Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài: Mẹ Tôi – Ngữ Văn 7 Tập 1 mới nhất trên website Maiphuongus.net. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (mời các em tham khảo SGK Ngữ văn 7 Tập 1)
2. Tác phẩm
* Xuất xứ: Văn bản Mẹ tôi được trích trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả (1886)
* Tóm tắt
Vì được viết dưới dạng một bức thư nên văn bản Mẹ tôi hầu như không có cốt truyện. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào cách thể hiện của văn bản để tóm tắt những nét chính:
En – ri – cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En – ri – cô với lời nói yêu thương và tức giận. Trong thư, người bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En – ri – cô. Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En – ri – cô đã vô cùng hối hận.
* Bố cục
Văn bản Mẹ tôi có thể được chia làm 2 đoạn:
Đoạn 2: còn lại: tình cảm, thái độ của người bố khi En – ri – cô mắc lỗi và ca ngợi tình mẫu tử.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho người con, nhưng tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi” vì nội dung của bức thư chủ yếu ca ngợi công lao khó nhọc, sự hi sinh và tình cảm của người mẹ có ý nghĩa quan trọng đối với người con. Đồng thời, qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho đứa con cảm thấy xấu hổ và nhanh chóng hiểu ra vấn đề.
Câu 2:
Thái độ của người bố qua bức thư là thái độ hết sức buồn bã và tức giận trước cách ứng xử thiếu lễ độ của En – ri – cô với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà.
Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:
“…việc như thế con không bao giờ được tái phạm nữa”
“Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.
“bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”
“Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”
“…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.
Câu 3:
Những hình ảnh, chi tiết trong bài nói về người mẹ của En – ri – cô là: “…mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”; “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc…có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Qua những chi tiết này, em thấy mẹ En – ri – cô là một người phụ nữ dịu dàng, giàu tình yêu thương và đầy trách nhiệm. Mẹ En – ri – cô cũng như tất cả những bà mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho đứa con yêu quý của mình.
Câu 4:
Theo em, lý do đã khiến En – ri – cô vô cùng xúc động khi đọc bức thư của bố:
Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En – ri – cô
Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố
Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.
Câu 5:
Theo em, người bố không nói trực tiếp với En – ri – cô mà lại viết thư vì:
Những tình cảm, những điều kín đáo, tế nhị nhiều khi không thể nói trực tiếp được
Qua thư, người con sẽ đỡ tự ái, xấu hổ trước mặt bố mình
Viết thư như vậy, người bố cũng muốn con có thể đọc lại và suy ngẫm nhiều lần, thấm thía những điều trong thư
Hoặc cũng có thể người bố vì một lý do nào đó về công việc mà ít có cơ hội gặp con.
4.5
/
5
(
60
bình chọn
)
Soạn Bài Mẹ Tôi Trang 11 Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1
I. VỀ TÁC GIẢ
Ét-môn-đô A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a, người đã viết bộ sách giáo dục Những tấm lòng cao cả nổi tiếng (trong đó có đoạn trích Mẹ tôi). Ngoài ra, ông còn là tác giả của những cuốn sách như Cuộc đời của những chiến binh (1868), Cuốn truyện của người thầy (1890), Giữa trường và nhà (1892),…Trong những cuốn sách đó, vấn đề quan hệ giữa thầy và trò, gia đình và nhà trường, quan hệ bè bạn,… được thể hiện rất sinh động qua những câu chuyện hấp dẫn và bổ ích.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề.
2. Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).
Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:
– “… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.
– “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”. – “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”. – “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”. – “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.
…
3. Các hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô: “…mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”; “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc…có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.
4. Em sẽ lựa chọn phương án nào trong các phương án sau để trả lời cho câu hỏi: điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố?
a) Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.
b) Vì En-ri-cô sợ bố.
c) Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
d) Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.
e) Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.
Gợi ý: Có thể lựa chọn các phương án: a, c và d.
5*. Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:
– Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.
– Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.
– Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt
Vì được viết dưới dạng một bức thư nên văn bản này hầu như không có cốt truyện. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào cách thể hiện của văn bản (đã nói ở trên) để tóm tắt những nét chủ yếu như sau:
En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô… Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận.
