Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Nam Quốc Sơn Hà Ngắn Gọn Đầy Đủ Nhất… Câu Hỏi 1162211 mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC PHẨM SÔNG NÚI NƯỚC NAM
Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó có truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này
– Phần 1 (Hai câu đầu): Khẳng định tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ.
– Phần 2 (Hai câu cuối): Quyết tâm chống lại những điều phi nghĩa của kẻ thù.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nổi bật trên tất cả là giọng điệu hùng hồn, đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc ta.
– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.
– Ngôn ngữ dõng dạc, giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn.
Trả lời câu 1 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (Gồm 4 câu, có bảy chữ ở mỗi câu).
– Quy định về thanh điệu, vần luật: các câu 1, 2, 4 hoặc các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Trong bài này, vần ” ư ” được hiệp ở cả ba câu 1, 2, 4.
Trả lời câu 2 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
– Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định chủ quyền quốc gia.
– Nội dung tuyên ngôn độc lập của bài thơ được thể hiện:
+ Khẳng định nước Nam là của người Nam (2 câu đầu).
+ Kẻ thù không được xâm phạm (2 câu cuối).
Trả lời câu 3 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
– Nội dung biểu ý được thể hiện theo bố cục:
+ Hai cầu đầu: khẳng định chủ quyền.
+ Hai câu sau: kiên quyết bảo vệ chủ quyền.
– Bố cục của bài thơ rất chặt chẽ, khiến cho những luận cứ đưa ra đều rất thuyết phục.
Trả lời câu 4 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Ngoài biểu ý, bài Sông núi nước Nam còn biểu cảm. Điều đó không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua lời khẳng định, ngôn từ đanh thép, mãnh liệt, quyết tâm.
Trả lời câu 5 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1):
Qua các cụm từ ” tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư “, ta thấy bài thơ thể hiện rất rõ giọng điệu hào sảng, đanh thép và đầy uy lực, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.
Soạn Bài “Nam Quốc Sơn Hà”
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn (bảy chữ) tứ tuyệt (bốn câu), một trong hai thể thơ rất phổ biến đời Đường (thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú), được du nhập sang nước ta và cũng trở thành một thể thơ phổ biến của văn học trung đại. Quy định về thanh điệu, vần luật trong thơ thất ngôn tứ tuyệt rất chặt chẽ, tuy nhiên chỉ cần lưu ý sự hiệp vần ở chữ thứ bảy trong các câu 1, 2 và 4 (cũng có khi chỉ cần hiệp vần ở chữ thứ bảy trong câu 2 và 4). Trong bài thơ này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2 và 4).
1. Nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.
Gợi ý: Kiểm tra xem bài thơ (phần phiên âm) gồm mấy câu, mỗi câu gồm bao nhiêu chữ? Vần trong các từ cuối của các câu 1, 2, 4 có gì giống nhau?
2. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:
– Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.
– Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.
3. Bài thơ triển khai nội dung biểu ý theo bố cục: ở hai câu thơ đầu, tác giả đã khẳng định một cách tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ với một thái độ của một dân tộc luôn trân trọng chính nghĩa. Từ khẳng định chân lí, đến câu thơ cuối, tác giả đã dựa ngay trên cái chân lí ấy mà đưa ra một lời tuyên bố chắc chắn về quyết tâm chống lại những kẻ làm trái những điều chính nghĩa.
Bố cục của bài thơ như thế là chặt chẽ, khiến cho những luận cứ đưa ra đều rất thuyết phục.
4. Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.
5. Qua các cụm từ tiệt nhiên (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), định phận tại thiên thư (định phận tại sách trời) và hành khan thủ bại hư (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), chúng ta có thể nhận thấy cảm hứng triết luận của bàI thơ đã được thể hiện bằng một giọng điệu hào sảng, đanh thép, đầy uy lực.
Khác với thơ hiện đại thường thiên về miêu tả cảm xúc, thơ trung đại chủ yếu là thơ tỏ ý, tỏ lòng, thiên về miêu tả thái độ, ý chí của cộng đồng dân tộc. Bởi vậy, đối với bài thơ này cần đọc bằng giọng mạnh mẽ, dứt khoát, chú ý ngắt theo nhịp 4/3, nhấn mạnh cuối mỗi nhịp.
2. Có bạn thắc mắc tại sao không nó là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” (vua Nam ở). Hãy giải thích để bạn kia được rõ.
