động của người cha khi giao trọng trách đánh giặc trả nợ nước, báo thù nhà cho người con.

Soạn bài Muốn làm thằng Cuội

Khi soạn bài Muốn làm thằng Cuội trang 156 SGK Ngữ văn 8, tập , chúng ta sẽ hiểu hơn những tâm sự thầm kín của thi sĩ Tản Đà trước cuộc sống thực tại nơi trần thế nhàm chán, buồn tủi, ước mơ thoát tục được gửi gắm qua mộng tưởng được lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng, đó cũng là nỗi lòng của những người ý thức được tài năng của bản thân nhưng lạc lõng, cô đơn trước thời cuộc.

Sơ đồ tư duy bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Để ghi nhớ và phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, bên cạnh nội dung đã tìm hiểu trên lớp, các em có thể kết hợp với Sơ đồ tư duy bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác để giúp cho việc học được hiệu quả nhất.

Top 10 phần mềm chỉnh sửa ảnh được đánh giá cao nhất 2021

Cho dù bạn chỉ đơn thuần chụp ảnh bằng điện thoại thông minh hay bạn là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thì phần mềm chỉnh sửa ảnh vẫn là công cụ cần

Soạn Bài Chiều Tối (Hồ Chí Minh

Soạn bài Chiều tối (Hồ Chí Minh)

I. Vài nét về tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời tập thơ “Nhật kí trong tù”.

– Là tập nhật kí viết bằng thơ, được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ mùa thu 1942 – 1943 tại tỉnh Quảng Tây.

– Tập thơ gồm 134 bài bằng chữ Hán.

2. Xuất xứ bài “Chiều tối”.

– Là bài thơ thứ 31, được sáng tác mùa thu 1942 trên đường Bác đi đày từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

– Câu 2: Chưa dịch được chữ “cô”, “mạn mạn”

– Câu 3: dịch thừa từ ” tối”, làm mất đi ý vị” ý tại ngôn ngoại”, hàm súc của thơ cổ.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

∗ Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu: nơi xóm núi vào lúc hoàng hôn.

+ Không gian: rộng lớn.

+ Thời gian: chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày → mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi.

+ Cánh chim sau một ngày rong ruổi, trong giờ khắc của ngày tàn đang về rừng tìm nơi tổ ấm. Đây là cánh chim ” mỏi” (cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật).

+ Áng mây cô đơn, lẻ loi đang trôi chầm chậm giữa bầu trời cao rộng. Đây là chòm mây mang tâm trạng, có hồn người, cô đơn, lẻ loi và lặng lẽ.

⇒ Hai câu thơ mang vẻ đẹp cổ điển, cảnh thiên nhiên yên bình nhưng đượm buồn.

∗ Vẻ đẹp tâm hồn Bác:

– Tình yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên.

– Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

– Từ bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh đời sống, từ mây, trời, chim muông trở thành bức tranh con người lao động.

– Hình ảnh con người lao động trẻ trung

+ Thiếu nữ say ngô: người lao động khỏe khoắn trẻ trung → con người là trung tâm của bức tranh, xuất hiện trong tư thế lao động.

+ Lò than rực hồng: tạo cảm giác ấm áp, xua tan cái lạnh chiều tối.

– Ý nghĩa chữ “hồng” – nhãn tự:

+ Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày, mang lại niềm vui, sức mạnh, sưởi ấm lòng người tù.

+ Con người trở thành trung tâm của bức tranh thiên nhiên, bức tranh sự sống

+ Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.

+ Niềm tin, niềm lạc quan.

⇒ Thông qua bức tranh cuộc sống lao động, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn người tù: lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

– Nghệ thuật tả cảnh: chân thực, vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường).

– Ngôn ngữ bài thơ được sử dụng linh hoạt và sáng tạo.

Luyện tập

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Sự vận động của cảnh vật và tâm trạng nhà thơ trong bài Chiều tối:

– Vận động từ không gian rộng lớn lạnh lẽo của rừng núi về không gian ấm cúng của cảnh sinh hoạt gia đình.

– Từ tâm trạng uể oải, mệt mỏi, cô đơn, buồn đến niềm vui, niềm tin yêu vào cuộc sống.

– Từ cảnh vật (cánh chim mỏi, chùm mây đơn lẻ) đến lòng người (từ nỗi buồn đến niềm vui).

– Nhân vật trữ tình không hài hòa vào thiên nhiên mà trở thành trung tâm.

– Sự vận động từ ánh chiều âm u, tăm tối đến ánh lửa hồng, rực rỡ, ấm áp, từ nỗi buồn đến niềm vui.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Hình ảnh tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh chính là hình ảnh cô gái xay ngô bên bếp lửa hồng:

+ Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày, mang lại niềm vui, sức mạnh, sưởi ấm lòng người tù.

+ Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng.

+ Niềm tin, niềm lạc quan.

+ Con người trở thành trung tâm của bức tranh thiên nhiên, bức tranh sự sống

⇒ Thông qua bức tranh cuộc sống lao động, thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn người tù: lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng.

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Hai câu thơ của Hoàng Trung Thông thấy được bài thơ trong Nhật kí trong tù của Bác luôn có sự hài hòa chất thép và chất tình:

Bài giảng: Chiều tối – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k4: chúng tôi

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Ngắm Trăng (Hồ Chí Minh) trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!