2. Cách đọc
Văn bản hầu như chỉ sử dụng một giọng điệu duy nhất là giọng điệu của người bố nói với con. Bởi vậy, ngoài đoạn thứ nhất (được viết theo phương thức tự sự) đọc bằng giọng chậm rãi, thể hiện sự hối hận của En-ri-cô, các đoạn sau cần đọc bám sát giọng điệu của người bố: khi thủ thỉ tâm tình (nói về tình yêu và sự hi sinh của mẹ đối với En-ri-cô), khi tức giận (biểu lộ thái độ giận dữ trước cách nói năng của En-ri-cô với mẹ),…
3. Có thể chọn đoạn văn sau để học thuộc lòng:
Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên nó.
4. Kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ, mẹ buồn phiền.
Trong cuộc đời của mỗi con người nhất là khi còn thơ ấu chắc hẳn sẽ không ít lần mắc lỗi khiến cho bố mẹ phải phiền lòng. Em có thể nhớ lại câu chuyện (của bản thân, của người khác mà em từng được chứng kiến hay nghe kể lại) từng khiến mình phải băn khoăn, day dứt và hãy kể lại câu chuyện đó. Cần chú ý nêu ra được những bài học cho bản thân.
chúng tôi
Soạn Văn Lớp 7 Bài Mẹ Tôi Của Ét
Soạn văn lớp 7 bài Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
Tuyển tập hay giới thiệu hướng dẫn soạn văn bài Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi trong tập làm văn lớp 7 cho học sinh tham khảo ôn tập để học tốt môn văn.
I. Tác giả
Ét-môn-đô A-mi-xi (1846-1908) là nhà văn I-ta-li-a, người đã viết bộ sách giáo dục Những tấm lòng cao cả nổi tiếng (trong đó có đoạn trích Mẹ tôi). Ngoài ra, ông còn là tác giả của những cuốn sách như Cuộc đời của những chiến binh (1868), Cuốn truyện của người thầy (1890), Giữa trường và nhà (1892),… Trong những cuốn sách đó, vấn đề quan hệ giữa thầy và trò, gia đình và nhà trường, quan hệ bè bạn,… được thể hiện rất sinh động qua những câu chuyện hấp dẫn và bổ ích.
II. Kiến thức cơ bản
1. Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều
kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề.
2. Qua bức thư, có thể nhận thấy người bố rất buồn bã và tức giận trước thái độ và cách ứng xử của En-ri-cô (khi cô giáo đến thăm nhà, En-ri-cô đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ).
Những câu văn thể hiện thái độ của người bố:
– “… việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”.
– “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”.
– “bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”.
– “Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ”.
– “…thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”.
3. Các hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô: ” …mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con “; “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc…có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng hiền từ, giàu tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Mẹ En-ri-cô cũng như biết bao nhiêu người mẹ khác, luôn sẵn sàng hi sinh tất cả cho những đứa con yêu.
4. Em sẽ lựa chọn phương án nào trong các phương án sau để trả lời cho câu hỏi: điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố?
a) Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.
b) Vì En-ri-cô sợ bố.
c) Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
d) Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.
e) Vì En-ri-cô thấy xấu hổ.
Gợi ý: Có thể lựa chọn các phương án: a, c và d.
5. Người bố không nhắc nhở En-ri-cô trực tiếp mà lựa chọn cách viết thư, vì:
– Nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm giữ được sự nóng giận.
– Nhắc nhở trực tiếp khó có thể bày tỏ được những tình cảm sâu sắc và tế nhị.
– Nhắc nhở trực tiếp có thể khiến người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm quá lớn vào lòng tự trọng. Từ đó có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho những lời nhắc nhở không phát huy được mục đích giáo dục như mong muốn.
Tập làm văn lớp 7 soạn bài mẹ tôi
III. Rèn luyện kỹ năng 1. Tóm tắt
Vì được viết dưới dạng một bức thư nên văn bản này hầu như không có cốt truyện. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào cách thể hiện của văn bản (đã nói ở trên) để tóm tắt những nét chủ yếu như sau:
En-ri-cô ăn nói thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư, bố nói về tình yêu, về sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri-cô… Trước cách xử sự tế nhị nhưng không kém phần quyết liệt, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận.