Gợi ý: Như trên đã nói, người xưa coi trời là đấng tối cao và chỉ có vua (Thiên tử – con trời) mới có quyền định đoạt mọi việc ở trần gian. Tất cả mọi thứ có trên mặt đất đều là của vua. Hơn thế nữa, nói Nam đế cư là có hàm ý nói rằng vua của nước Nam cũng là Thiên tử chứ không phải là một ông “vua nhỏ” dưới quyền cai quản của Hoàng đế Trung Hoa
Soạn Bài: Sông Núi Nước Nam (Nam Quốc Sơn Hà)
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Hoàn cảnh sáng tác
a) Sông núi nước Nam : về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ này còn nhiều ý kiến chưa thống nhất. Theo truyền thuyết thì vao năm 1077, quân Tống xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt dẫn quân chặn giặc ồ phòng tuyến sông Như Nguyệt (một khúc sông cầu, thuộc huyện Yên Phong – Bắc Ninh ngày nay). Thế giặc rất mạnh. Lí Thường Kiệt tìm cách đánh vào tinh thần khiến chúng phải khiếp sợ. Nửa đêm ông cho người đóng giả hai vị thần ngâm sang sảng bài thơ này ở đền thờ thần bên bờ sông. Quả nhiên quân địch kinh hoàng nhụt chí, quân ta thừa thắng xông lên đuổi chúng chạy dài. Bài thơ này, vì thế, còn được gọi là bài thơ thẩn.
b) Phò giá về kinh: Năm 1284, giặc Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta. Trước thế giặc mạnh, vua tôi nhà Trần thực hiện kế “vườn không nhà trống”, chủ động rút lui, sau đó tìm cách chia cắt, đánh địch ở những nơi hiểm yếu. Thượng tướng Trần Quang Khải, con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông, chỉ huy quân đội phối hợp với Trần Nhật Duật làm nên chiến thắng lẫy lừng ở Hàm Tử, sau đó lại đánh tan quân địch ỏ Chương Dương, giải phóng kinh đô rồi giải phóng đất nước. Bài thơ Phò giá về kinh được ông viết khi đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh đô.
2. Thể thơ
a) Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu (tứ tuyệt) và 7 chữ (thất ngôn). Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ hai câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
b) Phò giá về kinh được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, cũng gồm 4 câu (tứ tuyệt) nhưng mỗi câu chỉ có 5 chừ (ngũ ngôn) và cũng hiệp vần với nhau ở hai dòng 2 và 4.
Đây là hai trong số các thể thơ Đường luật rất phổ biến trong thơ ca trung đại.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
SÔNG NÚI NƯỚC NAM
2. Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên của nước ta. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước. Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này gồm hai ý cơ bản :
– Nước Nam thuộc chủ quyền của người Nam, do một vị hoàng đế nước Nam {Nam đề) làm chủ. Giới phận của nước Nam hiển nhiên được ghi nhận ở sách trời {thiên thư), không ai có thê chối cãi được.
– Kẻ thù cớ sao lại dám đến xâm phạm ? Chúng bay sẽ phải chuốc lấy thất bại thảm hại.
3. Bài thơ thiên về biểu ý :
– Khẳng định quyền độc lập, tự chủ.
– Tinh thần quyết tâm chống giặc ngoại xâm.
4. Ngoài ra, ý nghĩa biểu cảm của bài thơ cũng được thể hiện rất rõ ràng. Đó là sự khắng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, là tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi. cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng (ranh giới nước Việt đã được phân định ở sách trời) và ngôn ngữ (hãy xem những thất bại mà chúng mày phải nhận lấy).
5. Bài thơ có giọng điệu đanh thép, rắn rỏi. Khẳng định chủ quyền là phải nói đến thiên thư (“sách trời” ở đây có ý nghĩa như chân lí không thê phủ nhận), khắng định ý chí là phải nói đến như hà (cớ làm sao ?), lỗ (bọn mọi rợ), nhữ đẳng (chúng mày), hành khan (hãy xem), thủ bại hư {chuốc lấy thất bại tan tác).
Soạn Bài Đất Nước Ngắn Gọn Đầy Đủ Nhất
I. Tìm hiểu chung để soạn bài Đất nước
1. Tác giả
a) Cuộc đời tác giả
– Nguyễn Khoa Điềm (sinh năm 1943) – ông không chỉ là nhà thơ mà còn đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước như Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
– Ông sinh ra ở Huế và hiện tại cũng đang sinh sống và nghỉ hưu an dưỡng tuổi già tại quê nhà.
– Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đạt được nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật,…
b) Phong cách sáng tác
– Ông có nhiều tập thơ được xuất bản như: Đất ngoại ô, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, Cõi lặng,…
– Thơ Nguyễn Khoa Điềm luôn hướng về hình ảnh con người và đất nước Việt Nam.
2. Tác phẩm Đất Nước
a) Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ Đất nước được sáng tác nằm ở ngay phần đầu của chương V bản trường ca “Mặt đường khát vọng” in vào năm 1974.
– Bài thơ ra đời trong giai đoạn nhân dân miền Nam chống Mỹ năm 1971, tại chiến trường Trị – Thiên.
b) Nội dung tác phẩm
– Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đưa chúng ta về cội nguồn dân tộc, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu con người, đất nước thiêng liêng.
II. Soạn bài Đất nước chi tiết
Câu 1: Bố cục bài thơ: 3 phần
– Đoạn 1 (từ đầu đến “Đất nước có từ ngày đó’): Đất nước có khi nào?
– Đoạn 2 (tiếp theo đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Khái niệm đất nước.
– Đoạn 3 (tiếp theo đến hết): đất nước là của ai và do ai hình thành nên?
Câu 2: Dựa trên phương diện nào để nhà thơ đưa ra cảm nhận về đất nước trong đoạn đầu
– Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận trên những phương diện sau trong bài thơ Đất nước lớp 12:
a) Chiều dài lịch sử
– Từ khi huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ xuất hiện đẻ ra bọc trăm trứng.
– Có những kiếp người bình dị nhưng lại làm nên đất nước.
– Họ bảo vệ và đóng góp những giá trị tinh thần và vật chất tốt đẹp cho đất nước.
b) Chiều rộng không gian địa lý
– Không chỉ gò bó trong phạm vi gia đình mà còn mở rộng, trải dài cả nước.
– Đất nước là cội nguồn, gắn bó với cuộc sống của mỗi chúng ta trong không gian gắn bó, gần gũi.
– Đất nước còn là nơi sinh tồn của bao thế hệ này qua thế hệ khác.
c) Chiều sâu về văn hóa
– Bề dày truyền thống của cha ông từ thời xưa để lại như phong tục ăn trầu thể hiện nét đẹp đặc sắc riêng của dân tộc trong đời sống dân tộc và ẩn chứa ý nghĩa tình cảm son sắc của con người Việt Nam; truyền thống đoàn kết đánh giặc và đất nước còn gắn liền với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
Câu 3: Soạn Đất nước sẽ phải nêu bật tư tưởng “Đất nước là của nhân dân” được thể hiện trong đoạn trích?
– Nhân dân đã và đang làm nên đất nước bằng nghĩa tình sâu đậm, bằng truyền thống đánh giặc bảo vệ độc lập – tự do dân tộc, bằng tinh thần ham học hỏi, bằng nếp sống bình dị.
Nhân dân tham gia kháng chiến chống giặc ngoại xâm
– Nhân dân chiến đấu và bảo vệ đất nước như những chuyện bình dị nhất.
– Dân ta luôn giữ gìn và truyền lại những văn hóa, bản sắc riêng biệt, tốt đẹp của dân tộc với những thứ vật thể đến những điều phi vật thể.
Hình ảnh một góc không gian đất nước yên bình
– Tác giả khẳng định đất nước này là đất nước của nhân dân, do nhân dân tạo ra và thức tỉnh thế hệ trẻ phải có trách nhiệm bảo vệ đất nước lúc lâm nguy, khi bị xâm chiếm. – Những nét khác biệt của bài thơ so với trong các bài chống Mỹ khác vì: Trước đây, các nhà thơ hay đề cập đến đất nước trên góc nhìn địa lý, hoặc chiều dài lịch sử, văn hóa nhưng chưa từng nhắc đến những con người bình dị, vô danh.
Xem Thêm:
Phân tích bài thơ Đất Nước
Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Soạn bài Rừng Xà Nu
III. Tổng kết soạn bài Đất nước
1. Giá trị nội dung
– Bài thơ mở ra những quan điểm mới mẻ về đất nước mà lần đầu được phát hiện trên nhiều phương diện khác nhau như lịch sử, địa lý, văn hóa,…
– Qua đó muốn nhắn nhủ thế hệ trẻ yêu và cống hiến cho đất nước nhiều hơn.
2. Giá trị nghệ thuật
– Vận dụng văn học dân gian.
– Bút pháp sử thi kết hợp giọng điệu trữ tình linh hoạt.
– Thể thơ tự do, phóng khoáng, không bị gò bó mà thoải mái sáng tạo.
Ngoài bài thơ Đất nước lớp 12, Kiến Guru còn hỗ trợ rất nhiều các bài soạn văn giúp các bạn nắm bài nhanh trên lớp.
Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Nam Quốc Sơn Hà Ngắn Gọn Đầy Đủ Nhất… Câu Hỏi 1162211 trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!