2. Cách đọc
Văn bản hầu như chỉ sử dụng một giọng điệu duy nhất là giọng điệu của người bố nói với con. Bởi vậy, ngoài đoạn thứ nhất (được viết theo phương thức tự sự) đọc bằng giọng chậm rãi, thể hiện sự hối hận của En-ri-cô, các đoạn sau cần đọc bám sát giọng điệu của người bố: khi thủ thỉ tâm tình (nói về tình yêu và sự hi sinh của mẹ đối với En-ri-cô), khi tức giận (biểu lộ thái độ giận dữ trước cách nói năng của En-ri-cô với mẹ),…
3. Có thể chọn đoạn văn sau để học thuộc lòng:
Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên nó.
4. Kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ, mẹ buồn phiền.
Trong cuộc đời của mỗi con người nhất là khi còn thơ ấu chắc hẳn sẽ không ít lần mắc lỗi khiến cho bố mẹ phải phiền lòng. Em có thể nhớ lại câu chuyện (của bản thân, của người khác mà em từng được chứng kiến hay nghe kể lại) từng khiến mình phải băn khoăn, day dứt và hãy kể lại câu chuyện đó. Cần chú ý nêu ra được những bài học cho bản thân.
Theo chúng tôi
Soạn Bài Mùa Xuân Của Tôi Trang 177 Sgk Ngữ Văn 7, Tập 1
Đến với phần soạn bài Mùa xuân của tôi, chúng ta sẽ được cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân đặc trưng ở miền Bắc với sự giao hòa của đất trời, vẻ đẹp của vạn vật, cây cối, của những cơn mưa phùn, sự ấm cúng đoàn tụ gia đình và thấy được tình cảm nhớ thương tha thiết, sự am hiểu phong tục tập quán của tác giả đối với quê hương xứ sở.
SOẠN BÀI MÙA XUÂN CỦA TÔI
I. HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Cần đọc kĩ chú thích (*) để biết hoàn cảnh sáng tác bài tùy bút này của tác giả. Sau đó đọc chậm nhiều lần bài văn để cho tình yêu mùa xuân của nhà văn thấm dần vào lòng mình, từ đó mà cảm nhận được vẻ đẹp riêng của mùa xuân Hà Nội.
1. Bài viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê đang sống ở Sài Gòn, trong vùng kiểm soát của Mỹ – ngụy khi đất nước còn bị chia cắt.
2. Bài văn có thể chia làm 3 đoạn như sau:– Đoạn mở đầu: từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”: tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên.– Đoạn hai: từ “Tôi yêu sông xanh” đến “mở hội liên hoan”: cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.– Đoạn ba: từ “Đẹp quá đi” đến hết: cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ khoảng sau ngày rằm tháng giêng.
3. Phân tích đoạn 2a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả thật tinh tế bằng những chi tiết tiêu biểu mang nét đẹp riêng: “mùa xuân Có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của Cô gái đẹp như thơ mộng…” Không khí mùa xuân còn được hiện lên trong khung cảnh gia đình với bàn thờ, đèn nến, nhang trầm… và tình cảm gia đình yêu thương, thắm thiết.b) Sức sống của thiên nhiên và con người trong mùa xuân cũng được nói lên bằng nhiều hình ảnh gợi cảm và so sánh cụ thể: nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối phải trôi ra thành những cái lá nhỏ li ti. Mùa xuân đến làm cho “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”. Mùa xuân gọi dậy nỗi thèm khát yêu thương thực sự trong lòng tác giả, đến mức “ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa”.c) Tất cả được nói lên bằng một giọng điệu vừa sôi nổi vừa tha thiết, với một ngôn ngữ mềm mại, trau chuốt, giàu chất trữ tình đã góp phần quan trọng tạo nên sức truyền cảm của đoạn văn (các em chứng minh qua đoạn 2).
II. LUYỆN TẬPCác em tự làm 3 bài tập theo yêu cầu và hướng dẫn của SGK. Riêng bài tập 3, các em cần học tập cách viết của các nhà văn trong các bài văn, đoạn văn biểu cảm đã học để viết đoạn văn này có cảm xúc và có tác dụng biểu cảm thực sự đối với người đọc.
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Mùa xuân của tôi bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Luyện tập sử dụng từ và cùng với phần Soạn bài Sài Gòn tôi yêu để học tốt môn Ngữ Văn lớp 7 hơn.
https://thuthuat.taimienphi.vn/soan-bai-mua-xuan-cua-toi-38883n.aspx
Bạn đang xem bài viết Soạn Bài: Mẹ Tôi – Ngữ Văn 7 Tập 1 trên website Maiphuongus.net. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!